SKKN Đổi mới việc dạy học Lịch sử và Địa lí địa phương trong trường Tiểu học

SKKN Đổi mới việc dạy học Lịch sử và Địa lí địa phương trong trường Tiểu học

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về "đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" đã được triển khai thực hiện trên cả nước; tuy nhiên đối với mỗi địa phương có những đặc điểm riêng về kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, cần có những định hướng cụ thể, phù hợp để đổi mới giáo dục và đào tạo đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo thành phố Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay góp phần nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển nhanh nguồn nhân lực. Việc xây dựng và thực hiện Đề án “Đổi mới giáo dục và đào tạo thành phố Thanh Hoá giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025” là nhiệm vụ hết sức cần thiết, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của thành phố.

Một trong những mục tiêu của đề án đổi mới giáo dục của thành phố Thanh Hóa là: Đổi mới dạy và học để giáo dục toàn diện cho học sinh về tính tự lập; thích học, học theo năng lực sở trường; chăm chỉ, yêu lao động, có khả năng làm ra được nhiều của cải vật chất cho gia đình và xã hội; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, ý thức cộng đồng và có kỹ năng sống cơ bản. Trong đó có mục tiêu cụ thể đến năm 2025 sẽ có 100% học sinh các cấp học thành phố hiểu biết đầy đủ về lịch sử đất nước, về biển đảo, về tỉnh Thanh Hóa và thành phố Thanh Hóa.

Một thực tế đang diễn ra trong xã hội và ngay trong ngành giáo dục là nhiều người và nhiều học sinh không thích học Lịch sử và Địa lí. Nội dung môn Lịch sử, Địa lí ở các cấp học khác hay Lịch sử và Địa lí ở bậc Tiểu học còn nặng về kiến thức, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học chưa phong phú, thời lượng dành cho giáo dục Lịch sử và Địa lí địa phương của bậc Tiểu học còn quá ít (4 tiết/năm học). Chính vì vậy giáo dục Lịch sử và Địa lí địa phương chưa thực sự được coi trọng.

 

doc 22 trang thuychi01 7170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đổi mới việc dạy học Lịch sử và Địa lí địa phương trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỔI MỚI 
VIỆC DẠY HỌC LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG 
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
Người thực hiện: Phạm Thị Mai Hoa
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường TH Điện Biên 1
SKKN thuộc lĩnh mực: Quản lí
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
1
Mở đầu
1
1.1
Lý do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
1
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1
Cơ sở lí luận của việc dạy học Lịch sử và Địa lí địa phương trong trường Tiểu học
2
2.2
Thực trạng việc dạy học Lịch sử và Địa lí địa phương trong trường Tiểu học hiện nay
4
2.3
Các giải pháp nhằm tổ chức tốt việc dạy học Lịch sử và Địa lí địa phương trong trường Tiểu học
5
2.3.1
Nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên trong việc dạy học Lịch sử và Địa lí địa phương
5
2.3.2
Bổ sung kiến thức về Lịch sử và Địa lí cho cán bộ giáo viên
7
2.3.3
Lựa chọn nội dung dạy học Lịch sử và Địa lí địa phương phù hợp
9
2.3.4
Lựa chọn hình thức dạy học phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả dạy Lịch sử và Địa lí địa phương 
12
2.3.5
Đánh giá kết quả tiếp thu kiến thức vê Lịch sử và Địa lí địa phương của học sinh.
17
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
18
3
Kết luận và kiến nghị
19
3.1
Kết luận
19
3.2
Kiến nghị
20
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về "đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" đã được triển khai thực hiện trên cả nước; tuy nhiên đối với mỗi địa phương có những đặc điểm riêng về kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, cần có những định hướng cụ thể, phù hợp để đổi mới giáo dục và đào tạo đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo thành phố Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay góp phần nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển nhanh nguồn nhân lực. Việc xây dựng và thực hiện Đề án “Đổi mới giáo dục và đào tạo thành phố Thanh Hoá giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025” là nhiệm vụ hết sức cần thiết, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của thành phố.
Một trong những mục tiêu của đề án đổi mới giáo dục của thành phố Thanh Hóa là: Đổi mới dạy và học để giáo dục toàn diện cho học sinh về tính tự lập; thích học, học theo năng lực sở trường; chăm chỉ, yêu lao động, có khả năng làm ra được nhiều của cải vật chất cho gia đình và xã hội; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, ý thức cộng đồng và có kỹ năng sống cơ bản. Trong đó có mục tiêu cụ thể đến năm 2025 sẽ có 100% học sinh các cấp học thành phố hiểu biết đầy đủ về lịch sử đất nước, về biển đảo, về tỉnh Thanh Hóa và thành phố Thanh Hóa.
Một thực tế đang diễn ra trong xã hội và ngay trong ngành giáo dục là nhiều người và nhiều học sinh không thích học Lịch sử và Địa lí. Nội dung môn Lịch sử, Địa lí ở các cấp học khác hay Lịch sử và Địa lí ở bậc Tiểu học còn nặng về kiến thức, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học chưa phong phú, thời lượng dành cho giáo dục Lịch sử và Địa lí địa phương của bậc Tiểu học còn quá ít (4 tiết/năm học). Chính vì vậy giáo dục Lịch sử và Địa lí địa phương chưa thực sự được coi trọng.
Để thực hiện Đề án đổi mới Giáo dục và Đào tạo thành phố, đạt được mục tiêu về giáo dục Lịch sử và Địa lí địa phương Thanh Hóa, mỗi cán bộ quản lí, mỗi giáo viên trong các nhà trường Tiểu học đều trăn trở nhằm tìm ra giải pháp để việc dạy Lịch sử và Địa lí địa phương Thanh Hóa đạt hiệu quả cao nhất. Bản thân tôi là một người quản lí ở trường Tiểu học cũng luôn suy nghĩ, luôn tìm tòi để dạy học Lịch sử và Địa lí địa phương Thanh Hóa tạo được sự hứng thú đồng thời lôi cuốn được giáo viên và học sinh. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “Đổi mới việc dạy học Lịch sử và Địa lí địa phương trong trường Tiểu học” để nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tổ chức dạy học Lịch sử và Địa lí địa phương tại các trường Tiểu học theo hướng đổi mới, chủ động, tích cực từ cán bộ quản lí đến giáo viên, học sinh. Việc dạy Lịch sử và Địa lí địa phương tuân thủ theo phân phối của Bộ GD&ĐT qui định, nội dung được thực hiện theo nội dung mà Sở GD&ĐT đã biên soạn. Ngoài ra để có hiệu quả cao trong dạy học Lịch sử và Địa lí địa phương cần có sự cập nhật, bổ sung nội dung để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của địa phương, cần có sự đổi mới về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để biến việc học Lịch sử và Địa lí địa phương thành nhu cầu của mỗi học sinh.
 Việc dạy học Lịch sử và Địa lí địa phương ngoài việc cung cấp các kiến thức về lịch sử, địa lí còn góp phần nâng cao năng lực chủ động, tìm tòi, sáng tạo cho cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh. Dạy học Lịch sử và Địa lí địa phương nhằm tạo sự đổi mới về nội dung, chất lượng đào tạo đưa hiệu quả giáo dục ngày một đi lên. Qua đó bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên và học sinh tình yêu quê hương đất nước, có trách nhiệm trong việc xây dựng quê hương.
Dạy học Lịch sử và Địa lí địa phương là yêu cầu bắt buộc trong mỗi nhà trường Tiểu học. Đối với mỗi cán bộ quản lí, mỗi giáo viên trong giai đoạn hiện nay thì tổ chức dạy học Lịch sử và Địa lí địa phương một cách hiệu quả là trách nhiệm và nhiệm vụ. Bản thân là người quản lí giáo dục, thấy rõ được tầm quan trọng trong việc dạy học Lịch sử và Địa lí địa phương trong nhà trường Tiểu học nhằm bổ sung kiến thức, hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh. Nhưng làm thế nào để việc dạy học Lịch sử và Địa lí địa phương đạt hiệu quả cao nhất? Đó chính là trăn trở của bản thân, vì thế tôi đã chọn đề tài “Đổi mới việc dạy học Lịch sử và Địa lí địa phương ở trường Tiểu học” để nghiên cứu và thực hiện nhằm thực hiện tốt Đề án đổi mới giáo dục và đào tạo của thành phố Thanh Hóa. Qua đó nâng cao vai trò, trách nhiệm, nhiệm vụ của người quản lí trong việc quản lí chuyên môn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ thời gian có hạn, tôi chỉ xin tập trung vào nghiên một số nội dung, hình thức tổ chức dạy học Lịch sử và Địa lí địa phương tại trường Tiểu học Điện Biên 1- Thành phố Thanh Hóa và tác dụng của chúng trong việc hình thành và phát triển tình yêu quê hương đất nước cho học sinh. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, bản thân tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp điều tra, thu thập thông tin
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của việc đổi mới dạy học Lịch sử và Địa lí địa phương trong trường tiểu học
Sinh thời nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng đã từng viết: “Học sử làm gì? Học địa làm gì? Học địa để sống với non sông đất nước. Học sử để sống với người đã chết”. Một quốc gia mà chỉ biết đến hiện tại, không am hiểu và tôn trọng quá khứ thì quốc gia đó không có tương lai. Không biết tôn vinh, tưởng nhớ và xót thương trước những người đã khuất, trước những sự kiện vinh quang hay những biến cố đau thương của đất nước, dân tộc thì không thể trưởng thành và phát triển.
Không hiểu biết về non sông, đất nước, về láng giềng và thế giới thì làm sao biết được đâu là con đường đi lên của đất nước, làm sao hội nhập với thế giới. Không hiểu lịch sử thì làm sao khơi dậy và duy trì lòng yêu nước? Không có lòng yêu nước thì làm sao dám đứng lên bảo vệ độc lập và chủ quyền quốc gia. 
Gần gũi và gắn liền hơn với mỗi con người lại chính là Lịch sử và Địa lí địa phương. Có thể nói, Lịch sử địa phương đều là dựng lại quá khứ về lòng yêu nước, về truyền thống đấu tranh bất khuất của địa phương trong dựng nước và giữ nước, ghi lại những nét văn hóa truyền thống, tinh thần nhân đạo sâu sắc của đại phương trong quá trình hình thành và phát triển. Địa lí địa phương giúp học sinh hiểu cơ bản về địa lí địa phương, cũng như vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống để biết cách ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, đồng thời đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước. 
Theo dự thảo của Bộ GD&ĐT, chương trình giáo dục phổ thông mới thì môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu học là môn học bắt buộc, được dạy học ở lớp 4 và lớp 5. Môn học được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển từ môn Tự nhiên và xã hội các lớp 1, 2, 3 và là cơ sở để học môn Lịch sử và Địa lý ở cấp Trung học cơ sở. Các kiến thức lịch sử và địa lý được tích hợp trong các chủ đề về địa phương, vùng miền, đất nước và thế giới theo sự mở rộng về không gian địa lý và xã hội, được bắt đầu từ địa phương, vùng miền, đến đất nước và thế giới. 
Như vậy, có thể nói, theo dự thảo chương trình sách giáo khoa mới thì dạy học Lịch sử và Địa lí địa phương ở bậc Tiểu học đã được coi trọng hơn rất nhiều. 
Vậy mạch kiến thức Lịch sử và Địa lí được lựa chọn những sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu của địa phương, vùng miền, của quốc gia, khu vực, thế giới. Như vậy, chương trình Lịch sử và Địa lí đã coi trọng sự phát triển Lịch sử và Địa lí địa phương, đặt nội dung dạy Lịch sử và Địa lí địa phương lên vị trí đầu tiên trong chương trình môn Lịch sử và Địa lí. 
Hiệu quả của dạy - học Lịch sử và Địa lí địa phương sẽ được nâng lên qua việc cung cấp kiến thức, giáo dục học sinh về niềm tin vững chắc vào lý tưởng cách mạng, hiểu về môi trường sống xung quanh. Từ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước, các em sẽ tự hào và ý thức hơn về tình yêu quê hương, đất nước. Qua đó, các em ra sức học tập, rèn luyện để trở thành những con người có ích góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Dạy Lịch sử và Địa lí địa phương nằm trong hệ thống dạy Lịch sử và Địa lí ở trường Tiểu học nhưng có những nét riêng. Mỗi địa phương đều có đặc điểm riêng về địa lí và cũng có truyền thống lịch sử hào hùng khác nhau. 
Muốn hiểu biết về Lịch sử và Địa lí, trước tiên phải biết Lịch sử và Địa lí nơi mình sinh ra và lớn lên. Trên đất nước Việt nam ta, địa phương nào cũng có những thần phả về các vị Thành hoàng làng đã có công giúp dân khai phá, gây dựng cơ nghiệp trên vùng đất ấy. Thanh Hoá là một tỉnh lớn thứ sáu về diện tích, đứng thứ 3 về dân số. Địa hình có đầy đủ: Vùng núi, trung du; đồng bằng ven biển. Thanh Hóa là vùng đất địa linh nhân kiệt, gắn với lịch sử phát triển loài người. Người xưa có câu: “Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ”. Vùng Ái Châu, tức Thanh Hóa được xem là nơi phát tích của hầu hết các dòng họ vua, chúa Việt xưa. Thanh Hóa luôn được người dân cả nước biết đến bởi phong cảnh hữu tình, người dân cần cù lao động, đỗ đạt về học hành. Là người dân Thanh Hóa càng không thể không biết về Lịch sử và Địa lí quê hương mình.
Việc giúp học sinh hiểu về Lịch sử và Địa lí Thanh Hóa để tự hào về quê hương mình, đồng thời có trách nhiệm trong việc xây dựng quê hương là trách nhiệm của mỗi nhà trường, mỗi giáo viên. 
Đổi mới dạy học Lịch sử và Địa lý theo hướng tiếp cận năng lực chính là trọng tâm. Phương pháp dạy học môn Lịch sử và Địa lý cấp tiểu học theo hướng phát triển năng lực chú trọng tổ chức các hoạt động dạy học để giúp học sinh tự tìm hiểu, tự khám phá, không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn; chú trọng rèn luyện cho học sinh biết cách sử dụng sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới; tăng cường phối hợp tự học với học tập, thảo luận theo nhóm, đóng vai, dự án; đa dạng hoá các hình thức tổ chức học tập, coi trọng việc dạy học trên lớp và các hoạt động xã hội.
2.2.Thực trạng việc Dạy và Học Lịch sử và Địa lí địa phương ở các trường Tiểu học hiện nay
2.2.1. Thực trạng của việc dạy Lịch sử và Địa lí địa phương ở trường Tiểu học
- Chương trình dạy Lịch sử và Địa lí địa phương được bố trí 2 tiết/năm/phân môn (Lịch sử, Địa lí) và được bố trí ở tuần học 31, 32. Việc bố trí dạy học Lịch sử và Địa lí địa phương ở thời điểm gần kết thúc năm học làm giảm tác dụng của việc dạy và học nội dung này. Lí do là ở thời điểm này giáo viên và học sinh đang tập trung cho việc ôn, chuẩn bị cho kiểm tra cuối năm và thường chú ý đến những môn, những nội dung kiểm tra cuối năm.
- Chương trình dạy Lịch sử và Địa lí địa phương do Sở GD&ĐT Tỉnh Thanh Hóa biên soạn, không có thiết kế bài dạy. Giáo viên phải tự soạn giáo án, tự tìm đồ dùng dạy học, tự xây dựng hình thức tổ chức dạy học, tự tìm hiểu thêm kiến thức nên tâm lí giáo viên có phần ngại dạy phần Lịch sử và Địa lí địa phương.
- Hình thức tổ chức dạy học của giáo viên trong giờ dạy Lịch sử và Địa lí địa phương chưa lôi cuốn được học sinh.
2.2.1. Thực trạng của việc học Lịch sử và Địa lí địa phương ở trường Tiểu học
- Học sinh có tâm lí ngại học môn Lịch sử và Địa lí nói chung và học Lịch sử và Địa lí địa phương cũng không nằm ngoài tâm lí đó của học sinh.
- Học sinh phải sưu tầm thêm tài liệu nên tâm lí cũng ngại. Mặt khác không phải địa phương nào cũng có các di tích lịch sử được xếp hạng nên học sinh lại càng ít biết. 
Trước thực trạng dạy học Lịch sử và Địa lí địa phương ở các trường Tiểu học như vậy, là một cán bộ quản lí, tôi trăn trở và thấy rõ trách nhiệm của bản thân trong chỉ đạo hoạt động dạy học Lịch sử và Địa lí địa phương tại trường Tiểu học nên đã đúc rút kinh nghiệm “Đổi mới việc dạy học Lịch sử và Địa lí đia phương ở trường Tiểu học”. Qua đây, cả giáo viên và học sinh được bổ sung kiến thức về Lịch sử và Địa lí, lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước được nâng lên.
2.3.Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử và Địa lí địa phương trong trường tiểu học
2.3.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên trong việc dạy học Lịch sử và Địa lí địa phương
Gần đây, tình trạng học sinh lơ là với môn học lịch sử, địa lí ở trường phổ thông nói chung và môn Lịch sử và Địa lí ở Tiểu học nói chung, trong đó có nguyên nhân là do giáo viên chưa đầu tư dạy cho môn này đúng mức.
Trong khi đó vai trò của dạy học môn Lịch sử và Địa lí, trong đó có nội dung Lịch sử và Địa lí địa phương là vô cùng to lớn. Chính việc giảng dạy Lịch sử và Địa lý địa phương tạo điều kiện cho thế hệ trẻ tìm hiểu và đánh giá đúng tiềm năng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và thực trạng kinh tế - xã hội, giá trị lịch sử và văn hóa của địa phương từ đó giúp họ định hướng nghề nghiệp, lao động sản xuất, giáo dục lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương. Những kiến thức Lịch sử và Địa lý địa phương mà nhà trường trang bị cho học sinh nếu có giá trị thực tiễn sẽ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh, giúp học sinh thấy rõ trách nhiệm của bản thân trong việc tham gia xây dựng quê hương thêm giàu đẹp. 
Nếu cán bộ giáo viên nhận thức tốt thì việc dạy Lịch sử và Địa lí địa phương sẽ chất lượng và hiệu quả hơn rất nhiều. Vậy cần thiết phải nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên trong việc dạy Lịch sử và Địa lí địa phương. Để có hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên trong việc dạy Lịch sử và Địa lí, mỗi nhà trường cần:
Đầu tiên, người quản lí cần nghiên cứu để hiểu biết về Lịch sử và Địa lí địa phương thông qua việc tìm tòi tài liệu. Đồng thời nghiên cứu kĩ vai trò của dạy Lịch sử và Địa lí địa phương trong việc hình thành, phát triển kiến thức, năng lực và phẩm chất của học sinh Tiểu học. Từ đó tuyên truyền để giáo viên hiểu về dạy học Lịch sử và Địa lí địa phương, tác dụng và cách tổ chức dạy học sao cho hiệu quả. Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên về Lịch sử và Địa lí địa phương bằng các hình thức:
a. Qua thực tế hiểu biết và tham khảo tài liệu để hiểu rõ vai trò của dạy Lịch sử và Địa lí địa phương, đồng thời tích cực tuyên truyền tới phụ huynh, học sinh 
Muốn dạy học có hiệu quả thì mỗi cán bộ giáo viên phải nắm thật vững về Lịch sử và Địa lí địa phương, trong đó có lịch sử phát triển của nhà trường. Nhà trường phát động mỗi cán bộ giáo viên phải tự tìm tòi, học hỏi để hiểu rõ nội dung, vai trò, vị trí của dạy Lịch sử và Địa lí địa phương - nơi mình được sinh ra, được nuôi dưỡng, được học tập, làm việc. Thật thiếu sót nếu không hiểu về địa phương mình. 
Nhà trường yêu cầu bắt buộc mỗi cán bộ giáo viên đưa vào chương trình bồi dưỡng thường xuyên của mình nội dung về Lịch sử và Địa lí địa phương, vai trò của việc dạy Lịch sử và Địa lí địa phương. Nội dung cụ thể:
	- Địa lí Thanh Hóa
	- Lịch sử tiêu biểu của Thanh Hóa
	- Lịch sử phát triển của nhà trường
	- Vai trò của dạy Lịch sử và Địa lí địa phương. Tác dụng cụ thể đối với học sinh lớp mình dạy. 
	- Kế hoạch của bản thân trong việc dạy học Lịch sử và Địa lí địa phương tại lớp mình.
Mỗi giáo viên sau khi nắm vững về Lịch sử và Địa lí địa phương Thanh Hóa, hiểu rõ vai trò của việc dạy Lịch sử và Địa lí địa phương sẽ tích cực tuyên truyền đến phụ huynh, học sinh. Từ đó, giáo viên cũng yêu cầu học sinh tự tìm hiểu về Lịch sử và Địa lí Thanh Hóa, tìm hiểu về truyền thống nhà trường. 
	b. Tổ chức thực hiện nghiêm túc phân phối chương trình dạy môn Lịch sử và Địa lí, trong đó có Lịch sử và Địa lí địa phương. 
Các tuần từ 31 và 32 khối lớp 5 ở bậc Tiểu học thực hiện dạy Lịch sử và Địa lí địa phương. Như vậy tổng cộng có 4 tiết cho cả phân môn Lịch sử và Địa lí. Thời điểm dạy Lịch sử và Địa lí địa phương là vào cuối năm nên dễ dẫn đến việc giáo viên dạy qua loa, dành thời gian các tiết này cho việc ôn tập các môn toán, tiếng Việt. Dạy học Lịch sử và Địa lí địa phương một cách nghiêm túc thể hiện việc giáo viên hiểu rõ vai trò của nó trong việc hình thành và phát triển kiến thức, kĩ năng, năng lực, phẩm chất cho học sinh. Do vậy, để khắc phục tình trạng dạy học một cách qua loa, để mỗi giáo viên thấy rõ việc cần thiết trong việc dạy học Lịch sử và Địa lí địa phương, nhà trường cần: 
- Tổ chức cho giáo viên khối 5 soạn bài chung để thống nhất mục tiêu tiết dạy, thống nhất các hình thức tổ chức dạy học, chuẩn bị đồ dùng dạy học,Soạn giáo án điện tử để dùng chung cho cả khối và là tư liệu cho những năm học sau.
- Kiểm tra việc dạy Lịch sử và Địa lí địa phương qua việc thực hiện lịch báo giảng, soạn bài, dự giờ,
- Khảo sát, hỏi đáp học sinh sau tiết dạy để kiểm tra chất lượng dạy của giáo viên và chất lượng học của học sinh. 
- Đánh giá việc dạy Lịch sử và Địa lí địa phương của giáo viên qua các buổi sinh hoạt chuyên môn. Đánh giá tiết dạy Lịch sử và Địa lí địa phương của giáo viên theo thang điểm của phiếu đánh giá giờ dạy do Sở GD&ĐT qui định. Ngoài ra, nhà trường đánh giá thêm phần cập nhật, liên hệ thực tiễn đối với các thông tin mới nhất của địa phương trong giờ dạy của giáo viên. 
Nhận thức của cán bộ giáo viên về dạy Lịch sử và Địa lí địa phương được nâng lên rõ rệt nhờ hoạt động chuyên môn cũng như hoạt động tự tìm hiểu, học hỏi. Mỗi cán bộ giáo viên đều thấy rõ tác dụng của việc dạy Lịch sử và Địa lí địa phương trong việc giáo dục học sinh về lòng tự hào và tình yêu quê hương đất nước. Việc học của học sinh cũng góp phần tuyên truyền việc tìm hiểu Lịch sử và Địa lí địa phương đến với các bậc phụ huynh. Mỗi cán bộ giáo viên có trách nhiệm tuyên truyền trong phụ huynh, học sinh việc tìm hiểu về địa phương mình. Phối hợp với phụ huynh, học sinh trong việc chuẩn bị tư liệu cho tiết dạy Lịch sử và Địa lí địa phương.
2.3.2. Bổ sung kiến thức về Lịch sử và Địa lí cho cán bộ giáo viên 
 Mỗi cán bộ quản lí và giáo viên nếu nắm vững về nội dung kiến thức thì sẽ tự tin trong công tác quản lí cũng như tự tin dạy tốt các tiết Lịch sử và Địa lí địa phương. Chất lượng đội ngũ giáo viên luôn quyết định chất lượng giáo dục học sinh. Việc được tìm hiểu, bổ sung kiến thức về địa phương không phải trong một thời điểm nhất định mà được cập nhật hàng ngày trong quá trình sống, lao động, học tập. Việc bổ sung kiến thức bao gồm: Mỗi cán bộ giáo viên tự bồi dưỡng kiến thức về địa phương cho bản thân, các đồng nghiệp trao đổi bổ sung kiến thức cho nhau và thông qua việc học tập,... Đối với việc bổ sung kiến thức về Lịch sử và Địa lí địa phương cho giáo viên ở trường Tiểu học Điện Biên 1 được tiến hành bằng các hình thức sau:
a. Mỗi cán bộ giáo viên tự học tự bồi dưỡng kiến thức Lịch sử và Đ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_doi_moi_viec_day_hoc_lich_su_va_dia_li_dia_phuong_trong.doc