SKKN Đưa bản sắc văn hóa dân tộc Thái tại địa phương vào tiết “Ngoại khóa” môn Giáo dục công dân nhằm giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho các em học sinh ở trường THPT Như thanh 2

SKKN Đưa bản sắc văn hóa dân tộc Thái tại địa phương vào tiết “Ngoại khóa” môn Giáo dục công dân nhằm giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho các em học sinh ở trường THPT Như thanh 2

Môn GDCD là môn học bồi dưỡng cho học sinh thế giới quan khoa học, phương pháp luận biện chứng từ đó là cơ sở, điều kiện hình thành nhân cách, lối sống đúng đắn, trong sáng, lành mạnh cho học sinh góp phần bồi dưỡng nên những công dân mới đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của xã hội trong tình hình mới. Từ những hiểu biết về các chuẩn mực đạo đức, pháp luật giúp học sinh tự điều chỉnh hành vi, có những ứng xử phù hợp trong cuộc sống.

Bên cạnh nội dung các bài học được quy định chung cho cả cấp học, phần cứng chương trình theo quy định của Bộ Giáo dục ở các khối lớp. Thì mỗi khối còn có 2 tiết ngoại khóa về các vấn đề địa phương cho cả năm học. Tuy nhiên các tiết ngoại khóa được bố trí ở cuối học kỳ (Tiết 16 HKI và tiết 33 HKII) trước tiết ôn tập kiểm tra, nên phần lớn giáo viên đều dành tiết này để ôn tập cho học sinh, hoặc dùng để dạy bù các bài còn thiếu cho kịp chương trình môn học. Vì thế giáo viên không mấy chú ý đến việc dạy ngoại khóa Giáo dục công dân. Một bộ phận giáo viên có dạy ngoại khóa nhưng nội dung giống với nội dung đã được giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên phụ trách công tác Đoàn thanh niên dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp như: An toàn giao thông; Bảo vệ môi trường; Sức khỏe sinh sản vị thành niên nên học sinh cũng không có nhiều hứng thú để học. Mặt khác để tổ chức một tiết ngoại khóa còn là vấn đề khó khăn đối với giáo viên GDCD bởi chưa tìm ra cách thức dạy hay và hợp lý.

Tôi cũng đã từng dạy “Ngoại khóa” môn giáo dục công dân với các chủ đề như: An toàn giao thông; HIV/AIDS; Môi trường, Sức khỏe sinh sản vị thành niên Tuy nhiên các chủ đề này bây giờ không còn là chủ đề mới mẻ với học sinh nữa, một phần vì các em học sinh đã được học lồng ghép ở các bộ môn như Sinh học; Địa Lý; Ngoài giờ lên lớp hay chương trình phát thanh “Khi tôi 18” của Đoàn thanh niên một phần khác các chủ đề này đã được đài, báo, ti vi nói rất nhiều. Cùng với đó tôi thấy rằng hiện nay việc học sinh được tiếp cận với thông tin mạng Internet, Facebook các em được tiếp cận thông tin qua nhiều kênh khác nhau, tâm lý các em ở lứa tuổi thanh niên nên rất nhạy cảm với cái mới, chịu ảnh hưởng to lớn của những tác động bên ngoài đã khiến các em dần xa rời văn hóa truyền thống của dân tộc, của quê hương

 

doc 27 trang thuychi01 9392
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đưa bản sắc văn hóa dân tộc Thái tại địa phương vào tiết “Ngoại khóa” môn Giáo dục công dân nhằm giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho các em học sinh ở trường THPT Như thanh 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
STT
NỘI DUNG
TRANG
1
1. MỞ ĐẦU
3
1.1. Lý do chọn đề tài 
3
1.2. Mục đích nghiên cứu
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu
4
1.4. Phương pháp nghiên cứu
4
2
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài
4
2.2.Thực trạng giảng dạy tiết ngoại khóa môn Giáo dục công dân ở trường THPT hiện nay
4
2.2.1.Thực trạng giảng dạy tiết ngoại khóa môn GDCD ở trường THPT
5
2.2.2.Thực trạng dạy ngoại khóa ở trường THPT Như Thanh 2
5
2.3. Một số giải pháp đưa bản sắc văn hóa dân tộc Thái vào giảng dạy tiết ngoại khóa môn GDCD ở trường THPT Như Thanh 2
6
2.3.1. Một số nét về vị trí địa lý và dân cư của địa phương (xã Thanh Tân- Như Thanh –Thanh Hóa)
6
2.3. 2. Tìm hiểu, sưu tầm về nguồn gốc, giá trị văn hóa của dân tộc Thái tại địa phương
6
2.3.2.1. Về phía giáo viên
6
2.3.2.1.1. Đám cưới người Thái
8
2.3.2.1.2. Tang ma người Thái
8
2.3.2.1.3. Lễ hội
8
 2.3.2.1.4. Ẩm thực
6
2.3.2.1.5. Kiến trúc nhà ở
9
2.3.2.1.6. Văn hóa
9
2.3.2.1.7. Trang phục
10
2.3.2.2. Về phía học sinh
10
2.3.3. Phát huy vai trò của thanh niên- học sinh trong việc giữ gìn các giá trị văn hóa của dân tộc Thái ở địa phương
10
2.3.4. Lựa chọn thông tin, cách thức tiến hành, kinh phí tổ chức tiết Ngoại khóa môn GDCD
11
2.3.5. Phối kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường
13
2.3.6. Thiết kế một tiết “Ngoại khóa” môn GDCD
14
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
17
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục
17
2.4.2. Đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
19
3
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
19
3.2. Những kiến nghị
19
3.3. Rút kinh nghiệm
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục – Đào tạo, Sách giáo khoa Hoạt động ngoài giờ lên lớp 11, Nxb Giáo dục, 2009.
2. Bộ Giáo dục – Đào tạo, Sách Hoạt động ngoài giờ lên lớp (sách giáo viên), Nxb Giáo dục, 2009.
3. Như Thanh vùng đất con người - xuất bản năm 2010
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Môn GDCD là môn học bồi dưỡng cho học sinh thế giới quan khoa học, phương pháp luận biện chứng từ đó là cơ sở, điều kiện hình thành nhân cách, lối sống đúng đắn, trong sáng, lành mạnh cho học sinh góp phần bồi dưỡng nên những công dân mới đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của xã hội trong tình hình mới. Từ những hiểu biết về các chuẩn mực đạo đức, pháp luật giúp học sinh tự điều chỉnh hành vi, có những ứng xử phù hợp trong cuộc sống. 
Bên cạnh nội dung các bài học được quy định chung cho cả cấp học, phần cứng chương trình theo quy định của Bộ Giáo dục ở các khối lớp. Thì mỗi khối còn có 2 tiết ngoại khóa về các vấn đề địa phương cho cả năm học. Tuy nhiên các tiết ngoại khóa được bố trí ở cuối học kỳ (Tiết 16 HKI và tiết 33 HKII) trước tiết ôn tập kiểm tra, nên phần lớn giáo viên đều dành tiết này để ôn tập cho học sinh, hoặc dùng để dạy bù các bài còn thiếu cho kịp chương trình môn học. Vì thế giáo viên không mấy chú ý đến việc dạy ngoại khóa Giáo dục công dân. Một bộ phận giáo viên có dạy ngoại khóa nhưng nội dung giống với nội dung đã được giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên phụ trách công tác Đoàn thanh niên dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp như: An toàn giao thông; Bảo vệ môi trường; Sức khỏe sinh sản vị thành niênnên học sinh cũng không có nhiều hứng thú để học. Mặt khác để tổ chức một tiết ngoại khóa còn là vấn đề khó khăn đối với giáo viên GDCD bởi chưa tìm ra cách thức dạy hay và hợp lý. 
Tôi cũng đã từng dạy “Ngoại khóa” môn giáo dục công dân với các chủ đề như: An toàn giao thông; HIV/AIDS; Môi trường, Sức khỏe sinh sản vị thành niênTuy nhiên các chủ đề này bây giờ không còn là chủ đề mới mẻ với học sinh nữa, một phần vì các em học sinh đã được học lồng ghép ở các bộ môn như Sinh học; Địa Lý; Ngoài giờ lên lớp hay chương trình phát thanh “Khi tôi 18” của Đoàn thanh niênmột phần khác các chủ đề này đã được đài, báo, ti vi nói rất nhiều. Cùng với đó tôi thấy rằng hiện nay việc học sinh được tiếp cận với thông tin mạng Internet, Facebook các em được tiếp cận thông tin qua nhiều kênh khác nhau, tâm lý các em ở lứa tuổi thanh niên nên rất nhạy cảm với cái mới, chịu ảnh hưởng to lớn của những tác động bên ngoài đã khiến các em dần xa rời văn hóa truyền thống của dân tộc, của quê hương.
 Đứng trước thực trạng đó là một giáo viên dạy bộ môn Giáo dục công dân (GDCD) bản thân tôi cũng trăn trở để làm sao có thể dạy một tiết “Ngoại khóa” môn GDCD vừa mới mẻ, lôi cuốn, vừa giúp học sinh nhận ra giá trị đích thực và sức sống lâu bền của các giá trị văn hóa, truyền thống của dân tộc.
Sau thời gian tìm hiểu.Tôi đã tìm ra cho mình một hướng đi mới trong dạy “Ngoại khóa”, không trùng lặp với đồng nghiệp mà còn góp phần giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa, giáo dục ý thức tôn trọng, đoàn kết giữa các dân tộc trong cộng đồng dân cư: “Đưa bản sắc văn hóa dân tộc Thái tại địa phương vào tiết “Ngoại khóa” môn Giáo dục công dân nhằm giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho các em học sinh ở trường THPT Như thanh 2” Nhờ những kinh nghiệm nhỏ đó mà bản thân tôi trong năm học vừa qua đã thực hiện và thu được nhiều kết quả. Kính mong quý thầy cô tham khảo và cho ý kiến đóng góp vì mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học môn GDCD trong nhà trường THPT nói chung
1.2. Mục đích nghiên cứu
Được chia sẻ với đồng nghiệp ở trường THPT Như Thanh 2 nói riêng và trên toàn tỉnh nói chung trong việc giảng dạy tiết “Ngoại khóa” môn Giáo dục công dân.
Giúp học sinh hiểu được vai trò, vị trí và giá trị tinh thần to lớn của những nét văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của dân tộc Thái ở địa phương đối với đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng. Từ đó có kỹ năng nhận biết đánh giá, tham gia tu bổ, bảo vệ và giữ gìn truyền thống văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái nói riêng và các dân tộc khác tại địa phương nói chung, đồng thời nâng cao ý thức tôn trọng, đoàn kết các dân tộc trong cộng đồng dân cư cho các em học sinh ở trường THPT Như Thanh 2
Học sinh sẽ tham gia tôn tạo, giữ gìn, khôi phục và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, đồng thời tuyên truyền vận động người thân, gia đình và cộng đồng cùng bảo vệ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài được áp dụng với học sinh khối 11Trường THPT Như Thanh 2 trong giờ “Ngoại khóa” môn Giáo dục công dân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: 
- Phương pháp điều tra, khảo sát và xử lý thu thập thông tin
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết môn Giáo dục công dân
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
Như chúng ta đã biết dạy học GDCD là quá trình giáo viên cung cấp cho học sinh những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống để các em có cách ứng xử phù hợp tự điều chính hành vi, hình thành nhân cách.Nhằm phục vụ cho việc giáo dục và phát triển học sinh qua môn học. Trong quá trình dạy học bên cạch việc cung cấp kiến thức bộ môn theo quy định chung giáo viên phải gắn liền bài học với thực tế cuộc sống để các em biết vận dụng xử lý tình huống, vận dụng vào thực tế cuộc sống ở địa phương qua đó giúp các em nhìn nhận đánh giá đúng về bản sắc văn hóa dân tộc, biết lên án những hành vi xâm phạm và đồng thời bảo về những giá trị ấý.
Căn cứ vào thực tế hiện nay học sinh đang xa rời các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt văn hóa của các dân tộc thiểu số đang đứng trước nguy cơ bị đồng hóa, mai một và mất hẳn trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc. Mặt khác những tiết “Ngoại khóa” về Ma túy; HIV/AIDS; về Sức khỏe sinh sảnđã được giảng dạy nhiều khiến học sinh không còn thích thú với “Ngoại khóa” nữa. Vì vậy trong thực tế hiện nay đối với mỗi giáo viên môn giáo dục công dân tìm ra cho mình một hướng đi mới trong dạy “Ngoại khóa” có vai trò hết sức quan trọng. Là một cách để giáo viên GDCD khẳng định bản thân với đồng nghiệp với học sinh. Đồng thời lôi cuốn học sinh thêm yêu môn học này, có thêm động lực để tiếp tục sự nghiệp trồng người mà bản thân đang theo đuổi.
2.2. Thực trạng giảng dạy tiết ngoại khóa môn Giáo dục công dân ở trường THPT hiện nay
2.2.1. Thực trạng giảng dạy tiết ngoại khóa môn GDCD ở trường THPT 
Hoạt động ngoại khóa đóng một vai trò quan trọng trong việc bổ trợ kiến thức, bổ sung các kỹ năng và kinh nghiệm sống cho học sinh, giúp học sinh trở thành những con người toàn diện. Thế nhưng trong những năm qua, hoạt động ngoại khoá môn Giáo dục công dân ở các trường phổ thông chưa mang lại kết quả cao. Nguyên nhân là hoạt động ngoại khoá ở trường phổ thông hiện nay vẫn chưa hấp dẫn và sinh động, quan niệm còn nặng về hoạt động nội khoá, nhẹ về ngoại khoá. Hoạt động này thường được xem là một hoạt động giải trí. Phần lớn còn tổ chức theo hình thức một chương trình văn nghệ, hay hái hoa dân chủ, thiếu nhất quán về chủ đề, ít chú ý về mặt nội dung học tập bộ môn. Kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khoá còn hạn chế, nội dung và hình thức, phương pháp các buổi sinh hoạt ngoại khoá cứ lặp đi lặp lại, học sinh nhàm chán, ít tham gia, hiệu quả các buổi hoạt động ngoại khóa chưa cao.
Tiết ngoại khóa môn GDCD lại được xếp ở cuối học kỳ (Tiết 16 HKI và tiết 33 HKII), đây là lúc giáo viên chuẩn bị ôn tập cho học sinh thi hết học kỳ, nên đôi khi bị biến thành tiết kiểm tra, tiết ôn tập hoặc dạy bù cho kịp chương trìnhTính giáo dục chưa cao, chưa phát huy được tính độc lập trong việc tiếp nhận kiến thức của học sinh. Hơn nữa thời điểm này học sinh cũng đang tập trung ôn tập cho các môn học để thi hết học kỳ nên các em không thực sự quan tâm nhiều đến môn GDCD vốn dĩ đã bị coi là “môn phụ” tiết “ngoại khóa” càng không mấy em chú ý.
Cơ sở vật chất, cũng như tài liệu giảng dạy còn thiếu thốn, nội dung còn sơ sài, diện tích phòng học nhỏ hẹp..., chưa đáp ứng nhu cầu ngoại khoá, khiến không ít giáo viên môn GDCD đành nói không với hoạt động ngoại khóa cho học sinh. Dẫu biết rằng nhu cầu hoạt động ngoại khóa là vô cùng cấp thiết, học sinh rất thích thú.
2.2.2. Thực trạng dạy ngoại khóa ở trường THPT Như Thanh 2.
Ở trường THPT Như Thanh 2 trong những năm qua hoạt động ngoại khóa nói chung và ngoại khóa môn GDCD được Ban giám hiệu nhà trường, cũng như các tổ chuyên môn đặc biệt chú ý. Tuy vậy nội dung giảng dạy không có gì mới mẻ nên không gây được hứng thú, kích thích sự sáng tạo đối với các em.
Qua nhiều năm giảng dạy, tôi thấy rằng cần phải thay đổi phương pháp giảng dạy, phải thoát khỏi lối mòn xưa cũ vì thế tôi đã góp cho mình rất nhiều tư liệu dạy ngoại khóa mà trong đó học sinh đã cùng thu thập với giáo viên. Điều đó khẳng định để có một giờ dạy ngoại khóa thành công, phải có kế hoạch cụ thể và sự tham gia nhiệt tình của học sinh. Các em say mê tìm hiểu các thông tin, tư liệu qua sách vở, báo đài hay mạng Internet, các em được làm việc theo nhóm, được khẳng định mình, có kỹ năng sống tự tin hơn và tự giáo dục chính mình tốt hơn. Khi các em làm được điều đó, chắc chắn mục tiêu xây dựng một trường học thân thiện, học sinh tích cực sẽ sớm hoàn thành.
Xuất phát từ nhu cầu cần có một tiết “Ngoại khóa” ý nghĩa, mới mẻ mang tính giáo dục tôi đã quyết định đưa văn hóa của dân tộc thiểu số vào vào trường học.Tôi thấy vẻ đẹp độc đáo của bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở địa phương được các em học sinh hăng say khám phá. Đó như là món ăn tinh thần không thế thiếu trong cuộc sống hiện nay, làm phát huy tính sáng tạo, phát triển tư duy, giảm những trò chơi không mang tính giáo dục cao như các trò chơi game trên internet, để các em - những tương lai của đất nước phát triển một cách toàn diện về trí tuệ, thể chất, tinh thần, đạo đức, năng lực sáng tạo. Các em sẽ tăng thêm tình yêu quê hương, đất nước, rộng hơn là toàn nhân loại... Đồng thời hướng các em biết sống thiện, sống có ích hơn, hòa nhập và đoàn kết trong cộng đồng dân cư đặc biệt là trong những cộng đồng dân cư có nhiều dân tộc cùng sinh sống, trở thành những công dân có ích cho xã hội và trở về làm giàu trên chính quê hương của mình. 
2.3. Một số giải pháp đưa bản sắc văn hóa của dân tộc Thái vào giảng dạy tiết ngoại khóa môn giáo dục công dân ở trường THPT Như thanh 2
2.3.1. Một số nét về vị trí địa lý và dân cư của địa phương (xã Thanh Tân - Huyện Như Thanh- tỉnh Thanh Hóa)
Năm 2010 trường THPT Như thanh 2 chuyển về địa điểm mới tại xã Thanh Tân huyện Như Thanh - Thanh Hóa. Mười một năm làm công tác giảng dạy tại trường THPT Như Thanh 2 thì tám năm tôi đã gắn bó với mảnh đất xã Thanh Tân Huyện Như Thanh - Thanh Hóa. Xã Thanh Tân là một địa phương có nhiều dân tộc cùng sinh sống như Kinh, Thái, Mường trong đó dân tộc Thái là dân tộc có số dân đông nhất của xã . Dân tộc Thái với nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc đã góp phần to lớn vào đời sống văn hóa tinh thần nhiều màu sắc của địa phương.
Năm 1985 xã Thanh Tân ra đời trên cơ sở chia tách tám bản của Thanh Kỳ là: Khả La, Đồng Lấm, Khe Mít (nay là thôn Vườn Dâu) bản Bảy nhà (nay là thôn Khe Cát) bản Quyết Thắng (nay là thôn Thanh Vinh và Tân Vinh), bản Quyết Chiến (nay là thôn Thanh Quang và Tân Quang) bản Lim Hoành dưới (nay là thôn Tiền Tiến) bản Lim Hoành trên (nay là thôn Trung Tiến và Bò Lăn)
Thanh Tân cách trung tâm huyện Như Thanh gần 40 km về phía Đông Nam, phía Đông giáp xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh và xã Yên Mỹ của huyện Nông Cống, phía tây giáp xã Xuân Thái, huyện Như Thanh, phía nam giáp các huyện Nghĩa Đàn, huyện Quỳnh Lưu của tỉnh Nghệ An, phía Bắc giáp các xã Phúc Đường, Yên Lạc của huyện Như Thanh và các xã Công Bình của Huyện Nông Cống.
Tổng diện tích tự nhiên là 9.523,06 ha. Tính đến năm 2008 xã Thanh Tân đã có 17 thôn, 1,408 hộ, 6148 nhân khẩu, có ba dân tộc anh em cùng chung sống là Kinh, Mường và Thái. Trong đó người Thái chiếm tới 61,8 % tổng số dân tại địa phương, còn lại là người Kinh và Mường.
 Người Thái ở địa phương chủ yếu di cư từ Lang Chánh đến, họ là phái Thái Đen (Tay Đăm), bao gồm các dòng họ lớn Hà, Vi, Lô, Lương. Ngoài ra còn có người Thái trắng di cư từ Thường Xuân. Do người Thái chiếm đại đa số dân cư nên văn hóa của họ cũng ảnh hưởng khá rõ nét đến đời sống văn hóa tinh thần của địa của địa phương này.	
2.3.2. Tìm hiểu, sưu tầm về nguồn gốc, giá trị văn hóa của dân tộc Thái tại địa phương.
2.3.2.1. Về phía giáo viên.
	Để có thể đưa các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái tại địa phương vào bài giảng, người giáo viên phải thực sự am hiểu về nguồn gốc, giá trị văn hóa của dân tộc đó. Để làm được việc này quả thật không phải một việc dễ dàng, tuy nhiên vì muốn tiết học của mình thật sự cuốn hút và thú vị bản thân tôi đã rất cố gắng đi tìm hiểu và sưu tầm các giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc Thái ở địa phương. 
Để có những thông tin chính xác phục vụ cho tiết học trước hết tôi tìm đến ban văn hóa xã Thanh Tân. Trong quá trình đi tìm hiểu tôi gặp rất nhiều khó khăn vì phần lớn truyền thống văn hóa của người Thái chủ yếu lưu giữ bằng truyền khẩu, không có một tài liệu cụ thể nào ghi chép riêng biệt. Đồng chí Hà Văn Duyên – P. Bí thư thường trực Đảng ủy và đồng chí Nguyễn Thị Nam cán bộ văn hóa xã Thanh Tân rất nhiệt tình cung cấp tài liệu cho tôi. Họ còn cho tôi mượn cuốn “Như Thanh vùng đất con người” đây là cuốn tài liệu duy nhất ghi chép khá đầy đủ về truyền thống văn hóa của các dân tộc trên địa bàn huyện Như Thanh, trong đó có dân tộc Thái tại xã Thanh Tân. Không hài lòng với những gì đã có, tôi muốn đi thực địa, muốn trực tiếp gặp gỡ nói chuyện với những người dân tộc Thái, nghe họ nói về truyền thống văn hóa của họ, bởi vì tôi hiểu rằng không ai hiểu văn hóa của dân tộc mình bằng chính những người con của dân tộc. Đó là những cuốn tư liệu sống đầy đủ nhất, sinh động nhất, sẽ cung cấp những thông tin thú vị cho tôi. Được sự giới thiệu của các đồng chí lãnh đạo xã tôi đã tìm đến các già làng, trưởng bản trực tiếp nói chuyện với họ, nghe học kể về truyền thống của văn hóa của dân tộc mình, khi trò chuyện, biết tôi là một cô giáo người Kinh nhưng lại đi tìm hiểu văn hóa của người Thái để dạy cho học sinh họ tỏ ra xúc động và cảm kích vô cùng, nhiều người trong số họ thật sự nuối tiếc, đau xót khi những người trẻ không còn mặn mà với văn hóa dân tộc và rất mong hoạt động dạy học của tôi sẽ khơi dậy niềm yêu thích và ý thức giữ gìn các truyền thống văn hóa của dân tộc Thái cho học sinh đặc biệt là những học sinh là người dân tộc Thái. 
Già làng Vi Thị Chi Và Hà Văn Ân đã cho tác giả những trải nghiệm văn hóa khó quên
Sau hai ngày đi thực địa tại bản làng tôi đã sưu tầm được nhiều thông tin quý báu mà ngay cả học sinh là người dân tộc Thái sống ở địa phương đó cũng chưa chắc nắm được. Đó mới chính là điều thú vị làm nên sức hấp dẫn cho tiết học.
Bản sắc văn hóa dân tộc Thái được thể hiện qua các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày của họ như: Đám cưới, đám ma, lễ hội, ẩm thực, trang phục, nếp nhà, các hoạt động văn hóa cộng đồng Mỗi hoạt động lại thể hiện một góc độ tâm hồn của người Thái độc đáo, sâu sắc và rất riêng.
 2.3.2.1.1. Đám cưới người Thái
Đám cưới của đồng bào dân tộc thái tại địa phương được xem như một sinh hoạt của bản làng. Một đôi nam nữ để tiến tới hôn nhân phải qua những thủ tục bắt buộc theo tập quán, tương tự như ở miền xuôi như chạm ngõ, ăn hỏi, nạp tài trước ngày cướitrong đó, với người Thái, các thủ tục chủ yếu được tập trung thể hiện trong lễ cưới đặc biệt được coi trọng nhất vẫn là lễ chàng rể ra mắt ma nhà gái và nàng dâu ra mắt ma nhà trai (làm lễ cáo với tổ tiên hai họ). Ngoài ra còn có các nghi lễ: Rửa chân, Cầm vía, Búi tóc.Trong đám cưới của người Thái vai trò của ông Mối, ông Mơ là hết sức quan trọng.
2.3.2.1.2. Tang ma người Thái
Người Thái quan niệm chết là tiếp tục "sống" ở thế giới bên kia. Vì vậy, đám ma là lễ tiễn người chết về "Mường trời". Lễ tang có hai bước cơ bản:
Pông: Phúng viếng tiễn đưa hồn người chết, đưa linh hồn về cõi hư vô, đưa thi thể đi chôn.
Xống: Đưa đồ tang lễ ra bãi tha ma và kết thúc bằng lễ gọi ma về ngụ tại gian thờ cúng tổ tiên trong nhà.
 Đám tang người Thái không dùng kèn chỉ dùng trống, khi đưa ma con gái và con dâu không được đi đưa, vợ có chồng mất cũng không được đi. Người mới chết không có bàn thờ riêng, mà sau ba ngày thầy Mo sẽ cúng gọi hồn về đoàn tụ với ông bà tổ tiên, thờ chung một bàn thờ. Người Thái chỉ để tang 12 tháng. Trong 12 tháng đó con cháu trong nhà không được tham gia các cuộc vui để tưởng nhớ người đã mất.
 2.3.2.1.3. Lễ hội
 Người Thái có quan điểm đa thần và giữ tục cúng tổ tiên. Cuộc sống gắn với nông nghiêp nên họ có tục lấy nước đêm giao thừa, lễ hội đón tiếng sấm năm mới, và một số lễ hội cầu mùa khác, lễ hội Xăng Khan, Xến Bản, Xến Mường, lễ hội Hạn Khuống, lễ hội Mừng lúa mới (cúng cơm mới) là những lễ hội rất đặc trưng của người Thái. Người Thái đen tin rằng để có một vụ mùa bội thu, thì sự phù hộ của đất trời là cơ bản. Để thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên, trời đất, sau mỗi vụ thu hoạch các gia đình phải làm lễ cúng cơm mới. 
Người Thái đón tết âm lịch cầu kỳ và chu đáo. Những ngày tết ngoài cúng tổ tiên người Thái còn cúng thần đất, thần núi, thần nước, thần bếp. Đến ngày mùng 7 thì khai hạ, lúc đó mọi người mới đi ra đồng làm việc, vào khoảng thời gian này cũng có rất nhiều hoạt động vui chơi như ném còn, nhảy sạp, hội thi bắn nỏ, chơi quay và mạc lẹ, lễ hội rượu cần với các điệu múa xòe, múa lăm vông.
2.3.2.1.4. Ẩm thực
Người Thái ưa cái hương vị đậm đà, giàu chất dinh dưỡng là món nướng. Các món nướng được người Thái tẩm ướp gia vị rất cầu kỳ. Gia vị họ hay dùng chủ yếu là mắc khén, muối, tiêu, gừng, tỏi, ớt
Họ có các món ăn rất đặc trưng như: Cơm lam, Canh ột, Canh bồi Xôi nếp là món ăn truyền thống của họ. Người Thái rất thích ăn rau rừng như các loại măng(măng đắng, măng ngọt) rau cải ngồng, rau dớn .. chấm với gia vị chéo, đậm đà vị cay của, riềng, mặn của muối rang Họ thích các vị cay, đắng, chát, bùi dùng các món ngọt lợ, đậm nồng
Người Thái rất thích uống rượu, đối với họ uống rượu là phong tục cho nên họ tự chế biến để tiêu thụ. Rượu của người Thái có ba loại chính: Láu xiêu (cất hay trắng) Láu xã (rượu cần) Láu vang (rượu nếp cái). Người Thái xem rượu là cái cớ để cởi mở niềm vui, sự hân hoan mang tính văn hóa lành mạnh, không bê tha. Với người Thái rượu cần là thức men thú vị mỗi khi có đình đám. Sinh hoạt ẩm thực của người Thái có cung cách giờ giấc nhất định “Kín lau mi ngan, đa pan mi pựa” tức là ăn có bữa, rượu có giờ.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_dua_ban_sac_van_hoa_dan_toc_thai_tai_dia_phuong_vao_tie.doc