SKKN Giải pháp phòng chống bạo lực học đường cho học sinh tại trường THPT Lam Kinh
Việt Nam trong những năm gần đây có sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện kinh tế - xã hội. Tăng trưởng kinh tế mang lại lợi ích rõ rệt cho sự phát triển nền giáo dục, thành tựu giáo dục đã góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh chính trị, tạo điều kiện cho đất nước tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại những bất cập, yếu kém, trong đó chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng làm việc và đặc biệt là vấn đề bạo lực học đường, hiện tượng đang trở thành vấn đề nghiêm trọng ở nhiều nước đặc biệt ở những nước đang phát triển trong một vài thập kỷ gần đây. [5], một bộ phận học sinh, sinh viên có biểu hiện lệch lạch về hành vi, lối sống của. Một trong những biểu hiện cụ thể là hành vi bạo lực học đường, thể hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên xuất hiện tin bài về nạn bạo lực học đường. Điều đó đã phản ánh thực trạng xuống cấp trầm trọng về đạo đức của một bộ phận không nhỏ thanh niên. Có những vụ vi phạm nghiêm trọng đạo đức của học sinh và phẩm chất của giáo viên đã diễn ra mà chúng ta không ngờ tới. Giáo dục để giảm thiểu, tiến tới ngăn chặn hoàn toàn nạn bạo lực học đường đang là mối quan tâm hàng đầu của các ngành chức năng, trong đó, có ngành giáo dục, gia đình và toàn xã hội. Đã có những nghiên cứu, những cuộc luận bàn, những Hội thảo về vấn đề bạo lực học đường được tổ chức, đã có những biện pháp ngăn chặn bạo lực học đường được đưa ra. Nhưng bạo lực học đường vẫn tiếp tục xảy ra, số lượng các vụ việc có chiều hướng gia tăng so với những năm trước, đặc biệt là những vụ việc nghiêm trọng.
A. MỞ ĐẦU LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt Nam trong những năm gần đây có sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện kinh tế - xã hội. Tăng trưởng kinh tế mang lại lợi ích rõ rệt cho sự phát triển nền giáo dục, thành tựu giáo dục đã góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh chính trị, tạo điều kiện cho đất nước tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại những bất cập, yếu kém, trong đó chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng làm việc và đặc biệt là vấn đề bạo lực học đường, hiện tượng đang trở thành vấn đề nghiêm trọng ở nhiều nước đặc biệt ở những nước đang phát triển trong một vài thập kỷ gần đây... [5], một bộ phận học sinh, sinh viên có biểu hiện lệch lạch về hành vi, lối sống của. Một trong những biểu hiện cụ thể là hành vi bạo lực học đường, thể hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên xuất hiện tin bài về nạn bạo lực học đường. Điều đó đã phản ánh thực trạng xuống cấp trầm trọng về đạo đức của một bộ phận không nhỏ thanh niên. Có những vụ vi phạm nghiêm trọng đạo đức của học sinh và phẩm chất của giáo viên đã diễn ra mà chúng ta không ngờ tới. Giáo dục để giảm thiểu, tiến tới ngăn chặn hoàn toàn nạn bạo lực học đường đang là mối quan tâm hàng đầu của các ngành chức năng, trong đó, có ngành giáo dục, gia đình và toàn xã hội. Đã có những nghiên cứu, những cuộc luận bàn, những Hội thảo về vấn đề bạo lực học đường được tổ chức, đã có những biện pháp ngăn chặn bạo lực học đường được đưa ra. Nhưng bạo lực học đường vẫn tiếp tục xảy ra, số lượng các vụ việc có chiều hướng gia tăng so với những năm trước, đặc biệt là những vụ việc nghiêm trọng. Những năm gần đây thực hiện Nghị Quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo với mục tiêu: ...Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.... [5], Chính phủ, các địa phương, Bộ giáo dục và đào tạo và các trường học đã có chương trình hành động, các khâu đột phá để đổi mới để thực hiện tốt Nghị Quyết của TW Đảng. Tại trường THPT Lam Kinh cũng đã có rất nhiều giải pháp đổi mới phương pháp dạy học, công tác quản lý của BGH nhà trường, các tổ bộ môn, Công tác nền nếp giáo dục đạo đức, nhân cách cho mỗi học sinh. Đặc biệt là vấn đề giáo dục nạn bạo lực học đường thực sự được lãnh đạo nhà trường, cán bộ giáo viên, nhân viên quan tâm. Về bản thân là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, đã trải qua công tác chủ nhiệm nhiều năm và với cương vị là Phó Bí thư đoàn trường THPT Lam Kinh tôi nhận thấy bạo lực học đường xảy ra ngày càng phức tạp (Đánh nhau theo kiểu hội đồng, lôi kéo nhiều người thân người nhà vào cuộc), xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, tôi đã có nhiều suy nghĩ trăn trở: làm thế nào để giảm tình trạng bạo lực học đường, đặc biệt bạo lực giữa học sinh với học sinh để tiến tới xây dựng môi trường giáo dục không bạo lực là môi trường học tập thân thiện, tích cực. Qua thực tiễn công tác tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm trong quản lý nền nếp để giáo dục, phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh và đã được lãnh đạo nhà trường đồng ý áp dụng, được cán bộ, giáo viên, nhân viên cộng tác phối hợp thực hiện và thu được nhiều hiệu quả. Vì vậy, với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm của bản thân và mong muốn được sự góp ý bổ sung của các bạn đồng nghiệp nên tôi lựa chọn đề tài: Giải pháp phòng chống bạo lực học đường cho học sinh tại trường THPT Lam Kinh. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Góp phần xây dựng trường THPT Lam Kinh là trường học thân thiện, học sinh tích cực. - Nghiên cứu để tìm ra các giải pháp hiệu quả để quản lý nền nếp giáo dục, phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh trường THPT Lam Kinh xây dựng môi trường không bạo lực học đường. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng về bạo lực học đường của học sinh tại trường THPT Lam Kinh. - Các tình huống xử lý hiệu quả khi xảy mâu thuẫn giữa học sinh với nhau có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường. - Công tác phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân trong giáo dục, phòng, chống bạo lực học đường tại trường THPT Lam Kinh. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Luật giáo dục, Điều lệ trường THPT và trường PT có nhiều cấp học, Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em, Giáo trình tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, tài liệu về phương pháp quản trò, hoạt động ngoài giờ lên lớp, các tài liệu liên quan đến giáo dục tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THPT 2. Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Kết hợp phương pháp tìm hiểu nghiên, cứu trò chuyện, điều tra phỏng vấn học sinh, phụ huynh học sinh các cơ quan có liên quan về an ninh trật tự xã hội. 3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Thống kê số liệu thực tiễn để tìm hiểu nguyên nhân, đề ra giải pháp phù hợp 4. Phương pháp gặp gỡ trao đổi trực tiếp với học sinh: Tư vấn tâm lý học đường để hiểu và nắm bắt tâm lý. B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. Cơ sơ lý luận của sáng kiến kinh nghiệm I.1. Khái niệm về Bạo lực học đường Bạo lực học đường được nhiều người coi là đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong những thập kỷ gần đây ở nhiều quốc gia, đặc biệt ở nơi các loại vũ khí như súng hay dao được sử dụng. Nó bao gồm bạo lực giữa các học sinh trong phạm vi trường học cũng như những vụ tấn công bởi học sinh nhằm vào giáo viên của trường hoặc ngược lại. Hiểu đơn giản, hành vi bạo lực học đường là hành động mang tính sức ép, có biểu hiện dùng sức mạnh để trấn áp, đè ép, tổn thương từ phía người này đến người khác, từ nhóm đến cá nhân, từ nhóm đến nhóm là chủ yếu và nó diễn ra trong quan hệ học đường [4] Bạo lực học đường là những hành vi thiếu thân thiện, thường được biểu hiện chủ yếu bằng những hành động “Đánh nhau” xâm hại đến thân thể người khác bằng những hình thức khác nhau. Nhiều người cho rằng “Bạo lực học đường” chỉ là những hành vi của học sinh, nhưng nhiều người cho rằng: Đó là những hành vi của trò với trò mà mở rộng ra là hành vi bạo lực giữa thầy với thầy; thầy với trò, người ngoài xâm nhập vào nhà trường. Một quan niệm khác cho rằng: bạo lực học đường là bất kỳ hình thức hoạt động bạo lực hoặc các hoạt động bên trong các cơ sở trường học. Nó bao gồm các hành vi bắt nạt, lạm dụng thân thể, lạm dụng bằng lời nói, ẩu đả, bắn, Bắt nạt và lạm dụng vật chất là những hình thức phổ biến nhất của bạo lực có liên quan đến bạo lực học đường [4] Những năm gần đây, hiện tượng bạo lực học đường đã xuất hiện nhiều hơn trước ở trong các trường học: Từ nhà trẻ, mẫu giáo đến THCS, THPT, cho đến các trường Cao đẳng, Đại họcvới những hình thức và đối tượng khác nhau. I.2. Các hành vi bạo lực học đường Các loại hành vi bạo lực học đường có nhiều cách phân loại hành vi bạo lực học đường. Phân tích trên bình diện chung nhất thì nó bao gồm hành vi bạo lực thể chất và tinh thần [4] I.2.1. Bạo lực về thể chất Bạo lực về thể chất là một hiện tượng rất nghiêm trọng, nó không chỉ ảnh hưởng đến người bị bạo lực mà còn ảnh hưởng đến người bị chứng kiến cảnh bạo lực. Bạo lực về thể chất xảy ra khi một người bị người khác sử dụng công khai những hành động cơ thể để áp đặt sức mạnh của họ lên người kia. Bạo lực thể chất bao gồm các hành vi như đá, đấm đánh, nhéo, dùng hung khí hoặc các hành động tấn công về mặt thể chất khác. Trong thực tế, có những em học sinh thường bị bạo lực bởi những hành vi tiêu cực về mặt thể chất như: đánh nhau, quấy rối, chọc ghẹo hành động này thường diễn ra liên tục trong một thời gian tương đối dài, gây tổn thương về thể chất cũng như tâm lý bên cạnh những mất mát hay những thương tổn về thực thể hay định lượng được trên bình diện cụ thể. Các hình thức bạo lực thể chất như: Giật cặp, lục cặp, giật và giấu đồ dùng học tập, giật mũ, giật áo, giày dép, xì lốp xe, phá hoại đồ dùng học tập Ngoài ra, còn có các hình thức tác động vào thân thể gây thương tích như: gõ lên đầu lên vai, đập vào người, xô đẩy, dùng các đồ dùng học tập, đất cát, sâu bọ ném vào người, kéo tóc, cắt tóc Bên cạnh đó, còn có hành động gây thương tích: cào, cấu, giật tóc, đánh, tát vào mặt, ném gạch hoặc đất đá vào người, cố ý dùng vũ khí để gây thương tích cho người khác Những hành động bắt nạt này xảy ra thường xuyên nhất là ở trường hoặc có thể trên đường đến trường, sau giờ tan học. Ngoài ra, hình thức của hành vi bạo lực này cũng diễn ra ở những dạng khác nhau, ở các mức độ và cấp độ khác nhau phù thuộc vào độ tuổi, văn hóa cũng như tình hình thực tế ở từng địa phương hay môi trường học đường. I.2.2. Bạo lực về tinh thần Bạo lực về tinh thần đối với học sinh trong môi trường học đường được xác định gồm: lời nói, cử chỉ mang tính chất xúc phạm, dọa nạt, mắng mỏ, gây áp lực, buộc làm những việc mà các em không muốn và các quan niệm gây ra hậu quả xấu về mặt tâm lý tình cảm. Đây là những hành vi gây sức ép đè nặng về mặt tâm lý và tinh thần của khách thể khác. Bạo lực tâm lý tình cảm trong môi môi trường học đường thường được thể hiện dưới một số hình thức như: hình thức dọa dẫm, đe dọa, sỉ nhục gây ức chế lo sợ cho học sinh. Sự trêu ghẹo của học sinh cùng học gây khó chịu, xấu hổ, tủi thân, mặc cảm, tự ti. Ngoài ra, đó còn là những hành động mang tính bắt nạt, dọa dẫm, trong quan hệ bạn bè. Sức ép giáo dục và các quan niệm hành vi mang tính chất bất bình đẳng giới. Có những thầy cô giáo vì chạy theo thành tích mà bắt ép học sinh theo ý mình để đạt được chỉ tiêu của nhà trường Hoặc có những bạn bè luôn ganh ghét và cạnh tranh nhau từng chút một dẫn đến những gánh nặng cho “người khác”. Chính điều đó đã gây ra áp lực học tập thái quá, gây ra những căng thẳng tâm lý và những ảnh hường không tốt đến sức khỏe tâm thần của học sinh. Ngoài ra, có thể kể đến một số hình thức bạo lực tâm lý tinh thần như: dựng chuyện, tạo tin đồn quái ác, bêu riếu, tung hình ảnh trước công chúng, gán ghép những biệt hiệu xấu, gán ghép trong quan hệ với bạn khác giới, quấy rối tình dục, chửi rủa bằng những ngôn từ xúc phạm, đe dọa, ép buộc với những điều không mong muốn, khai trừ, cô lập hay tẩy chay một cách có chủ ý ra khỏi nhóm Trong thời gian gần đây, bạo lực học đường kiểu này còn thể hiện rõ trên các phương tiện truyền thông mà mạng xã hội là một kênh để dễ bề thực hiện hành vi bạo lực tinh thần này. Sự bêu riếu trên mạng xã hội bằng cách lập các trang facebook hay fanpage giả, đưa những hình ảnh và những thông tin sai lệch, dựng chuyện để bêu xấu là biểu hiện khá rõ Đặc biệt, những bình luận ác ý, những lời nhận xét mang tính công kích, mang dấu hiệu lăng mạ dẫn đến những sự căng thẳng tâm lý thậm chí là những sức ép tâm lý quá mức tạo nên sự khủng hoảng tinh thần, tâm lý hay thậm chí là hành động tự tử [9] Trong nội dung sáng kiến sẽ tập trung nghiên cứu lý luận, thực trạng và đưa ra các giải pháp hiệu quả để phòng chống hiện tượng bạo lực học đường giữa học sinh với học sinh. II. Thực trạng bạo lực học đường II.1. Thực trạng bạo lực học đường hiện nay Học sinh đánh nhau trước đây chủ yếu giữa học sinh nam với nhau, với hình thức đánh nhau “Tay đôi” ít có nhân vật thứ ba và hình thức đánh nhau cũng đơn giản, hậu quả không lớn. Nhưng vài năm trở lại đây hiện tượng này không chỉ còn đơn giản như trước, mà học sinh đánh nhau theo “Hội đông” đánh nhau bằng gậy, dao, ống sắt, những vật nhọnBạo lực không chỉ xuất hiện ở nam sinh mà đến nay đã lan sang học sinh nữ và có chiều hướng gia tăng. Hiện tượng học sinh nữ đánh nhau tập thể: Túm tóc, đá vào mặt, xé quần áo, cắt hết tóc[9] Hiện tượng học sinh đánh nhau ít xảy ra ở trong lớp học, thường diễn ra bên ngoài cổng trường: Trên đường đến trường và từ trường về nhà, trong các hàng quán... (Nguồn: Những hành vi trên làm náo động học đường và trật tự, an toàn xã hội, gây hoảng loạn trong trường học, ảnh hưởng tới môi trường giáo dục. Đồng thời là nỗi đau của gia đình: Những bậc cha, mẹ mất công ăn việc làm, buồn phiền, lo lắng mất thời gian để giải quyết chuyện con hư, bầu không khí gia đình ảm đạm, ảnh hưởng đến nề nếp, truyền thống tốt đẹp của gia đình, tình làng nghĩa xóm bị tổn thương, kinh tế gia đình bị ảnh hưởng. Có những vụ đánh nhau cơ quan pháp luật phải vào cuộc, có những học sinh phải bị truy tố, bị tù giam, hoặc xử lí hành chính, bị nhà trường buộc thôi học. Ở tỉnh Thanh Hóa, trong những năm qua hiện tượng “Bạo lực học đường” đã được ngăn chặn nhưng số vụ vẫn chưa giảm nhiều và có xu hướng xuất hiện gia tăng ở một số trường đặc biệt ở những trường đặt địa điểm tại các trung tâm phát triển về dịch vụ giải trí, vui chơi, những nơi học sinh dễ bị ảnh hưởng hệ lụy của mặt trái cơ chế thị trường. Hai học sinh nữ ở huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa đánh nhau do muâu thuẫn trên facebook. Ảnh cắt từ clip Trường THPT Lam Kinh đặt địa điểm tại khu 3, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, các em đi học từ nhà đến trường trong vòng bán kính dưới 10 km, hầu hết học sinh đi học theo buổi, ít học sinh ở trọ lại gần trường, xảy ra hiện tượng bạo lực học đường là không thể tránh khỏi, đặc biệt hiện tượng đe dọa, bắt nạt, đánh đập...Trong những năm học qua nhà trường đã áp dụng nhiều giải pháp giáo dục, phòng chống bạo lực học đường và thu được kết quả rất tích cực: Năm học Số vụ học sinh mâu thuẫn va chạm được phát hiện Số vụ xảy ra đánh nhau Số vụ học sinh đánh nhau liên quan học sinh lớp 10 Số vụ liên quan học sinh nữ Đánh nhau theo nhóm nhiều học sinh Số vụ đánh nhau nhiều lần Ghi chú 2012-2013 7 6 4 5 3 3 Chưa áp dụng giải pháp 2013-2014 5 3 2 2 1 0 Áp dụng giải pháp 2014-2015 5 2 2 2 2 0 Áp dụng giải pháp 2015-2016 2 2 2 1 0 0 Áp dụng và bổ sung các giải pháp mới 2016-2017 1 1 1 1 0 0 Áp dụng và bổ sung các giải pháp mới (Bảng thống kê tình trạng mâu thuẫn, đánh nhau của học sinh qua các năm học khi chưa áp dụng và đã áp dụng các giải pháp phòng chống bạo lực học đường) Nhận xét: Bằng phương pháp thống kê số liệu, thu thập thông tin, xử lý số liệu kết quả nhận thấy: - Mâu thuẫn xảy ra đánh nhau chủ yếu liên quan đối tượng học sinh lớp 10 và học sinh nữ, đánh nhau chủ yếu có tính chất nhóm. - Khi chưa thành lập ban chỉ đạo phòng chống bạo lực học đường và tổ tư vấn tâm lý học đường số vụ mâu thuẫn nhiều, đánh nhau và đánh nhau nhiều lần xảy ra với số lượng nhiều. - Khi thành lập ban chỉ đạo phòng chống bạo lực học đường và tổ tư vấn tâm lý học đường, phối hợp tốt với Ban nền nếp, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, gia đình và xã hội làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục số vụ mâu thuẫn và đánh nhau của học sinh giảm và đặc biệt chấm dứt tình trạng học sinh đánh nhau nhiều lần. II.2. Hậu quả của bạo lực học đường Bạo lực học đường giữa học sinh với học sinh đã gây ra những hậu quả cho bản thân học sinh, nhà trường, gia đình và xã hội: Học sinh đánh nhau gây thương tích, ảnh hưởng tới sức khoẻ, có trường hợp phải cấp cứu kịp thời, tâm lý tình cảm bị tổn thương, bạn bè xa lánh. Hành vi của các em còn bị xử lý hành chính có trường hợp bị truy tố trước pháp luật, bị nhà trường kỷ luật bằng nhiều hình thức khác nhau, các em bị gián đoạn học tập, những nét đẹp của tuổi học trò bị phai mờ, các em bị thiệt thòi rất nhiều khi đánh nhau. Hành vi đánh nhau lan truyền rất nhanh trong học sinh, gây sự hoảng loạn dao động trong tâm lý học trò, nhiều em hoang mang sợ hãi. Môi trường giáo dục bị ảnh hưởng, nhà trường, thầy, cô “Đau đầu” tìm cách giải quyết: Phải tiến hành điều tra, phải tổ chức các cuộc họp, phải kiểm điểm học sinh, phải xử lý kỷ luật. Phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Học sinh đánh nhau ảnh hưởng đến gia đình: Các bậc cha, mẹ mất thời gian để giải quyết chuyện con mình đánh nhau, không những phải mất tiền bồi thường thiệt hại cho học sinh bị trọng thương, kinh tế gia đình xa sút, không khí tâm lý trong gia đình nặng nề, thậm trí các thành viên trong gia đình nảy sinh mâu thuẫn, một số cha, mẹ phải chuyển trường học cho con em mình. Về dư luận xã hội: Để xảy ra " bạo lực học đường” làm cho dư luận xã hội chê trách và phản ứng gay gắt, báo trí kịp thời phản ánh, nhân dân đánh giá nhà trường không tốt, thậm trí còn đặt ra những câu hỏi thiếu thân thiện đối với cơ quan quản lý giáo dục các cấp và với thầy, cô giáo trong nhà trường. Về mặt đạo đức xã hội: Bạo lực học đường là hồi chuông báo động đạo đức xã hội xuống cấp, làm vẩy đục đến nét đẹp trong truyền thống đạo đức, thuần phong mĩ thuật của dân tộc. II.3. Nguyên nhân của bạo lực học đường II.3.1. Nguyên nhân chủ quan Về phía học sinh, bạo lực học đường có cơ sở từ sự phát triển nhanh về tâm sinh lý ở học sinh trung học, đặc biệt là trong giai đoạn tuổi thiếu niên, như sự xuất hiện những dấu hiệu của tuổi dậy thì, sự phát triển nhanh về mặt thể chất, trí tuệ. Những thay đổi này được học sinh ý thức rất rõ, làm cho các em có cảm giác “mình không còn là trẻ con nữa”, từ đó học sinh thường đánh giá mình cao hơn thực tế. Điều đó biểu hiện ở việc các em mong muốn được thể hiện những suy nghĩ, quan điểm, sự tự tin và hành xử theo cách riêng của mình, không phụ thuộc vào người lớn, có lòng tự trọng quá cao, thiếu kiên nhẫn, dễ bị xúc động, ai chê trách hoặc thiếu tôn trọng là hay nổi nóng, có lời nói và hành động không chuẩn mực, không tự kiểm soát được, trong khi các em chưa ý thức được hết những hành vi do mình thực hiện có thể gây ra những hậu quả không tốt cho người khác và cho bản thân [1] Về phía gia đình, cha mẹ thiếu quan tâm chăm sóc con em đúng mực, thả lỏng các em với các trò chơi điện tử, ít quan tâm đến các mối quan hệ bạn bè của con em mình, người lớn trong gia đình cư xử với nhau và với con em chưa đúng, chưa gương mẫu trong cuộc sống[1] Về phía nhà trường, nhà trường vẫn chú trọng dạy chữ mà chưa chăm lo đầy đủ cho việc dạy người, tư tưởng “học để thi; thi gì học nấy" vẫn còn rất nặng; hoạt động giáo dục toàn diện chưa được quan tâm đúng mức, việc giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật cho học sinh chưa thực sự có hiệu quả; một bộ phận thầy cô giáo không còn là “tấm gương sáng” cho học sinh noi theo, từ cách nói năng, cư xử với nhau, với người khác và với học sinh; các tổ chức như Đoàn thanh niên, Ban đại diện cha mẹ học sinh chưa thực sự quan tâm công tác giáo dục đạo đức cho học sinh; hoạt động ngoại khóa có nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống còn mang tính hình thức, kém hiệu quả; hình thức xử lý học sinh có hành vi bạo lực học đường chưa thực sự hiệu quả; thầy cô, kể cả giáo viên chủ nhiệm hầu như ít quan tâm đến những khó khăn và diễn biến tư tưởng, tình cảm của học sinh; sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình và xã hội còn lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ... II.3.2. Nguyên nhân khách quan Sự phát triển mạng Internet đã đem lại những thông tin quý giá, giúp con người mở rộng tầm nhìn và thưởng thức những điều hay, ý đẹp. Song những mặt trái của nó cũng gây ra nhiều tai hại khó lường, nhiều phim ảnh (trong đó có những phim ảnh có nội dung thiếu lành mạnh) đang được tung lên mạng. Những trò chơi mang tính bạo lực kích thích trí tò mò học theo cho giới trẻ. Hiện nay nhiều học sinh mê chơi Games (Qua khảo sát của nhà trường: 300 em được trả lời phiếu hỏi, có 168 em trả lời có tham gia chơi Games, trong đó có 20 em nghiện Games, có em mê chơi bỏ học) ngoài ra có nhiều dịch vụ khác cũng đang hấp dẫn học sinh, đó là các quán Bi-a, Karaoke, các quán nước,đang lôi cuốn học sinh. Những trò chơi và các dịch vụ trên đây có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường giáo dục, hạn chế quá trình giáo dục của nhà trường. Hiện tượng học sinh bỏ giờ, bỏ buổi, lười học, nói dối cha mẹ, thầy, cô dẫn đến đánh lộn, chửi thề, tham gia vào băng nhóm, những hành động vi phạm pháp luật không còn là hiện tượng cá biệt. Sự phát triển của mạng xã hội như facebook, zalo, youtubecác em được chia sẻ cảm xúc, được bình luận, thể hiện quan điểm cá nhân một các trực tiếp và tức thời Đôi khi cũng chỉ vì câu “bình luận trái chiều” về việc “like hay no like” hoặc đăng ảnh của người kháccũng là nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn dẫn tới bức xúc, thù hằn,(Khảo sát 300 học sinh về việc sử dụng mạng xã hội facebook có tới: 250 học sinh có sử dụng điện
Tài liệu đính kèm:
- skkn_giai_phap_phong_chong_bao_luc_hoc_duong_cho_hoc_sinh_ta.doc
- BÌA.DOC
- MỤC LỤC.doc
- phiếu đánh giá.doc