SKKN Giải pháp của giáo viên chủ nhiệm phòng, chống tảo hôn và tệ nạn xã hội ở lớp 11A2 trường THPT Quan Sơn

SKKN Giải pháp của giáo viên chủ nhiệm phòng, chống tảo hôn và tệ nạn xã hội ở lớp 11A2 trường THPT Quan Sơn

 Quan Sơn là một huyện vùng núi cao biên giới phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa. Diện tích rộng lớn tới gần 100.000ha, trong khi dân số chỉ gần 40.000 người, mật độ trung bình chỉ 40 người/km2, dân cư thưa thớt, địa hình cách trở với núi cao, vực thẳm và sông suối hiểm trở. Dân cư thuộc 4 dân tộc anh em là Thái (khoảng 88%), Kinh, Mường và H’Mông cùng chung sống hòa thuận, kinh tế chủ yếu gắn liền với lâm sản (luồng) và thủy sản (cá sông).

Trường THPT Quan Sơn đóng trên địa bàn trung tâm của huyện, tại thị trấn Quan Sơn. Trường có 18 lớp với 700 học sinh. Do điều kiện khó khăn về nhiều mặt nên chất lượng mặt bằng chung học tập của học sinh còn nhiều hạn chế. Nhiều học sinh còn bỏ học về đi lấy vợ, lấy chồng, thậm chí ngay khi mới vào học lớp 10 được một thời gian.

Sự phát triển kinh tế cũng kéo theo nhiều mặt trái như có nhiều các tệ nạn xã hội xâm nhập học đường. Bạo lực vẫn còn diễn ra nhiều. Tình trạng học sinh bỏ học còn nhiều. Đòi hỏi công tác chủ nhiệm cần phải quan trọng hơn.

Trong các trường đại học trước đây không có phần dạy về công tác chủ nhiệm. Khi đi thực tế thì giáo sinh chỉ chủ yếu làm quen với học sinh chứ không thực chất về nghiệp vụ sư phạm. Khi được tuyển dụng giáo viên được phân công làm công tác chủ nhiệm sẽ có nhiều khó khăn, bỡ ngỡ.

Bản thân tôi đã làm nghề giáo dục 16 năm nay. Từ khi mới ra trường đã tham gia làm công tác chủ nhiệm 3 khóa học sinh ra trường. Tuy rằng vừa làm vừa học hỏi, vừa rút kinh nghiệm và gặp rất nhiều khó khăn bởi nghiệp vụ còn hạn chế, bởi có nhiều tình huống phát sinh trong thực tiễn hoạt động, công tác. Nhưng nhìn chung là tốt đẹp, các học trò ra trường nhớ thầy chủ nhiệm đã nhiều năm gắn bó, có nghiêm khắc, có phê bình, kỷ luật và không ít yêu thương.

Trước thực tế hiệu quả của công tác giáo viên chủ nhiệm (GVCN) còn hạn chế và giáo viên chủ nhiệm còn nhiều khó khăn trong quản lý và giáo dục học sinh hiện nay, nhà trường đã có nhiều giải pháp để giảm thiểu tình trạng tảo hôn và tệ nạn xã hội. Tuy nhiên vấn đề vẫn còn nhiều khó khăn.

 

doc 18 trang thuychi01 8891
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp của giáo viên chủ nhiệm phòng, chống tảo hôn và tệ nạn xã hội ở lớp 11A2 trường THPT Quan Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Phần 1. Mở đầu
2
Lí do chọn đề tài
2
Mục đích nghiên cứu
3
Đối tượng nghiên cứu
3
Phương pháp nghiên cứu
5
Phần 2. Nội dung
6
Cơ sở lí luận
6
Thực trạng vấn đề
7
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
8
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
15
Phần 3. Kết luận và kiến nghị
16
Kết luận
16
Kiến nghị
17
Danh mục đề tài đã được xếp loại cấp tỉnh
18
Phần 1. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
	Quan Sơn là một huyện vùng núi cao biên giới phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa. Diện tích rộng lớn tới gần 100.000ha, trong khi dân số chỉ gần 40.000 người, mật độ trung bình chỉ 40 người/km2, dân cư thưa thớt, địa hình cách trở với núi cao, vực thẳm và sông suối hiểm trở. Dân cư thuộc 4 dân tộc anh em là Thái (khoảng 88%), Kinh, Mường và H’Mông cùng chung sống hòa thuận, kinh tế chủ yếu gắn liền với lâm sản (luồng) và thủy sản (cá sông). 
Trường THPT Quan Sơn đóng trên địa bàn trung tâm của huyện, tại thị trấn Quan Sơn. Trường có 18 lớp với 700 học sinh. Do điều kiện khó khăn về nhiều mặt nên chất lượng mặt bằng chung học tập của học sinh còn nhiều hạn chế. Nhiều học sinh còn bỏ học về đi lấy vợ, lấy chồng, thậm chí ngay khi mới vào học lớp 10 được một thời gian. 
Sự phát triển kinh tế cũng kéo theo nhiều mặt trái như có nhiều các tệ nạn xã hội xâm nhập học đường. Bạo lực vẫn còn diễn ra nhiều. Tình trạng học sinh bỏ học còn nhiều. Đòi hỏi công tác chủ nhiệm cần phải quan trọng hơn.
Trong các trường đại học trước đây không có phần dạy về công tác chủ nhiệm. Khi đi thực tế thì giáo sinh chỉ chủ yếu làm quen với học sinh chứ không thực chất về nghiệp vụ sư phạm. Khi được tuyển dụng giáo viên được phân công làm công tác chủ nhiệm sẽ có nhiều khó khăn, bỡ ngỡ.
Bản thân tôi đã làm nghề giáo dục 16 năm nay. Từ khi mới ra trường đã tham gia làm công tác chủ nhiệm 3 khóa học sinh ra trường. Tuy rằng vừa làm vừa học hỏi, vừa rút kinh nghiệm và gặp rất nhiều khó khăn bởi nghiệp vụ còn hạn chế, bởi có nhiều tình huống phát sinh trong thực tiễn hoạt động, công tác. Nhưng nhìn chung là tốt đẹp, các học trò ra trường nhớ thầy chủ nhiệm đã nhiều năm gắn bó, có nghiêm khắc, có phê bình, kỷ luật và không ít yêu thương.
Trước thực tế hiệu quả của công tác giáo viên chủ nhiệm (GVCN) còn hạn chế và giáo viên chủ nhiệm còn nhiều khó khăn trong quản lý và giáo dục học sinh hiện nay, nhà trường đã có nhiều giải pháp để giảm thiểu tình trạng tảo hôn và tệ nạn xã hội. Tuy nhiên vấn đề vẫn còn nhiều khó khăn.
Năm học 2018 – 2019 tôi được phân công làm giáo viên chủ nhiệm 11A2 thay cho một cô giáo chuyển công tác về trường THPT DTNT Ngọc Lặc. Ngay cuối năm lớp 10 của lớp này đã có học sinh bỏ học giữa chừng về lấy chồng, một số học sinh ham chơi, tham gia nhiều các tệ nạn xã hội.
Ngay khi chuẩn bị vào năm học tôi đã trăn trở, suy nghĩ nhiều về các giải pháp để quản lý lớp 11A2 cho hiệu quả. Và ngay trong năm học đã triển khai nhiều các giải pháp đồng bộ. Cuối năm học này tổng kết lại công tác giáo viên chủ nhiệm của mình. 
Chính vì các lý do trên nên tôi đã đúc rút thành sáng kiến kinh nghiệm với đề tài:
“Giải pháp của giáo viên chủ nhiệm phòng, chống tảo hôn và tệ nạn xã hội
ở lớp 11A2 trường THPT Quan Sơn”
Trong khuôn khổ đề tài của một sáng kiến kinh nghiệm tôi chỉ trình bày một số kinh nghiệm, những việc đã làm được thực tế của bản thân tự rút ra trong thực tế những năm qua cũng như hiện tại. Vì vậy không thể tránh khỏi thiếu sót, chủ quan cá nhân. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các quý thầy cô để tôi điều chỉnh cho hoàn thiện tôi. Xin trân trọng cảm ơn!
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu để tìm ra cách tổ chức hoạt động của giáo viên chủ nhiệm lớp 11A2 ở trường THPT Quan Sơn sao cho hiệu quả, thiết thực với các hoạt động chủ yếu:
(Trích Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011)
2. Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của Điều này, còn có những nhiệm vụ sau đây:
	a) Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh;
	b) Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng;
	c) Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường; 
	d) Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh;
	đ) Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.
Trong bối cảnh thực tế tại Quan Sơn vấn nạn tảo hôn vẫn còn nhiều, tệ nạn xã hội phát triển song hành với sự phát triển kinh tế - xã hội thì vai trò của giáo viên chủ nhiệm cần phải đặc biệt được coi trọng. 
3. Đối tượng nghiên cứu
Tôi chọn là các hoạt động của giáo viên chủ nhiệm ở lớp 11A2 trường THPT Quan Sơn. Là ngôi trường mà tôi đã công tác 16 năm gắn bó, đã chứng kiến nhiều các sự kiện của nhà trường. Trong đó có vấn đề hoạt động của giáo viên chủ nhiệm còn nhiều hạn chế, trong khi đó bản thân tôi được giao trọng trách này. 
Nhận thấy vẫn còn nhiều những hạn chế ở nhiều giáo viên mà bản thân tôi đã tập huấn cho họ về nghiệp vụ giáo viên chủ nhiệm nhưng hiệu quả vẫn chưa được như mong muốn.
Giáo viên chủ nhiệm là thành viên của tập thể sư phạm, là người thay mặt hiệu trưởng và hội đồng nhà trường, cha mẹ học sinh quản lý và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện học sinh lớp mình phụ trách, tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch của nhà trường ở lớp.
Giáo viên chủ nhiệm là người giáo dục và là người lãnh đạo gần gũi nhất, tổ chức điều khiển, kiểm tra toàn diện mọi mặt hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc phạm vi lớp mình phụ trách dựa trên đội ngũ tự quản là đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ đoàn và tính tự giác của mọi học sinh trên lớp. Là người tập hợp ý kiến và nguyện vọng của học sinh để phản ánh với hiệu trưởng và các tổ chức đoàn thể, còn có trách nhiệm bảo vệ, bênh vực quyền lợi cho mọi học sinh của lớp.
Giáo viên chủ nhiệm còn là người cố vấn công tác đoàn, là nhân vật trung tâm để hình thành và phát triển nhân cách học sinh, là cầu nối giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Điều 32. Quyền của giáo viên
	1. Giáo viên có những quyền sau đây:
	a) Được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh;
	b) Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo các chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo;
	c) Được trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức tham gia quản lý nhà trường;
	d) Được hưởng lương và phụ cấp (nếu có) khi được cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định hiện hành; 
	đ) Được cử tham gia các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
	e) Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường và cơ sở giáo dục khác nếu thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ quy định tại Điều 30 của Điều lệ này và được sự đồng ý của Hiệu trưởng ;
g) Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự, an toàn thân thể;
h) Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Giáo viên chủ nhiệm ngoài các quyền quy định tại khoản 1 của Điều này, còn có những quyền sau đây:
	a) Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình;
	b) Được dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình;
	c) Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm;
d) Được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 3 ngày liên tục;
đ) Được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định khi làm chủ nhiệm lớp.
Phương pháp tổ chức các hoạt động của GVCN là những nội dung gì và cách thức tổ chức như thế nào cho thiết thực, hiệu quả cho đúng nghĩa, tránh hình thức, làm cho xong việc mà phải tâm huyết là một vấn đề lớn, đặc biệt trong thời đại ngày nay khi giáo dục đang có nhiều vấn đề nóng. 
4. Phương pháp nghiên cứu
	Trong đề tài này tôi đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để có cái nhìn tổng quan, khách quan hơn để đưa ra các giải pháp cho hợp lý với đối tượng học sinh của mình. Với đặc thù là vấn đề nhạy cảm nên tôi chọn các phương pháp cũng nhạy cảm để thu thập số liệu như sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: 
Sử dụng phiếu điều tra về sơ yếu lí lịch để nắm rõ hoàn cảnh của từng em, năng khiếu, sở trường, nguyện vọng của từng em để có hướng quản lý cho phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp mình.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: 
Qua năm học lớp 10 xem lại về kết quả học tập, rèn luyện, sự tiến bộ cũng như những chiều hướng xấu qua thời gian hè có thể xảy ra.
Nghiên cứu đội ngũ tự quản và xây dựng bộ máy tự quản cho năm học mới. 
- Phương pháp nghiên cứu công tác chủ nhiệm của các giáo viên trong nhà trường để tổng hợp, rút ra bài học cho riêng mình. 
Bản thân tôi đã nhiều năm làm Thư ký hội đồng nhà trường, đã nhiều lần tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác giáo viên chủ nhiệm, đã đánh giá kết quả công tác giáo viên chủ nhiệm của các giáo viên qua nhiều năm
- Phương pháp điều tra thực tế
	Bản thân đi đến thăm nhiều gia đình học sinh để năm bắt thông tin về hoàn cảnh cụ thể của các học sinh lớp mình chủ nhiệm.
- Nghiên cứu các lực lượng giáo dục có liên quan đến giáo dục tại lớp mình: Ban giám hiệu, các giáo viên bộ môn được phân công, lực các nhân viên nhà trường, quản lý bán trú, căng tin, các nhà chủ cho học sinh trọ
* Từ các phương pháp trên thì tổng hợp lại để xây dựng kế hoạch công tác giáo viên chủ nhiệm của bản thân.
Phần 2. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Hiện nay nhà trường có 18 lớp, cần 42 giáo viên theo định mức, nhưng nhà trường chỉ có 22 giáo viên biên chế và phải hợp đồng thêm 10 giáo viên. Như vậy là thiếu giáo viên trầm trọng. Giáo viên chủ nhiệm 11A2 chuyển công tác xuống THPT DTNT Ngọc Lặc.
Nhà trường phải kiện toàn lại đội ngũ giáo viên giảng dạy và đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm.
Sự phát triển tâm lý học sinh 11 theo tính quy luật, mà ngự trị là quy luật về tính không đồng đều của sự phát triển, thể hiện ở tất cả các lĩnh vực của nhân cách. Hiện tượng tâm lí không thể đo đạc trực tiếp nhưng có thể đánh giá thông qua các sản phẩm hoạt động và các mối quan hệ giao tiếp. GVCN cần tránh định kiến, nóng vội đối với học sinh.
Học sinh lớp 11A2 hiện nay đã lớn, đang tuổi yêu đương, dễ thay đổi cảm xúc, dễ làm theo ý mình để khẳng định mình nhưng cũng chưa đủ kinh nghiệm để suy nghĩ chín chắn.
Trường THPT Quan Sơn là trường nằm ở vùng biên giới, núi cao, địa hình hiểm trở, ngăn cách. Vì vậy học sinh phải trọ lại trường hoặc nhà dân là nhiều. Nhiều em thuộc diện hộ nghèo, đi lại xa tới 25 km.
Bản thân tôi đã nhiều năm hoạt động công tác:
Thời sinh viên: 4 năm làm lớp trưởng; UVBCH liên chi đoàn 3 năm, Phó chủ tịch hội sinh viên 2 năm rồi Chủ tịch hội sinh viên khoa 2 năm, Trưởng ban kiểm tra hội sinh viên đại học sư phạm Hà Nội 2 năm
Từ năm 2003 đến nay: Giáo viên trường THPT Quan Sơn
Tổ phó chuyên môn từ năm 2005 – 2007
Tổ trưởng chuyên môn từ 2007 – 2010
Thư ký hội đồng từ 2009 – nay
Chi ủy viên chi bộ từ 2010 – nay
UV BCH Công đoàn từ 2007 – 2017
Phó chủ tịch Công đoàn tháng 10 – 12/2017
Chủ tịch Công đoàn 12/2017 – nay
Phó chủ tịch Hội khuyến học từ 2010 – nay
Phó chủ tịch Hội chữ thập đỏ từ 2010 – nay
Phó bí thư chi bộ trường từ 15/5/2018 – nay
Về mặt chủ nhiệm
	2003 – 2005 chủ nhiệm lớp 11D, 12D
	2005 – 2008 chủ nhiệm lớp 10D, 11D, 12D
	2008 – 2009 chủ nhiệm 11A2, 12A2
	2018 – 2019 chủ nhiệm 11A2
Từ kết quả hoạt động nhiều năm qua thấy rằng hoạt động GVCN có vai trò đặc biệt quan trọng cho học sinh trường THPT Quan Sơn. 
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
Quan Sơn là một huyện miền núi cao nhất nhì tỉnh Thanh Hoá. Đa số học sinh là người dân tộc Thái, một số Mường, H’Mông và Kinh cùng chung sống. Điều kiện kinh tế có nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí tương đối thấp. 
Trường THPT Quan Sơn được thành lập từ năm 1999 sau khi tách huyện Quan Hoá thành lập huyện Quan Sơn từ năm 1997. Hiện nay trong trường có gần bảy trăm học sinh (thường xuyên có học sinh bỏ học) đa số các em ở xa, nhà nghèo, phải trọ lại ở gần trường (ở bán trú, thuê phòng trọ, dựng lều lán ven sông suối, vách núi để ở...) nên có nhiều khó khăn. Trong điều kiện khó khăn đó, dân cư thưa thớt ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp, phong trào học tập... với sự hiện diện của các thầy cô giáo từ miền xuôi lên công tác đã góp phần làm thay đổi đáng kể đến nhiều mặt của huyện, đặc biệt là vấn đề văn hoá. Cho đến nay đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tiến bộ, song vẫn còn nhiều hạn chế trong việc giao tiếp, học tập, sinh hoạt... 
Nhà trường có nhiều giáo viên từ miền xuôi lên công tác, nhiều đồng chí ở trong các khu tập thể giáo viên, điều kiện sống có nhiều khó khăn. Một số đồng chí tách ra xây dựng nhà riêng ở gần trường. 
Nhà trường chưa có đủ hệ thống tường rào bảo vệ, có khu tập thể, khu gia đình, khu bán trú dân nuôi, khu căng tin và các hàng quán khu vực gần trường. Xung quanh trường có sông nước, khu trồng trọt và chăn thả rông của người dân nên rất phức tạp.
Tình trạng an ninh trật tự cũng rất phức tạp. Có đánh nhau, uống rượu bia say xỉn, có đối tượng vào tiêm chích vào buổi trưa và ban đêm. 
Lớp 10A2 năm học 2017 – 2018 có 38 học sinh bước vào năm học mới thì có 1 em đã bỏ học lấy chồng, sinh con, 2 học sinh bỏ học vì nghiện games, gia đình khó khăn, 1 học sinh cá biệt thuộc diện phải rèn luyện lại hạnh kiểm trong hè.
Năm học 2018 – 2019, lớp có 8 học sinh nam và 27 học sinh nữ đa số thuộc diện học trung bình khá. 
Một số học sinh nữ có nguy cơ bỏ học về lấy chồng với tinh thần chán học, tự ý nghỉ học, các bạn cùng lớp bảo sắp cưới.
Một số học sinh nam thích đánh nhau, chơi games, hút thuốc, uống rượu bia, xăm hình
Bố mẹ các học sinh phần lớn đi làm rừng, ở xa, giao phó việc giáo dục cho thầy cô, nhà trường với câu nói quen thuộc “Trăm sự nhờ thầy”
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3.1. Xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm
	Kế hoạch chủ nhiệm được xây dựng gồm
	- Kế hoạch chiến lược: Kế hoạch cho tới khi học sinh ra trường và thậm chí là cả khi các em đã ra trường tốt nghiệp, đi học, đi làm và sau này họp lớp trở lại.
	- Kế hoạch năm học cho 1 năm học 2018 – 2019
	Trong đó có kế hoạch từng tháng, từng tuần, kế hoạch mục tiêu, kế hoạch chuyên đề. Trong đó làm rõ nội dung triển khai và mục tiêu cần đạt được, phân công nhiệm vụ cụ thể và các mốc thời gian.
	Học sinh khai lí lịch để giáo viên chủ nhiệm tổng hợp. Học sinh ký cam kết không bỏ học giữa chừng đi lấy vợ, lấy chồng và vi phạm pháp luật, các tệ nạn xã hội.
	Kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm phải thể hiện trong sổ chủ nhiệm theo quy định và 1 số cá nhân riêng.
	Đầu năm học phải kiện toàn lại bộ máy tự quản, hướng dẫn cho các em phương pháp triển khai nhiệm vụ của mình. Ấn định vị trí ngồi cố định để giáo viên dễ theo dõi, các tổ dễ theo dõi. In sơ đồ lớp dán vào bản tin của lớp và để ở bàn giáo viên để giáo viên bộ môn theo dõi.
	Họp cha mẹ học sinh đầu năm để trao đổi kế hoạch. Thống nhất và cùng ký cam kết để thực hiện. Đảm bảo rằng tất cả các phụ huynh phải lưu số điện thoại của thầy giáo và giáo viên chủ nhiệm có tất cả số liên lạc, địa chỉ từng phụ huynh.
Các phụ huynh cùng đăng ký liên lạc điện tử SMAS để tiện liên hệ. Một số phụ huynh ở vùng hẻo lánh chưa có sóng điện thoại thì thống nhất phương án liên lạc riêng. Và thầy giáo chủ nhiệm sẵn sàng đến tận nhà nếu cần thiết.
Các học sinh phải được nắm bắt các kế hoạch mà thầy giáo chủ nhiệm triển khai và xây dựng kế hoạch thực hiện cho mỗi bản thân học sinh trong học tập, rèn luyện ý thức tổ chức kỹ luật và kỹ năng sống, tránh được các tệ nạn xã hội.
Học sinh phải được biết về các tệ nạn xã hội có thể mình mắc phải. Xem nó là gì, nó như thế nào, thủ đoạn để nó xâm nhập, dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh các tệ nạn đó.
Học sinh phải nhận thức được tác hại của mang thai sớm, tảo hôn, nguyên nhân và cách phòng tránh thông qua giáo viên chủ nhiệm truyền tải kiến thức ngay đầu năm học và xử lý một số tình huống giả định để nâng cao kỹ năng sống cho các em ngay từ đầu năm học. Với phương châm phòng là chính, còn khi đã xảy ra thi phải xử lý kịp thời, triệt để và mang tính tích cực, giảm thiểu hậu quả. Kế hoạch của GVCN phải chi tiết, cụ thể, có các mốc thời gian tương ứng với các nội dung cần đạt được đến mục tiêu nào.
3.2. Nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp
	Đây là hoạt động tập thể, là một hình thức tự quản của học sinh và là một trong các biện pháp góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết. Đây cũng là dịp để học sinh làm quen với nhiều hình thức khác nhau, giúp các em rèn luyện nhiều kỹ năng cần thiết như giao tiếp, ứng xử, giải quyết các tình huống mâu thuẫn, khó khăn, áp lực
	Một số giáo viên đã để giờ sinh hoạt nhàm chán do: Học sinh không được cùng nhau tổ chức tham gia mà bị áp đặt; nội dung khô khan không gắn với nhu cầu của học sinh, lặp đi lặp lại; giáo viên quá nghiêm khắc, không đặt mình vào hoàn cảnh của mỗi em.
	Bản thân tôi đã thực hiện:
- Đa dạng các hình thức sinh hoạt, thu hút tối đa sự tham gia của các em dưới sự hướng dẫn, cố vấn của thầy để các em tăng cường vai trò tự quản
- Tăng cường các nội dung sinh hoạt chung của lớp phù hợp với nhu cầu, sở thích của cac em. Những học sinh cá biệt được gọi nói chuyện riêng ngoài giờ.
- Tăng cường cho các em đối thoại tăng kỹ năng giao tiếp, ứng xử hiệu quả trong nhiều tình huống khác nhau.
- Khen chê một cách hợp lý theo nguyên tắc “bánh mì kẹp thịt” (nghĩa là khen – chê – đánh giá chung) với chiều hướng động viên khích lệ, khen nhiều hơn chê để động viên, khích lệ vì ai cũng thích được khen.
Khen ngợi được phải cụ thể, gọi tên các phẩm chất, phải chân thật, gây cảm xúc cho học sinh được khen. Cần khen ngay khi có hành vi tích cực mới xuất hiện, đặc biệt với những học sinh hay mắc khuyết điểm, học sinh có học lực yếu hay nhút nhát
Khi phê bình chỉ phê bình hành vi cụ thể, không khái quát thành phẩm chất nhân cách không chì chiết, nhắc đi nhắc lại những khuyết điểm đã xảy ra từ lâu
Trong giờ sinh hoạt rèn luyện cho học sinh xử lý nhiều tình huống, đặc biệt là kỹ năng ứng phó với những thách thức của cuộc sống, giải quyết các tình huống và giao tiếp hiệu quả để làm giảm áp lực của cuộc sống đồng thời tăng nội lực của bản thân theo công thức
 Áp lực của cuộc sống (xã hội, gia đình, bài tập)
Căng thẳng = -------------------------------------------------------------------
 Nội lực bản thân
Thảo luận về bạo lực học đường: Nguyên nhân, cách giải quyết, xử lý một số tình huống trong cuộc sống gần gũi của học sinh tìm ra cách giải quyết tích cực nhất, hiệu quả nhất
- Cuối tiết, GVCN phải kết luận, nêu kế hoạch và học sinh ra về được thoải mái, không nặng nề, đặc biệt là không còn mâu thuẫn giữa các học sinh.
3.3. Phòng, chống tảo hôn cho học sinh
	Giáo viên chủ nhiệm phải nhận thức đây là nguy cơ hiện hữu. Lúc đang học lớp 10 đã có 1 học sinh nữ bỏ học về lấy chồng. Đầu năm lớp 11 có 1 số học sinh nữ có biểu hiện muốn bỏ học về lấy chồng. Phong trào yêu đương lan rộng, đặc biệt học sinh hẹn hò qua mạng xã hội.
	Giải pháp của giáo viên chủ nhiệm (bản thân là giáo viên dạy môn sinh học, phụ trách giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên):
	- Tuyên truyền đến học sinh về tác hại của việc lấy chồng sớm, mang thai sớm, sinh con sớm
	- Hướng dẫn cho các em các biện pháp phòng tránh thai cho học sinh
	+ Luôn kiềm chế cảm xúc
	+ Tránh riêng tư nơi vắng vẻ, tối tăm
	+ Tránh uống rượu bia dễ gây kích dục (học sinh miền núi thường uống rượu ngay từ khi còn nhỏ, hằng năm có nhiều vụ quan hệ tình dục sau khi uống rượu bia, thầy phải thường xuyên nhắc nhở)
	+ Biết cá

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_cua_giao_vien_chu_nhiem_phong_chong_tao_hon_v.doc