SKKN Đổi mới phương pháp dạy - Học môn Lịch sử ở trường THPT Như Thanh theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh là muốn nhấn mạnh đến vai trò của người học với tư cách là chủ thể của quá trình nhận thức. Chương trình giáo dục phát triển theo năng lực, phẩm chất học sinh đã trở thành xu hướng phát triển mang tính quốc tế trong cải cách phương pháp dạy học ở trường phổ thông từ những năm 90 của thế kỉ XX.
Nắm bắt được xu hướng này, Nghị quyết số 29 - NQ/TW của Hội nghị lần thứ VIII, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường XHCN và hội nhập quốc tế đã nêu rõ: "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú trọng các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học".
Để thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29, một trong những vấn đề quan trọng được đặt ra cho ngành giáo dục hiện nay là cần có nhận thức đúng đắn về bản chất đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học. Thực chất của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở trường THPT là hướng tới mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm, thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm học sinh học cái gì đến học sinh vận dụng được những gì thông qua việc học. Trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên phải hiểu yêu cầu của học sinh để cung cấp thông tin, hướng dẫn học sinh trong quá trình tiếp thu và lĩnh hội kiến thức.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT NHƯ THANH SÁNG KIẾM KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT NHƯ THANH THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Người thực hiện: Nguyễn Xuân Tịnh Chức vụ: Tổ phó chuyên môn Đơn vị công tác: Trường THPT Như Thanh SKKN thuộc môn: Lịch sử Như Thanh, tháng 5 năm 2019 MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài. Đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh là muốn nhấn mạnh đến vai trò của người học với tư cách là chủ thể của quá trình nhận thức. Chương trình giáo dục phát triển theo năng lực, phẩm chất học sinh đã trở thành xu hướng phát triển mang tính quốc tế trong cải cách phương pháp dạy học ở trường phổ thông từ những năm 90 của thế kỉ XX. Nắm bắt được xu hướng này, Nghị quyết số 29 - NQ/TW của Hội nghị lần thứ VIII, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường XHCN và hội nhập quốc tế đã nêu rõ: "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú trọng các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học". Để thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29, một trong những vấn đề quan trọng được đặt ra cho ngành giáo dục hiện nay là cần có nhận thức đúng đắn về bản chất đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học. Thực chất của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở trường THPT là hướng tới mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm, thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm học sinh học cái gì đến học sinh vận dụng được những gì thông qua việc học. Trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên phải hiểu yêu cầu của học sinh để cung cấp thông tin, hướng dẫn học sinh trong quá trình tiếp thu và lĩnh hội kiến thức. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học lịch sử hiện nay ở trường THPT không có nghĩa là giáo viên phải loại bỏ phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại... mà phải biết khai thác những ưu điểm của phương pháp dạy học này. Bên cạnh đó, giáo viên phải sử dụng các phương pháp dạy học mới để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong lĩnh hội và làm chủ tri thức. Để thực hiện điều đó, giáo viên phải dạy học sinh cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất cho người học. Mark van Doren từng nói: "Nghệ thuật dạy học chính là nghệ thuật giúp ai đó khám phá". Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT nhằm nâng cao chất lượng môn Lịch sử. Tôi xin trình bày một số kinh nghiệm “Đổi mới phương pháp dạy - học môn Lịch sử ở trường THPT Như Thanh theo định hướng phát triển năng lực học sinh". Đây là SKKN được đúc rút trong thực tiễn dạy học nhiều năm ở trường THPT Như Thanh. Tôi hi vọng, với đề tài SKKN này sẽ là kênh tham khảo cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy - học môn Lịch sử hiện nay ở trường THPT. 1.2. Mục đích nghiên cứu. - Đánh giá thực trạng thực hiện đổi mới phương pháp dạy - học môn Lịch sử nói chung, ở trường THPT Như Thanh nói riêng. - Đưa ra một số phương pháp dạy - học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT Như Thanh đã và đang được thực hiện một cách hiệu quả. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. - Với phạm vi SKKN “Đổi mới phương pháp dạy - học môn Lịch sử ở trường THPT Như Thanh theo định hướng phát triển năng lực học sinh", đối tượng mà tôi nghiên cứu là một số phương pháp dạy học mới theo định hướng phát triển năng lực học sinh. - Đối tượng tôi áp dụng cho đề tài SKKN là học sinh trường THPT Như Thanh. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Để hoàn thành SKKN này, tôi đã tiến hành thực hiện các phương pháp nghiên cứu như sau: + Tìm hiểu thực trạng đổi mới phương pháp dạy - học môn Lịch sử hiện nay ở trường THPT Như Thanh. + Trao đổi, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy học với đồng nghiệp để lựa chọn những phương pháp - kĩ thuật dạy học mới phù hợp với môn Lịch sử. + Nghiên cứu các tài liệu tham khảo về đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh để có thêm kinh nghiệm trong dạy học. + Căn cứ vào thực tiễn học tập của học sinh, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường để lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp với bộ môn Lịch sử. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận. Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang chương trình giáo dục tiếp cận năng lực của người học. Trước đây, trong dạy học, giáo viên thường quan tâm học sinh học được cái gì. Hiện nay, giáo viên phải xác định học sinh vận dụng như thế nào thông qua việc học. Thực chất của phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của người học là chuyển từ phương pháp dạy học theo lối truyền thụ một chiều sang dạy học sinh cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh trong học tập. Từ đó hình thành và phát triển năng lực tự học của học sinh như nghe, nhìn, ghi chép, tìm kiếm thông tin, sử dụng SGK, đồ dùng trực quan... trong học tập bộ môn Lịch sử. Phương pháp dạy học ở trường phổ thông vừa đảm bảo tính khoa học nhưng lại mang tính nghệ thuật. Tính khoa học là giáo viên phải đảm bảo nội dung, chương trình, mục tiêu đào tạo. Tính nghệ thuật là giáo viên phải căn cứ vào đối tượng, tình hình cụ thể của mỗi lớp học đưa ra cách thức, phương pháp dạy học cho phù hợp để đạt được yêu cầu, chất lượng và hiệu quả. Trong dạy học hiện nay, nếu giáo viên không quan tâm chú trọng đổi mới phương pháp dạy học là tự đào thải chính mình. Tuy nhiên, dù sử dụng bất kỳ phương pháp dạy học nào cũng phải đảm bảo nguyên tắc học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức đặt dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên. 2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. Trong những năm qua, đổi mới hình thức và phương pháp dạy học ở trường THPT luôn được giáo viên quan tâm và đã đạt được kết quả ban đầu đáng khích lệ. Tuy nhiên, do mục tiêu chương trình giáo dục hiện hành chủ yếu là trang bị kiến thức, cùng với những hạn chế về năng lực thực hiện của giáo viên, nên việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông hiện nay chưa mang lại hiệu quả thiết thực. Phương pháp dạy học của giáo viên phần lớn vẫn là truyền thụ kiến thức một chiều. Số giáo viên thường xuyên sử dụng các phương pháp dạy học mới để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh chưa nhiều, chưa ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Phương pháp dạy học còn nặng về truyền thụ kiến thức, ít chú ý quan tâm đến thực hành. Việc rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được giáo viên quan tâm. Trước xu thế đổi mới giáo dục hiện nay, giáo viên trường THPT Như Thanh nói chung, giáo viên nhóm Lịch sử nói riêng đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Nhiều giáo viên đã sử dụng các phương pháp dạy học mới trong dạy học như: ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức dạy học nhóm, dạy học theo dự án, giải quyết vấn đề... đã gây hứng thú cho học sinh trong học tập, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn của nhà trường. Trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, chúng tôi có những thuận lợi và khó khăn sau: Thuận lợi: Nhà trường rất quan tâm đến công tác chuyên môn, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia đầy đủ các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học do Sở GD&ĐT tổ chức, giành nhiều thời gian trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn để trao đổi việc thực hiện và triển khai các chuyên đề của Sở tại nhà trường. Hầu hết giáo viên đã sử dụng những phương pháp dạy học mới để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học. Học sinh cũng dần làm quen với phương pháp tự học. Khó khăn: Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của một số giáo viên còn mang nặng tính hình thức, chưa được thực hiện thường xuyên, chỉ thực hiện trong một số tiết thao giảng, còn lại các tiết dạy học trên lớp vẫn sử dụng phương pháp truyền thống nên việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT hiện nay chưa đạt được kết quả như mong muốn. Nhiều học sinh trong học tập môn Lịch sử còn thụ động, thiếu tính tự giác, chưa tích cực và chủ động trong giờ học. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1. Phương pháp rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự học. Đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay, điều trước tiên là giáo viên phải rèn luyện cho học sinh ý thức và kĩ năng tự học. Nếu học sinh có kĩ năng tự học sẽ giúp các em luôn tự giác, tích cực và chủ động trong học tập. Thực tiễn dạy học nhiều năm ở trường THPT, tôi nhận thấy cần rèn luyện cho học sinh những kĩ năng tự học môn Lịch sử như sau: 2.3.1.1. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng biết khai thác và sử dụng SGK. SGK là phương tiện rất quan trọng đối với giáo viên và học sinh trong quá trình dạy - học ở trường THPT. SGK cung cấp cho giáo viên và học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản, có tính bao quát toàn bộ nội dung chương trình theo từng môn học. Chính bởi vậy mà trong dạy học, điểm cốt yếu là giáo viên phải hướng dẫn học sinh biết cách khai thác và sử dụng SGK sao cho hiệu quả để giúp các em nắm vững kiến thức bài học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Nếu trong quá trình học tập, học sinh không biết cách khai thác và sử dụng SGK sẽ dẫn đến tình trạng các em không nắm vững kiến thức bài học. Hướng dẫn học sinh sử dụng SGK trong dạy học lịch sử, giáo viên thường sử dụng các hình thức sau: hướng dẫn học sinh cách tự đọc SGK, trả lời câu hỏi và làm bài tập trong SGK, biết khai thác và sử dụng kênh hình... Ví dụ 1: Khi dạy tiết 1 - Bài 20 (SGK 12 CB): Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954) Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách khai thác và sử dụng SGK thông qua những câu hỏi gợi mở như sau: Kế hoạch Na va ra đời trong bối cảnh lịch sử như thế nào? Nêu nội dung của kế hoạch Na va, em có nhận xét như thế nào về kế hoạch quân sự này của Pháp - Mĩ? Trước âm mưu mới của Pháp - Mĩ ở Đông Dương thông qua kế hoạch Na va; Bộ Chính trị, Trung ương Đảng đã đề ra phương hướng tác chiến như thế nào trong đông - xuân 1953 - 1954? Cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953 - 1954 đã diễn ra và giành được thắng lợi như thế nào? Tại sao Pháp - Mĩ lại xây dựng Điện Biên Phủ trở thành tập đoàn cứ điểm quân sự mạnh nhất ở Đông Dương? Căn cứ vào đâu mà Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ? Chiến dịch Điện Biên Phủ đã diễn ra và giành được thắng lợi như thế nào? Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát, tìm hiểu lược đồ hình thái chiến trường đông - xuân 1953 - 1954 (hình 53), lược đồ diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ (hình 54) sau đó lên trình bày trên bản đồ treo tường mà giáo viên đã chuẩn bị. Nêu ý nghĩa của biểu tượng chiến thắng Điện Biên Phủ (hình 55). Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài trên lớp. Tổ chức cho học sinh các hoạt động học tự học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác của các em trong giờ học. Giáo viên không nên quá lạm dụng phương pháp thuyết trình sẽ hạn chế rất lớn khả năng tự học và tính sáng tạo của học sinh. Giáo viên phải lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm. Bằng hệ thống câu hỏi gợi mở, giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động cá nhân, hoặc làm việc theo nhóm. Cùng với việc hướng dẫn học sinh khai thác "kênh chữ", giáo viên còn phải hướng dẫn học sinh khai thác và sử dụng "kênh hình" để phục vụ bài học. Sau khi học sinh trả lời các câu hỏi, giáo viên nhận xét và chốt ý. Như vậy, cùng với kiến thức bài học được thể hiện trong SGK, kết hợp với những hình ảnh trực quan sinh động trên lược đồ sẽ giúp học sinh hiểu bài nhanh hơn, nắm vững kiến thức bài học một cách chi tiết và cụ thể hơn. Kênh hình còn tạo biểu tượng sinh động trong quá trình nhận thức của học sinh, giúp học sinh như đang được trải nghiệm với lịch sử, làm cho các em yêu thích lịch sử hơn. Để học sinh khai thác kiến thức, kênh hình trong SGK phục vụ bài học, giáo viên phải yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp bằng cách trả lời những câu hỏi trong SGK, hoặc một số bài tập giáo viên yêu cầu chuẩn bị ở nhà làm vào vở soạn bài. Ví dụ 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tự học ở nhà, trước khi dạy tiết 2 - Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến (SGK 10 CB). Nếu như ở tiết 1, giáo viên đã hướng dẫn học sinh tìm hiểu được 2 nội dung cơ bản của bài học là: Trung Quốc thời Tần, Hán và sự phát triển của chế độ phong kiến Trung Hoa dưới thời nhà Đường; tiết 2, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần 3: Trung Quốc thời Minh, Thanh; phần 4: Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến. Để chuẩn bị cho tiết 2, sau khi kết thúc bài học tiết 1, giáo viên phải dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài học mới. Công việc chuẩn bị bài mới của học sinh được giáo viên hướng dẫn như sau: Giáo viên chia học sinh thành 4 nhóm, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm như sau: Nhóm 1: Mầm mống quan hệ sản xuất TBCN đã xuất hiện và phát triển như thế nào dưới thời kì nhà Minh, Thanh? Nhóm 2: Tìm hiểu về Tư tưởng, Sử học, Văn học của Trung Quốc thời phong kiến. Nhóm 3: Tìm hiểu về khoa học - kĩ thuật của Trung Quốc thời phong kiến. Nhóm 4: Tìm hiểu về công trình kiến trúc Vạn lí trường thành. Khi phân công việc cho từng nhóm, giáo viên nên đưa ra một số gợi ý để các nhóm chuẩn bị bài cho tốt. Nhóm 1: Tại sao dưới thời kì nhà Thanh, quan hệ sản xuất TBCN ở Trung Quốc lại bị hạn chế phát triển? Nhóm 2: Hệ tư tưởng Nho giáo của Trung Quốc có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam thời phong kiến? Nhóm 3: Những phát minh về khoa học - kĩ thuật của Trung Quốc thời phong kiến đã có ảnh hưởng như thế nào đối với nhân loại? Nhóm 4: Ngoài công trình kiến trúc Vạn lí trường thành, thời phong kiến ở Trung Quốc còn có những công trình kiến trúc nào lớn mang đậm dấu ấn lịch sử? Với sự phân công nhiệm vụ học tập về nhà cho từng nhóm, học sinh sẽ chủ động và tích cực hơn trong học tập. Các em sẽ biết cách tự học bài trong SGK, tìm hiểu thêm kiến thức từ các nguốn tư liệu khác để phục vụ bài học. Hôm sau, giáo viên cử các nhóm lên trình bày sản phẩm. Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi, bổ sung thêm kiến thức cho nhóm bạn. Sau đó giáo viên tổng kết, nhận xét và cho điểm các nhóm để khuyến khích tinh thần học tập của học sinh. Cuối cùng giáo viên sử dụng giáo án điện tử để củng cố kiến thức bài học. Giáo viên giao bài tập về nhà cho học sinh chuẩn bị trước khi đến lớp thông qua những câu hỏi cụ thể và chi tiết như vậy sẽ giúp học sinh xác định được những nội dung cơ bản, trọng tâm của bài học. Định hướng cho các em cách khai thác kiến thức trong SGK để trả lời câu hỏi, tìm hiểu thêm các nguồn tư liệu lịch sử có liên quan để chuẩn bị cho bài học. Học sinh sẽ chủ động và hứng thú hơn khi được giao bài tập về nhà. 2.3.1.2. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành trong giờ lịch sử. Để học sinh vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn nhận thức một cách hiệu quả, trong dạy học, giáo viên phải thay đổi hình thức tiếp cận kiến thức của học sinh từ nghe, cảm nhận sang làm bài thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. Có như vậy, học sinh mới phát huy được khả năng tự học, tự làm chủ kiến thức thông qua các hoạt động học. Nếu thay đổi quan niệm và hình thức dạy học như vậy, giáo viên sẽ hình thành cho học sinh ý thức tự giác trong học tập. Các em sẽ chủ động tìm hiểu bài học, biết vận dụng một cách sáng tạo, có khả năng tái tạo kiến thức để giải quyết những bài tập tính huống giáo viên đưa ra. Ví dụ 1: Bài 11 (SGKCB 10): Tây Âu thời hậu kì trung đại. Mục 1. Các cuộc phát kiến địa lí Sau khi tìm hiểu xong những nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK, yêu cầu lập bảng kê về các cuộc phát kiến địa lí lớn ở Tây Âu vào thế kỉ XV - XVI theo mẫu sau: Tên nước Người thực hiện Thời gian Con đường đi Điểm đến Để hoàn thiện bảng biểu, giáo viên hướng dẫn học sinh kẻ số cột, dòng cho phù hợp với yêu cầu, biết lựa chọn những sự kiện, nội dung tiêu biểu để điền vào bảng. Ngôn ngữ sử dụng trong bảng biểu phải ngắn gọn, súc tích, rõ ràng. Sau khi học sinh hoàn thành bảng kê theo mẫu, giáo viên đưa ra bảng thông tin phản hồi để các em đối chiếu, so sánh với sản phẩm của mình. Tên nước Người thực hiện Thời gian Con đường đi Điểm đến Bồ Đào Nha B. Đi-a-xơ 1487 Đi vòng qua điểm cực Nam châu Phi Đến mũi Hảo vọng, xác định có thể đến Ấn Độ bằng đường biển Va-xcô đơ Ga-ma 1497 Đi vòng qua điểm cực Nam châu Phi đến Ấn Độ 5/1498, đoàn thám hiểm đến bờ Tây Nam Ấn Độ Tây Ban Nha C.Cô-lôm-bô 1492 Từ Tây Ban Nha vượt biển Đại Tây Dương đến quần đảo Haiti, sau đó trở về TBN Tìm ra châu Mĩ nhưng lại lầm tưởng là "Đông Ấn Độ" Ma-gien-lan 1519-1522 Đi qua cực Nam của châu Mĩ, tiến sang Thái Bình Dương, đến khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và trở về Tây Ban Nha. Tại Phi-líp-pin, Ma-gien-lan bị thiệt mạng. Đoàn thám hiểm đã trở về TBN, thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới lần đầu tiên bằng đường biển. Ví Dụ 2: Khi dạy bài 17 (SGK 10 CB). Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (Từ thế kỉ X - XV). Mục II. Phần 1. Tổ chức bộ mày nhà nước. Để so sánh điểm khác nhau cơ bản giữa bộ máy chính quyền nhà nước phong kiến Đại Việt thời vua Lê Thánh Tông so với các triều đại phong kiến trước đó, giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ về bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông để rèn luyện cho các em kĩ năng thực hành. Nếu dạy về tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến mà giáo viên không hướng dẫn học sinh tự tạo sơ đồ kiến thức các em sẽ rất khó hình dung được bộ máy nhà nước quân chủ thời kì nhà Lê sơ như thế nào mà lại khẳng định là đạt đến mức độ hoàn thiện. Để cụ thể hóa kiến thức trong SGK, giáo viên hướng dẫn học sinh tạo sơ đồ như sau: Bằng sơ đồ trên, học sinh sẽ thấy được tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ rất chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương nhằm gia tăng quyền lực của nhà vua. Các chức quan trung gian như Tể tướng, Đại hành khiển bị bãi bỏ, thay vào đó là 6 bộ trực tiếp quản lí một lĩnh vực cụ thể. Chính vì thế, bộ máy nhà nước quân chủ Việt Nam dưới thời Lê sơ được đánh giá là hoàn thiện nhất thời phong kiến. Thông qua sơ đồ hóa kiến thức, học sinh hiểu rõ hơn nội dung bài học so với phương pháp học bài bằng cách ghi nhớ máy móc theo dàn ý. Học bài theo sơ đồ sẽ giúp học sinh phát triển tư duy nhận thức, khả năng quan sát, kĩ năng đối chiếu, so sánh bộ máy nhà nước thời Lê sơ với bộ máy nhà nước các triều đại phong kiến trước đó để rút ra kết luận, đánh giá khoa học về cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông là tương đối toàn diện. Sơ đồ kiến thức còn giúp học sinh tiếp thu bài học nhanh hơn, phát huy tính tích cực trong giờ học, làm cho giờ học trở nên sôi nổi hơn khi các em được tiếp thu bài học với một hình thức mới. 2.3.1.3. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng biết khai thác và sử dụng hiệu quả kênh hình trong SGK. Trong dạy học lịch sử, kênh hình SGK là chỗ dựa để học sinh hiểu rõ hơn các sự kiện, hiện tượng, nội dung lịch sử. Tạo điề
Tài liệu đính kèm:
- skkn_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_mon_lich_su_o_truong_thpt_n.doc