SKKN Giải nhanh bài tập 3 cặp gen quy định 2 tính trạng liên kết hoàn toàn trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng nhằm nâng cao chất lượng kì thi thpt quốc gia
Qua nhiều năm giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh, học sinh thi vào các trường đại học, cao đẳng, tôi nhận thấy sau khi học sinh đã có vốn kiến thức cơ bản về lí thuyết các em rất hăng hái khi được tiếp cận hệ thống kiến thức bài tập. Bài tập vừa là phương tiện dùng để củng cố kiến thức, kĩ năng vừa là phương tiện để rèn luyện phát triển tư duy sáng tạo và khả năng phân tích của học sinh. Hiện nay bài tập quy luật di truyền chiếm tỉ lệ không nhỏ trong các đề thi HSG cấp tỉnh, và chiếm khoảng 9/40 câu trong đề thi THPT Quốc Gia.
Trong các quy luật di truyền được giới thiệu ở chương trình sinh học bậc THPT, tương tác gen và liên kết gen là hai quy luật di truyền tuy không khó hiểu nhưng phức tạp hơn so với các quy luật di truyền khác. Để giải nhanh và chính xác dạng bài tập ở mỗi quy luật di truyền vốn đã khó, thì việc giải nhanh và chính xác dạng bài tập phối hợp cả 2 quy luật di truyền càng là vấn đề khó khăn cho học sinh THPT. Hiện nay đa số các em làm dạng bài tập phối hợp này theo hình thức tự luận mất nhiều thời gian và lại đễ nhầm lẫn.
Cùng với việc đổi mới dạy học theo chủ đề, đổi mới kiểm tra, đánh giá, các trường tự chủ trong việc xây dựng chương trình dạy học nhà trường, thì giáo viên ngoài việc giúp học sinh chủ động, tích cực tiếp nhận kiến thức mới còn phải tìm ra những phương pháp, kinh nghiệm giúp học sinh ôn tập tốt hơn. Đặc biệt với hình thức thi THPT hiện nay, môn sinh học nằm trong tổ hợp môn thi Khoa học tự nhiên, thời gian cho mỗi bài thi chỉ 50 phút với 40 câu trắc nghiệm thì việc giáo viên hướng dẫn để học sinh có phương pháp giải nhanh và chính xác các bài tập khó để lấy điểm cao là hết sức cần thiết.
SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT LƯƠNG ĐẮC BẰNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢI NHANH BÀI TẬP 3 CẶP GEN QUY ĐỊNH 2 TÍNH TRẠNG LIÊN KẾT HOÀN TOÀN TRÊN 2 CẶP NHIỄM SẮC THỂ TƯƠNG ĐỒNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KÌ THI THPT QUỐC GIA Người thực hiện: Nguyễn Thị Mai Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn SKKN thuộc môn: Sinh học THANH HÓA, NĂM 2017 MỤC LỤC Trang 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài .1 1.2. Mục đích nghiên cứu ...2 1.3. Đối tượng nghiên cứu ..2 1.4. Phương pháp nghiên cứu .....2 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 2.1.1. Cơ sở lí thuyết sinh học..3 2.1.2. Cơ sở toán học3 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm..3 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề..4 2.3.1. Phương pháp nhận dạng.4 2.3.2. Phương pháp giải.4 2.3.3. Ví dụ minh họa ...7 2.3.4. Bài tập tự luyện..15 2.3.5. Ứng dụng để giải nhanh đề luyện thi THPT Quốc gia..................................................................................15 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường..18 3. Kết luận.19 Tài liệu tham khảo.20 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Qua nhiều năm giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh, học sinh thi vào các trường đại học, cao đẳng, tôi nhận thấy sau khi học sinh đã có vốn kiến thức cơ bản về lí thuyết các em rất hăng hái khi được tiếp cận hệ thống kiến thức bài tập. Bài tập vừa là phương tiện dùng để củng cố kiến thức, kĩ năng vừa là phương tiện để rèn luyện phát triển tư duy sáng tạo và khả năng phân tích của học sinh. Hiện nay bài tập quy luật di truyền chiếm tỉ lệ không nhỏ trong các đề thi HSG cấp tỉnh, và chiếm khoảng 9/40 câu trong đề thi THPT Quốc Gia. Trong các quy luật di truyền được giới thiệu ở chương trình sinh học bậc THPT, tương tác gen và liên kết gen là hai quy luật di truyền tuy không khó hiểu nhưng phức tạp hơn so với các quy luật di truyền khác. Để giải nhanh và chính xác dạng bài tập ở mỗi quy luật di truyền vốn đã khó, thì việc giải nhanh và chính xác dạng bài tập phối hợp cả 2 quy luật di truyền càng là vấn đề khó khăn cho học sinh THPT. Hiện nay đa số các em làm dạng bài tập phối hợp này theo hình thức tự luận mất nhiều thời gian và lại đễ nhầm lẫn. Cùng với việc đổi mới dạy học theo chủ đề, đổi mới kiểm tra, đánh giá, các trường tự chủ trong việc xây dựng chương trình dạy học nhà trường, thì giáo viên ngoài việc giúp học sinh chủ động, tích cực tiếp nhận kiến thức mới còn phải tìm ra những phương pháp, kinh nghiệm giúp học sinh ôn tập tốt hơn. Đặc biệt với hình thức thi THPT hiện nay, môn sinh học nằm trong tổ hợp môn thi Khoa học tự nhiên, thời gian cho mỗi bài thi chỉ 50 phút với 40 câu trắc nghiệm thì việc giáo viên hướng dẫn để học sinh có phương pháp giải nhanh và chính xác các bài tập khó để lấy điểm cao là hết sức cần thiết. Hiện nay đã có nhiều tài liệu viết về các phương pháp giải nhanh bài tập quy luật di truyền: Tác giả Lê Đình Trung viết cuốn “Các dạng bài tập về di truyền – Biến dị”, nhà xuất bản Giáo dục, năm 1999; tác giả Phan Kỳ Nam viết cuốn “Phương pháp giải bài tập sinh học”, Nhà xuất bản Đồng Nai, năm 1999; tác giả Đỗ Mạnh Hùng viết cuốn “Lí thuyết & bài tập sinh học” Nhà xuất bản Trẻ, năm 2000 đã tóm tắt về lí thuyết và thiết lập một số công thức giải bài tập phần “Các quy luật di truyền”. Năm 2010, cuốn “Phương pháp giải nhanh bài tập di truyền” của tác giả Phan Khắc Nghệ đã thiết lập công thức và có nhiều dạng bài tập mới về quy luật di truyền. Tuy nhiên, phương pháp giải nhanh dạng bài tập phối hợp giữa quy luật tương tác gen và quy luật hoán vị gen thì chưa được các tác giả viết cụ thể. Chính vì những lý do trên, trong quá trình dạy học tôi đã dựa vào lý thuyết phần quy luật tương tác gen và hoán vị gen, hướng dẫn học sinh ứng dụng giải nhanh bài tập phần này, nhờ đó học sinh không còn lúng túng khi gặp các dạng bài tập khó và đây cũng là một cơ sở để củng cố thêm về lý thuyết cho học sinh. Do đó, tôi có ý tưởng viết đề tài với nội dung: “GIẢI NHANH BÀI TẬP 3 CẶP GEN QUY ĐỊNH 2 TÍNH TRẠNG LIÊN KẾT HOÀN TOÀN TRÊN 2 CẶP NHIỄM SẮC THỂ TƯƠNG ĐỒNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KÌ THI THPT QUỐC GIA” với mong muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp nhằm giúp học sinh có được những kĩ năng cần thiết để giải nhanh dạng bài tập này. Mục đích nghiên cứu: Đề xuất phương pháp suy luận để có cách giải nhanh và chính xác dạng bài tập 3 cặp gen quy định 2 tính trạng liên kết hoàn toàn trên 3 cặp nhiễm sắc thể tương đồng, từ đó ứng dụng giải bài tập cụ thể nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài áp dụng với học sinh khối 12 trong các giờ luyện tập, ôn tập chương, ôn luyện thi THPT Quốc gia và bồi dưỡng học sinh giỏi. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu: - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết. - Nghiên cứu cơ sở toán học. - Nghiên cứu một số bài tập 3 cặp gen quy định 2 tính trạng liên kết hoàn toàn trên 3 cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong đề thi đại học, đề thi học sinh giỏi, giải toán bằng máy tính môn sinh học. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: Cơ sở lý thuyết sinh học: Quy luật tương tác gen: [1], [3], [10]. Tương tác gen gồm 3 dạng: - Tương tác bổ sung có các tỉ lệ ở F2 là: 9: 3: 3: 1; 9: 6: 1; 9: 7; 9: 4: 3. - Tương tác cộng gộp có các tỉ lệ ở F2 là: 15: 1; 1: 4: 6: 1; ... - Tương tác át chế có các tỉ lệ ở F2 là: 12: 3: 1; 13: 3; 9: 4: 3. b) Quy luật liên kết hoàn toàn: - Liên kết hoàn toàn là hiện tượng các gen không alen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể phân li và tổ hợp cùng nhau trong giảm phân và thụ tinh. - Cơ thể dị hợp về 2 cặp gen có thể có kiểu gen dị hợp chéo hoặc dị hợp đều. Dị hợp chéo hay liên kết đối: Gen trội liên kết với gen lặn và ngược lại (VD: AbaB). Dị hợp đều hay liên kết đồng: Gen trội liên kết với gen trội, gen lặn liên kết với gen lặn (VD:ABab) [5]. Cơ sở toán học: Xác suất của một sự kiện mà phụ thuộc vào nhiều biến cố xảy ra độc lập bằng tích xác suất của các biến cố độc lập tạo nên sự kiện đó: P(ABD) = P(A) x P(B) x P(D). Trong đó A, B, D là các sự kiện độc lập [6]. 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Trước đây, khi học sinh gặp phải dạng bài tập này trong các đề thi học sinh giỏi hay thi đại học, học sinh còn rất lúng túng. Trước hết, học sinh có cảm giác như “ngợp” trước đề, vì đề thường tương đối dài. Một số học sinh khá giỏi có thể vẫn biện luận và lập sơ đồ lai để giải nhưng mất rất nhiều thời gian vì phải vừa mò thử kiểu gen vừa viết sơ đồ với mỗi trường hợp. Như vậy không thể đáp ứng việc giải nhanh dạng bài tập này trong thời gian ngắn. Nhiều tài liệu có viết về loại bài tập 3 cặp gen quy định 2 tính trạng liên kết hoàn toàn trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng nhưng lời giải dài dòng, chưa đưa ra cách giải nhanh và cụ thể. Điều quan trọng hiện nay là để học sinh khá giỏi lấy được điểm cao trong kì thi THPT phải giúp các em định hướng được dạng bài tập và giải nhanh bài tập đó. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: Bản thân tôi trong quá trình dạy học đã hướng dẫn học sinh nhận dạng và hiểu cơ sở để giải nhanh dạng bài tập 3 cặp gen quy định 2 tính trạng liên kết hoàn toàn trên 3 cặp nhiễm sắc thể tương đồng: 2.3.1 Phương pháp nhận dạng: Bài toán là phép lai 2 tính trạng (thường cho cây P hoặc F1 tự thụ phấn). Có thể giả thuyết đã cho 1 trong số 2 tính trạng do 1 cặp gen quy định. Con lai có 16 kiểu tổ hợp giao tử. Nếu nhẩm nhanh tỉ lệ kiểu hình của mỗi tính trạng trong thế hệ con lai thì có 1 tính trạng di truyền theo quy luật tương tác gen, một tính trạng di truyền theo quy luật phân li. Phương pháp giải: Bước 1: Xét riêng từng tính trạng ở con lai: * Ở một tính trạng con lai có tỉ lệ của tương tác gen: Nếu con lai có tỉ lệ: 9: 3: 3: 1, 9: 6: 1, 9: 7 Þ Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung. Nếu con lai có tỉ lệ 12: 3: 1, 13: 3 Þ Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác át chế do gen trội. Nếu con lai có tỉ lệ 9: 3: 4 Þ Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác át chế do gen lặn hoặc giải thích bằng tương tác bổ sung. Nếu con lai có tỉ lệ: 15: 1, 1: 4: 6: 4: 1 Þ Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác cộng gộp. Quy ước gen theo kiểu tương tác. Bố mẹ đều có kiểu gen AaBb. *Ở một tính trạng con lai có tỉ lệ 3: 1 Þ tính trạng trội lặn, quy ước gen. - Bố mẹ đều có kiểu gen Dd. Þ bố mẹ dị hợp 3 cặp gen AaBbDd Bước 2: Xét chung sự di truyền của 2 tính trạng ở con lai: * Con lai có 16 kiểu tổ hợp giao tử = 4 x 4 Þ bố mẹ dị hợp 3 cặp gen cho 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau Þ 3 cặp gen AaBbDd liên kết hoàn toàn trên 2 cặp NST tương đồng. *Hoặc xét tích tỉ lệ xét riêng thấy khác tỉ lệ giả thuyết, số kiểu hình giả thuyết nhỏ hơn so với số kiểu hình có thể có khi 2 tính trạng di truyền độc lập Þ 2 tính trạng di truyền liên kết hoàn toàn Þ 3 cặp gen AaBbDd liên kết hoàn toàn trên 2 cặp NST tương đồng. Bước 3: Xác định kiểu gen của P: * Xác định kiểu liên kết là liên kết đồng hay liên kết đối: Nếu liên kết đồng: AaBDbd ×AaBDbd Þ Aa×AaBDbd×BDbd→3A-:1aa3B-D-:1bbdd P: AaBDbd ×AaBDbd Þ GP: ABD+Abd+aBD+abd(ABD+Abd+aBD+abd) F1: 9A-B-D-: 3A-bbdd: 3aaB-D-: 1 aabbdd Þ Con lai có tỉ lệ là 9: 3: 3:1 hoặc các tỉ lệ: 9: 6: 1, 9: 7; 9: 4:3; 12: 3:1; 13: 3; 15: 1 (tỉ lệ nguyên chuẩn). Nếu liên kết đối: AaBdbD ×AaBdbD Þ Aa×AaBdbD×BdbD→3A-:1aa1BBdd:2Bbdd: 1bbDD P: AaBDbd ×AaBDbd Þ GP: ABd+AbD+aBd+abD(ABd+AbD+aBd+abD) F1: 3A-BBdd: 6A-Bbdd: 3A-bbDD: 1aaBBdd: 2 aaBbdd: 1 aabbDD Nếu một bên liên kết đồng, một bên liên kết đối: AaBdbD ×AaBDbd Þ Aa×AaBdbD×BDbd→3A-:1aa2B-D-:1BbDD:1Bbdd P: AaBdbD ×AaBDbd Þ GP: ABd+AbD+aBd+abDABD+Abd+aBD+abd F1: 6A-B-D-: 3A-BbDD: 3 A-Bbdd: 2 aaB-D-: 1 aaBbDD: 1aaBbdd Þ Con lai có tỉ lệ 3: 6: 3: 1: 2: 1, hoặc các biến dạng của tỉ lệ này (tỉ lệ khác nguyên chuẩn). Vậy: Nếu con lai có tỉ lệ nguyên chuẩn thì bố mẹ liên kết đồng: Gen trội liên kết với gen trội không alen, gen lặn liên kết với gen lặn không alen. Nếu con lai có tỉ lệ khác nguyên chuẩn thì bố mẹ liên kết đối: Gen trội liên kết với gen lặn không alen, gen lặn liên kết với gen trôị không alen. * Xác định cặp gen Aa liên kết với Dd hay cặp gen Bb liên kết với Dd - Nếu A-bb và aaB- cùng quy định một kiểu hình (Tính trạng tương tác có tỉ lệ 9: 6: 1, 9: 7; 15: 1) thì cặp gen Aa liên kết với Dd hoặc cặp gen Bb liên kết với Dd cũng đều thoả mãn. - Nếu A-bb và aaB- quy định hai kiểu hình khác nhau thì phải xét kiểu hình aaB-dd (nếu có 1 tính trạng chỉ được quy định bởi KG này) Hoặc kiểu gen A-bbdd ((nếu có 1 tính trạng chỉ được quy định bởi KG này). Nếu liên kết đồng: TH1: con lai có kiểu hình aaB-dd → cặp gen Aa liên kết với cặp gen Dd →KG của P: BbADad. Con lai không có kiểu hình aaB-dd → cặp gen Bb liên kết với cặp gen Dd →KG của P: AaBDbd. TH2: con lai có kiểu hình A-bbdd → cặp gen Bb liên kết với cặp gen Dd →KG của P: AaBDbd. con lai không có kiểu hình A-bbdd → cặp gen Aa liên kết với cặp gen Dd →KG của P: BbADad. Nếu liên kết đối: TH1: con lai có kiểu hình aaB-dd → cặp gen Bb liên kết với cặp gen Dd →KG của P: AaBDbd. Con lai không có kiểu hình aaB-dd → cặp gen Aa liên kết với cặp gen Dd →KG của P: BbADad . TH2: con lai có kiểu hình A-bbdd → cặp gen Aa liên kết với cặp gen Dd →KG của P: BbADad. con lai không có kiểu hình A-bbdd → cặp gen Bb liên kết với cặp gen Dd →KG của P: AaBDbd. Chú ý: Bước 3 cũng có thể chọn các kiểu hình dễ xác định kiểu gen nhất có hoặc không có ở con lai để biện luận. 2.3.3. Ví dụ minh họa: Bài 1: F1 tự thụ phấn được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 9/16 cây có hạt phấn dài, màu vàng; 4/16 cây có hạt phấn ngắn, màu trắng; 3/16 cây có hạt phấn ngắn, màu vàng. Cho biết màu sắc hạt phấn do 1 cặp gen quy định. Cấu trúc của NST thay đổi trong giảm phân. a. Hãy biện luận và tìm quy luật di truyền để chi phối các tính trạng. b. Cho F1 lai phân tích, kết quả thu được sẽ như thế nào? [2] Giải: Bước 1: Xét riêng từng tính trạng ở F2: Tính trạng kích thước hạt phấn: Hạt phấn dàiHạt phấn ngắn=94+3= 97 → Tính trạng kích thước hạt phấn di truyền theo quy luật tương tác bổ sung. Quy ước: A-B-: Hạt phấn dài; A-bb, aaB-, aabb: Hạt phấn ngắn. F1 có kiểu gen AaBb. Tính trạng màu hạt phấn: Hạt phấn màu vàngHạt phấn màu trắng= 9+34=31 → Tính trạng màu sắc hạt phấn di truyền theo quy luật phân li. Quy ước: D: Hạt phấn vàng; d: Hạt phấn trắng. F1 có kiểu gen Dd. Như vậy F1 dị hợp 3 cặp gen. Bước 2: Xét chung sự di truyền của 2 tính trạng ở con lai: Con lai có 16 kiểu tổ hợp giao tử = 4 x 4 → cây F1 cho 4 loại giao tử → cây F1 dị hợp 3 cặp gen cho 4 loại giao tử thì 3 cặp gen liên kết hoàn toàn trên 2 cặp NST tương đồng. Hoặc: (hạt phấn dài: hạt phấn ngắn)(hạt phấn vàng: hạt phấn trắng) = (9: 7)(3: 1) ≠ tỉ lệ giả thuyết (9: 4: 3), số kiểu hình của F2 ở giả thuyết ít hơn số kiểu hình nếu 2 tính trạng phân li độc lập → Sự di truyền của 2 tính trạng tuân theo quy luật liên kết hoàn toàn. Cặp gen Aa liên kết với Dd hoặc cặp gen Bb liên kết với Dd trên cùng một cặp NST tương đồng. Bước 3: Xác định kiểu gen của P: * Xác định kiểu liên kết là liên kết đồng hay liên kết đối: Vì con lai có tỉ lệ nguyên chuẩn nên các gen liên kết đồng: Gen trội liên kết với gen trội không alen, gen lặn liên kết với gen lặn không alen. * Xác định cặp gen Aa liên kết với Dd hay cặp gen Bb liên kết với Dd A-bb và aaB- cùng quy định một kiểu hình hạt phấn ngắn nên cặp gen Aa liên kết với Dd hoặc cặp gen Bb liên kết với Dd cũng đều thoả mãn. (Hoặc: Thế hệ F2 không có kiểu hình: cây hạt phấn dài, trắng: A-B-dd do đó gen trội liên kết với gen trội). Giả sử cặp gen Bb liên kết với cặp gen Dd → Kiểu gen của F1: AaBDbd (Hoặc BbADad nếu Aa liên kết với Dd) Sơ đồ lai: F1: AaBDbd x AaBDbd G F1: ABD, Abd, aBD, abd ABD, Abd, aBD, abd F2: ABD Abd aBD abd ABD AABDBD AABDbd AaBDBD AaBDbd Abd AABDbd AAbdbd AaBDbd Aabdbd aBD AaBDBD AaBDbd aaBDBD aaBDbd abd AaBDbd Aabdbd aaBDbd aabdbd F2: 1 AABDBD: 1 AAbdbd : 1 aaBDBD : 1 aabdbd 2 AABDbd: 2 Aabdbd: 2 aaBDbd 2 AaBDBD 4 AaBDbd 9 A-B-D-: 3 A-bbdd: 3aaB-D-: 1aabbdd 9/16 cây hạt phấn dài, vàng: 4/16 cây hạt phấn ngắn, trắng; 3/16 cây hạt phấn ngắn, vàng. b) F1 lai phân tích: AaBDbd x aabbbd GF1: ABD,Abd, aBD, abd abd Fa: 1 AaBDbd: 1 Aabdbd: 1 aaBDbd: 1 aabdbd Tỉ lệ kiểu hình: 1 cây hạt phấn dài, vàng: 2 cây hạt phấn ngắn, trắng; 1 cây hạt phấn ngắn, vàng Bài 2: Ở một loài thực vật, khi cho cây P tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 6 cây quả dẹt, hoa đỏ: 5 cây quả tròn, hoa đỏ: 3 cây quả dẹt, hoa trắng: 1 cây quả tròn, trắng: 1 cây quả dài, hoa đỏ. Xác định kiểu gen và kiểu hình của (P) phù hợp với kết quả trên? Biết rằng không xảy ra đột biến, tính trạng màu sắc hoa do 1 gen có 2 alen quy định, alen D quy định tính trạng trội so với alen d quy định tính trạng lặn.[4] Giải: Bước 1: Xét riêng từng tính trạng ở F1: Tính trạng dạng quả: Cây quả dẹt: cây quả tròn: cây quả dài = 9: 6: 1→ Tính trạng dạng quả di truyền theo quy luật tương tác bổ sung. Quy ước: A-B-: Quả dẹt; A-bb, aaB-: Quả tròn; aabb: quả dài. P có kiểu gen AaBb. Tính trạng màu hoa: Hoa đỏHoa trắng= 6+5+13+1=31 → Tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật phân li. Quy ước: D: Hoa đỏ; d: Hoa trắng. P có kiểu gen Dd. Như vậy P dị hợp 3 cặp gen. Bước 2: Xét chung sự di truyền của 2 tính trạng ở con lai: Con lai có 16 kiểu tổ hợp giao tử = 4 x 4 → cây P cho 4 loại giao tử → cây P dị hợp 3 cặp gen cho 4 loại giao tử thì 3 cặp gen liên kết hoàn toàn trên 2 cặp NST tương đồng. Hoặc: (Quả dẹt: Quả tròn: Quả dài)(hoa đỏ: hoa trắng) = (9: 6: 1)(3: 1) ≠ tỉ lệ giả thuyết (6: 5: 3: 1: 1), số kiểu hình của F1 ở giả thuyết ít hơn số kiểu hình nếu 2 tính trạng phân li độc lập → Sự di truyền của 2 tính trạng tuân theo quy luật liên kết hoàn toàn. Cặp gen Aa liên kết với Dd hoặc cặp gen Bb liên kết với Dd trên cùng một cặp NST tương đồng. Bước 3: Xác định kiểu gen của P: * Xác định kiểu liên kết là liên kết đồng hay liên kết đối: Vì con lai có tỉ lệ khác nguyên chuẩn nên các gen liên kết đối: Gen trội liên kết với gen lặn không alen, gen lặn liên kết với gen trội không alen. * Xác định cặp gen Aa liên kết với Dd hay cặp gen Bb liên kết với Dd A-bb và aaB- cùng quy định một kiểu hình quả tròn nên cặp gen Aa liên kết với Dd hoặc cặp gen Bb liên kết với Dd cũng đều thoả mãn. (Hoặc: Thế hệ F1 không có kiểu hình: Quả dài, hoa trắng: aabb,dd do đó gen trội liên kết với gen lặn). Giả sử cặp gen Bb liên kết với cặp gen Dd → Kiểu gen của F1: AaBdbD (Hoặc BbAdaD nếu Aa liên kết với Dd) Sơ đồ lai: F1: AaBdbD x AaBdbD G F1: ABd, AbD, aBd, abD ABd, AbD, aBd, abD F2: ABd AbD aBd abD ABd AABdBd AABdbD AaBdBd AaBdbD AbD AABdbD AAbDbD AaBdbD AabDbD aBd AaBdBd AaBdbD aaBdBd aaBdbD abD AaBdbD AabDbD aaBdbD aabDbD F2: 1 AABdBd: 2 AABdbD: 2 AaBdBd: 1 AAbDbD : 4 AaBdbD: 2AabDbD: 1 aaBdBd : 2 aaBDbd: 1 aabDbD 6 A-B-D-: 3 A-bbD- 2 aaB-D-: 3 A-B-dd: 1aaB-dd: 1 aabbD- 6 cây quả dẹt, hoa đỏ: 5 cây quả tròn, hoa đỏ: 3 cây quả dẹt, hoa trắng: 1 cây quả tròn, trắng: 1 cây quả dài, hoa đỏ. Bài 3: Khi lai 2 cặp thỏ, tất cả đều có lông trắng và dài, người ta thu được kết quả như sau: P1: Thỏ cái 1 x thỏ đực 1 F1 – 1: 9 trắng dài: 3 trắng, ngắn: 3 đen dài: 1 xám, ngắn. P2: Thỏ cái 2 x thỏ đực 2 F1 – 1: 9 trắng dài: 3 trắng, ngắn: 2 đen dài: 1 đen, ngắn: 1 xám, dài. Hãy giải thích các kết quả trên. Biết rằng gen quy định các tính trạng đều nằm trên NST thường và tính trạng chiều dài lông được quy định bởi một cặp gen alen [9]. Giải: Phép lai 1: Bước 1: Xét riêng từng tính trạng ở F1: Tính trạng màu lông: cá thể lông trắng: cá thể lông đen: cá thể lông xám = 12: 3: 1→ Tính trạng màu lông di truyền theo quy luật tương tác át chế do gen lặn. Quy ước: A-B-, A-bb: Lông trắng; A-bb, aaB-: Lông đen; aabb: Lông xám. F1 có kiểu gen AaBb. Tính trạng kích thước lông: Lông dàiLông ngắn= 9+34=31 → Tính trạng kích thước lông di truyền theo quy luật phân li. Quy ước: D: Lông dài; d: Lông ngắn. F1 có kiểu gen Dd. Như vậy F1 dị hợp 3 cặp gen. Bước 2: Xét chung sự di truyền của 2 tính trạng ở con lai: Con lai có 16 kiểu tổ hợp giao tử = 4 x 4 → cá thể P cho 4 loại giao tử → cá thể P dị hợp 3 cặp gen cho 4 loại giao tử thì 3 cặp gen liên kết hoàn toàn trên 2 cặp NST tương đồng. Hoặc: (cá thể lông trắng: cá thể lông đen: cá thể lông xám)(lông dài: lông ngắn) = (12: 3: 1)(3: 1) ≠ tỉ lệ giả thuyết (9: 3: 3: 1), số kiểu hình của F1 ở giả thuyết ít hơn số kiểu hình nếu 2 tính trạng phân li độc lập → Sự di truyền của 2 tính trạng tuân theo quy luật liên kết hoàn toàn. Cặp gen Aa liên kết với Dd hoặc cặp gen Bb liên kết với Dd trên cùng một cặp NST tương đồng. Bước 3: Xác định kiểu gen của P: * Xác định kiểu liên kết là liên kết đồng hay liên kết đối: Vì con lai có tỉ lệ nguyên chuẩn nên các gen liên kết đồng: Gen trội liên kết với gen trội không alen, gen lặn liên kết với gen lặn không alen. * Xác định cặp gen Aa liên kết với Dd hay cặp gen Bb liên kết với Dd F1 không có kiểu hình đen ngắn: aaB-dd → a không liên kết với d; do đó B liên kết với D, b liên kết với d. (Hoặc: F1 có kiểu hình đen dài: aaB-D- và xám ngắn: aabbdd do đó B liên kết với D, b liên kết với d). → Kiểu gen của P: AaBDbd Sơ đồ lai: P: AaBDbd x AaBDbd G P: ABD, Abd, aBD, abd ABD, Abd, aBD, abd F1 ABD Abd aBD abd ABD AABDBD AABDbd AaBDBD AaBDbd Abd AABDbd AAbdbd AaBDbd Aabdbd aBD AaBDBD AaBDbd aaBDBD aaBDbd abd AaBDbd Aabdbd aaBDbd aabdbd F1: 1 AABDBD: 1 AAbdbd : 1 aaBDBD : 1 aabdbd 2 AABDbd: 2 Aabdbd: 2 aaBDbd 2 AaBDBD 4 AaBDbd 9 A-B-D-: 3 A-bbdd: 3aaB-D-: 1aabbdd 9 trắng dài: 3 trắng, ngắn: 3 đen dài: 1 xám, ngắn. Phép lai 2: Bước 1: Xét riêng từng tính trạng ở F1: Tính trạng màu lông: cá thể lông trắng: cá thể lông đen: cá thể lông xám = 12: 3: 1→ Tính trạng màu lông di truyền theo quy luật tương tác át chế do gen lặn. Quy ước: A-B-, A-bb: Lông trắng; A-bb, aaB-: Lông đen; aabb: Lông xám. F1 có kiểu gen AaBb. Tính trạng kích thư
Tài liệu đính kèm:
- skkn_giai_nhanh_bai_tap_3_cap_gen_quy_dinh_2_tinh_trang_lien.doc