SKKN Giải pháp nâng cao nhận thức về tác hại của bom, đạn, vật liệu nổ cho học sinh trường THPT Thạch Thành I

SKKN Giải pháp nâng cao nhận thức về tác hại của bom, đạn, vật liệu nổ cho học sinh trường THPT Thạch Thành I

Được sự quan tâm của Đảng Nhà nước, quốc phòng nói chung và giáo dục quốc phòng an ninh cho học sinh nói riêng đều góp phần chuẩn bị về tâm lý và tri thức cho thế hệ trẻ nhận thức được sẵn sàng thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 GDQP_AN nhằm giáo dục cho học sinh tình yêu quê hương đất nước, yêu CNXH, Phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc. GDQP-AN cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong chiến lược đào tạo con người mới XHCN, nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ nói chung, học sinh nói riêng lòng yêu nước, yêu CNXH, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, tư duy và kiến thức quân sự, chuẩn bị nhân lực và đào tạo nhân tài cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là một trong những nội dung giáo dục toàn diện trong nhà trường, góp phần hình thành nhân cách con người mới XHCN. Mặt khác, GDQP-AN còn trang bị kiến thức, ý thức xây dựng bảo vệ Tổ quốc, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

 Trong thời kì hiện nay đất nước ta tiến lên CNH – HĐH hội nhập khu vực và quốc tế. Nhưng những hệ lụy của chiến tranh do bom, đạn, vật liệu nổ để lại vẫn còn là mối nguy hiểm tiềm ẩn luôn rình rập đến tính mạng của con người. Số lượng 16 triệu tấn bom, mìn được quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam có đến 10%, trong số đó không phát nổ sau khi được sử dụng. Mặt khác ngoài việc nắm được những kiến thức về thủ đoạn âm mưu của kẻ thù đối với nước ta trong thời kì hiện nay, thì học sinh cần phải có nhiều kiến thức hiểu biết về vũ khí, bom đạn mà kẻ thù đã sử dụng trong chiến tranh đối với nước ta.

Xuất phát từ những vấn đề trên để giúp cho học sinh nhận thức và hiểu rõ hơn về tác hại của bom, đạn, vật liệu nổ và cách phòng, tránh nên tôi chọn đề tài : “Giải pháp nâng cao nhận thức về tác hại của bom, đạn, vật liệu nổ cho học sinh trường THPT Thạch Thành I”.

 

doc 20 trang thuychi01 7630
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp nâng cao nhận thức về tác hại của bom, đạn, vật liệu nổ cho học sinh trường THPT Thạch Thành I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC.....................1
1. MỞ ĐẦU ..................................2
1.1.Lý do chọn đề .tài...............2
1.2. Mục đích nghiên cứu.................2
1.3. Đới tượng nghiên cứu................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................3
1.5. Những điểm mới của SKKN.....................................................................3
2. NỘI DUNG...................................3
 2.1. Cơ sở lí luận...............................................................................................3
2.2.Thực trạng của vấn đề ...............4
2.3. Các giải pháp cụ thể..............................4
 2.4. Kết quả:...................17
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...................17
 - Kết Luận:...................................17
 - Kiến nghị:..................................................18 
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................19
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
 	Được sự quan tâm của Đảng Nhà nước, quốc phòng nói chung và giáo dục quốc phòng an ninh cho học sinh nói riêng đều góp phần chuẩn bị về tâm lý và tri thức cho thế hệ trẻ nhận thức được sẵn sàng thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
 	GDQP_AN nhằm giáo dục cho học sinh tình yêu quê hương đất nước, yêu CNXH, Phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc. GDQP-AN cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong chiến lược đào tạo con người mới XHCN, nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ nói chung, học sinh nói riêng lòng yêu nước, yêu CNXH, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, tư duy và kiến thức quân sự, chuẩn bị nhân lực và đào tạo nhân tài cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là một trong những nội dung giáo dục toàn diện trong nhà trường, góp phần hình thành nhân cách con người mới XHCN. Mặt khác, GDQP-AN còn trang bị kiến thức, ý thức xây dựng bảo vệ Tổ quốc, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. 
 	Trong thời kì hiện nay đất nước ta tiến lên CNH – HĐH hội nhập khu vực và quốc tế. Nhưng những hệ lụy của chiến tranh do bom, đạn, vật liệu nổ để lại vẫn còn là mối nguy hiểm tiềm ẩn luôn rình rập đến tính mạng của con người. Số lượng 16 triệu tấn bom, mìn được quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam có đến 10%, trong số đó không phát nổ sau khi được sử dụng. Mặt khác ngoài việc nắm được những kiến thức về thủ đoạn âm mưu của kẻ thù đối với nước ta trong thời kì hiện nay, thì học sinh cần phải có nhiều kiến thức hiểu biết về vũ khí, bom đạn mà kẻ thù đã sử dụng trong chiến tranh đối với nước ta.
Xuất phát từ những vấn đề trên để giúp cho học sinh nhận thức và hiểu rõ hơn về tác hại của bom, đạn, vật liệu nổ và cách phòng, tránh nên tôi chọn đề tài : “Giải pháp nâng cao nhận thức về tác hại của bom, đạn, vật liệu nổ cho học sinh trường THPT Thạch Thành I”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
	Nhằm giúp cho học sinh hiểu biết thêm những kiến thức về bom đạn và vật liệu nổ mà kẻ thù đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Ngoài ra còn giúp các em biết cách xử lí tình huống trong trường hợp gặp phải. 
	Nhằm trang bị kiến thức cho học sinh và hướng dẫn các em tuyên truyền cho những người còn thiếu hiểu về tác hại của bom đạn, vật liệu nổ
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
Đề tài chỉ nghiên cứu các vấn đề về tác hại của một số loại bom, đạn trong phạm vi hẹp. để giúp học sinh nắm vững và hiểu rõ hơn nhằm giảm bớt tới mức thấp nhất thiệt hại do bom, đạn gây ra.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
	Trong quá trình thực hiện nội dung của đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp: Nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết, phương pháp thu thập và thống kê thông tin, kết hợp với các phương pháp giảng dạy để truyền tải đến đối tượng giáo dục.
1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
	Đề tài này nhằm hỗ trợ trực tiếp cho giảng dạy bài “ thường thức phòng tránh một số loại bom đạn” thông qua đề tài học sinh sẽ được tìm hiểu kĩ và nhiều loại bom đạn mà kẻ thù sử dụng trong chiến tranh Việt nam. Ngoài ra học sinh sẽ được tìm hiểu thêm nhiều hơn về chính sách của nhà nước đối với việc sử lí bom, đạn sau chiến tranh
 2. NỘI DUNG 
2.1 Cơ sở lý luận.
 Việt Nam là quốc gia chứa số lượng bom, đạn mà Mỹ rải nhiều nhất trên thế giới. Sau ngày đất nước giải phóng số lượng bom, đạn còn sót lại sau chiến tranh chưa phát nổ còn trong lòng đất chiếm tới 10% số lượng bom, đạn mà Quân đội Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Số lượng bom, đạn này vẫn còn nằm trong lòng đất rải rác từ các tỉnh từ Bắc vào Nam đã gây thương vong cho hơn 100.000 người. trong số đó có nhiều người trở nên tàn phế vĩnh viễn.
 Theo kết quả điều tra sơ bộ do Trung tâm công nghệ xử lí bom mìn thực hiện năm 2002 cho thấy, trên toàn quốc có 9.284 /10.511 xã còn bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ chiếm 88,3% tổng số xã, đây là những xã còn có bom mìn, vật nổ nằm lẫn trong lòng đất ở các độ sâu khác nhau. Tất cả các loại bom mìn, vật nổ này đều rất nguy hiểm. Trong quá trình lao động sản xuất, xây dựng các công trình, trẻ em đi học, đi chơi... không
may tác động phải sẽ gây nổ hoặc có thể tự nổ do thay đổi về tính chất cơ học, lý học hay hoá học.
Cũng theo kết quả điều tra sơ bộ, hàng năm trung bình cả nước có khoảng 3.807 người bị chết và bị thương do tai nạn bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh gây ra. Những năm đầu sau chiến tranh số lượng tai nạn nhiều, cho đến nay có giảm đi (còn khoảng 2.000 người bị tai nạn mỗi năm). Theo con số thống kê chưa đầy đủ của các địa phương trong toàn quốc, thì số thương vong do bom mìn, vật nổ gây ra từ năm 1975 đến tháng 6/2002 là 104.298 người (trong đó chết 42.135 người, bị thương 62.163 người) và con số này có thể còn thấp hơn so với thực tế. Điều đáng quan tâm là các nạn nhân phần lớn là trẻ em và người lao động chính của các gia đình.
 Trong các vụ tai nạn thì tai nạn do đùa nghịch và không hiểu biết của trẻ em khi nhặt được vật nổ (thường là bom bi, đạn M-79) đem đập, ném để chơi đã gây nổ chiếm 38%. Số vụ do dân đi thu nhặt phế liệu, phát hiện bom đạn rồi đem cưa, đục để lấy phế liệu, thuốc nổ gây ra nổ chiếm 30%. Số vụ do rủi ro cuốc, đập, dẫm... phải vật nổ gây ra nổ chiếm 18%. Số còn lại do nguyên nhân ngẫu nhiên khác chiếm 10%. Tai nạn do bom mìn vật nổ gây ra trong thời bình chủ yếu là đối vói trẻ em chiếm 38% và người đang ở độ tuổi lao động là 48%.
 Mặc dù quân đội và một số tổ chức phi chính phủ đã triển khai các hoạt động rà phá và giáo dục về nguy cơ bom, đạn còn sót lại sau chiến tranh. Nhưng số bom, đạn này vẫn còn là mối đe dọa cho người dân Việt Nam.
2.2. Thực trạng vấn đề.
 Bom, đạn quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam còn sót lại trong lòng đất còn rất lớn. Nhưng trong tình hình hiện nay tác hại của chúng vẫn luôn là mối đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người dân. Do vậy hiểu biết về tác hại của bom, đạn là trách nhiệm của mọi người dân nói chung và của học sinh trường THPT Thạch Thành I nói riêng.
Môn GDQP - AN với thời lượng 1 tiết/ tuần, nhưng những vấn đề của bộ môn rất rộng. Nội dung kiến thức liên quan đến kiến thức của nhiều bộ môn khác như ( Toán, Lý, Hóa, Sử, Địa). Cơ sở vật chất phòng học còn hạn chế, nên có không ít khó khăn cho cả người học và người dạy. Do vậy để học sinh hiểu và nắm vững bài: “ Thường thức phòng tránh một số loại bom đạn”. Tôi đã mạnh dạn thực hiện sáng kiến này để các em hiểu rõ hơn về tác hại của bom, đạn và cách phòng tránh trong điều kiện hiện nay.
2.3. Các giải pháp cụ thể. 
2.3.1.Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về tác hại của bom đạn và vật liệu nổ. 
2.3.1.1.Giới thiệu cho học sinh về đặc điểm, tác hại của một số loại bom đạn.
* Tên lửa hành trình (Tomahawk)
- Đây là các loại tên lửa được phóng đi từ trên đất liền, trên tàu nổi, tàu ngầm hoặc trên máy bay, được điều khiển bằng nhiều phương pháp, theo chương trình tính sẵn đến mục tiêu đã định.
 - Dùng để đánh các mục tiêu cố định như nhà ga, nhà máy điện, cầu lớn, cơ quan lãnh đạo, chỉ huy, các thành phố lớn, nơi tập trung đông dân cư.
* Bom có điều khiển
 Là các loại bom thường dùng trước đây, nhưng chúng được lắp thêm bộ phận tự động điều khiển, có khả năng bám mục tiêu và điều khiển quỹ đạo bay để diệt mục tiêu với độ chính xác cao, sai số trúng đích là 5 – 10m. Dưới đây là đặc điểm gây hại của một số loại bom, đạn thường dùng:
 - Bom CBU-24: là loại bom chùm dạng catxet rải bom bi dạng quả ổi (BLU-26) để sát thương; bom mẹ chứa 200 bom con nổ trên không để rải bom con xuống mục tiêu; bom con có thể nổ ngay hoặc nổ chậm. Khi nổ tạo thành hình phễu đường kính 0,2 – 0,3m, sâu 0,2m, bán kính sát thương 10m.
 - Bom CBU-55( còn gọi là bom phát quang): là loại bom chùm dạng catxet, kiểu nổ xon khí chứa 3 bom con BLU-73. Khi nổ văng, oxit etylen tạo thành các đám mây xon khí có đường kính 15 – 17m, dày 2,5 – 3m được kích nổ ở độ cao 1m, bán kính sát thương 50m, dùng để phát quang cây cối, dọn bãi đổ bộ cho máy bay lên thẳng, hoặc dùng để gây tâm lí hoang mang cho đối phương bởi uy lực hủy diệt của chúng. Cùng họ với bom CBU-55 có bom BLU-82 được điều khiển bằng rada.
 - Bom GBU-17: bom xuyên tự dẫn bằng laze bán chủ động, có đầu nổ kép kiểu lõm phá dùng để đánh các công trình kiên cố như hầm ngầm, bê tông. Khi trúng mục tiêu, lượng nổ lõm tạo lỗ sâu để bom chui vào, sau đó ngòi nổ chậm hoạt động, kích nổ bom, được Mỹ sử dụng trong chiến tranh Vùng Vịnh ( 1990 – 1991), Nam Tư (1999).
 - Bom GBU-29/30/31/32/15JDAM: là loại bom tấn công trực tiếp vào các mục tiêu kiên cố như cầu, cống, sân bay, đài phát thanh, truyền hình.
 - Bom hóa hoc: là loại bom chứa các khí độc, chủ yếu để sát thương sinh lực đối phương, kích thích chảy nước mắt, rát bỏng, ho, ngứa, gây suy nhược thần kinh, chóng mặt, nôn.
 - Bom cháy: sử dụng chất cháy (hỗn hợp nhôm, phốt pho, na pan hoặc các chất dễ cháy như xăng, dầu hỏa, benzen, tôluen ) dưới dạng keo hoặc bột, là phương tiện sát thương sinh lực đối phương.
 - Bom mềm: bom chuyên dùng để đánh phá mạng lưới điện của đối phương, không sát thương sinh lực. Khi nổ tung ra không gian, hàng trăm ngàn sợi garaphit bám vào dây điện gây đoản mạch, phá hỏng các thiết bị và hệ thống điện.
 - Bom điện từ: Bom chuyên dùng đánh phá các thiết bị điện tử. Khi nổ tạo ra trường điện từ cường độ lớn, trong thời gian rất ngắn tác động vào các linh kiện vi mạch, bán dẫn của các thiết bị điện, phá hủy các khí tài vô tuyến điện tử, máy tính, thiết bị quang điện, truyền hình.
 - Bom từ trường: MK-82, 117 dùng để đánh phá giao thông. Khi có sắt thép đi qua, ngòi nổ cảm nhận tạo tín hiệu điện gây nổ. Thời gian mở bảo hiểm từ 15 phút đến vài tháng, có thể tự hủy sau 6 – 8 tháng.
2.3.1.2. Giới thiệu một số loại bom đạn mà Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam và tác hại của chúng.
Những quả bom hạng nặng Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam
Bom thủy lôi 7 tấn, thủy lôi to như ô tô, bom “mẹ” chứa hàng trăm bom “con” là những vũ khí hủy diệt được Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.
 Nặng gần 7 tấn, bom BLU-82 (chính giữa tấm ảnh) là quả bom lớn nhất từng được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Khi nổ, quả bom đặc biệt này không tạo thành hố mà san phẳng mặt đất trên một diện tích lên đến 100.000 m2. Chúng được dùng để phát quang cây cối làm bãi đỗ trực thăng hoặc trận địa pháo, cũng như sát thương đối phương.
 Một “sát thủ khổng lồ” khác là quả thủy lôi có đường kính trên 2,5 mét, chứa 180 kg thuốc nổ C4. Đây là loại thủy lôi đặc biệt, chỉ được sản xuất 10 quả cho chiến dịch đánh sập cầu Hàm Rồng ở miền Bắc Việt Nam.
Đuôi bom MK 81,82 – loại bom nổ phá loại nhỏ, có trọng lượng từ 100 – 200kg của Mỹ.
 “Cây nhiệt đới” là thiết bị trinh sát điện tử, gồm bộ cảm ứng có khả năng phát hiện hơi người và tiếng động rồi truyền tín hiệu về để máy bay xác định mục tiêu đánh phá. Loại vũ khí này được thả trên một diện rộng từ cảng Cửa Việt lên đến đường 9 Nam Lào trong kế hoạch “Hàng rào điện tử Mc Namara” của Mỹ.
 Phần đuôi của bom từ trường – một kiểu “bom thông minh”, biết chờ mục tiêu có khả năng cảm ứng từ di động trong tầm hoạt động của bom để phát nổ. Loại bom này có thể hoạt động cả trên mặt đất và dưới nước, thường được dùng để đánh phá các tuyến giao thông đường bộ và đường thủy của ta.
Đạn nổ phá 105 của Mỹ.
 Đạn súng phóng lựu M72.
Bom quả dứa hoạt động tương tự bom bi, với 450 viên bi, tầm sát thương 15 mét.
Mìn chống tăng M19.
Mìn vỏ nhựa M14.
Lựu đạn M67.
Dù không quá to lớn, nhưng những quả bom bi mẹ CBU 49 C/B là kẻ reo rắc ám ảnh chết chóc kinh hoàng trên mảnh đất Việt Nam.
2.3.1.3. Giúp cho học sinh hiểu biết được tác hại của bom đạn để lại sau chiến tranh.
 Chiến tranh đã qua hơn 40 năm nhưng những hậu quả khủng khiếp mà bom, mìn để lại sau chiến tranh luôn là nỗi ám ảnh đến người dân Việt Nam.
Trung bình mỗi năm bom, mìn sót lại sau chiến tranh cướp đi tính mạng của hơn 1.500  người và hơn 2.000 người khác phải mang thương tật suốt đời. Chiến tranh đi qua đã lâu nhưng “cỗ máy hủy diệt” này vẫn âm thầm giết người.
Bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh là hiểm họa hằng ngày đối với nhiều người dân, là vấn đề nhức nhối đối với chính phủ nhiều quốc gia.
 Theo thống kê chưa đầy đủ: Cả nước đã có 42.132 người bị chết và 62.163 người bị thương, do bom mìn sót lại sau chiến tranh gây ra. Trung bình mỗi năm bom mìn sót lại sau chiến tranh cướp đi tính mạng của 1.535 người và 2.272 người khác phải mang thương tật suốt đời.
* Nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn do bom mìn, vật nổ theo kết quả điều tra, hầu hết các vụ tai nạn do nổ bom mìn, vật nổ gây ra chủ yêu do một số nguyên nhân sau:
 + Do vướng phải bom mìn, vật nổ trong khi người dân tự khai hoang, phục hoá để khôi phục sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, làm nhà và xây dựng các công trình phục vụ cho sinh hoạt của gia đình. Số lượng các vụ tai nạn loại này chiếm tới 28% trong tổng số các tai nạn do bom mìn gây ra.
 + Người dân thu nhặt phế liệu nhằm bán lấy tiền sinh sống, do không có kiến thức về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại bom mìn, vật nổ đã tự động tháo, cưa, cắt lấy thuốc nổ và vỏ kim loại để bán dẫn đến gây nổ. Số lượng các vụ tai nạn loại này chiếm 33% trong tổng số các vụ tai nạn do bom mìn gây ra
  + Do trẻ em vì không hiểu biết và với bản tính hiếu động, nên đã dùng bom mìn, vật nổ nhặt được để đùa nghịch dẫn đến gây nổ. Số lượng các vụ tai nạn loại này cũng chiếm khoảng 20% trong tổng số các vụ tai nạn do bom mìn, vật nổ.
  + Do các nguyên nhân khác chiếm 16% tổng số các vụ tai nạn do bom mìn, vật nổ gây ra.
 Diện tích đất bị ô nhiễm bom mìn còn rất lớn, chiếm hơn 20% diện tích cả nước, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống của nhân dân cũng như sự phát triển kinh tế-xã hội đất nước”.
2.3.1.4. Giúp cho học sinh biết được cách xử lý khi gặp một số loại bom đạn.
 Bom mìn còn sót lại sau chiến tranh rải rác nhiều nơi. Để hạn chế thương vong do bom mìn gây ra cần lưu ý:
 * Khi thấy bom, mìn, vật nổ, cần phải bình tĩnh, phải để yên, không nên va chạm vào nó (vì có những loại rất nhạy nổ) và báo cáo cho chính quyền địa phương hoặc ngành chức năng. Từ đây, thông tin sẽ được chuyển lên Bộ CHQS tỉnh. Trong thời gian chờ lực lượng công binh xuống, ấp, xã, huyện sẽ đến phong tỏa hiện trường, cắm khu vực, canh gác đảm bảo an toàn cho người dân. Tính từ lúc nhận được công văn đề nghị xử lý bom, mìn, vật nổ, trong vòng 24 giờ, chúng sẽ được lực lượng công binh xử lý xong.
  *Tránh xa khu vực có bom mìn:
- Luôn chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo khu vực có thể bị nhiễm bom mìn. Không nên đi vào những nơi bị nghi là nhiễm bom mìn vì bất kỳ lý do nào. Chỉ đi vào những nơi đã được kiểm tra và rà phá kỹ càng.
 *Không đụng vào bom mìn:
- Khi gặp bom mìn, tuyệt đối không ném bom mìn đi hay ném bất kỳ vật gì vào bom mìn. Không đá hay đạp bom mìn;
- Không đụng vào bất kỳ vật thể nào trừ khi bạn biết chắc chắn là nó an toàn.
- Không được tháo gỡ bom mìn, không ném bom mìn xuống ao hồ, không đốt bom mìn.
- Không đi vào gần những nơi có dây chăng mìn vì xung quanh có thể có bom mìn.
- Không rà tìm phế liệu chiến tranh.
 *Cảnh báo người khác không đụng vào bom mìn:
2.3.2. Giúp cho học sinh thấy được quá trình khắc phục hậu quả sau chiến tranh do bom mìn gây ra.
2.3.2.1.Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong vấn đề khắc phục hậu quả sau chiến tranh.
 * Tình hình bom mìn sau chiến tranh.
 Sau chiến tranh số lượng bom, mìn còn sót lại chưa phát nổ chiếm tới 10% số lượng bom, mìn mà quân đội Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Số lượng bom, mìn này nằm rải rác ở các tỉnh từ Bắc vào Nam. Hàng năm cỗ máy giết người này vẫn âm thầm cướp đi mạng sống của hàng trăm người dân vô tội và để lại thương tật vĩnh viễn.
 * Chủ trương của Đảng và Nhà nước.
 - Từ yêu cầu cấp thiết của thực tế, ngày 21/4/2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010-2025 nhằm huy động nguồn lực trong nước và quốc tế nhằm giảm thiểu và tiến tới khắc phục hoàn toàn ảnh hưởng của bom mìn, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội; đảm bảo an toàn cho nhân dân; giúp đỡ nạn nhân bom mìn hòa nhập đời sống xã hội.
- Quyết định 96/2006/QĐ-TTG của Thủ tướng chính phủ về việc quản lý và thực hiện công tác rà phá bom, mìn, vật liệu nổ.
- Quyết định số738/QĐ- TTG năm 2013 về phê duyệt kế hoạch chương trình hành động quốc gia về khắc phục hậu quả của bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2015 do chính phủ ban hành vào ngày 13/05/2013.
2.3.2.2. Quy định của nhà nước Việt Nam về các lực lượng làm nhiệm vụ khắc phục bom mìn sau chiến tranh.
 Hiện nay công tác khắc phục hậu quả sau chiến tranh do bom mìn để lại là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Nhưng giữ vai trò quan trọng là lực lượng quân đội do Bộ Quốc Phòng quản lý và trực tiếp thực hiện ( trong đó lực lượng công binh giữ vai trò chủ đạo).
2.2.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về tác hại của bom đạn cho học sinh.
 Sau chiến tranh bom đạn vẫn đang là mối đe dọa đến tính mạng và đời sống của người dân Việt Nam. Vì vậy Đảng và nhà nước ta phát hành các chính sách về công tác phòng chống những hậu quả sau chiến tranh do bom đạn gây ra.
 Trong những năm qua công tác giảng dạy về bài “ Thường thức phòng tránh một số loại bom đạn” còn hạn chế vì một số giáo viên kiến thức còn sơ sài chưa chịu khó tìm hiểu thêm kiến thức, nội dung hình thức giảng dạy chưa hấp dẫn cho nên ý thức của học sinh về tác hại về bom đạn còn hạn chế.
 Vì vậy công tác giáo dục phải được tiến hành một cách chủ động, tích cực. nội dung giảng dạy cần đổi mới làm tăng sự chú ý của các em. Thông qua từng tiết dạy giáo viên cần phải giúp cho học sinh hiểu rõ hơn về tác hại của bom đạn, để từ đó các em có ý thức nhận biết được những tác hại mà bom đạn gây ra. Ngoài ra nên tuyên truền sâu rộng cho học sinh qua việc tham gia các phong trào, công tác giáo dục tại địa phương.
2.3.4. Thông qua bài dạy trình chiếu các tư liệu, tranh ảnh, phim về bom đạn và tác hại của chúng . 
 Việc trình chiếu các tư liệu, tranh ảnh, phim tư liệu về tác hại của bom đạn sẽ tạo cho học sinh những hứng thú trong giờ học. học sinh sẽ có những cái nhìn khái quát hơn, nhận thức rõ hơn về tác hại mà bom đạn gây ra.
2.3.5.Mở các lớp học chính trị, ngoại khóa, các cuộc nói chuyện,tổ chức giáo dục phòng tránh bom mìn cho học sinh. 
Ngoài việc học trên lớp việc mở các lớp học ngoại khóa , các cuộc nói chuyện vào các ngày lễ sẽ giúp các em nâng cao được nhận thức, ý thức trách nhiệm của bản thân mình trong việc phòng tránh bom đạn.
2.3.6. Tổ chức in ấn các biểu tượng, áp phích tuyên truyền nói về tác hại của bom đạn. 
 Trong xã hội hiện nay nhu cầu tiêu dùng của người dân rất lớn. việc in ấn các biểu tượng sẽ làm tăng sự chú ý cho học sinh về tác hại của bom đạn, làm cho các em có nhận thức đúng khi gặp các loại bom đạn để có xử lý kịp thời.
2.4 Kết quả:
 Bom đạn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh Việt Nam vẫn đang là mối nguy hiểm đe dọa đến tính mạng và đời sống của người dân . 
Chính vì lẽ đó mà giáo dục nâng cao kiến thức tác hại của bom đạn, vật liệu nổ cho toàn dân nói chung và học sinh nói riêng là vô cùng quan trọng. Việc cung cấp nhữn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_nang_cao_nhan_thuc_ve_tac_hai_cua_bom_dan_vat.doc