SKKN Dự án dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm phát triển năng lực học sinh – Tác phẩm “Chí Phèo” (Nam Cao)

SKKN Dự án dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm phát triển năng lực học sinh – Tác phẩm “Chí Phèo” (Nam Cao)

Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại hiện đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta, từ thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại đây, vấn đề xây dựng môn học tích hợp với những mức độ khác nhau mới thực sự được tập trung nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng vào nhà trường phổ thông, chủ yếu ở bậc Tiểu học và cấp THCS nhưng chỉ ở mức thử nghiệm. Chúng ta đều thấy rằng, tinh thần giảng dạy tích hợp chỉ mới được thực hiện ở những mức độ thấp như liên hệ, phối hợp các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học hay phân môn khác nhau để giải quyết một vấn đề giảng dạy.

Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, sau khi Quốc hội thông qua Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên

Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH nói chung và đổi mới PPDH ở THPT nói riêng là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng tất yếu trong cải các PPDH ở mỗi nhà trường.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này.

Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.

docx 82 trang Mai Loan 18/02/2025 420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dự án dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm phát triển năng lực học sinh – Tác phẩm “Chí Phèo” (Nam Cao)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SKKN: Dự án dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm phát triển năng lực học sinh - Tác phẩm Chí Phèo (Nam Cao)
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG TRANG
 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SKKN 2
 1. LỜI GIỚI THIỆU 2
 1.1. Lí do chọn đề tài 2
 1.2. Mục đích nghiên cứu 3
 1.3. Thời gian, địa điểm nghiên cứu 4
 1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 4
 1.5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4
 1.6. Phạm vi nghiên cứu 5
 1.7. Phương pháp nghiên cứu 5
 1.8. Cấu trúc của SKKN 6
 2. TÊN SÁNG KIẾN 6
 3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN 6
 4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN 6
 5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 6
 6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG 6
 7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN 6
 7.1. Về nội dung của sáng kiến 6
 7.1.1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn 6
 7.1.2. Giải pháp cũ thường làm 11
 7.1.3. Giải pháp mới cải tiến 12
 7.1.4. Dự án dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm phát triển năng lực học sinh 19
 - Tác phẩm Chí Phèo (Nam Cao)
 7.1.5. Kết luận 19
 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến 20
 8. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT 20
 9. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SKKN 20
 10. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SKKN 20
 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 20
 sáng kiến theo ý kiến của tác giả
 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 24
 sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân
 11. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP 25
 DỤNG THỬ HOẶC ĐÃ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU
 PHỤ LỤC 1. GIÁO ÁN MINH HỌA GIẢI PHÁP MỚI 26
 PHỤ LỤC 2. TƯ LIỆU DÙNGTRONG GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM 72
 PHỤ LỤC 3. MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM SKKN 76
 0 SKKN: Dự án dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm phát triển năng lực học sinh - Tác phẩm Chí Phèo (Nam Cao)
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 1. LỜI GIỚI THIỆU
 1.1. Lí do chọn đề tài
 Luật giáo dục (2005) đã nêu: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học 
 sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất , thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản
 , phát triển năng lực các nhân , tính năng động, sáng tạo, hình thành nhân cách con 
 người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm của công dân, 
 chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng 
 bảo vệ Tổ quốc” . Việc vận dụng dạy học tích hợp là yêu cầu tất yếu của nhiệm vụ dạy 
 học về thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và 
 sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa . Đây là một 
 quan điểm giáo dục hướng vào việc phát triển toàn diện theo các yêu cầu của mục tiêu 
 giáo dục.
 Đổi mới phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn 
 luyện tư duy sáng tạo và tích cực để học sinh chủ động nắm bắt kiến thức được coi là 
 nhiệm vụ trọng tâm của công tác giáo dục. Muốn thực hiện được nhiệm vụ này, 
 trước hết, mỗi giáo viên phải tạo được hứng thú cho học sinh để các em say mê, 
 hứng thú và sau đó là tự giác học tập. Những năm gần đây, dạy học theo hướng 
 tích hợp kiến thức liên môn được đề cập và vận dụng nhiều đem lại hiệu quả cho 
 việc giảng dạy trong đó có việc giảng dạy Ngữ văn. Qua tìm hiểu, nghiên cứu tôi 
 thấy cách dạy này có nhiều ưu điểm: phát triển năng lực, phát huy được tính tích cực, 
 chủ động, sáng tạo của học sinh.
 Qua thực tế giảng dạy ở trường phổ thông và những buổi dự giờ, trao đổi 
 chuyên môn với các đồng nghiệp, tôi nhận thấy trong mỗi tiết dạy cần phải có sự sáng 
 tạo về mặt phương pháp dạy học và áp dụng việc đổi mới phương pháp trong những 
 lần đi học chuyên đề. Việc vận dụng tích hợp kiến thức liên môn giữa môn Ngữ văn 
 với môn khoa học khác, với các tình huống thực tiễn của các vẫn đề trong đời sống xã 
 hội sẽ làm cho hiệu quả của bài học Ngữ văn được nâng cao, giúp cho HS say mê, 
 hứng thú, phát triển được năng lực HS, phát huy được tính chủ động, sáng tạo đồng 
 thời giúp HS yêu môn học hơn, chiếm lĩnh kiến thức nhẹ nhàng, sinh động, vững chắc 
 hơn.
 Hiện nay, xu hướng tích hợp vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm 
 và áp dụng vào đổi mới chương trình cho học sinh các cấp học từ Tiểu học, THCS đến 
 THPT. Giữa môn Ngữ văn và các môn học khác có liên quan rất mật thiết chặt chẽ. 
 Kiến thức của các môn có thể bổ sung, hỗ trợ cho nhau giúp cho kiến thức của bài
 2 SKKN: Dự án dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm phát triển năng lực học sinh - Tác phẩm Chí Phèo (Nam Cao)
 + Năng lực sáng tạo.
 + Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
 + Năng lực vận dụng kiến thức liên môn
 - Rèn luyện tư duy suy luận nhanh nhạy, kĩ năng liên hệ, tổng hợp, đánh giá, nhận 
 xét, so sánh, đối chiếu và nhiều kĩ năng khác cho học sinh.
 - Qua việc nghiên cứu để viết sáng kiến kinh nghiệm, tôi cũng đã tự nâng cao năng lực 
 chuyên môn của bản thân, đồng thời qua đây cũng muốn trao đổi với đồng nghiệp 
 để cùng tìm ra được những giải pháp góp phần tạo hứng thú cho HS trong mỗi giờ 
 học môn Ngữ văn. Hi vọng đề tài này sẽ được đồng nghiệp đón nhận để góp phần cải 
 thiện tình trạng dạy học Ngữ văn hiện nay.
 1.3. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
 Sau hai năm nghiên cứu đề tài: Dự án dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm 
 phát triển năng lực học sinh – tác phẩm Chí Phèo (Nam Cao), năm học 2018- 
 2019, tôi thực nghiệm đề tài tại lớp 11A8 trường THPT A, huyện B, tỉnh Vĩnh Phúc.
 1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
 - Hệ thống cơ sở lí luận và thực tiễn về vấn đề dạy học dự án, dạy học tích hợp, 
 PP và hình thức tổ chức dạy học của GV nhằm hướng tới phát triển năng lực HS.
 - Phân tích thực trạng của vấn đề, các giải pháp cũ thường làm và đưa ra giải 
 pháp cải tiến mới để giải quyết vấn đề
 - Định hướng, xây dựng dự án dạy học tích hợp, liên môn nhằm mục tiêu phát 
 triển năng lực học sinh bài qua học cụ thể trong chương trình Ngữ văn 11.
 1.5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
 - Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là lồng 
 ghép nội dung tích hợp vào các bài dạy, tùy theo từng môn học mà lồng ghép tích hợp 
 ở các mức độ như liên hệ, lồng ghép bộ phận hay là toàn phần,( Phần nội dung bài 
 học, phần bài tập hay là tổng kết toàn bài...) Khi tích hợp giáo viên cần sử dụng ngôn 
 từ kết nối sao cho lô gic và hài hòa....từ đó giáo dục và rèn kĩ năng sống, giá trị sống 
 cho học sinh. Để nâng cao hiệu quả của môn học tích hợp, tôi sử dụng một số phương 
 pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để dạy học tích hợp nhằm phát triển năng lực hs như 
 sau:
 - Dạy học theo dự án;
 - Dạy học giải quyết vấn đề;
 - Thảo luận nhóm (hợp tác nhóm nhỏ)
 - Đóng vai
 - Một số kỹ thuật dạy học tích cực:
 + Động não
 4 SKKN: Dự án dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm phát triển năng lực học sinh - Tác phẩm Chí Phèo (Nam Cao)
 - Giải pháp mới cải tiến
 - Dự án dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm phát triển năng lực học sinh - Tác 
 phẩm Chí Phèo (Nam Cao)
 - Kết luận
 2. TÊN SÁNG KIẾN
 Dự án dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm phát triển năng lực học sinh – Tác 
 phẩm Chí Phèo (Nam Cao)
 3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
 - Họ và tên: Đinh Thị Hồng Duyên
 - Địa chỉ : Trường THPT Đồng Đậu - Tam Hồng - Yên Lạc -Vĩnh Phúc.
 - Số điện thoại: 0963921769
 - Email: hongduyentn82@gmail.com
 4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN
 Tác giả Đinh Thị Hồng Duyên
 5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
 - Lĩnh vực có thể áp dụng sáng kiến: Môn Ngữ văn cấp THPT
 - Vấn đề mà sáng kiến giải quyết: Dự án dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm 
 phát triển năng lực học sinh – Tác phẩm Chí Phèo (Nam Cao)
 6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG
 - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu : 05/12/2018
 7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
 7.1. Về nội dung của sáng kiến
 7.1.1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
 a. Cơ sở lý luận
 Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại hiện đang được quan 
 tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta, 
 từ thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại đây, vấn đề xây dựng môn học tích hợp với 
 những mức độ khác nhau mới thực sự được tập trung nghiên cứu, thử nghiệm và 
 áp dụng vào nhà trường phổ thông, chủ yếu ở bậc Tiểu học và cấp THCS nhưng 
 chỉ ở mức thử nghiệm. Chúng ta đều thấy rằng, tinh thần giảng dạy tích hợp chỉ 
 mới được thực hiện ở những mức độ thấp như liên hệ, phối hợp các kiến thức, kĩ 
 năng thuộc các môn học hay phân môn khác nhau để giải quyết một vấn đề giảng 
 dạy.
 Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh 
 giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh
 6

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_du_an_day_hoc_theo_chu_de_tich_hop_nham_phat_trien_nang.docx
  • docxBÌA.docx
  • pdfDUYEN(VAN) - SKKN NGU VAN TICH HOP (2019-2020).pdf
  • docMau 1.1_ Don de nghi cong nhan sang kien cap co so.doc