SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy thí nghiệm, thực hành và đề xuất biện pháp sử dụng bài tập thực nhằm phát triển năng lực thực nghiệm Hóa học cho học sinh

SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy thí nghiệm, thực hành và đề xuất biện pháp sử dụng bài tập thực nhằm phát triển năng lực thực nghiệm Hóa học cho học sinh

 Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học.

 Cùng với xu hướng đó, mục tiêu giáo dục môn hoá học cấp trung học phổ thông là trên cơ sở duy trì, tăng cường các phẩm chất và năng lực đã hình thành thông qua môn hoá học, học sinh có được hệ thống kiến thức hoá học phổ thông từ cơ bản, hiện đại và thiết thực từ đơn giản đến phức tạp. Hình thành và phát triển các tiềm năng, các năng lực sẵn có và các năng lực chuyên biệt của môn hoá học như: năng lực thực hành hoá học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học, năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống

 Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học là một trong những cách tích cực hoá hoạt động dạy và học. Trong đó thí nghiệm là một trong các phương tiện trực quan quan trọng với môn hoá học (môn khoa học thực nghiệm). Thí nghiệm giúp học sinh làm quen với những tính chất, mối liên hệ và quan hệ có tính qui luật giữa các đối tượng nghiên cứu, giúp làm cơ sở để nắm vững các qui luật, các khái niệm khoa học và biết cách khai thác chúng. Thí nghiệm hoá học có tác dụng phát triển tư duy, giúp học sinh tiếp cận gần hơn với thực tiễn và củng cố niềm tin khoa học của học sinh.

 Tuy nhiên không phải lúc nào trong quá trình giảng dạy giáo viên cũng có thể sử dụng thí nghiệm phát huy hết hiệu quả. Và để hỗ trợ giáo viên có thể sử dụng, khai thác các nội dung thực nghiệm hiệu quả để phát triển các năng lực cơ bản cho học sinh về thực tiễn, thực hành thí nghiệm cũng như các kĩ năng suy luận, phân tích, tổng hợp.

 Trong các kì thi tuyển sinh đại học – cao đẳng trong những năm gần đây, đến nay là thi trung học phổ thông quốc gia và các kì thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh đã xuất hiện nhiều hơn những câu hỏi liên quan đến thực hành thí nghiệm, sơ đồ nhằm phát triển các năng lực tổng hợp của học sinh. Nhưng thực tế lượng bài tập về chủ đề này còn ít và đa số học sinh vẫn còn được tiếp cận ít về dạng bài tập có đề cập đến nội dung thực hành thí nghiệm.

 Đứng trước các yêu cầu đổi mới của ngành Giáo dục và Đào tạo, yêu cầu nhiệm vụ năm học và thực trạng của công tác giảng dạy, tôi chọn đề tài:

 “Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy thí nghiệm, thực hành và đề xuất biện pháp sử dụng bài tập thực nhằm phát triển năng lực thực nghiệm Hóa học cho học sinh”.

 

docx 20 trang thuychi01 24265
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy thí nghiệm, thực hành và đề xuất biện pháp sử dụng bài tập thực nhằm phát triển năng lực thực nghiệm Hóa học cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
	Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. 
	Cùng với xu hướng đó, mục tiêu giáo dục môn hoá học cấp trung học phổ thông là trên cơ sở duy trì, tăng cường các phẩm chất và năng lực đã hình thành thông qua môn hoá học, học sinh có được hệ thống kiến thức hoá học phổ thông từ cơ bản, hiện đại và thiết thực từ đơn giản đến phức tạp. Hình thành và phát triển các tiềm năng, các năng lực sẵn có và các năng lực chuyên biệt của môn hoá học như: năng lực thực hành hoá học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học, năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống
	Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học là một trong những cách tích cực hoá hoạt động dạy và học. Trong đó thí nghiệm là một trong các phương tiện trực quan quan trọng với môn hoá học	 (môn khoa học thực nghiệm). Thí nghiệm giúp học sinh làm quen với những tính chất, mối liên hệ và quan hệ có tính qui luật giữa các đối tượng nghiên cứu, giúp làm cơ sở để nắm vững các qui luật, các khái niệm khoa học và biết cách khai thác chúng. Thí nghiệm hoá học có tác dụng phát triển tư duy, giúp học sinh tiếp cận gần hơn với thực tiễn và củng cố niềm tin khoa học của học sinh. 
	Tuy nhiên không phải lúc nào trong quá trình giảng dạy giáo viên cũng có thể sử dụng thí nghiệm phát huy hết hiệu quả. Và để hỗ trợ giáo viên có thể sử dụng, khai thác các nội dung thực nghiệm hiệu quả để phát triển các năng lực cơ bản cho học sinh về thực tiễn, thực hành thí nghiệm cũng như các kĩ năng suy luận, phân tích, tổng hợp.
	Trong các kì thi tuyển sinh đại học – cao đẳng trong những năm gần đây, đến nay là thi trung học phổ thông quốc gia và các kì thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh đã xuất hiện nhiều hơn những câu hỏi liên quan đến thực hành thí nghiệm, sơ đồ nhằm phát triển các năng lực tổng hợp của học sinh. Nhưng thực tế lượng bài tập về chủ đề này còn ít và đa số học sinh vẫn còn được tiếp cận ít về dạng bài tập có đề cập đến nội dung thực hành thí nghiệm.
	Đứng trước các yêu cầu đổi mới của ngành Giáo dục và Đào tạo, yêu cầu nhiệm vụ năm học và thực trạng của công tác giảng dạy, tôi chọn đề tài: 
	“Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy thí nghiệm, thực hành và đề xuất biện pháp sử dụng bài tập thực nhằm phát triển năng lực thực nghiệm Hóa học cho học sinh”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Từ các nội dung bài thực hành, thí nghiệm thể hiện, chứng minh tính chất trong các bài học của sách giáo khoa, tôi thiết kế, xây dựng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy thí nghiệm, thực hành môn Hoá học và khai thác các bài tập có yếu tố thực hành thí nghiệm với nhiều khía cạnh nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy và kiểm tra đánh giá. Thông qua đó hướng dẫn cho học sinh cách nhìn nhận vấn đề, hiểu rõ bản chất, các khía cạnh giải quyết một số bài tập thực nghiệm cho học sinh.
1.3. Nhiệm vụ đề tài
- Nêu giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy thí nghiệm, thực hành và tiếp cận thực tiễn giải quyết câu hỏi thực nghiệm của môn Hoá học trong các trường THPT.
- Nêu rõ vai trò, ý nghĩa và thực tiễn của thí nghiệm hoá học trong quá trình bồi dưỡng tư duy, sáng tạo, khắc sâu kiến thức thông qua bài tập thực hành cho học sinh. 
- Bài tập thực hành thí nghiệm Hóa học lớp 12 nhằm phát triển NLTN cho HS và các biện pháp sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm để phát triển NLTN cho HS đạt kết quả cao trong kì thi trung học phổ thông Quốc Gia.
1. 4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
	Nghiên cứu đánh giá, lựa chọn phương pháp tiếp thu các thí nghiệm điều chế, minh hoạ tính chất của các chất trong chương trình trung học phổ thông. Đối tượng là các vấn đề thực hành dễ bị hiểu sai bản chất, thiếu sót, nhầm lẫn, gây khó khăn đối với học sinh trong quá trình học và ôn thi trung học phổ thông quốc gia, ôn thi học sinh giỏi tại trường trung học phổ thông Đào Duy Từ thành phố Thanh Hoá. 
1.5. Các phương pháp nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Nghiên cứu tài liệu về yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, các văn bản về nhiệm vụ năm học.
- Nghiên cứu các bài tập thực nghiệm có từ trước để tìm ra những điểm mới.
- Trao đổi với đồng nghiệp, với học sinh.
- Đọc và phân tích các bài tập trong các kì thi cấp tỉnh và cấp quốc gia.
- Đọc và phân tích các dạng bài tập từ các sách tham khảo của một số nhà xuất bản có uy tín.
- Phân loại và thiết kế câu hỏi.
1.6. Danh mục kí tự viết tắt
NLTN 	: Năng lực thực nghiệm
ĐC	: đối chứng
GV	: giáo viên
HS 	: học sinh
PTHH 	: phương trình hoá học
THPT	: trung học phổ thông 
TN 	: thí nghiệm
TNHH 	: thí nghiệm hoá học
	THTN	: thực hành thí nghiệm
KT	: kiểm tra
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
2.1.1. Vai trò - Đặc trưng của phương pháp thực hành thí nghiệm
2.1.1.1. Vai trò thực hành thí nghiệm
- Hoá học là môn khoa học thực nghiệm vì vậy trong dạy học hiện nay, việc sử dụng thí nghiệm ngày càng được sử dụng rộng rãi và tỏ ra hiệu quả, thể hiện qua hầu hết các nội dung:
+ Hình thành khái niệm, lí thuyết mới (chất xúc tác, sự điện li, chất điện li, sự đông tụ protein,)
+ Nghiên cứu hoặc kiểm chứng tính chất hoá học của chất cụ thể (halogen, oxi - lưu huỳnh, nitơ - photpho, cacbon - silic, ancol, andehit, axit cacboxylic, este,)
+ Ôn tập, củng cố, kiểm tra kiến thức thông qua thí nghiệm hoá học (các dạng bài tập thực nghiệm về phân biệt chất cho trước, điều chế các chất, )
+ Rèn kĩ năng thực hành hoá học (lấy các chất, cân, đong hoá chất, lắp ráp dụng cụ, hoà tan chất, đun nóng chất, )
+ Thông qua thực hành thực hiện các thí nghiệm kiểm chứng tính chất đã học.
2.1.1.2. Đặc trưng của phương pháp thực hành thí nghiệm
+ Học sinh suy nghĩ và làm việc nhiều hơn (phát triển năng lực tư duy).
+ Học sinh cùng nhau thảo luận theo định hướng của giáo viên (phát triển năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,)
+ Thông qua thí nghiệm, học sinh chủ động tìm tòi, phát hiện giải quyết nhiệm vụ nhận thức và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức kĩ năng (phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề..).
- Thí nghiệm thực hành rất phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh. Sử dụng thí nghiệm giúp học sinh có sự hăng say, hứng thú hơn với môn học, các em thích tham gia các hoạt động tìm tòi, khám phá đồng thời giúp học sinh rèn luyện tính cẩn thận cần cù, kiên trì, tiết kiệm, từ đó giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách.
- Giáo viên tổ chức sử dụng thí nghiệm thực hành trong quá trình dạy học sẽ từng bước giảm tỉ lệ học sinh yếu kém, nâng cao chất lượng đại trà.
Như vậy, qua thí nghiệm hóa học, những kiến thức lý thuyết về hóa học trở thành hiện thực. Thí nghiệm hóa học được sử dụng theo những cách khác nhau để giúp học sinh thu thập và xử lý thông tin nhằm hình thành kiến thức, kĩ năng và năng lực cho học sinh.
2.1.2. Ý nghĩa của bài tập hoá học sử dụng kiến thức thực hành thí nghiệm
	- Bài tập hoá học sử dụng thực hành thí nghiệm giúp củng cố, đào sâu, mở rộng kiến thức một cách sinh động, phong phú, không chỉ đơn giản là tái hiện kiến thức mà yêu cầu HS vận dụng những điều đã học vào những tình huống cụ thể trong nghiên cứu khoa học và đời sống.
	- Bài tập hoá học sử dụng thực hành thí nghiệm là dạng bài tập mang tính trực quan, sinh động gắn liền với kiến thức và kĩ năng thực hành hoá học, góp phần vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho HS.
	- Bài tập hoá học sử dụng thực hành thí nghiệm giúp đa dạng hoá nội dung và hình thức bài tập, tạo hứng thú học tập cho HS.
	- Bài tập hoá học sử dụng thực hành thí nghiệm giúp HS ôn tập và hệ thống hoá kiến thức một cách tích cực và hiệu quả nhất.
2.2. Thực trạng của vấn đề:
- Thực hành thí nghiệm trong sách giáo khoa ngoài các bài thực hành thì thường được giới thiệu lồng ghép vào các tiết dạy nên thời gian khai thác còn hạn chế, việc hiểu đầy đủ và vận dụng thực hành thí nghiệm vào các bài tập thực nghiệm chưa sâu, chưa phong phú, đa dạng.
- Số lượng bài tập thực nghiệm trong sách giáo khoa còn ít.
- Trong quá trình tiến hành thí nghiệm HS chưa có cái nhìn tổng quan, sâu sắc về bản chất của thí nghiệm, dẫn đến còn mắc nhiều sai sót khi giải quyết các bài tập thực nghiệm.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Các bước giải pháp lựa chọn sử dụng nâng cao hiệu quả THTN
Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học và nội dung thí nghiệm được sử dụng.
Dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng (của Bộ giáo dục đào tạo) để xác định mục tiêu dạy học. Lưu ý mục tiêu dạy học phải được diễn đạt bằng các động từ hành động có thể lượng hóa, đánh giá được mức độ lĩnh hội kiến thức, kĩ năng của HS, nghĩa là cần chỉ rõ các kiến thức, kĩ năng HS cần lĩnh hội ở các mức độ biết, hiểu, vận dụng,.... Mục tiêu được diễn đạt càng chi tiết, cụ thể sẽ định hướng các hoạt động dạy học.
Bước 2: Xác định được các kiến thức, kĩ năng liên quan mà HS đã có.
GV cần xác định ở các lớp trước, các bài trước HS đã được học kiến thức cần lĩnh hội chưa (có thể được học rồi nhưng chỉ ở mức độ biết hoặc được giới thiệu) hay đã được học các kiến thức tương tự chưa, cách tiến hành TN có tương tự TN nào mà HS đã biết không, hay đã được học lí thuyết chung nào liên quan đến kiến thức cần lĩnh hội,
Bước 3: Lựa chọn phương pháp sử dụng TN phù hợp
Trên cơ sở xác định mục tiêu, nội dung TN và kiến thức, kĩ năng đã có của HS, so với bản chất, nét đặc trưng của mỗi phương pháp sử dụng TN ở trên mà GV có sự lựa chọn phù hợp.
Ví dụ 1: Phản ứng tráng bạc của anđehit – bài 58: Andehit và xeton - lớp 11 – nâng cao
- Sử dụng thí nghiệm anđehit fomic + dung dịch AgNO3/NH3.
B1. Mục tiêu
- HS biết các anđehit có phản ứng tráng bạc, là phản ứng đặc trưng để nhận biết nhóm –CHO. Xác định được vai trò của các chất trong phản ứng, cân bằng phương trình, xác định tỉ lệ mol giữa anđehit và Ag sinh ra.
- Hiểu bản chất của phản ứng tráng gương là phản ứng oxi hóa khử, trong đó anđehit đóng vai trò là chất khử, AgNO3/NH3 là chất oxi hóa.
- Rèn kĩ năng quan sát thí nghiệm, phân tích hiện tượng để rút ra kết luận; kĩ năng dự đoán sản phẩm của phản ứng oxi hóa khử, cân bằng PTHH.
B2. Kiến thức, kĩ năng liên quan HS đã có
- Biết tính chất vật lí của Ag, phương pháp điều chế dung dịch AgNO3/NH3.
- Biết cách dự đoán sản phẩm phản ứng oxi hóa khử, cách xác định vai trò các chất và cân bằng hóa học.
- Biết cách quan sát, mô tả hiện tượng TN hóa học
B3: Lựa chọn phương pháp sử dụng TN: phương pháp nghiên cứu
Mặc dù HS đã được học phản ứng tráng bạc ở lớp 9 nhưng với glucozơ và chỉ dừng ở mức độ biết hiện tượng và ứng dụng của phản ứng chứ chưa viết phương trình, chưa biết nguyên nhân phản ứng là do nhóm –CHO gây ra, nghĩa là đây là một kiến thức mới với HS. Tuy nhiên, bản chất của phản ứng này là phản ứng oxi hóa khử, mà HS đã học về phản ứng oxi hóa khử nên có thể dự đoán các khả năng phản ứng (các giả thuyết) của anđehit và AgNO3/NH3, thêm nữa HS biết tính chất kim loại Ag nên từ hiện tượng phản ứng có thể phân tích tìm ra sản phẩm phản ứng, chỉ ra bản chất phản ứng từ đó khái quát nên tính chất chung của anđehit. Như vậy ở đây có thể sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu.
* Cách tiến hành và kết quả TN
Cho 1ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch, lắc nhẹ.
Cho từ từ từng giọt NH3 2M đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết.
Nhỏ 3-5 giọt dung dịch andehit fomic vào ống nghiệm trên và đung nóng nhẹ trong vài phút (60-70oC).
Quan sát sự biến đổi màu sắc trên thành ống nghiệm và giải thích hiện tượng.
* Hiện tượng - giải thích
Nhỏ từ từ từng giọt NH3 2M vào ống nghiệm chứa AgNO3 thì xuất hiện kết tủa và kết tủa tan dần khi NH3 dư
PTHH: 	AgNO3 + NH3 + H2O → AgOH↓ + NH4NO3
AgOH + 2NH3 → [Ag(NH3)2](OH)
Khi cho HCHO vào ống nghiệm trên và đun nóng thì thấy xuất hiện kết tủa đen bên trong dung dịch và ở thành ống nghiệm sáng như gương.
PTHH: 	HCHO + [Ag(NH3)2]OH → (NH4)2CO3 + Ag↓ + H2O + NH3
Ví dụ 2: Dạy phần phản ứng thế ở vòng thơm của phenol
- Sử dụng TN phenol + dung dịch Br2.
B1. Mục tiêu.
- Biết và hiểu vì sao phenol có phản ứng thế dễ dàng với dung dịch brom, viết được phương trình hóa học.
- Biết dùng dung dịch brom để nhận biết phenol
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích hiện tượng TN để rút ra kiến thức mới.
B2. Kiến thức, kỹ năng liên quan HS đã có.
- Biết tính thơm của vòng benzen, điều kiện phản ứng thế brom vào benzen và đồng đẳng.
- Kỹ năng quan sát, mô tả TN
B3. Lựa chọn phương pháp sử dụng TN: phương pháp kiểm chứng
Phân tích cấu tạo phân tử phenol có thể chia thành 2 phần nhóm chức –OH và vòng benzen, từ đó HS có thể suy luận là phenol có phản ứng thế halogen tương tự benzen (Br2/Fe, to). Tuy nhiên thực tế thí nghiệm cho biết phenol phản ứng thế được với dung dịch Br2 mà không cần xúc tác, như vậy xuất hiện mâu thuẫn nhận thức, dưới sự hướng dẫn của GV, HS hiểu được nguyên nhân là do sự tương tác qua lại giữa các nhóm nguyên tử trong phân tử. Như vậy bằng cách này bài học sẽ ấn tượng hơn, HS dễ hiểu và nhớ bài hơn đồng thời cũng so sánh phân biệt được các chất có cấu tạo tương tự nhau.
* Cách tiến hành:
Cho 0,5ml dung dịch phenol vào ống nghiệm
Thêm từng giọt nước brom vào ống nghiệm đồng thời lắc nhẹ
Quan sát hiện tượng và giải thích
Hiện tượng- Giải thích
Dung dịch nước brom mất màu và xuất hiện kết tủa trắng
PTHH: 
2.3.2. Nguyên tắc thiết kế và xây dựng bài tập thực nghiệm hoá học
2.3.2.1. Nguyên tắc
TÍNH CHÂT
VẬT LÍ- HOÁ HỌC
CHẤT 
CẦN ĐIỀU CHẾ
PP ĐIỀU CHẾ
(Hoá chất, dụng cụ)
XỬ LÍ Ô NHIỄM
PP TINH CHẾ
(8)
(1)
(2)
(7)
(4)
(6)
(9)
(10)
(11)
(5)
PP THU CHẤT
* Thiết lập mối quan hệ
* Trên cơ sở thiết lập các mối quan hệ giữa tính chất của chất và các phương pháp điều chế, ta có thể xây dựng bài tập thực nghiệm theo các hướng khác nhau, tuỳ vào mục đích của từng phần, từng nội dung bài học để kiểm tra, đánh giá và phát triển khả năng tư duy, nâng cao năng lực thực hành của HS. 
2.3.2.2. Đề xuất một số biện pháp sử dụng hệ thống bài tập thực hành thí nghiệm. 
2.3.2.2.1. Sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm khi nghiên cứu bài mới
Để phát triển NLTN hóa học cho HS, GV có thể sử dụng các bài tập thực hành thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề hoặc kiểm chứng nhằm phát triển tư duy, khơi gợi sự hứng thú, tính tích cực học tập cho các em trong quá trình lĩnh hội kiến thức.
Khi nghiên cứu tính chất của glucozơ trong bài: “Glucozơ”, GV tiến hành TN. 
Ví dụ 1: Tiến hành thí nghiệm phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2 theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 5 giọt dung dịch CuSO4 5% + 1 ml dung dịch NaOH 10%.
Bước 2: Lắc nhẹ, gạn lớp dung dịch để giữ kết tủa.
Bước 3: Thêm 2 ml dung dịch glucozơ 10% vào ống nghiệm, lắc nhẹ.
Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Sau bước 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu trắng xanh.
B. Sau bước 3, kết tủa bị hoà tan và trở thành dung dịch có màu tím đặc trưng.
C. Phản ứng trên chứng minh trong phân tử glucozơ có nhóm –OH liền kề.
D. Cần lấy dư dung dịch NaOH để đảm bảo môi trường cho phản ứng tạo phức.
=> Chọn phương án C
Ví dụ 2: Thực hiện thí nghiệm theo hình vẽ sau:
Thí nghiệm trên đang chứng minh cho kết luận nào sau:
A. Dung dịch glucozơ tạo kết tủa xanh thẫm với Cu(OH)2.
B. Dung dịch glucozơ có nhiều nhóm -OH nên tạo phức xanh lam với Cu(OH)2.
C. Dung dịch glucozơ tạo phức với Cu(OH)2 khi đun nóng.
D. Dung dịch glucozơ có nhóm chức anđehit.
=> Chọn phương án B
Ví dụ 3: Tiến hành thí nghiệm phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2 theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 5 giọt dung dịch CuSO4 5% và khoảng 1 ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm. 
Bước 2: Lắc nhẹ, rồi gạn bỏ lớp dung dịch giữ lấy kết tủa Cu(OH)2. 
Bước 3: Cho thêm vào đó 2 ml dung dịch glucozơ 1%, lắc nhẹ.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sau bước 3, thu được dung dịch có màu xanh thẫm.
B. Ở bước 1, diễn ra phản ứng tạo thành Cu(OH)2.
C. Ở bước 3, diễn ra phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2.
D. Glucozơ hòa tan được Cu(OH)2 vì trong phân tử có nhóm chức -CHO.
=> Chọn phương án D
Còn khi nghiên cứu tính chất của anilin trong bài: “Amin”
Ví dụ 4: Cho các bước ở thí nghiệm sau: 
- Bước 1: Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa 10 ml nước cất, lắc đều, sau đó để yên. 
- Bước 2: Nhỏ tiếp dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm. 
- Bước 3: Cho tiếp dung dịch NaOH loãng (dùng dư), đun nóng. 
Nhận định nào sau đây là sai?
A. Kết thúc bước 1, nhúng quỳ tím vào thấy quỳ tím không đổi màu.
B. Ở bước 2 thì anilin tan dần.
C. Kết thúc bước 3, thu được dung dịch trong suốt.
D. Ở bước 1, anilin hầu như không tan, nó tạo vẩn đục và lắng xuống đáy.
=> Chọn phương án C
Ví dụ 5: Tiến hành thí nghiệm phản ứng của hồ tinh bột với iot theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đựng sẵn 1 - 2 ml dung dịch hồ tinh bột (hoặc nhỏ vài giọt dung dịch iot lên mặt cắt quả chuối xanh hoặc củ khoai lang tươi, sắn tươi). 
Bước 2: Đun nóng dung dịch một lát, sau đó để nguội.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở bước 1, xảy ra phản ứng của iot với tinh bột, dung dịch trong ống nghiệm chuyển sang màu xanh tím.
B. Nếu nhỏ vài giọt dung dịch ion lên mặt cắt của quả chuổi chín thì màu xanh tím cũng xuất hiện.
C. Ở bước 2, màu của dung dịch có sự biến đổi: xanh tímkhông màuxanh tím.
D. Do cấu tạo ở dạng xoắn có lỗ rỗng, tinh bột hấp phụ iot cho màu xanh tím.
=> Chọn phương án A
Vận dụng thí nghiệm trong bài dạy “Dãy điện hoá của kim loại” 
Ví dụ 6: Tiến hành thí nghiệm dãy điện hoá của kim loại theo các bước sau đây: 
Bước 1: Lấy 3 ống nghiệm, mỗi ống đựng khoảng 3 ml dung dịch HCl loãng.
Bước 2: Cho 3 mẫu kim loại có kích thước tương đương là Al, Fe, Cu vào 3 ống nghiệm.
Bước 3: Quan sát, so sánh lượng bọt khí hiđro thoát ra ở các ống nghiệm trên.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Khí H2 thoát ở 2 ống nghiệm chứa Al và Fe.
B. Ống nghiệp chứa Fe thoát khí mạnh hơn ống nghiệm chứa Al.
C. Ống nghiệp chứa Al thoát khí mạnh hơn ống nghiệm chứa Fe.
D. Ống nghiệm chứa Cu không thoát khí H2 vì Cu không phản ứng với dung dịch HCl.
=> Chọn phương án B
Ví dụ 7: Tiến hành thí nghiệm điều chế kim loại bằng cách dùng kim loại mạnh khử ion của kim loại yếu trong dung dịch theo các bước sau đây:
Bước 1: Đánh sạch gỉ một chiếc đinh sắt rồi thả vào dung dịch CuSO4.
Bước 2: Sau khoảng 10 phút, quan sát màu của chiếc đinh sắt và màu của dung dịch. 
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Đinh sắt bị phủ một lớp màu đỏ.
B. Màu xanh của dung dịch không đổi vì đó là màu của ion sunfat.
C. Màu xanh của dung dịch bị nhạt dần vì nồng độ ion Cu2+ giảm dần trong quá trình phản ứng.
D. Màu đỏ trên đinh sắt là do đồng sinh ra bám vào.
=> Chọn phương án B
Khi GV sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm để nghiên cứu bài học mới, HS cần tập trung quan sát hình vẽ hoặc movie thí nghiệm, cùng thảo luận để trả lời câu hỏi của GV. Nhờ vậy, HS sẽ dễ dàng tiếp thu và khắc sâu kiến thức mới, đồng thời phát triển được năng lực quan sát, mô tả thí nghiệm và rút ra kết luận.
2.3.2.2.2. Sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong các giờ học luyện tập.
Những giờ luyện tập thường có lượng kiến thức ôn tập nhiều, bài tập nhiều và khó. Khi GV sử dụng bài tập về thực hành thí nghiệm có lồng ghép hình ảnh, clip thí nghiệm, thí nghiệm ảo hướng dẫn HS thực hiện sẽ tạo hứng thú học tập cho các em, làm cho giờ học trở nên sôi nổi, hào hứng hơn. Nhờ vậy, HS sẽ dễ dàng nhận ra mối liên hệ giữa kiến thức trong một chương cụ thể.
Ví dụ 8: Tiến hành thí nghiệm phản ứng của hồ tinh bột với iot theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đựng sẵn 2 ml dung dịch hồ tinh bột. 
Bước 2: Đun nóng dung dịch một lát, sau đó để nguội. 
Phát biểu nào sau đây sai?
	A. Sau bước 1, dung dịch thu được có màu xanh tím. Sau bước 2, dung dịch bị mất màu.
	B. Tinh bột có phản ứng màu với iot vì phân tử tinh bột có cấu tạo mạch hở ở dạng xoắn có lỗ rỗng, tinh bột hấp phụ iot cho màu xanh tím.
	C. Ở bước 2, khi đun nóng 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_giai_phap_nang_cao_chat_luong_giang_day_thi_nghiem_thuc.docx
  • docBia và muc luc-Hoa THPT- Le Cao Cuong- THPT Dao Duy Tu- TP Thanh Hoa.doc