SKKN Dạy tích hợp liên môn kiểu bài vùng lãnh thổ Địa lí 9 nhằm nâng cao chất lượng học sinh

SKKN Dạy tích hợp liên môn kiểu bài vùng lãnh thổ Địa lí 9 nhằm nâng cao chất lượng học sinh

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chỉ rõ “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân”. Bởi vậy công cuộc đổi mới hiện nay đòi hỏi giáo dục phổ thông phải đào tạo những con người toàn diện, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Mỗi môn học trong nhà trường phổ thông với đặc trưng của mình đều phải góp phần đào tạo thế hệ trẻ. Với vai trò và chức năng riêng biệt, môn Địa lí có mối quan hệ rất chặt chẽ, “giao thoa” với nhiều môn học khác. Qua thực tế giảng dạy ở trường phổ thông, tôi nhận thấy việc vận dụng kiến thức liên môn giữa Địa lí với kiến thức các môn học khác làm cho hiệu quả môn học Địa lí nói chung được nâng cao. Dạy học liên môn là phương pháp quan trọng góp phần bổ sung làm phong phú thêm nội dung bài học, giúp cho học sinh học bài với niềm say mê, hứng thú, giúp các em yêu môn học hơn, không cảm thấy Địa lí là một môn học khô khan, khó học. Đồng thời làm cho các em thấy rõ mối quan hệ giữa các lĩnh vực khoa học, hình dung được một cách chân thực, sinh động về môi trường, xã hội, các quy luật tự nhiên. Qua đó, đặt ra một vấn đề quan trọng trong phương pháp dạy học của giáo viên là phải có kiến thức liên môn sâu rộng, làm cho học sinh có khả năng sử dụng kiến thức của các môn học có liên quan vào học tập Địa lí để tránh sự trùng lặp, mất thời gian, giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, sinh động mà vững chắc.

 

doc 29 trang thuychi01 10141
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy tích hợp liên môn kiểu bài vùng lãnh thổ Địa lí 9 nhằm nâng cao chất lượng học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN THỌ XUÂN
-----c & d-----
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“DẠY TÍCH HỢP LIÊN MÔN KIỂU BÀI VÙNG LÃNH THỔ ĐỊA LÍ 9 NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC SINH”
 Người thực hiện: Trịnh Thị Duyến
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THCS Xuân Tân- Thọ Xuân
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Địa lí
THANH HÓA NĂM 2018
 MỤC LỤC
TRANG
PHẦN I: MỞ ĐẦU.....................................................................
I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI...
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU...
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU....
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .
1
1
1
2
PHẦN II: NỘI DUNG.
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM...
1. Một số khái niệm có liên quan.
2. Vai trò và ý nghĩa của Dạy học tích hợp liên môn..
II.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
III. CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Các giải pháp
2. Những nội dung kiến thức ở nhóm bài Vùng lãnh thổ có khả năng vận dụng dạy học tích hợp liên môn...
3. Giáo án soạn giảng áp dụng nguyên tắc dạy học tích hợp liên môn..
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1.Sau khi sử dụng hình thức này tôi đã đạt được những kết quả sau.................
2. Bài học kinh nghiệm....
2
2
2
2
3
3
3
7
13
13
21
21
21
PHẦN 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận: 
2. Kiến nghị
22
22
 22
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng tổng hợp các di sản văn hóa khi tổ chức dạy học tích hợp liên môn trong kiểu bài Vùng lãnh thổ Địa lí 9.
Địa chỉ tích hợp
Di sản văn hóa
Mục đích giáo dục
Bài
Mục 
Bài 17: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ .
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang)- Công viên địa chất toàn cầu-Di sản Thế giới.
- Địa danh nổi tiếng: SaPa, TamĐảo, Mộc Châu.
- Quần thể du lịch Hạ Long
- Các di tích, lễ hội, các làng nghề
truyền thống.
- Các công trình thuỷ điện trên sông Đà: thuỷ điện Hoà Bình; thuỷ điện Sơn La.
Thế mạnh phát triển du lịch.
Thế mạnh thủy điện
Bài 20: Vùng đồng bằng Sông Hồng .
3. Dịch vụ.
- Khu di tích trung tâm Hoàng Thành Thăng Long, Hà Nội
- Di sản văn hoá: Hát xoan Phú Thọ; Ca trù; Quan họ Bắc Ninh; Hội Gióng ở đền Phù Đổng và Đền Sóc.

Thế mạnh phát triển du lịch.
Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ
III. Đặc điểm dân cư xã hội.
- Các bãi biển nổi tiếng: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Thuận An.
- Các di sản thiên nhiên thế giới: Phong Nha - Kẻ Bàng. 
Thế mạnh phát triển kinh tế biển đảo.
Bài 24: Vùng Bắc Trung Bộ (tiếp theo).
3. Dịch vụ.
- Di sản văn hoá thế giới: Cố Đố Huế, Nhã Nhạc Cung Đình Huế.
- Di sản Thành Nhà Hồ (Thanh Hoá)

Thế mạnh phát triển du lịch.
Bài 25-26: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
III. Đặc điểm dân cư xã hội.
- Di sản văn hoá: Phố cổ Hội An; Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam)
- Núi Ấn, Sông Trà (Quảng Ngãi)
- Các bãi biển đẹp: Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Nha Trang, Cà Ná, Mũi Né

Thế mạnh phát triển du lịch, kinh tế biển đảo.
3. Dịch vụ.
Bài 28: Vùng Tây Nguyên.
III. Đặc điểm dân cư và xã hội.
- Các lễ hội, các làng nghề truyền thống
- Không gian Văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên.
- Thác nước, hồ thuỷ điện

Thế mạnh phát triển du lịch, thủy điện.
Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ
3. Dịch vụ.
- Các di tích, lễ hội, làng nghề
- Bãi biển Vũng Tàu, Long Hải,
- Vườn quốc gia: Cát Tiên, Bù Gia Mập, Lò Gò-Xa Mát.
- Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ
- Các di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống
Thế mạnh phát triển 
kinh tế biển đảo
Bài 35: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
3. Dịch vụ.
- Đờn ca tài tử Nam Bộ
- Du lịch sinh thái miệt vườn
- Chợ Nổi Cái Răng (Cần Thơ) ; 
Chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang) ; 
Chợ nổi Ngã Bảy (Hậu Giang)
Rừng ngập mặn Cà Mau
Khu dự trữ sinh quyển Tràm Chim 
– Đồng Tháp
Thế mạnh phát triển du lịch.
Phụ lục 2. PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên học sinh:..........................................................Lớp......
Câu 1: Hãy chọn chữ T trước ý thuận lợi, chữ K trước ý khó khăn.
Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và các đặc điểm dân cư, xã hội đối với sự phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên? 
Núi và cao nguyên xếp tầng, đất ba dan có diện tích lớn.
Khí hậu nhiệt đới - cận xích đạo, mát mẻ.
Mùa khô kéo dài.
Tỉ lệ hộ nghèo và gia tăng tự nhiên cao.
 Diện tích rừng tự nhiên nhiều. Nơi bắt nguồn của nhiều sông lớn. 
g. Mật độ dân số trung bình thấp 
h. Nhiều địa danh du lịch sinh thái. Quặng bô xít có trữ lượng lớn 
Câu 2: Khoanh tròn trước chữ cái đầu câu trả lời đúng.
Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào năm nào?
A Năm 2004	
B Năm 2005	
C Năm 2006	
D Năm 2007
Câu 3: Kể tên một số bài hát về Tây Nguyên viết cho thiếu nhi mà em biết?
 PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chỉ rõ “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân”. Bởi vậy công cuộc đổi mới hiện nay đòi hỏi giáo dục phổ thông phải đào tạo những con người toàn diện, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 
Mỗi môn học trong nhà trường phổ thông với đặc trưng của mình đều phải góp phần đào tạo thế hệ trẻ. Với vai trò và chức năng riêng biệt, môn Địa lí có mối quan hệ rất chặt chẽ, “giao thoa” với nhiều môn học khác. Qua thực tế giảng dạy ở trường phổ thông, tôi nhận thấy việc vận dụng kiến thức liên môn giữa Địa lí với kiến thức các môn học khác làm cho hiệu quả môn học Địa lí nói chung được nâng cao. Dạy học liên môn là phương pháp quan trọng góp phần bổ sung làm phong phú thêm nội dung bài học, giúp cho học sinh học bài với niềm say mê, hứng thú, giúp các em yêu môn học hơn, không cảm thấy Địa lí là một môn học khô khan, khó học. Đồng thời làm cho các em thấy rõ mối quan hệ giữa các lĩnh vực khoa học, hình dung được một cách chân thực, sinh động về môi trường, xã hội, các quy luật tự nhiên. Qua đó, đặt ra một vấn đề quan trọng trong phương pháp dạy học của giáo viên là phải có kiến thức liên môn sâu rộng, làm cho học sinh có khả năng sử dụng kiến thức của các môn học có liên quan vào học tập Địa lí để tránh sự trùng lặp, mất thời gian, giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, sinh động mà vững chắc.
Việc sử dụng rộng rãi các môn học như vậy để bồi dưỡng cho học sinh các thủ thuật và phương pháp tư duy lôgic sẽ góp phần thực hiện một trong những yêu cầu quan trọng nhất của lí luận dạy học là xác lập các mối liên hệ chặt chẽ giữa các bộ môn trong dạy học. Hiện nay, trong các tài liệu tập huấn chuyên đề do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, cũng có nhiều tác giả là các chuyên gia đã đề cập đến việc dạy học tích hợp, nhưng chưa có nhiều tài liệu hướng dẫn giáo viên thực hiện vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học môn Địa lí tại những kiểu dạng bài cụ thể.
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm tại trường THCS, tôi đã đúc rút kinh nghiệm và thử nghiệm đề tài “Dạy tích hợp liên môn kiểu bài Vùng lãnh thổ Địa lí 9 nhằm nâng cao chất lượng học sinh”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Mục đích của việc dạy tích hợp liên môn kiểu bài vùng lãnh thổ không chỉ dừng lại ở việc tích hợp khép kín “trong nội bộ phân môn Địa lí”, mà người dạy phải giúp cho người học tự học, sáng tạo giúp bồi dưỡng tư duy, tâm hồn; hiểu và biết tổng hợp, biết vận dụng các kiến thức của các môn học vào trong bài học để tiết học sinh động, gây hứng thú, học sinh có nhiều cách tiếp cận các đơn vị kiến thức. Qua đó học sinh sẽ tiếp thu và nắm vững nội dung bài học một cách hợp lý có hiệu quả hơn. Bên cạnh việc tích hợp kiến thức của các môn học, giáo viên cần lưu ý hướng dẫn cho các em thói quen tìm hiểu và biết vận dụng tổng hợp kiến thức để giải quyết một vấn đề. Bởi vì việc tự tìm hiểu kiến thức cho nội dung bài học sẽ mang lại một cách tiếp cận mới đa chiều để các em bước vào bài học một cách hiệu quả nhất. Qua đó giúp học sinh hứng thú, tích cực hơn trong học tập. 
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Đối tượng nghiên cứu trong đề tài của tôi là các phần sự phân hóa lãnh thổ Địa lí 9 ở trường THCS. Thông qua đó để rút ra kinh nghiệm dạy học tích hợp liên môn khi dạy các kiểu bài này nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Địa lí.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
 Để đạt được mục đích và nhiệm vụ đặt ra, tôi sử dụng các phương pháp cơ bản sau:
 - Tìm hiểu, nghiên cứu đặc thù của bộ môn Địa lí, trọng tâm là các bài vùng lãnh thổ 
 - Phương pháp trắc nghiệm hứng thú của học sinh đối với việc học môn Địa lí và tích hợp kiến thức liên môn trong giờ học. Trong số em học sinhđượcphỏng vấn và trả lời phiếu trắc nghiệm khách quan, tôi nhận thấy trên 80% số đốitượng tham gia khảo sát đều cho rằng không thích học môn Địa lí do mệt mỏi,đơnđiệu, khô khan. Và 100% các em rất hứng thú với việc tích hợp kiến thức liên môn trong giờ học. 
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu đã có về tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học, quan sát học sinh trong các tiết học. 
 - Phương pháp đối chiếu, so sánh, thu thập thông tin, thống kê, xử lí số liệu.
 PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
 1. Một số khái niệm có liên quan:
1.1. Tích hợp: Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt
 động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.
1.2. Dạy học Tích hợp liên môn: Theo Từ điển giáo dục: “Là hành động liên
 kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.
 2. Vai trò và ý nghĩa của Dạy học tích hợp liên môn:
	- Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh.
	- Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo.
	- Làm cho qúa trình học tập có ý nghĩa: Xác đinh rõ mục tiêu, phân biệt cái cốt yếu và cái ít quan trọng hơn. Lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học, tránh những kiến thức, kỹ năng trùng lặp, các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh, có điều kiện phát triển kỹ năng chuyên môn. 
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
	1. Từ phía đội ngũ giáo viên: Đội ngũ giáo viên hiện nay chủ yếu được đào tạo theo chương trình sư phạm đơn môn, chưa được trang bị về cơ sở lý luận dạy học tích hợp liên môn một cách hệ thống, nên khi thực hiện thì phần lớn là do giáo viên tự mày mò, tự tìm hiểu không tránh khỏi việc hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ về mục đích, ý nghĩa cũng như cách thức tổ chức dạy học tích hợp liên môn.
	2. Từ phía các em học sinh:  Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy, có thể do nhiều lí do khác nhau mà phần lớn các em học môn Địa lí vẫn theo xu hướng học thụ động; các em không tích cực, không chủ động cho việc chuẩn bị, tìm hiểu, khai thác kiến thức môn học trong các giờ học; các em vẫn đang theo xu hướng học lệch, học theo kiểu “ứng thí” hiện nay nên không tích cực hợp tác cho việc chuẩn bị giờ học tích hợp liên môn hoặc không thể sử dụng kiến thức của các môn “liên quan” như một công cụ để khai thác kiến thức mới ở môn Địa lí.
III. CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
1. Các giải pháp
 Sử dụng Toán học, Vật lí, Hóa học, Sinh học để chính xác các quy luật, các số liệu tính toán, đi sâu vào bản chất của vấn đề mà chúng ta trình bày. Ngoài ra một số kiến thức về Hóa học, Sinh học giúp mô tả bài học một cách sinh động hơn. 
 Kiến thức Văn học để tạo hứng thú học tập cũng như tạo ra sự tìm tòi khám phá tri thức Địa lí cho học sinh qua thơ, văn, ca dao, tục ngữ... Sử dụng kiến thức Lịch sử để tạo sự liên hoàn, tái hiện các hoàn cảnh lịch sử của một giai đoạn, một vùng lãnh thổ để người học dễ dàng giải thích một sự vật, hiện tượng nào đó. 
 Sử dụng kiến thức GDCD kết hợp với trao đổi đàm thoại giúp học sinh hiểu rõ chủ trương chính sách của Đảng, đồng thời gắn với trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật. 
Giải pháp 1: Sử dụng kiến thức liên môn để giới thiệu bài, dẫn dắt, gây hứng thú cho học sinh có thể qua các câu ca dao, câu thơ, câu chuyện lịch sử, âm nhạc: 
 Ví dụ 1: Khi dạy bài 17: “Vùng Trung du và vùng miền núi Bắc Bộ”, để giúp học sinh nắm vững đặc điểm địa hình núi cao hiểm trở của tiểu vùng Tây Bắc giáo viên có thể đọc cho các em nghe câu ca dao từ đời nhà Lê:
 “Đường lên Mường Lễ bao xa
Trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh” 
(Mường Lễ bây giờ là thị xã Mường La của Sơn La)
 Ví dụ 2: Khi dạy bài 23: ‘Vùng Bắc Trung Bộ”, giáo viên có thể giới thiệu bài bằng một số câu thơ của nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh để tạo tâm thế tiết dạy lôi cuốn, hấp dẫn học tập của học sinh đồng thời nhấn mạnh đến yếu tố địa hình, cấu trúc hệ thống sông núi:
“Suốt miền Trung sông suối dày tơ nhện
Suốt miền Trung núi choài ra biển
Nên gập ghềnh câu lý ngạ ô qua”.
 (Trích Lí ngựa ô ở hai vùng đất- Phạm Ngọc Cảnh)
 Ví dụ 3: Khi dạy bài “Vùng Đông Nam Bộ”, giáo viên nhằm mục đích khắc họa đặc điểm dân cư, xã hội mới được khai phá cách đây hơn ba trăm năm có thể kể cho các em nghe những câu chuyện lịch sử về chúa Nguyễn Hoàng có công khai phá vùng Nam Bộ.
 Ví dụ 4: Khi dạy bài Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long giáo viên nhấn mạnh đến yếu tố đặc điểm địa hình, khí hậu có thể liên hệ ca dao:
“Tháp Mười nước mặn đồng chua
 Nửa mùa nắng cháy, nửa mùa nước dâng”
Giải pháp 2: Sử dụng kiến thức liên môn để minh họa hoặc giảng giải các đơn vị kiến thức trong bài học:
Khi giáo viên dạy bài mới, đến phần nội dung kiến thức cơ bản ngoài phần nội dung của sách giáo khoa Địa lí trình bày, giáo viên nên bổ sung thêm kiến thức qua môn học khác. 
 Ví dụ 1. Khi dạy bài Vùng Đồng bằng sông Cửu Long điểm mấu chốt giáo viên phải giúp học sinh nắm vững những đặc điểm thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên dân cư- xã hội của đồng bằng Sông Cửu Long. Hạn chế lớn nhất của đồng bằng Sông Cửu Long là diện tích đất nhiễm phèn và mặn lớn, khí hậu cận xích đạo, mùa khô kéo dài làm nước mặn xâm chiếm đồng bằng, mùa mưa trùng với mùa lũ gây ngập lụt cục bộ. Nên vấn đề lớn nhất của đồng bằng này trong cải tạo tự nhiên là phát triển thủy lợi. Giáo viên có thể khai thác đoạn thơ sau đây lúc mở bài hoặc trong quá trình phân tích tri thức địa lí khi dạy:
“ Đào kinh trước mấy kỳ khó nhớ
Khoác nhung y chống đỡ biên cương
Bình man máu nhuộm chiến trường
Bọc thây da ngựa gửi xương xứ này” 
 (Trích Tế Nghĩa Trùng Văn - Thoại Ngọc Hầu)
 Ví dụ 2. Giáo viên khi dạy bài 25: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có thể tích hợp môn Lịch sử bằng cách cung cấp thêm tri thức lịch sử về Hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải trong ba thế kỷ, từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX đã ra đời và tích cực hoạt động.Từ đó giúp học sinh khẳng định Nhà nước Việt Nam là Nhà nước đầu tiên trong lịch sử chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình tại Hoàng Sa, khi quần đảo này còn vô chủ.
 Đồng thời tích hợp môn Giáo dục công dân để giáo dục lòng yêu nước, sẵn sàng bảo vệ chủ quyền an ninh biển đảo, giữ vững toàn vẹn lãnh thổ đất liền và trên biển trước nguy cơ đối mặt với những hành động xâm lược trắng trợn nhằm bá chiếm Biển Đông của nhà cầm quyền Trung Quốc.
 Ví dụ 3. Khi dạy bài 35: Vùng Đông Nam Bộ, phần II- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, giáo viên có thể mở cho học sinh nghe một đoạn nhạc của Nhạc sỹ Phạm Tuyên, phổ thơ Bùi Văn Dung nhằm khắc họa cho học sinh đặc điểm khí hậu vùng này:
 “Anh ở trong này chưa thấy mùa đông 
Nắng vẫn đỏ, mận hồng đào cuối vụ 
Trời Sài Gòn xanh cao như quyến rũ 
Thật diệu kỳ là mùa đông phương Nam”
 (Trích Gửi nắng cho em- Bùi văn Dung) 
 Ví dụ 4. Tương tự khi dạy bài 20: “Vùng Đồng bằng sông Hồng” - phần III. Đặc điểm dân cư xã hội, giáo viên lưu ý học sinh kết cấu hạ tầng đê điều hơn 3000 km được xây dựng và bảo vệ hàng nghìn năm là nét độc đáo của nền văn hóa sông Hồng, văn hóa Việt Nam. Hệ thống đê sông Hồng là một trong hệ thống đê dài nhất, lớn nhất thế giới cả về quy mô và kỹ thuật xây dựng, xứng đáng là một di sản văn hóa. Giáo viên có thể tích hợp liên môn Vật lí- Ngữ văn- Lịch sử để làm sáng rõ nội dung này thông qua liên hệ truyện thần thoại “Sơn Tinh – Thủy Tinh”, về quá trình cư dân Đại Việt xây dựng, gìn giữ và tôn tạo. Hoặc có thể liên hệ đoạn thơ sau của nhà thơ Hoàng Trung Thông:
“Sông Hồng Hài
Đất nước ta ơi! 
Sức dân tộc trên đê dài thẳng tắp”. 
 ( Trích Sông Hồng Hà- Hoàng Trung Thông)
Giải pháp 3: Sử dụng kiến thức liên môn như một cơ sở để học sinh tìm tòi, khám phá kiến thức Địa lí dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 
 Bằng cách đó, giáo viên hình thành và rèn luyện cho học sinh phương pháp học tập tư duy, kỹ năng vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn. 	
 Ví dụ 1. Khi dạy bài 25: “Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ” có thể số đông 
học sinh sẽ rất băn khoăn vấn đề thực tiễn cần giải quyết liên quan đến đặc điểm địa hình của vùng này. Đó là làm sao có thể giải quyết vấn đề thiếu nguồn nước nghiêm trọng vào mùa khô hạn kéo dài, đảm bảo duy trì nước sinh hoạt cho vùng hạ du và nguồn nước phục vụ nông nghiệp. Từ vấn đề được đặt ra mang tính bức thiết, chưa nói đến yếu tố biến đổi khí hậu ngày càng đe dọa sự phát triển của cả vùng, học sinh muốn giải quyết được vấn đề này cần phải huy động kiến thức nhiều môn học như Hóa học, Vật lí, Sinh học, Giáo dục công dân để giải thích nguyên nhân đồng thời tìm ra các biện pháp khả thi đảm bảo giảm thiểu, tiến tới khắc phục hữu hiệu yếu tố khắc nghiệt của thời tiết đem lại sự phát triển bền vững cho cả vùng. Hình thành cho các em ý thức sử dụng tiết kiệm nguồn nước, chung tay góp phần bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm. Tham gia tuyên truyền, phổ biến nâng cao trách nhiệm của từng người dân trong việc bảo vệ và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nước vì: Nước là nguồn tài nguyên vô giá nhưng không vô tận.
 Ví dụ 2. Khi tổ chức học sinh học tập bài 28: Vùng Tây Nguyên tại mục II, một vấn đề luôn được giáo viên chú trọng giáo dục tích hợp đó là thực trạng chặt phá rừng quá mức để làm nương rẫy và trồng cà phê (có thể tương lai là mắc ca), nạn săn bắt động vật hoang dã đang ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sống dân cư. 
 Việc phá rừng gây ra nhiều thảm họa. Như thải ra lượng lớn CO2, gia tăng sự ấm lên của trái đất (khoảng 1,5 tỉ tấn carbon); là tác nhân của 20% làm nóng lên của trái đất do hiệu ứng lượng khí nhà kính; Làm giảm lượng nước trong đất, lượng nước ngầm và độ ẩm của không khí; làm giảm độ kết dính của đất, từ đó dẫn tới xói mòn, lũ lụt, lở đất; làm giảm sự đa dạng sinh thái và làm môi trường bị suy thoái
 Nhưng để giải quyết vấn đề thực tiễn phát sinh này giáo viên cần định hướng học sinh phải dùng nhiều kiến thức liên quan các bộ môn khác nhau như Sinh học, Hóa học, Vật lí ... Qua đó nhằm khơi dậy trong các em ý thức ham học hỏi tìm tòi khám phá lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng tư duy độc lập.
Giải pháp 4: Tăng cường chú trọng giáo dục di sản văn hóa như một biện pháp tích hợp liên môn Địa lí, Lịch sử, Giáo dục công dân và các bộ môn khoa học có liên quan để góp phần bồi dưỡng, khắc sâu kiến thức, hình thành các kĩ năng thực hành bộ môn và thông qua đó sẽ giáo dục tư tưởng, đạo đức học sinh.
 Một điều hết sức thú vị, khi dạy kiểu bài Vùng lãnh thổ trong chương trình Địa lí 9 chúng ta nhận thấy rằng có rất nhiều điểm thuận lợi, bởi trên cả nước có rất nhiều di sản để giảng dạy từ cấp quốc gia đến địa phương. 
Di sản văn hóa đó được xếp một số loại hình sau:
 - Di sản văn hóa vật thể:
 + Vườn quốc gia; Khu bảo tồn thiên nhiên; Khu bảo tồn các sinh vật quý hiếm.
 + Danh lam thắng cảnh.
 + Di tích lịch sử văn hóa.
- Di sản văn hoá phi vật thể:
 + Lễ hội truyền thống.
 + Các làng nghề thủ công truyền thống....
 Bảng tổng hợp các di sản văn hóa khi tổ chức dạy học tích hợp liên môn trong kiểu bài Vùng lãnh thổ Địa lí 9 (Xem Phụ lục 1)
2. Những nội dung kiến thức ở nhóm bài Vùng lãnh thổ có khả năng vận dụng dạy học tích hợp liên môn:
Địa

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_day_tich_hop_lien_mon_kieu_bai_vung_lanh_tho_dia_li_9_n.doc