SKKN Dạy học trong nhà trường gắn liền với sản xuất kinh doanh tại địa phương thông qua chủ đề bài học “Động cơ đốt trong dùng cho trên xe máy”

SKKN Dạy học trong nhà trường gắn liền với sản xuất kinh doanh tại địa phương thông qua chủ đề bài học “Động cơ đốt trong dùng cho trên xe máy”

Công nghệ là môn học ứng dụng, nghiên cứu việc vận dụng những nguyên lí khoa học nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.

Dưới dạng công cụ, thiết bị dạy học, các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh, giúp học sinh được trải nghiệm thực tiễn cuộc sống và sản xuất kinh doanh. Vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống, gắn các nội dung dạy học của môn học với thực tiễn cuộc sống, góp phần hình thành một số phẩm chất và năng lực của học sinh. Thực hiện giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng cung cấp nhân lực trực tiếp cho địa phương, góp phần thực hiện việc “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học.

Nghị quyết số 29-NQ/TW yêu cầu phải đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục. Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các cấp học và nhu cầu học tập suốt đời của con người.

Qua thực tế khảo sát trên địa bàn, thực hiện chủ trương phân luồng học sinh của Bộ giáo dục và Đào tạo đã có một số mô hình trường vừa học vừa đào tạo nghề như Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Thường Xuân., tuy nhiên việc tổ chức dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh chưa được nhìn nhận trên góc độ lý luận dạy học nên không đem lại hiệu quả giáo dục cao. Vì vậy vai trò, thế mạnh của những hoạt động sản xuất, kinh doanh đa dạng, muôn hình muôn vẻ ở địa phương gần như chưa được các giáo viên và nhà trường biết đến và tận dụng. Gần đây, việc triển khai chương trình dạy học gắn liền với sản xuất, kinh doanh mới được triển khai thí điểm, song nhiều địa phương, cơ sở giáo dục đã chủ động, sáng tạo triển khai thực hiện và đã đạt được những kết quả ban đầu rất khả quan. Nhiều cơ sở giáo dục đã triển khai tốt chương trình giáo dục nhà trường gắn với sản xuất, kinh doanh như: Mô hình trường học gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh ở các trường vùng dân tộc thiểu số của tỉnh Phú Thọ, Trường TH PTDTNT Ngọc Lặc

Xuất phát từ tình hình thực tế giảng dạy bộ môn Công Nghệ 11 ở trường THPT Cầm Bá Thước tôi đã kết hợp để giảng dạy từ đó đã lựa chọn đề tài: Dạy học trong nhà trường gắn liền với sản xuất kinh doanh tại địa phương thông qua chủ đề bài học “Động cơ đốt trong dùng cho trên xe máy”.

 

docx 17 trang thuychi01 8055
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Dạy học trong nhà trường gắn liền với sản xuất kinh doanh tại địa phương thông qua chủ đề bài học “Động cơ đốt trong dùng cho trên xe máy”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1: Mở đầu
	1.1. Lí do chọn đề tài
Công nghệ là môn học ứng dụng, nghiên cứu việc vận dụng những nguyên lí khoa học nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.
Dưới dạng công cụ, thiết bị dạy học, các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh, giúp học sinh được trải nghiệm thực tiễn cuộc sống và sản xuất kinh doanh. Vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống, gắn các nội dung dạy học của môn học với thực tiễn cuộc sống, góp phần hình thành một số phẩm chất và năng lực của học sinh. Thực hiện giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng cung cấp nhân lực trực tiếp cho địa phương, góp phần thực hiện việc “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. 
Nghị quyết số 29-NQ/TW yêu cầu phải đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục. Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các cấp học và nhu cầu học tập suốt đời của con người.
Qua thực tế khảo sát trên địa bàn, thực hiện chủ trương phân luồng học sinh của Bộ giáo dục và Đào tạo đã có một số mô hình trường vừa học vừa đào tạo nghề như Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Thường Xuân..., tuy nhiên việc tổ chức dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh chưa được nhìn nhận trên góc độ lý luận dạy học nên không đem lại hiệu quả giáo dục cao. Vì vậy vai trò, thế mạnh của những hoạt động sản xuất, kinh doanh đa dạng, muôn hình muôn vẻ ở địa phương gần như chưa được các giáo viên và nhà trường biết đến và tận dụng. Gần đây, việc triển khai chương trình dạy học gắn liền với sản xuất, kinh doanh mới được triển khai thí điểm, song nhiều địa phương, cơ sở giáo dục đã chủ động, sáng tạo triển khai thực hiện và đã đạt được những kết quả ban đầu rất khả quan. Nhiều cơ sở giáo dục đã triển khai tốt chương trình giáo dục nhà trường gắn với sản xuất, kinh doanh như: Mô hình trường học gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh ở các trường vùng dân tộc thiểu số của tỉnh Phú Thọ, Trường TH PTDTNT Ngọc Lặc
Xuất phát từ tình hình thực tế giảng dạy bộ môn Công Nghệ 11 ở trường THPT Cầm Bá Thước tôi đã kết hợp để giảng dạy từ đó đã lựa chọn đề tài: Dạy học trong nhà trường gắn liền với sản xuất kinh doanh tại địa phương thông qua chủ đề bài học “Động cơ đốt trong dùng cho trên xe máy”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn, tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu, tự thực hành của học sinh.
- Thúc đẩy gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống, Đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm “ Học đi đôi với trải nghiệm sáng tạo”.
- Góp phần đổ mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, tăng cường hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học.
	1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
	- Học sinh lớp 11 học theo chương trình chuẩn(Ban cơ bản) và giáo viên dạy bộ môn Công nghệ của trường THPT Cầm Bá Thước nói riêng và học sinh khối THPT nói chung.
	- Lấy 2/4 lớp 11 được phân công giảng dạy năm học 2018 – 2019 ở trường THPT Cầm Bá Thước.
	- Giảng dạy bằng hai phương pháp khác nhau: Bài dạy theo phương pháp khác trên lớp và bài dạy theo phương pháp dạy học trong nhà trường gắn liền với sản xuất kinh doanh tại địa phương (Thực hiện tại cơ sở).
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Thu thập và đọc các tài liệu lý luận, văn bản pháp qui, các công trình nghiên cứu khoa học. Từ đó phân tích và tổng hợp các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.
Phân tích và tổng hợp các kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cự ở trường THPT.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
 Phương pháp phân tích: giúp giáo viên bộ môn có cái nhìn theo hệ thống từ bao quát đến cụ thể khi xác lập mục tiêu và các phương pháp thực hiện. Phương pháp phân tích thường được giáo viên sử dụng để phân tích đánh giá tình hình học sinh ở trong và ngoài nhà trường.
Phương pháp so sánh: Giáo viên chủ nhiệm nên so sánh tình hình học tập, lực học của học sinh ở các lớp khác nhau trong một khối, từ đó xác định mục tiêu, phương pháp phù hợp.
Phương pháp cân đối: Giáo viên căn cứ vào các điều kiện, thế mạnh, khả năng học tập của từng lớp để đưa ra những chỉ tiêu hợp lý, từ đó xác định các nhiệm vụ, giải pháp để phân phối tiềm lực cho loại hoạt động học nhằm thực hiện mục tiêu.
2: Nội dung
	2.1. Cơ sở lí luận. 
	Hoạt động sản xuất, kinh doanh là quá trình tiến hành các công đoạn từ việc khai thác sử dụng các nguồn lực sẵn có trong nền kinh tế để sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nhằm cung cấp cho nhu cầu thị trường và thu được lợi nhuận.
Các thành tố của hoạt động sản xuất kinh doanh là một nguồn nhận thức, một phương tiện trực quan quý giá trong dạy học nói riêng, giáo dục nói chung. Vì vậy, sử dụng các thành tố của hoạt động sản xuất kinh doanh trong dạy học ở trường phổ thông có ý nghĩa sau:
- Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh
- Giúp học sinh phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức 
- Kích thích hứng thú nhận thức của học sinh
- Phát triển trí tuệ của học sinh
- Giáo dục nhân cách học sinh
Để tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả, học sinh rất cần kỹ năng sống. Kỹ năng sống được hiểu là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện phát triển một số kỹ năng sống như:
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng lắng nghe tích cực
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng
- Kỹ năng hợp tác
- Kỹ năng tư duy phê phán
- Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm
- Kỹ năng đặt mục tiêu
- Kỹ năng quản lí thời gian 
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
- Tạo điều kiện tổ chức quá trình hoạt động của giáo viên và học sinh một cách hợp lý
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục phổ thông, mục tiêu từng cấp học nói chung, các môn học trong nhà trường phổ thông đều có mục tiêu cụ thể cho từng cấp, lớp học. Trên cơ sở của những mục tiêu đó, mục tiêu từng bài được xây dựng. Vì vậy việc lựa chọn cơ sở sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc dạy học một bài học, một nội dung hay một chuyên đề của môn hoặc nhiều môn học, giáo viên cần xác định mục tiêu bài học hay của một chuyên đề và lựa chọn cơ sở sản xuất, kinh doanh phải hướng vào thực hiện mục tiêu đã được xác định và hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu được thuận lợi hơn. Bên cạnh đó giáo viêncần xây dựng thêm một số yêu cầu về cơ sở sản xuất, kinh doanh đối với học sinh 
Dù tiến hành dạy học tại cơ sở sản xuất, kinh doanh hay dạy học trong lớp học có sử dụng tư liệu, hình ảnh của cơ sở sản xuất, kinh doanh, giáo viên cần chuẩn bị kỹ nội dung và các điều kiện thực hiện. Ở đây chúng ta có thể coi việc chuẩn bị nội dung chuyên môn đã được tiến hành chu đáo theo quy định của chuẩn kiến thức, kỹ năng bộ môn và theo gợi ý về phương pháp dạy học môn học, giáo viên tập trung vào việc xác định nội dung và các bước chuẩn bị liên quan đến khai thác sản xuất, kinh doanh như một phương tiện dạy học.
2.2. Thực trạng công tác giảng dạy bộ môn Công nghệ tại trường THPT Cầm Bá Thước
2.2.1. Thuận lợi – khó khăn.
- Thuận lợi.
Đối với trường THPT Cầm Bá Thước, bên cạnh công tác giáo dục đạo đức học sinh nhà trường luôn quan tâm, chú trọng đến công tác dạy và học của học sinh. Đồng thời, lãnh đạo nhà trường luôn thường xuyên quan tâm đến công tác giáo dục hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp cho học sinh để có những chiến lược mới nhằm thực hiện tốt tiêu chí “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Các đoàn thể trong nhà trường luôn quan tâm đến công tác dạy và học của học sinh, luôn có tinh thần hợp tác để việc giáo dục đạo đức và kết quả học tập của học sinh đạt kết quả tốt nhất.
Gia đình học sinh phần lớn quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của học sinh ở trường, nên sự phối kết hợp giữa nhà trường với phụ huynh học sinh có nhiều thuận lợi. Bản thân các em đa phần có nhận thức khá, tương đối ngoan, có ý thức vươn lên trong học tập và rèn luyện,...
- Khó khăn.
Trường THPT Cầm Bá Thước, nằm trên địa bàn trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện Thường Xuân, bên cạnh những mặt tích cực còn rất nhiều tác động của mặt trái đến các em như các quán internet, nhiều trò chơi lôi cuốn các em. Địa bàn kéo dài cũng là một khó khăn trong quản lí học sinh, nhất là sau giờ tan trường.
Đa số học sinh là con em gia đình làm nông nghiệp, một số em hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, có em bố mẹ đi làm xa, ở với ông bà. Đặc biệt một bộ phận không nhỏ các em phải ở trọ nên thiếu sự quan tâm thường xuyên của bố mẹ, một số phụ huynh chưa thật sự để tâm đến việc học tập và giáo dục con cái, phó mặc cho nhà trường. Điều này cũng là một khó khăn đối với công tác dạy và học tại trường THPT Cầm Bá Thước.
2.2.2. Ưu điểm – hạn chế.
- Ưu điểm .
 Phương án dạy học này gắn với các nội dung liên quan đến ngành nghề sản xuất kinh doanh có tác dụng cao nhất nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, thông qua hoạt động có tác dụng hỗ trợ cho giáo dục hướng nghiệp phân luồng sau khi các em rời ghế nhà trường.
- Hạn chế.
Hạn chế là đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng và trong quá trình thực hiện phải thường xuyên chú ý tới nhiệm vụ gắn nội dung dạy học với hoạt động sản xuất kinh doanh. GV phải tổ chức thật khoa học tất cả các khâu: từ việc đưa đón học sinh đi lại, giao nhiệm vụ, theo dõi hoạt động của học sinh để có kết quả học tập mong muốn sau bài học.
Đa số học sinh Trường THPT Cầm Bá Thước là học sinh ở trọ nên vẫn theo nếp sống cũ của bản thân, chưa tự giác, chưa chủ động phối hợp với giáo viên bộ môn nên kết quả học tập chưa cao.
Do các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện chủ yếu là kinh doanh nhỏ lẽ nên không gian cũng như cơ sở vật chất chưa thực sự đảm bảo cho một giờ dạy.
2.2.3. Các nguyên nhân và các yếu tố tác động.
Có nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động đến kết quả của công tác giảng dạy và học tập của học sinh, có nguyên nhân chủ quan như điều kiện kinh tế của gia đình học sinh, độ tuổi, địa bàn sinh sống của học sinh. Cũng có những nguyên nhân khách quan như: nhận thức của gia đình học sinh đối với việc học của con cái, tính cách ham chơi và nhận thức chậm của các đối tượng học sinh, địa bàn sinh sống của học sinh luôn tiềm ẩn nhiều trò chơi, lôi kéo, cám dỗ các em (Thị trấn Thường Xuân rất nhiều các quán internet, các quán bi-a )tất cả là những yếu tố có tác động lớn đến công tác giảng dạy và học tập của học sinh .
Tuy nhiên, đó chỉ là những nguyên nhân từ phía học sinh, còn để làm tốt công tác giảng dạy thì chính người giáo viên mới thật sự là yếu tố có tính tác động, quyết định nhất đến sự thành công hay thất bại của công tác giảng dạy. Vì thế, người làm công tác giáo dục phải là những người luôn nhiệt huyết, năng động, chuyên cần và luôn có những thay đổi trong quá trình công tác để có thể đạt được những kết quả tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
	Tôi luôn cố gắng thực hiện thật tốt công tác giảng dạy bộ môn Công nghệ tại trường THPT Cầm Bá Thước, tác động tích cực đến năng lực học tập, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm của các em để các em trở thành con ngoan trò giỏi.
2.3. Thiết kế tiến trình dạy học trong nhà trường gắn liền với sản xuất kinh doanh tại địa phương thông qua chủ đề “Động cơ đốt trong dùng cho xe máy”. 
2.3.1. Mục tiêu
 Giáo viên là người quản lý trực tiếp, tổ chức các hoạt động học cho học sinh. Vì thế, công tác giảng dạy luôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển năng lực học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. Đồng thời giáo viên là “cầu nối” giữa nhà trường và gia đình học sinh, góp phần thực hiện tốt mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Giáo viên phải xác định rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong công tác giảng dạy, tâm huyết với nghề dạy học, xem lớp học như một gia đình nhỏ mà mỗi giáo viên đóng vai trò như một người cha, người mẹ vậy.
Tâm lý giáo viên, ai cũng muốn học sinh mình phụ trách luôn chăm ngoan, học giỏi,Nhưng trên thực tế, trong một tập thể lớp chúng ta luôn gặp những học sinh cá biệt, luôn làm đau đầu các thầy cô phụ trách. Vì thế khi tiếp nhận lớp, giáo viên thường phải quan tâm xem lớp mình có bao nhiêu đối tượng học sinh để có biện pháp phù hợp. Chính vì lẽ đó, người giáo viên phải nâng cao khả năng sư phạm, óc sáng tạo, tăng cường khả năng tự nghiên cứu, học hỏi của giáo viên trong quá trình công tác. Đồng thời thể hiện sự nhiệt tình, tâm huyết, không ngại khó, ngại khổ, nhằm nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy và nâng cao kết quả học tập, rèn luyện, hoạt động phong trào cũng như việc thay đổi nhận thức, thay đổi nhân cách của các em học sinh.
2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện
a: Nội dung:
Khi được Ban giám hiệu nhà trường giao trọng trách giảng dạy bộ môn Công nghệ, bản thân tôi thấy rằng đó là trách nhiệm lớn, phải xem mỗi tập thể lớp là những người thân của mình, đó là em, là con trong gia đình. Xuất phát từ nhận thức trên, người giáo viên mới để hết tâm trí, tình cảm của mình vào công việc quan trọng này. Từ đó có thể xây dựng được những phương pháp giảng dạy phù hợp, có hiệu quả, áp dụng cho tất cả các dạng lớp (lớp học theo ban A, ban C hay ban cơ bản) và áp dụng cho bất cứ năm học nào.
b: Cách thức thực hiện.
Những giải pháp, việc làm cụ thể mà tôi đã và đang áp dụng để làm tốt công tác giảng dạy của bản thân:
Kế hoạch dạy học trong nhà trường gắn liền với sản xuất kinh doanh tại địa phương thông qua chủ đề “ Động cơ đốt trong dùng cho xe máy”.
Kế hoạch được thực hiện ở hai lớp 11C2 và 11A3 trường THPT Cầm Bá Thước.
Bài học được tổ thực hiện 2 tiết (buổi chiều) học tại cơ sở và 1 tiết tại lớp để học sinh làm việc nhóm và báo cáo kết quả học tập tại cơ sở.
Chủ đề: ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG DÙNG CHO XE MÁY
	A. Mục tiêu bài học
	1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
	- Kiến thức:
	+ Biết được đặc điểm và cách bố trí của động cơ đốt trong dùng cho xe máy.
	+ Biết được đặc điểm của hệ thống truyền lực trên xe máy .
	- Kĩ năng:
	+ Phân biệt được động cơ đặt giữa xe và động cơ đặt lệch về đuôi xe.
	+ Phân biệt được các bộ phận chính trên hệ thống truyền lực.
	- Thái độ:
+ Có ý thức tổ chức kỉ luật, chấp hành quy định an toàn lao động, an toàn giao thông.
	2. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
	Sau khi học xong bài học, học sinh có thể hình thành các năng lực sau:
	- Năng lực lựa chọn nghề.
	- Năng lực tự học và quản lý, giải quyết các vấn đề, giao tiếp và hợp tác
	- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật.
B. Hoạt động dạy học
	Chủ đề: Động cơ đốt trong dùng cho xe máy. (thời lượng 1 tiết buổi sáng quy đổi thành 2 tiết vào buổi chiều).
	Hoạt động khởi động: Tìm hiểu vài nét về cơ sở sửa chữa và đào tạo nghề xe máy “Chiến Lụa”.
Hình ảnh toàn cảnh cơ sở sửa chữa và đào tạo nghề xe máy “Chiến Lụa”.
	1. Mục đích
	Sau khi học sinh tìm hiểu về cơ sở, cũng như tìm hiểu về lý do chủ cơ sở (cựu học sinh của trường) chọn nghề sửa chữa và đào tạo nghề xe máy sau khi tốt nghiệp THPT mà không theo học đại học. Học sinh sẽ nhận thức được một điều rằng, không phải chỉ có con đường vào học đại học mới thành công, mà thành công đến với mọi ngành nghề nếu yêu thích nó.
	2. Nội dung
Học sinh tham quan, học tập tại cơ sở tìm hiểu những nội dung sau:
	- Quy mô, số lượng công nhân của cơ sở.
	- Số lượng và đối tượng học viên học nghề.
	3. Kỹ thuật tổ chức hoạt động
	- Đối với giáo viên:
	+ Khảo sát cơ sở sửa chữa và đào tạo nghề xe máy “Chiến Lụa”. Đề xuất những nội dung học sinh sẽ tham quan học tập tại cơ sở.
	+ Phổ biến cho học sinh nắm vững những yêu cầu cần đạt và các nội dung cần tìm hiểu khi tham quan học tập tại cơ sở.
+ Phối hợp với báo cáo viên để hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động tại cơ sở.
	+ Định hướng cho học sinh tham quan, giáo viên nêu một số câu hỏi cho học sinh như sau:
	(1) Qua quan sát em thấy điều kiện làm việc ở cở sở sửa chữa và đào tạo nghề xe máy thế nào? Công việc có nặng nhọc, vất vả không?
	(2) Học nghề sửa chữa xe máy có khó không, thời gian học là bao nhiêu?
	(3) Sau bao nhiêu năm làm nghề, Chú (chủ cơ sở) bắt đầu nhận dạy nghề?
	(4) Hiện nay cở sở của Chú có bao nhiêu công nhân, bao nhiêu học viên đang học việc?
	(5) Thu nhập của cở sở như thế nào, trả lương cho công nhân một tháng bao nhiêu?
	- Đối với báo cáo viên (chủ cơ sở):
	+ Trước khi tiến hành, báo cáo viên đã trao đổi, thảo luận và thỏa thuận nội dung với giáo viên.
	+ Chuẩn bị những phương tiện phục vụ cho dạy học phù hợp.
	+ Trong quá trình tổ chức, hướng dẫn học sinh tham quan, báo cáo viên phối hợp cùng giáo viên để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo chất lượng, hiệu quả, an toàn.
Hình ảnh công tác chuản bị tại cơ sở học tập
	- Đối với học sinh:
	+ Trước buổi tham quan, học sinh cần chuẩn bị về: Các nội dung cần tìm hiểu và cách thức thu thập thông tin; kế hoạch thực hiện và phân chia nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm; các câu hỏi và cách trao đổi với báo cáo viên.
	+ Ăn mặc đúng quy định, di chuyển từ trường THPT Cầm Bá Thước đến cơ sở đảm bảo an toàn, đúng giờ.
	+ Học sinh ghi chép và thu thập thông tin (có thể sử dụng máy ảnh, máy quay phim) theo các nội dung yêu cầu tìm hiểu. Trao đổi với báo cáo viên cơ sở về những nội dung liên quan.
	+ Luôn tuân thủ những hướng dẫn của giáo viên, báo cáo viên của cơ sở.
4. Sản phẩm học tập
	Báo cáo của học sinh về điều kiện làm việc, xu hướng phát triển của nghề sửa chữa xe máy, sửa chữa động cơ đốt trong.
	Hoạt động hình thành kiến thức 1: Tìm hiểu đặc điểm và cách bố trí động cơ đốt trong dùng cho xe máy.
1. Mục đích
	- Tìm hiểu đặc điểm và cách bố trí động cơ đốt trong, dùng cho xe máy trong thực tế thông qua việc tham quan học tập tại cơ sở.
	- Tạo sự hứng thú trong học tập, thay đổi cách nhìn nhận của học sinh về học nghề nói chung và nghề sửa chữa xe máy nói riêng. 
	2. Nội dung
Học sinh tham quan, học tập tại cở sở tìm hiểu những nội dung sau:
	- Tìm hiểu xem động cơ đốt trong trên xe máy có những đặc điểm gì.
	- Cách bố trí động cơ đốt trong dùng cho xe máy.
	3. Kỹ thuật tổ chức hoạt động
Báo cáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên tổ chức quản lý, phối hợp với báo cáo viên để tổ chức các hoạt động học tập.
	- Đối với giáo viên:
	+ Phổ biến cho học sinh nắm vững những yêu cầu cần đạt và các nội dung cần tìm hiểu về đặc điểm và cách bố trí động cơ đốt trong dùng cho xe máy khi tham quan học tập tại cơ sở.
	+ Phối hợp với báo cáo viên để hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động tại cơ sở.
	+ Định hướng cho học sinh tham quan, giáo viên nêu một số câu hỏi cho học sinh như sau:
	(6) Động cơ đốt trong dùng trên xe máy là động cơ xăng hay điêzen?
	(7) Công suất động cơ đốt trong dùng trên xe máy thế nào? 
	(8) Li hợp hộp số được bố trí thế nào?
	(9) Thường được làm mát bằng cách nào?
	(10) Tại sao số lượng xilanh trên động cơ xe máy thường chỉ một hoặc hai cái?
	(11) Ưu điểm, nhược điểm của động cơ đặt ở giữa xe?
	(12) Ưu điểm, nhược điểm của động cơ đặt lệch về đuôi xe?
	- Đối với báo cáo viên:
	+ Trước khi tiến hành, báo cáo viên đã trao đổi, thảo luận và thỏa thuận nội dung với giáo viên.
	+ Chuẩn bị: Động cơ đốt trong để rời, xe máy có động cơ đặt ở giữa xe, xe máy có động cơ đặt lệch về đuôi xe và những phương tiện phục vụ cho dạy học phù hợp.
	+ Trong quá trình tổ chức, hướng dẫn học sinh tham quan, báo cáo viên phối hợp cùng giáo viên để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo chất lượng, hiệu quả, an toàn.
Động cơ đặt lệch về đuôi xe
Động cơ đặt ở giữa xe
	- Đối với học sinh:
	+ Trước buổi tham quan, học sinh cần chuẩn bị về: Đặc điểm động cơ đốt trong và cách bố trí động cơ dùng trên xe máy.
	+ Học sinh ghi chép và thu thập thông tin (có thể sử dụng máy ảnh, máy quay phim) theo các nội dung yêu cầu tìm hiểu. T

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_day_hoc_trong_nha_truong_gan_lien_voi_san_xuat_kinh_doa.docx
  • docxBìa SKKN.docx
  • docxDanh mục các đề tài SKKN đac đc đánh giá.docx
  • docxDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.docx
  • docxMỤC LỤC SKKN.docx
  • docxPhụ lục SKKN 2019.docx