SKKN Đưa các câu hỏi thực tiễn lồng ghép giáo dục môi trường vào giảng dạy chương Nitơ – Photpho và Cacbon – Silic Hóa học 11

SKKN Đưa các câu hỏi thực tiễn lồng ghép giáo dục môi trường vào giảng dạy chương Nitơ – Photpho và Cacbon – Silic Hóa học 11

Hóa học là môn khoa học nghiên cứu thành phần, tính chất, ứng dụng, sự biến đổi giữa các chất, sản xuất các chất. Do đó Hóa học có vai trò rất lớn trong việc giáo dục bảo vệ môi trường đặc biệt đối với học sinh trung học phổ thông. Đưa các hiện tượng thực tế có liên quan đến môi trường vào bài học không những giúp các em học sinh say mê hứng thú học tập, tạo niềm tin khoa học và yêu thích bộ môn mà còn giúp các em hiểu biết thêm về môi trường. Từ đó ý thức bảo vệ môi trường được nâng cao và biến thành những hành vi, những thói quen hàng ngày, những hành động cụ thể thường xuyên liên tục ở bất cứ nơi nào như gia đình, nhà trường, xã hội để môi trường sống luôn xanh – sạch – đẹp.

Qua quá trình nghiên cứu và giảng dạy, tham khảo nhiều tài liệu học hỏi từ các đồng nghiệp, tôi đã và đang xây dựng các phương pháp cũng như nội dung, cách thức đưa các câu hỏi thực tiễn lồng ghép giáo dục môi trường cho học sinh qua các bài học trên lớp một cách chi tiết nhất, để vừa thuận tiện cho công tác giảng dạy vừa tạo sự lôi cuốn với học sinh, giúp cho việc giáo dục môi trường trong nhà trường đạt hiệu quả cao nhất.

“Đưa các câu hỏi thực tiễn lồng ghép giáo dục môi trường vào giảng dạy chương Nitơ – Photpho và Cacbon – Silic Hóa học 11” là một trong các đề tài mà tôi đã nghiên cứu vận dụng. Với sáng kiến này tôi hy vọng sẽ mang lại cho bản thân, đồng nghiệp có thêm phương pháp khác để giáo dục môi trường cho học sinh.

 

docx 21 trang thuychi01 21304
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đưa các câu hỏi thực tiễn lồng ghép giáo dục môi trường vào giảng dạy chương Nitơ – Photpho và Cacbon – Silic Hóa học 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài:
Hóa học là môn khoa học nghiên cứu thành phần, tính chất, ứng dụng, sự biến đổi giữa các chất, sản xuất các chất. Do đó Hóa học có vai trò rất lớn trong việc giáo dục bảo vệ môi trường đặc biệt đối với học sinh trung học phổ thông. Đưa các hiện tượng thực tế có liên quan đến môi trường vào bài học không những giúp các em học sinh say mê hứng thú học tập, tạo niềm tin khoa học và yêu thích bộ môn mà còn giúp các em hiểu biết thêm về môi trường. Từ đó ý thức bảo vệ môi trường được nâng cao và biến thành những hành vi, những thói quen hàng ngày, những hành động cụ thể thường xuyên liên tục ở bất cứ nơi nào như gia đình, nhà trường, xã hội để môi trường sống luôn xanh – sạch – đẹp.
Qua quá trình nghiên cứu và giảng dạy, tham khảo nhiều tài liệu học hỏi từ các đồng nghiệp, tôi đã và đang xây dựng các phương pháp cũng như nội dung, cách thức đưa các câu hỏi thực tiễn lồng ghép giáo dục môi trường cho học sinh qua các bài học trên lớp một cách chi tiết nhất, để vừa thuận tiện cho công tác giảng dạy vừa tạo sự lôi cuốn với học sinh, giúp cho việc giáo dục môi trường trong nhà trường đạt hiệu quả cao nhất.
“Đưa các câu hỏi thực tiễn lồng ghép giáo dục môi trường vào giảng dạy chương Nitơ – Photpho và Cacbon – Silic Hóa học 11” là một trong các đề tài mà tôi đã nghiên cứu vận dụng. Với sáng kiến này tôi hy vọng sẽ mang lại cho bản thân, đồng nghiệp có thêm phương pháp khác để giáo dục môi trường cho học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
	Đề tài này đi vào nghiên cứu những biện pháp để tích hợp, lồng ghép nội dung kiến thức thực tiễn kết hợp giáo dục môi trường vào bài dạy hóa học ở chương Nitơ- Photpho và Cacbon – Silic Hóa học 11 sao cho có hiệu quả tốt nhất. 
 	Từ đó giáo dục cho học sinh ý thức về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay và có ý thức để hạn chế điều đó. 
Giúp cho học sinh hiểu rõ được mối quan hệ giữa các kiến thức Hóa học với thực tiễn đời sống, với xu hướng phát triển của xã hội.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
	Đưa các câu hỏi thực tiễn lồng ghép giáo dục môi trường vào giảng dạy chương Nitơ – Photpho và Cacbon – Silic Hóa học 11
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Hệ thống hóa những vấn đề có liên quan đến đề tài. 
+ Tìm hiểu nội dung và các biện pháp tích hợp, lồng ghép kiến thức thực tiễn kết hợp giáo dục môi trường vào dạy học Hoá học trong chương Nitơ- Photpho và Cacbon – Silic Hóa học 11. Bài nào, phần nào, nội dung nào cần đưa kiến thức giáo dục môi trường vào.
+ Giáo viên tìm kiến thức trên internet, sách báo...về nội dung có liên quan.
 - Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thí nghiệm ở các giờ dạy trên lớp của bản thân và đồng nghiệp. 
 - Phương pháp điều tra học sinh qua trò chuyện, qua sản phẩm của học sinh sau giờ học. 
 - Tự rút ra kinh nghiệm sau mỗi giờ lên lớp cũng như sau những tiết dự giờ từ các đồng nghiệp.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
	Sử dụng câu hỏi thực tiễn lồng ghép giáo dục môi trường vào từng chương, từng bài cụ thể. Đó là chương Nitơ- Photpho và Cacbon – Silic Hóa học 11 nhằm tạo hứng thú, niềm say mê học tập cho học sinh, làm cho học sinh thấy được sự gần gần gũi giữa Hóa học với thực tiễn, thấy được mối liên hệ giữa Hóa học với môi trường và thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lí luận của vấn đề:
	Trong tình hình hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy hóa học nói riêng đã và đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Một trong những yếu tố để đạt giờ dạy có hiệu quả và tiến bộ là phải kết hợp linh hoạt giữa bài giảng và thực tế.
	Học sinh học tập môn Hóa học không những để làm các bài tập tính toán, nhận biết, viết phương trình hóa học của phản ứng mà còn để biết được những ứng dụng phong phú, thiết thực của Hóa học trong đời sống hàng ngày, vận dụng kiến thức bảo vệ môi trường xung quanh.
	Căn cứ vào xu hướng của đề thi trung học phổ thông quốc gia để giúp học sinh có thể trả lời các câu hỏi liên quan đến kiến thức thực tiễn và vấn đề môi trường một cách tốt nhất.
2.2.Thực trạng vấn đề:
	Trải qua nhiều năm công tác giảng dạy môn hóa học trong trường phổ thông như chúng ta cũng biết hóa học là môn khoa học thực nghiệm để từ đó người học có thể vận dụng kiến thức một cách tốt nhất để một phần nào đó giải thích một số hiện tượng trong đời sống cũng như một số hiện tượng tự nhiên. Nhiều lớp học sinh đã qua đi trong đó có những học sinh làm bài kiểm tra hay thi vào các trường đại học, cao đẳng với những điểm số cao nhưng khi hỏi đến những hiện tượng rất gần gũi trong đời sống hàng ngày thì thấy rằng khả năng am hiểu sâu rộng, đúng bản chất hóa học và vận dụng hóa học còn rất hạn chế. Thực vậy bản thân tôi nhận thấy là học sinh thường học để mong muốn có điểm cao nghĩa là chỉ mang ý nghĩa để làm bài kiểm tra hay bài thi còn yêu thích và ham mê nghiên cứu quả chưa có. Cũng chính vì vậy mà ngồi học trên lớp các em chỉ biết trật tự, ghi chép lời thầy giảng dẫn đến tiếp thu thụ động. 
Để học sinh học Hóa học theo đúng nghĩa ham mê, ham học hỏi và luôn đặt ra các câu hỏi “vì sao” để thầy và trò cùng nghiên cứu trả lời thì đó chính là sự hiệu quả và cũng từ đó xóa đi sự tiếp thu thụ động của học sinh. Để làm được điều này dạy học phải thường xuyên lồng ghép những hiện tượng tự nhiên hay hiện tượng đời sống kết hợp giáo dục môi trường vào bài giảng dưới dạng những câu chuyện nhỏ và được giải thích bằng kiến thức Hóa học. Bước đầu hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh giải thích các hiện tượng.
Chương Nitơ- Photpho và Cacbon- Silic Hóa học 11 là một trong những chương có rất nhiều nội dung có thể đưa câu hỏi thực tiễn lồng ghép giáo dục môi trường cho học sinh. Nhưng nếu không khai thác một cách sâu sắc và hợp lí thì các nội dung giáo dục môi trường đó sẽ không được truyền tải hết đến học sinh. Vậy làm thế nào để đưa câu hỏi thực tiễn lồng ghép giáo dục môi trường vào bài dạy trong hai chương này một cách hiệu quả nhất?
2.3. Các giải pháp:
2.3.1. Các quy trình đưa câu hỏi thực tiễn lồng ghép giáo dục môi trường vào dạy chương Nitơ - Photpho và Cacbon - Silic 
 *Tìm kiếm và phân loại các tài liệu:
 Để đưa nội dung giáo dục môi trường vào bài giảng một cách sống động, hợp lí giáo viên cần phải có vốn kiến thức phong phú. Muốn được như vậy phải chịu khó tìm kiếm tài liệu (bài viết, phóng sự, tranh ảnh, video ...). Sau đó, chắt lọc và phân loại theo từng hình thức hoặc từng bài để dễ dàng khi sử dụng. 
 * Xác định hệ thống kiến thức thực tiễn liên quan đến giáo dục môi trường trong chương Nitơ – Photpho và Cacbon – Silic.
Kiến thức giáo dục môi trường trong môn Hóa học không được trình bày cụ thể trong từng chương, từng bài rõ ràng mà được tích hợp và lồng ghép vào nội dung bài giảng. Qua nội dung bài giảng Hóa học, giáo viên có thể cung cấp cho học sinh những khái niệm, hiện tượng, kiến thức có liên quan đến môi trường, tình trạng ô nhiễm môi trường và giải pháp khắc phục. Từ đó giáo dục thái độ, tình cảm, kỹ năng và hành vi xử lí các vấn đề có liên quan đến môi trường. Cụ thể, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong chương Nitơ - Photpho và Cacbon-Silic:
Bài học
Nội dung giáo dục môi trường
Kiến thức
Thái độ - hành vi
Bài 7: Nitơ
- Biết khí nitơ là thành phần chủ yếu của không khí, N có trong đất. N là nguyên tố cần cung cấp cho cây trồng.
- Sự biến đổi của nitơ trong môi trường tự nhiên và ô nhiễm không khí.
-Xác dịnh sự biến đổi các chất trong môi trường tự nhiên: Nitơ – Nitơ oxit- axit HNO3 – phân nitrat.
- Có ý thức xử lí chất thải chống ô nhiễm môi trường.
Bài 8:
 Amoniac và muối amoni
- Amoniac là chất hoá học có thể gây ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước.
- Sản xuất amoniac và chất gây ô nhiễm môi trường.
- Nhận biết được sự có mặt của Amoniac và muối amoni trong môi trường.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh để giữ bầu không khí và nguồn nước trong sạch không bị ô nhiễm bởi NH3
Bài 9:
 Axit nitric và muối nitrat
- HNO3 và muối nitrat là những chất cơ bản trong sản xuất hoá học.
- Tác dụng của axit nitric và muối nitrat với các chất và sự ô nhiễm môi trường
-Có ý thức tiếp xúc và làm thí nghiệm an toàn với HNO3 và muối nitrat.
- Xử lí chất thải sau khi thí nghiệm về tính chất của HNO3.
Bài 10:
Photpho
Bài11: axit photphoric và muối photphat
Bài 12:
Phân bón hoá học.
- Photpho là chất chỉ tồn tại trong tư nhiên dưới dạng hợp chất trong quặng.
- Sự biến đổi của photpho thành axit photphoric và muối photphat.
- Phân bón hoá học và vấn đề ô nhiễm môi trường nước, bạc màu đất và vệ sinh an toàn thực phẩm.
-Phân biệt được một số loại phân bón hóa học.
- Xử lí chất thải sau khi thí nghiệm về tính chất của photpho, axit photphoric, muối photphat.
-Có ý thức sử dụng hợp lí, an toàn phân bón hóa học giảm ô nhiễm môi trường nước, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bài 14:
Thực hành:
 Tính chất một số hợp chất nitơ, photpho
- Củng cố, ôn tập tính chất hoá học và các hợp chất nitơ, photpho.
- Biết kỹ thuật tiến hành thí nghiệm thành công, an toàn và xử lý chất thải sau khi thí nghiệm.
- Có ý thức xử lí chất thải, bảo vệ môi trường sau thí nghiệm.
Bài 15:
 Cacbon
- Các phản ứng của cacbon với oxi và oxit kim loại đều tạo thành CO2 và toả nhiệt.
- Hiểu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong qúa trình sử dụng cacbon làm nhiên liệu và chất đốt.
- Biết được than hoạt tính và một số sản phẩm ứng dụng của than hoạt tính.
- Có ý thức sử dụng than trong quá trình đun nấu một cách hợp lí để bảo vệ môi trường không khí.
Bài16: 
Hợp chất của cacbon
- Quá trình hình thành, tính chất các hợp chất CO, CO2 gây ô nhiễm môi trường.
- CO rất độc có thể gây nguy hại đến tính mạng con người ở một liều lượng nhất định.
- CO2 là một chất trong những thủ phạm gây nên hiệu ứng nhà kính.
- Nguyên nhân của sự bào mòn đá vôi trong tự nhiên.
- Vận dụng kiến thức để giải thích các tính chất và ứng dụng của các oxit của cacbon trong đời sống và kĩ thuật.
 Có ý thức yêu quý và bảo vệ môi trường khí quyển trong sạch, hạn chế và không thải CO, CO2 vào khí quyển.
Bài 17:
 Silic và hợp chất của silic
- Silic là một trong những nguyên tố có nhiều nhất tạo nên vỏ trái đất.
- SiO2 và muối silicat có trong thành phần chính của cát, đất sét, cao lanh trong tự nhiên.
- Có tình cảm gần gũi với thiên nhiên nên có ý thức bảo vệ môi trường.
2.3.2. Các phương pháp đưa câu hỏi thực tiễn lồng ghép giáo dục môi trường vào dạy chương Nitơ - Photpho và Cacbon – Silic.
Tuỳ theo từng điều kiện, từng nội dung giáo dục mà có thể sử dụng một số phương pháp sau: 
+ Phương pháp đàm thoại 
+ Phương pháp thảo luận, hoạt động nhóm 
+ Phương pháp sử dụng các tài liệu trực quan trong giờ dạy: như tranh ảnh, video clip 
+ Phương pháp dùng lời nói (giảng giải, kể chuyện, đọc tài liệu) 
+ Phương pháp thực hành, thực nghiệm trong phòng thí nghiệm
2.3.3 Các hình thức đưa câu hỏi thực tiễn lồng ghép giáo dục môi trường vào dạy chương Nitơ - Photpho và Cacbon – Silic.
Với hai phương thức thuận lợi là tích hợp và lồng ghép, kết hợp với các phương pháp đã xác định ở trên thì sẽ có nhiều hình thức khác nhau để đưa giáo dục môi trường vào bài học. Tuỳ vào điều kiện lớp học, năng lực của học sinh hay nội dung bài học mà lựa chọn hình thức phù hợp trong các hình thức dưới đây: 
* Đưa câu hỏi thực tiễn lồng ghép giáo dục môi trường trong nội dung bài học.
 Hình thức này giúp các em thấy được sự gần gũi giữa Hoá học với các vấn đề thực tiễn, các em có thể sử dụng kiến thức Hoá học để giải thích được một số hiện tượng trong tự nhiên có liên quan đến sự biến đổi chất, từ đó tạo sự hứng thú cũng như niềm say mê của các em đối với bộ môn. Trong hình thức này, giáo viên có thể kể chuyện hoặc nêu vấn đề và đặt các câu hỏi tại sao?... để dẫn dắt các em tiếp cận với nội dung giáo dục môi trường.
Ví dụ 1: Khi dạy bài "Amoniac và muối amoni" giáo viên vào bài như sau: Vì sao làm “bánh bao” phải thêm muối vào bột mì và “bánh bao” thường rất xốp, có mùi khai? Khí mùi khai là chất gì? 
           Trả lời: Để làm bánh bao người ta nhào bột mì với nước, sau đó thêm men và muối, trộn đều và đậy lại cho lên men. Các con men gặp khối bột mì ẩm sẽ bắt đầu sinh trưởng. Một mặt chúng phân giải tinh bột trong bột mì thành glucozo, một mặt chúng không ngừng giải phóng CO2. Khí CO2 sinh ra càng nhiều làm khối bột mì bị xốp nên nở to ra. 
Thế tại sao phải thêm muối vào bột mì? Bạn đừng tưởng thêm muối vào bột mì là để tạo vị mặn mà là do muối vào bột sẽ làm cho con men sinh trưởng tốt hơn, làm cho CO2 sinh ra nhiều hơn.
            Thế tại sao trong bánh bao lại có mùi khai? Lý do đơn giản là vì thành phần chính của bột nở trong bánh bao là (NH4)2CO3. Khi hấp thì dưới tác dụng nhiệt sẽ xảy ra phản ứng sau :     ( NH4)2CO3   →  2NH3  +   CO2    +   H2O
            Như vậy khi hấp bánh bao khí CO2, NH3 thoát ra ngoài để lại vô số lỗ nhỏ trong bánh bao làm cho bánh bao vừa to lại vừa xốp và có mùi khai là mùi đặc trưng của amoniac (NH3).
Ví dụ 2: Khi dạy bài "Axit nitric và muối nitrat" trong phần tính chất hóa học của axit nitric, giáo viên đặt câu hỏi: Vì sao axit nitric HNO3 đặc lại phá thủng quần áo? 
Trả lời: Khi làm thí nghiệm hóa học, nếu quần áo bạn dính phải axit HNO3 đặc thường sẽ bị thủng một lỗ. Quần áo chúng ta mặc thường ngày thường dệt bằng sợi bông, thành phần hóa học của sợi bông là xenlulozơ. Xenlulozơ không tan trong nước và đa số các dung môi khác nhưng dễ tan trong axit HNO3 đặc nên làm thủng quần áo.
Khi bị axit HNO3 loãng dính vào quần áo, tuy quần áo không bị thủng ngay, nhưng khi quần áo khô, nồng độ axit HNO3 càng ngày càng đặc, cuối cùng sẽ làm thủng quần áo. 
Qua câu hỏi này giáo viên có thể nhắc nhở học sinh cần cẩn thận trong quá trình làm thí nghiệm axit nitric đặc không những làm thủng quần áo mà còn gây bỏng da.
Ví dụ 3: Khi dạy bài "Axit nitric và muối nitrat" trong phần ứng dụng của muối nitrat, giáo viên đặt vấn đề: Hỗn hợp gồm S, C, KNO3 gọi là thuốc nổ đen, có thể dùng làm thuốc pháo. 
a. Thành phần của thuốc nổ đen? Phản ứng hoá học xảy ra khi đốt pháo? 
b.Một bạn học sinh nói “ Đốt pháo gây nguy hiểm cho con người và làm ô nhiễm môi trường”. Em có đồng ý với quan điểm của bạn đó không? Giải thích tại sao? 
 	Trả lời: a)Thuốc nổ đen là hỗn hợp nitrat kali (KNO3), bột than củi giã mịn. Một số loại thuốc nổ đen có thêm lưu huỳnh (dùng cho các vũ khí mạnh), bột nhôm (phát sáng cho pháo, tăng năng lượng cháy cho bom), hồng hoàng (muối thủy ngân, kích nổ). KNO3(nitrat kali) dạng bột kết tinh, Lưu huỳnh (S) và than củi (C) dạng bột. 
 Thuốc nổ đen đã pha trộn có thành phần (KNO3: S: C = 75:10:15).
 Phản ứng cháy của hỗn hợp rất phức tạp, đơn giản có thể viết:
2 KNO3 + S + 3 C → K2S + N2 + 3CO2
 Một cách viết phức tạp hơn, nhưng vẫn chưa mô tả được hết phản ứng
10 KNO3 + 3 S + 8 C → 2 K2CO3 + 3 K2SO4 + 6 CO2 + 5 N2
 Chính xác, hỗn hợp có thành phần khối lượng như sau: 74,64% kali nitrat, 13,51% bột cacbon, 11,85% lưu huỳnh.
 b) Định hướng câu trả lời của học sinh:
 Do thành phần chủ yếu của pháo là các chất làm nên thuốc nổ, thuốc súng, nên khi phát nổ gây tiếng động lớn kèm theo nhiều khói và mùi khó chịu, làm ảnh hưởng đến môi trường, không cẩn thận gây ra thương tích cho người khác, nhẹ thì bị thương, bị bỏng, nặng thì mù mắt, hỏa hoạn, thậm chí thiệt mạng và thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế. Đặc biệt, những cửa hàng, kho chứa pháo không khác gì một quả bom có thể phát nổ bất cứ lúc nào.
Ví dụ 4: Khi dạy bài "Axit nitric và muối nitrat" trong phần tính chất của muối nitrat, giáo viên đặt vấn đề: Diêm tiêu (kali nitrat hoặc ntri nitrat) có thể dùng trong bảo quản thực phẩm, để ướp thịt có tác dụng làm cho thịt giữ được màu sắc đỏ hồng vốn có. Tuy nhiên, chỉ dùng với liều lượng trong giới hạn cho phép, trong các trường hợp đã qui định. Hãy nêu cơ sở khoa học của lời khuyên này? 
Trả lời: Trong quá trình ướp thực phẩm, nitrat chuyển thành nitrit rồi thành oxit nitric. Nitrit làm chậm phát triển của độc tố làm hỏng thịt giữ cho thịt chậm ôi, chậm trở mùi, mất mùi. 
 	 Hợp chất nitrit có thể làm viêm miệng, thực quản, dạ dày, ở liều cao (1 - 2g) làm ảnh hưởng đến máu (tạo ra methemoglobin, gây tím tái) và mạch máu (làm giãn mạch, hạ huyết áp). Dấu hiệu ngộ độc cấp gồm: buồn nôn, choáng váng, ngất xỉu, đau bụng, nhịp thở không bình thường, tím tái, hôn mê, co giật, suy sụp hệ tuần hoàn và tử vong.
 	Trong một số điều kiện nhất định natri nitrit kết hợp với các axit amin (do protein phân huỷ ra) tạo thành nitrosamin, một chất có tiềm năng gây ung thư. 	Muối diêm có nhiều nguồn gốc, có loại cho phép dùng trong thực phẩm còn có loại dùng trong nông nghiệp phun cho cây ra hoa hay loại dùng trong công nghiệp, các loại này lẫn nhiều tạp chất đặc biệt là những kim loại nặng (như chì, asen) nếu dùng nhầm hay cố ý lạm dụng trong bảo quản thực phẩm là có hại.
Ví dụ 5: Giáo viên có thể liên hệ thực tế khi mở bài như sau : Trong “Văn tế thập loại chúng sinh”, thi hào Nguyễn Du đã viết : “Lập lòe ngọn lửa ma trơi Tiếng oan văng vẵng tối trời còn thương” Thế “ma trơi” là cái gì vậy? Các nhà văn tưởng tượng ra chăng? 
 Không phải “ma trơi” chỉ là một quá trình hóa học xảy ra trong tự nhiên. Nếu các em có dịp đi qua các nghĩa trang vào ban đêm thì các em sẽ thấy tại một số ngôi mộ tỏa ra những ngọn lửa màu xanh đang lập lòe mà dân gian thường gọi là “ma trơi”. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em hiểu được hiện tượng này. Đó là bài PHOT PHO. 
 * Sau khi học xong bài Photpho giáo viên sẽ giúp học sinh hiểu được hiện tượng trên là do: Trong xương của động vật luôn có chứa một hàm lượng photpho. Khi cơ thể động vật chết đi, nó sẽ phân hủy một phần thành photphin PH3 và lẩn một ít điphotphin P2H4. Photphin không tự bốc cháy ở nhiệt độ thường. Khi đun nóng đến 150o C thì nó mới cháy được. Còn điphotphin P2H4 thì tự bốc cháy trong không khí và tỏa nhiệt. Chính lượng nhiệt tỏa ra trong quá trình này làm cho photphin bốc cháy: 2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O 
Ví dụ 6: Trong phần tính oxi hoá của “Photpho” giáo viên lấy ví dụ về phản ứng của P với Zn, sau đó cho học sinh biết: Thành phần của thuốc diệt chuột là Zn3P2. Và đặt câu hỏi: Tại sao những con chuột sau khi ăn thuốc chuột lại đi tìm nước uống? Cái gì đã làm cho chuột chết? Nếu sau khi ăn thuốc mà không có nước uống thì chuột chết nhanh hay chậm hơn?
Sau khi ăn Zn3P2 bị thủy phân rất mạnh, hàm lượng nước trong cơ thể chuột giảm, nó khát và đi tìm nước: Zn3P2 + 6H2O → 3Zn(OH)2 + 2PH3↑ 
 Chính PH3 (photphin) đã giết chết chuột. Càng nhiều nước đưa vào cơ thể chuột thì PH3 thoát ra nhiều dẫn đến chuột càng nhanh chết. Nếu không có nước chuột sẽ chết lâu hơn.
 Vấn đề diệt chuột đang được mọi người quan tâm vì chuột là con vật mang nhiều mầm bệnh truyền nhiễm cho con người và hay phá hoại mùa màng. “Thuốc chuột” đang được dùng với mục đích trên. Nhưng đây là loại thuốc rất độc, nếu không quản lí được thuốc khi sử dụng, để lâu ngày trong không khí ẩm sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường do phản ứng thủy phân sinh ra PH3 là chất khí, mùi trứng thối, độc dễ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vì vậy phải biết bảo quản và sử dụng một cách hợp lí. 
 Ví dụ 7: Khi dạy bài “phân bón hóa học” phần đạm nitrat, giáo viên có thể sử dụng câu ca dao: “Lúa chim lấp ló ngoài bờ 
 Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên” 
 Mang ý nghĩa hóa học gì?
Trả lời: Câu ca dao có nghĩa là: Khi vụ lúa chiêm đang trổ đồng mà có trận mưa rào kèm theo sấm chớp thì rất tốt và cho năng suất cao. Vì sao vậy? Do trong không khí có khoảng 80% Nitơ và 20 % oxi. Khi có sấm chớp( tia lửa điện) thì: 
 2N2 + O2 → 2NO Sau đó: 2NO + O2 → 2NO2 
Khí NO2 hòa tan trong nước: 4NO2 + O2 + H2O → 4HNO3
 HNO3 → (Đạm) nhờ có sấm chớp ở các cơn mưa giông, mỗi năm trung bình mỗi mẫu đất được cung cấp khoảng 6-7 kg nitơ.
Ví dụ 8: Khi dạy bài “phân bón hóa học” phần đạm ure, giáo viên có thể đặt vấn đề để vào bài như sau: Tại sao khi đi gần các sông, hồ bẩn và ruộng đồng vào ngày nắng nóng, người ta ngửi thấy có mùi khai của khí amoniac? Đó là do chất nào tạo ra? 
Trả lời: Khi nước sông, hồ bị ô nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ giàu đạm như nước tiểu, phân hữu cơ, rác thải hữu

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_dua_cac_cau_hoi_thuc_tien_long_ghep_giao_duc_moi_truong.docx