SKKN Đôi nét về vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT qua giờ Ngữ Văn

SKKN Đôi nét về vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT qua giờ Ngữ Văn

Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống cũng như việc xây dựng hệ giá trị đạo đức mới ở nước ta đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải được giải quyết. Thực tế cho thấy, trong đời sống xã hội đã có những biểu hiện xem nhẹ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, chạy theo thị hiếu không lành mạnh. Cuộc đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu; giữa lối sống lành mạnh, trung thực, có lý tưởng với lối sống ích kỉ, thực dụng. đang diễn ra hàng ngày. Bên cạnh những giá trị mới được hình thành trong quá trình hội nhập, những cái tiêu cực cũng đang xâm nhập vào đạo đức, lối sống của nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt là ở một bộ phận học sinh THPT diễn ra khá phổ biến. Việc lừa dối ông bà, cha mẹ, thầy cô; vô lễ với người lớn; bỏ học; đánh nhau; tham gia vào tệ nạn xã hội. là những hiện tượng không hiếm thấy ở rất nhiều trường học. Vì vậy, việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh phổ thông là một vấn đề vô cùng quan trọng, cấp thiết; là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và của toàn xã hội. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy trong trường THPT, tôi nhận thấy việc chú trọng tới việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh hiện nay không chỉ là việc làm cần thiết mà còn là trách nhiệm lớn lao, nặng nề của mỗi một người giáo viên, đặc biệt là với giáo viên dạy Văn. Xuất phát từ lí do đó, tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình là "Đôi nét về vấn đề giaó dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT qua giờ Ngữ Văn ".

doc 22 trang thuychi01 7190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đôi nét về vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT qua giờ Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT HÀ TRUNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐÔI NÉT VỀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH THPT QUA GIỜ NGỮ VĂN
 Người thực hiện: PHAN THỊ HÀ 
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THPT HÀ TRUNG
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): NGỮ VĂN
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
SỐ THỨ TỰ
NỘI DUNG
TRANG
1
1.MỞ ĐẦU
1
2
 1.1 Lí do chọn đề tài
1
3
 1.2 Mục đích nghiên cứu
1
4
 1.3 Đối tượng nghiên cứu
1
5
 1.4 Phương pháp nghiên cứu
1
6
 1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
2
7
2. NỘI DUNG CỦA SKKN
2
8
 2.1 Cơ sở lí luận của SKKN
2
9
 2.2 Thực trang vấn đề trước khi áp dụng SKKN
3
10
 2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
11
 2.4 Hiệu quả của SKKN
13
12
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
13
1. MỞ ĐẦU
 1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống cũng như việc xây dựng hệ giá trị đạo đức mới ở nước ta đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải được giải quyết. Thực tế cho thấy, trong đời sống xã hội đã có những biểu hiện xem nhẹ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, chạy theo thị hiếu không lành mạnh. Cuộc đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu; giữa lối sống lành mạnh, trung thực, có lý tưởng với lối sống ích kỉ, thực dụng... đang diễn ra hàng ngày. Bên cạnh những giá trị mới được hình thành trong quá trình hội nhập, những cái tiêu cực cũng đang xâm nhập vào đạo đức, lối sống của nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt là ở một bộ phận học sinh THPT diễn ra khá phổ biến. Việc lừa dối ông bà, cha mẹ, thầy cô; vô lễ với người lớn; bỏ học; đánh nhau; tham gia vào tệ nạn xã hội... là những hiện tượng không hiếm thấy ở rất nhiều trường học. Vì vậy, việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh phổ thông là một vấn đề vô cùng quan trọng, cấp thiết; là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và của toàn xã hội. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy trong trường THPT, tôi nhận thấy việc chú trọng tới việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh hiện nay không chỉ là việc làm cần thiết mà còn là trách nhiệm lớn lao, nặng nề của mỗi một người giáo viên, đặc biệt là với giáo viên dạy Văn. Xuất phát từ lí do đó, tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình là "Đôi nét về vấn đề giaó dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT qua giờ Ngữ Văn ".
 1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
	Thông qua sáng kiến kinh nghiệm khẳng định vai trò quan trọng của việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh qua một số giờ dạy Ngữ Văn trong trường THPT; đưa ra một số giải pháp trong việc lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh qua một số tác phẩm được học trong nhà trường, góp phần đào tạo cho đất nước những thế hệ học sinh không chỉ có tài mà còn có cái tâm trong sáng, giàu lòng nhân ái.
 1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
	Học sinh các lớp 12E, 12D trường THPT Hà Trung năm học 2018- 2019.
 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
	Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp quan sát, phân tích và đánh giá tình hình thục tế; phương pháp khảo sát bằng phiếu học tập...
 1.5 NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	Trước thực trạng đạo đức của học sinh hiện nay có chiều hướng giảm sút nghiêm trọng, việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là một đòi hỏi cấp bách của toàn xã hội để xây dựng, hoàn thiện những giá trị cơ bản của con người Việt Nam trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế tri thức. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh đã giúp cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí xác định đúng tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ở nhà trường để có kế hoạch hoàn chỉnh, có sự quan tâm đúng đắn trong việc giáo dục học sinh, từ đó giúp cho tập thể sư phạm của nhà trường thấy được nhiệm vụ quan trọng này, để ngoài việc dạy cho tốt còn phải lưu tâm hết lòng giáo dục các em phát triển toàn diện cả tài và đức.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	Giaó dục và đào tạo luôn được coi là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và toàn dân. Vì vậy, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã yêu cầu phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Bên cạnh việc phát triển trí tuệ, thể chất phải chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Luật giáo dục cũng quy định mục tiêu của giáo dục phổ thông là" Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên và đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc."(Điều 28, luật giáo dục). Để thực hiện mục tiêu đó, đòi hỏi người giáo viên phải nỗ lực không ngừng trong việc nghiên cứu, đổi mới phương pháp dạy học, đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới.
	Từ điển tiếng Việt (Trang 445, NXB Văn hóa thông tin năm 2011) viết "Giaó dục là dạy dỗ, rèn luyện về chữ nghĩa, đức hạnh và thể chất; sự ăn học, sự hiểu biết đạo lí, lễ phép". Giaó dục đạo đức là một bộ phận của giáo dục và là sự tác động đến đối tượng giáo dục để họ dần có những khái niệm về công bằng, bất công, về cái thiện, cái ác, về lương tâm, danh dự và những phạm trù thuộc lĩnh vực đạo đức tinh thần của xã hội. Trong một xã hội có giáo dục, quan hệ giữa người với người dựa trên những chuẩn mực xã hội sẽ là tiền đề cho sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội, tạo nên cuộc sống vui tươi, hạnh phúc cho tất cả mọi người.
	Trong nhà trường, việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là một trong những vấn đề trọng tâm. Bởi các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước. Nếu giáo dục tốt, các em sẽ trở thành những con người có ích cho gia đình và xã hội. Còn ngược lại, các em sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội trong tương lai. Vì vậy, "Tiên học lễ, hậu học văn" không chỉ là khẩu hiệu mà còn là nhiệm vụ của thầy và trò trong suốt quá trình dạy và học nói chung và là nhiệm vụ của giáo viên dạy Văn nói riêng.
	Như vậy, việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là việc làm quan trọng, cấp thiết không phải đối với một cá nhân nào mà là của cả gia đình, nhà trường và của toàn xã hội.
 2.2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	Để chuẩn bị cho hành trang vào đời, các em không chỉ mang theo vốn kiến thức được học mà phải là người có đạo đức tốt, xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói" Có tài mà không có đức thì là người vô dụng; có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó", qua đó cũng đủ hiểu Người coi trọng như thế nào về đạo đức, lối sống. Yếu tố đó không chỉ quyết định kết quả học tập mà quyết định đến tương lai và cuộc đời của mỗi người. Giới trẻ là tương lai của đất nước, là những người quyết định sự phồn thịnh của dân tộc vì chính họ là những mùa xuân của đất nước. Nhưng thực tế liệu có tốt đẹp như người ta hi vọng không?
	Xã hội sẽ đi tới đâu khi giới trẻ ngày nay có rất nhiều người có lối sống thực dụng, chạy theo những giá trị vật chất mà quên đi những giá trị tinh thần. Tình trạng giới trẻ sống buông thả, không coi trọng giá trị đạo đức đã và đang diễn ra ở nhiều nơi. Bằng chứng là các phương tiện truyền thông đã đăng tải các bài viết phản ánh về thực trạng này. Chúng lôi bè kéo cánh để đánh nhau, thậm chí hành hung cả thầy cô giáo; con giết cha, anh giết em..., những hành vi tàn bạo này được đăng tải trên mặt báo chỉ là tảng băng nổi, thực tế còn nhiều hơn nữa. Cách đây không lâu người ta choáng váng vì một đoạn video được đăng tải trên mạng ghi lại cảnh một nữ sinh lớp 9 bị bạn cùng lớp đánh hội đồng dã man, lột quần áo và quay clip phát tán trên mạng ở trường THCS Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Và nhiều vụ bạo lực học đường của nữ sinh Việt Nam được phản ánh trên các phương tiện truyền thông khiến dư luận vô cùng đau lòng.
	 Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy ở trường THPT, tôi nhận thấy, bên cạnh những học sinh chăm ngoan, học giỏi, có lối sống lành mạnh thì cũng còn không ít những học sinh có biểu hiện đi xuống về mặt đạo đức, lối sống khiến những ai tâm huyết với nghề đều cảm thấy đau lòng. Đó là lối sống ích kỉ, giả dối, vô cảm, thực dụng, tình trạng yêu đương sớm, kết hôn sớm, đánh nhau, sa vào tệ nạn xã hội...
	Vì sao lại có những thực trạng đau lòng ấy? Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi về mặt đạo đức, lối sống của học sinh ngày nay một phần do sự tác động của cơ chế thị trường; một phần do nhận thức sai lầm, không quan tâm dạy dỗ con cái của một số gia đình; nhiều gia đình nuông chiều con thái quá và một phần do chính bản thân học sinh, nhiều em mải chơi, đua đòi, lười học, không có định hướng phù hợp cho tương lai. Vì vây, tôi rất muốn thông qua một số tác phẩm văn học trong chương trình THPT giúp các em chú ý đến việc rèn luyện đạo đức, lối sống; có những suy nghĩ phù hợp, tích cực để sau này ra trường trở thành những người có ích, để xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước.
 2.3 CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
	Trong nhà trường ngoài môn Giaó dục công dân thì Ngữ Văn cũng là môn học rất quan trọng vì là môn học góp phần giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng, hoàn thiện nhân cách học sinh. Mỗi bài thơ, bài văn, mỗi tác phẩm văn học trong chương trình học phổ thông là một bài học đạo đức dành cho học sinh. Nếu không học môn Văn thì làm sao thế hệ trẻ ngày nay hiểu được những tấm gương chiến đấu ngoan cường của những chiến sĩ cách mạng, những người đã hi sinh xương máu nhằm giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, để bao thế hệ ngày nay được sống yên vui, hạnh phúc. Nếu không học môn Văn thì làm sao học sinh hiểu rõ cuộc đời hoạt động cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, một bậc vĩ nhân tài đức vẹn toàn được cả thế giới kính phục? Học văn chính là học cách làm người. Môn Văn thực sự là một môn học quan trọng giúp học sinh học tốt các môn học khác.
	Nhà văn M.Gorki từng nói "Văn học là nhân học". Văn học là bộ môn rất gần gũi với con người, giúp phát triển nhân cách con người, giúp con người hiểu người hơn, hướng con người đến Chân- Thiện- Mĩ. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều học sinh coi nhẹ môn học này; cho rằng học văn để làm gì; học văn không kiếm được nhiều tiền; học văn thật là chán...Sở dĩ học sinh có suy nghĩ như vậy là bởi các em chưa có đam mê, chưa nhận thức được giá trị đích thực của văn chương. Vì vậy, theo tôi việc cần làm lúc này là kéo văn chương về gần với cuộc sống, để học sinh quan tâm, yêu thích nhiều hơn tới môn học này.
	 Chúng ta biết từ xa xưa ông bà ta đã thấy được vai trò quan trọng của văn chương, coi văn chương là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với cuộc sống. Văn học với chức năng của mình có thể " nhân đạo hóa con người". Văn học chứa đựng nội dung phong phú, đa dạng về văn hóa, tư tưởng, tinh thần dân tộc nên nó giành vị trí xứng đáng trong nhà trường phổ thông, là một môn học bắt buộc trong học tập và thi cử từ xưa cho đến nay. Dạy văn là dạy cách làm người, là dạy cho học sinh hình thành kĩ năng sống, cách giao tiếp, ứng xử, giúp học sinh hoàn thiện nhân cách con người. Vì vậy, trong quá trình dạy học, người giáo viên cần kết hợp giờ giảng văn để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; dạy cho các em thấy được cái hay, cái đẹp của văn chương đối với đời sống tư tưởng, tâm hồn, lẽ sống... của con người.
 	Qua mỗi giờ học, thầy cô không chỉ tạo ra sự chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử, tạo niềm tin để các em có thể sẻ chia tâm tư, tình cảm, quan niệm, suy nghĩ từ bài học đến thực tế cuộc sống, mà còn uốn nắn các em có kĩ năng sống, biết cách giao tiếp, ứng xử có văn hóa, biết nhận ra cái hay, cái đẹp trong cuộc sống thông qua mỗi bài học.
 *Một số biện pháp cụ thể.
 - Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm.
 - Tổ chức cho học sinh xem phim, xem tranh ảnh, xem những tư liệu lịch sử có liên quan đến bài học.
 - Tổ chức cho học sinh viết bài thu hoạch. 
 * Giáo án minh họa 
Tiết 70-71-72
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
 - Nguyễn Minh Châu -
A.Xác định vấn đề cần giải quyết
 I. Tên bài học: Chiếc thuyền ngoài xa
 II. Hình thức dạy học: Dạy học trên lớp
 III. Chuẩn bị của thầy và trò:
 1. Thầy
 - Gíao án
 - Phiếu bài tập
 - Tranh ảnh về nhà văn, phim tư liệu về nhà văn Nguyễn Minh Châu
 2. Trò
 - Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
 -Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
B. Xác định nội dung- chủ đề bài học
 -Những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật: phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện; nghệ thuật chân chính luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời.
 - Tình huống truyện độc đáo, mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Điểm nhìn nghệ thuật đa chiều; lời văn giản dị mà sâu sắc, dư ba
C. Mức độ cần đạt
 1. Kiến thức :
a/ Nhận biết: HS nhận biết, nhớ được tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
b/ Thông hiểu: HS hiểu và lí giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm.
c/Vận dụng thấp: Khái quát được đặc điểm phong cách tác giả từ tác phẩm.
d/Vận dụng cao:
- Vận dụng hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn xuôi thời hậu chiến;
 2. Kĩ năng :
a/ Biết làm: bài nghị luận về một đoạn trích văn xuôi, về 1 ý kiến bàn về văn học;
b/ Thông thạo: các bước làm bài nghị luận văn học
 3.Thái độ :
a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản truyện ngắn hiện đại;
b/ Hình thành tính cách: tự tin , sáng tạo khi tìm hiểu văn bản truyện ngắn hiện đại;
c/Hình thành nhân cách: 
-Biết nhận thức được ý nghĩa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam sau 1975 trong lịch sử văn học dân tộc; 
-Có ý thức tìm tòi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh, tình huống truyện trong truyện hiện đại Việt Nam .
D : Tổ chức dạy và học
 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
Hoạt động của Thầy và trò
Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt, năng lực cần phát triển
- B1:GV giao nhiệm vụ: 
+Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh (CNTT)
+Chuẩn bị bảng lắp ghép
* HS:
+ Nhìn hình đoán tác giả Nguyễn Minh Châu
+ Lắp ghép tác phẩm với tác giả
+ Xem một đoạn video clip về cuộc sống của người dân vùng biển;
- B2: HS thực hiện nhiệm vụ
- B3: HS báo cáo kết quả
-B4: GV nhận xét, chốt kiến thức và giới thiệu vào bài: Sau năm 1975, miền Nam được giải phóng, Bắc Nam đã sum họp một nhà, đất nước Việt Nam bước vào giai đoạn xây dựng, phát triển trong hoà bình. Điều đó cũng đã mở ra cho văn học những tiền đề mới. Nhiều nhà văn đã trăn trở, tìm tòi hướng đi mới cho văn học: Khám phá đời sống ở phương diện đời thường, trên phương diện đạo đức, thế sự. Một trong những cây bút tiên phong mở đường tinh anh và tài năng nhất là nhà văn Nguyễn Minh Châu. Ta đã gặp một Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn đầy nghịch lý “Bến quê” và một lần nữa ta lại được tìm hiểu một truyện ngắn xuất sắc khác của ông – truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”.
- Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.
- Có thái độ tích cực, hứng thú. 
 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC( 70 phút)
Hoạt động của GV – HS
Kiến thức cần đạt
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần Tiểu dẫn. (Chiếu ảnh Nguyễn Minh Châu)
- B1:GV giao nhiệm vụ: 
 (?) Bằng hiểu biết của mình, em hãy trình bày những nét chính về tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Minh Châu?
- B2: HS thực hiện nhiệm vụ
- B3: HS báo cáo kết quả
-B4: GV nhận xét, chốt kiến thức - Nguyễn Minh Châu: 1930-1989.
- Quê quán: làng Thơi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Cuộc đời: Đầu năm 1950: ông gia nhập quân đội; từ 1952 đến 1958, ông công tác và chiến đấu tại sư đoàn 320; năm 1962, ông về phòng Văn nghệ quân đội, tạp chí Văn nghệ quân đội.
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Trước năm 1975 là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn; 
+ Từ đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh; ông được xem là cây bút mở đường tinh anh của văn học thời kì đổi mới.
(Chiếu cảnh chiếc thuyền ngoài xa)
- Giáo viên cung cấp thêm:
 Sáng tác tháng 8/ 1983, lúc đầu in trong tập Bến quê, sau đó lấy làm tên chung cho một tập truyện ngắn.
Kết hợp kiến thức Lịch sử: (?) Vận dụng kiến thức lịch sử Việt Nam từ sau năm 1975 - thời hậu chiến, căn cứ vào tình hình xã hội, em hãy giải thích tác động của lịch sử lúc bấy giờ đến sáng tác của văn học các tác giả nói chung, của Nguyễn Minh Châu nói riêng?
TL: Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã kết thúc. Đất nước thống nhất trong nền độc lập, hoà bình. Nhiều vấn đề của đời sống văn hoá, nhân sinh mà trước đây do hoàn cảnh chiến tranh chưa được chú ý, nay được đặt ra. Nhiều quan niệm đạo đức phải được nhìn nhận lại trong tình hình mới, nhiều yếu tố mới nảy sinh, nhất là khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới
 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản.
- B1:GV giao nhiệm vụ: 
 (?) Học sinh tóm tắt những nét chính của tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa?
(?) Theo em có thể chia văn bản thành mấy đoạn, nội dung của mỗi đoạn là gì?
- B2: HS thực hiện nhiệm vụ
- B3: HS báo cáo kết quả
-B4: GV nhận xét, chốt kiến thức 
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
Nguyễn Minh Châu (1930-1989): trước năm 1975 là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn; từ đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh, thuộc trong số những người mở đường tinh anh và tài năng(Nguyên Ngọc)của VHVN thời kì đổi mới.
2. Tác phẩm
- Chiếc thuyền ngoài xa tiêu biểu cho xu hướng chung của VHVN thời kì đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người trong cuộc sống đời thường.
a. Tóm tắt tác phẩm
b. Bố cục
Truyện chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: (Từ đầu đến “chiếc thuyền lới vó đã biến mất"). Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh.
+ Đoạn 2: (Từ “Ngay lúc ấy  với sóng gió giữa phá”): Câu chuyện của người đàn bà làng chài.
+ Đoạn 3: Còn lại: Tấm ảnh trong bộ lịch năm ấy.
Thao tác 1: Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh
- B1:GV giao nhiệm vụ: Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là phát hiện đầy thơ mộng. Anh (chị) cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù sương mà người nghệ sĩ chụp được?
- B2: HS thực hiện nhiệm vụ
- B3: HS báo cáo kết quả
-B4: GV nhận xét, chốt kiến thức
- B1:GV giao nhiệm vụ : Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ nhiếp ảnh mang đầy nghịch lí. Anh đã chứng kiến và có thái độ như thế nào trước những gì diễn ra ở gia đình thuyền chài.
- Qua hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng, Nguyễn Minh Châu muốn người đọc nhận thức được điều gì về cuộc đời?
- B2: HS thực hiện nhiệm vụ
- B3: HS báo cáo kết quả
-B4: GV nhận xét, chốt kiến thức
Thao tác 2: Câu chuyện của của người đàn bà ở toà án huyện
- B1:GV giao nhiệm vụ 
(?) Hoàn cảnh của người đàn bà hàng chài? 
(?) Trước hoàn cảnh của người đàn bà hàng chài, Đẩu - chánh án tòa án huyện đã đưa ra giải pháp gì?
(?) Giải pháp mà Đẩu đưa ra có được người đàn bà chấp nhận không? 
(?) Trong hoàn cảnh người đàn bà hàng chài, lời khuyên của chánh án Đẩu có vẻ là một lời khuyên đúng đắn, nhưng người đàn bà nhất quyết không nghe theo, thậm chí còn van xin “quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”. Em hãy lý giải thông qua câu chuyện của người đàn bà hàng chài? 
(?) Nhận xét về câu chuyện cuộc đời của người đàn bà hàng chài? 
(?) Thái độ của Phùng và Đẩu trước và sau khi nghe câu chuyện của người đàn bà có sự thay đổi như thế nào?
(?) Nếu các em là Đẩu, Phùng thì sẽ làm thế nào để giải quyết vấn đề đó?
(?) Câu chuyện về người đàn bà, Nguyễn Minh Châu đặt ra một vấn đề gì đang rất phổ biến trong xã hội hiện nay? 
(?) Từ câu chuyện của người đàn bà hàng chài và thái độ của Phùng và Đẩu, nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?
- B2: HS thực hiện nhiệm vụ
- B3: HS báo cáo kết quả
- B4: GV nhận xét, chốt kiến thức
* Kết hợp giáo dục đạo đức, lối s

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_doi_net_ve_van_de_giao_duc_dao_duc_loi_song_cho_hoc_sin.doc