SKKN Dạy học tích cực thông qua việc rèn luyện kĩ năng giải nhanh các dạng toán hóa bằng phương pháp bảo toàn nguyên tố
Trong các môn học ở trường phổ thông, môn Hóa học giữ một vai trò khá quan trọng. Hóa học là một môn khoa học tự nhiên, nó nghiên cứu về chất và sự biến đổi chất này thành chất khác.
Trong học tập môn hóa học, việc giải bài tập có một ý nghĩa rất quan trọng. Ngoài việc rèn luyện kỹ năng vận dụng, đào sâu và mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động, bài tập hóa học còn được dùng để ôn tập, rèn luyện một số kỹ năng về hóa học. Thông qua giải bài tập, giúp học sinh rèn luyện tính tích cực, trí thông minh sáng tạo, bồi dưỡng hứng thú trong học tập. Bài tập trắc nghiệm hóa học có tác dụng nâng cao mức độ tư duy, khả năng phân tích phán đoán, khái quát của học sinh đồng thời rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh.
Qua quá trình giảng dạy và tham khảo tài liệu tôi dã tích lũy được một số kinh nghiệm về phương pháp giải bài tập hóa học. Việc vận dụng phương pháp bảo toàn nguyên tố vào giải nhanh một số bài tập hóa học tỏ ra nhiều ưu việt, đặc biệt là trong kì thi PTTH Quốc Gia thì việc vận dụng phương pháp này học sinh tiết kiệm được rất nhiều thời gian tính toán cho kết quả nhanh, chính xác. Chính vì vậy tôi chọn đề tài :
“Dạy học tích cực thông qua việc rèn luyện kĩ năng giải nhanh các dạng toán hóa bằng phương pháp bảo toàn nguyên tố.”
1.MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Trong các môn học ở trường phổ thông, môn Hóa học giữ một vai trò khá quan trọng. Hóa học là một môn khoa học tự nhiên, nó nghiên cứu về chất và sự biến đổi chất này thành chất khác. Trong học tập môn hóa học, việc giải bài tập có một ý nghĩa rất quan trọng. Ngoài việc rèn luyện kỹ năng vận dụng, đào sâu và mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động, bài tập hóa học còn được dùng để ôn tập, rèn luyện một số kỹ năng về hóa học. Thông qua giải bài tập, giúp học sinh rèn luyện tính tích cực, trí thông minh sáng tạo, bồi dưỡng hứng thú trong học tập. Bài tập trắc nghiệm hóa học có tác dụng nâng cao mức độ tư duy, khả năng phân tích phán đoán, khái quát của học sinh đồng thời rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh. Qua quá trình giảng dạy và tham khảo tài liệu tôi dã tích lũy được một số kinh nghiệm về phương pháp giải bài tập hóa học. Việc vận dụng phương pháp bảo toàn nguyên tố vào giải nhanh một số bài tập hóa học tỏ ra nhiều ưu việt, đặc biệt là trong kì thi PTTH Quốc Gia thì việc vận dụng phương pháp này học sinh tiết kiệm được rất nhiều thời gian tính toán cho kết quả nhanh, chính xác. Chính vì vậy tôi chọn đề tài : “Dạy học tích cực thông qua việc rèn luyện kĩ năng giải nhanh các dạng toán hóa bằng phương pháp bảo toàn nguyên tố.” 1.2.Mục đích nghiên cứu Thông qua đề tài giúp học sinh rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo,phân tích phán đoán cách làm cho ra kết quả nhanh, đồng thời tạo hứng thú cho học sinh học tập. 1.3.Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này nghiên cứu việc sử dụng phương pháp bảo toàn nguyên tố vào giải nhanh các dạng bài tập hóa học giúp học sinh có kết quả cao trong kì thi PTTH Quốc Gia. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp xây dựng cơ sở lí thuyết ,phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thống kê sử lí số liệu. -Vận dụng phương pháp bài tập để hướng dẫn học sinh giải quyết bài toán. -Xin ý kiến nhận xét, đánh giá của các giáo viên có kinh nghiệm, giáo viên giỏi về nội dung sáng kiến. - Tìm hiểu chất lượng học sinh ở những lớp mình điều tra - Chọn lớp thử nghiệm và đối chứng kết quả 2. NỘI DUNG 2.1.Cơ sở lý luận của phương pháp bảo toàn nguyên tố Nguyên tắc chung của phương pháp này là dựa vào §ịnh luật bảo toàn nguyên tố (BTNT): “Trong các phản ứng hóa học thông thường, các nguyên tố luôn được bảo toàn”.điều này có nghĩa là: Tổng số mol nguyên tử của một nguyên tố X bất kì trước và sau phản ứng là luôn bằng nhau. Điểm mấu chốt của phương pháp là phải xác định được đúng các hợp phần chứa nguyên tố X ở trước và sau phản ứng , áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố với X rút ra mối quan hệ giữa các hợp phần kết luận cần thiết. Khi sử dụng phương pháp này cần chú ý: - Hạn chế viết phương trình phản ứng mà thay vào đó nên viết sơ đồ phản ứng(sơ đồ hợp thức có chú ý hệ số ) biểu diễn các biến đổi cơ bản của các nguyên tố quan tâm. - Đề bài thường cho (hoặc qua dữ kiện bài toán sẽ tính được) số mol của nguyên tố quan tâm, từ đó xác định được lượng (mol, khối lượng) của các chất - Phương pháp bảo toàn nguyên tố có thể áp dụng cho hầu hết dạng bài tập đặc biệt là dạng bài hỗn hợp nhiều chất, xảy ra nhiều biến đổi phức tạp. - Khi áp dụng phương pháp bảo toàn nguyên tố thường sử dụng kèm các phương pháp bảo toàn khác ( bảo toàn khối lượng, electron) 2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm - Khi gặp các dạng bài này phần lớn các em chưa biết cách áp dụng các định luật bảo toàn vào giải toán. -Mỗi dạng bài tập có nhiều phương pháp làm, nhưng có 1 phương pháp hiệu quả nhất để giải quyết mà học sinh chưa tìm ra được. -Thói quen của học sinh về giải toán hoá bao giờ cũng là viết phương trình hoá học, đặt ẩn, lập hệ phương trình. Phương pháp này chỉ phù hợp với những bài toán đơn giản, khi số ẩn và số phương trình đại số lập được bằng nhau. Mặt khác, với một câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong đề thi Đại học với thời gian trung bình 1,8 phút/1 câu hỏi thì việc giải nhanh bài toán này là vấn đề khá nan giải. 2.3. Những giải pháp thực hiện 2.3.1.Đối với giáo viên - Hướng dẫn học sinh cơ sở của phương pháp: Tóm lược nội dung của phương pháp và chú ý khi áp dụng. Tổng hợp các dạng bài tập thường gặp: Đưa ra ví dụ, hướng dẫn học sinh giải chi tiết có nhận xét, khắc sâu giúp học sinh nhận dạng bài tập trong tài liêu: SGK, SBT, Sách tham khảo, các đề thi đại học, cao đẳng hàng năm. -Với mỗi bài tập trước khi giải tôi đều hướng dẫn học sinh cách phân tích yêu cầu của đề bài , định hướng cách giải. -Lưu ý sau khi giải bài tập: + Khắc sâu những vấn đề trọng tâm , những điểm khác biệt + Nhấn mạnh những điểm mà học sinh hay nhầm, khó hiểu + Mối liên hệ giữa các đại lượng, 2.3.2. Đối với học sinh -Phải nắm vững cơ sở lý thuyết của phương pháp -Làm hết các bài tập được giao , làm thêm các bài tập trong SGK, SBT, sách tham khảo. -Nhận dạng loại bài tập và hiểu rõ nội dung của phương pháp và lưu ý khi áp dụng - Làm bài tập tự luyện nhằm nắm vững nội dung cũng như cách thức áp dụng 2.3.3 Mô tả giải pháp Các dạng bài tập thường gặp Dạng 1: Từ nhiều chất đầu tạo thành một sản phẩm Giáo viên đưa ra phương pháp chung: Từ dữ kiện đề bài ® số mol của nguyên tố X trong các chất đầu ® tổng số mol X trong sản phẩm tạo thành ® số mol sản phẩm + Hổn hợp kim loại và Oxit kim loại ® hydroxit kim loại ® oxit + Al và Al2O3 + các oxit săt hỗn hợp rắn ® hydroxit® Al2O3 + Fe2O3 Hướng dẫn học sinh vận dụng vào giải bài tập VD 1. Hỗn hợp chất rắn A gồm 0,1 mol Fe2O3 và 0,1 mol Fe3O4. Hòa tan hoàn toàn A bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch B. Cho NaOH dư vào B, thu được kết tủa C. Lọc lấy kết tủa, rửa sạch rồi đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn D. Tính m. A. 80,0g B. 40,0g C. 60,0g D. 20,0g Hướng dẫn học sinh gi¶i nhanh : Fe2O3 Fe2O3 2Fe3O4 3 Fe2O3 0,1 0,1 0,1 0,15 Tæng nFe2O3 = 0,1 + 0,2 = 0,25. VËy mFe2O3 = 0,25.160 = 40g VD2: Đun nóng hỗn hợp bột X gồm 0,06mol Al, 0,01mol Fe3O4 và 0,02mol FeO một thời gian. Hỗn hợp Y thu được sau phản ứng được hòa tan tan hoàn toàn bằng dung dịch HCl dư , thu được dung dịch Z. Thêm NH3 vào Z cho đến dư , lọc kết tủa T, đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là: A. 6,16 B. 6,4 C. 7,78 D. 9,46 Hướng dẫn giải Sơ đồ: X Theo BTNT với Al: Theo BTNT với Fe: ( đáp án B) Dạng 2: Từ một chất đầu tạo thành hỗn hợp nhiều sản phẩm Giáo viên đưa ra phương pháp chung: Từ dữ kiện đề bài ® tổng số mol ban đầu, số mol của các hợp phần đã cho® số mol của chất cần xác định 2.1 Axit có tính ox i hóa ( HNO3, H2SO4 đặc) nX(axit) Muối + khí ® nX(axit) = nX( muối) + nX(khí) ( X: N hoặc S) 2.2 Khí CO2 ( hoặc SO2) hấp thụ vào dung dịch kiềm: SO2 ® SO32- + 2.3 Tính lưỡng tính của Al(OH)3 2.4 Hỗn hợp các oxit kim loại +CO(H2) hỗn hợp rắn +CO2(H2 O) Theo ĐLBT nguyên tố với O: - Khi H = 100%: - Khi H< 100%: 2.5 Bài toán crac kinh an kan: Ankan Xhỗn hợp Y Mặc dù có những biến đổi hóa học xảy ra trong quá trình crackinh, và Y thường là hỗn hợp phức tạp ( có thể có H2), do phản ứng crackinh xảy ra theo nhiều hướng, với H <100%. Nhưng ta chỉ quan tâm đến sự bảo toàn nguyên tố đối với C, H, từ đó dễ dàng xác định được tổng lượng của 2 nguyên tố này. Thông thường đề bài cho số mol an kan X Hướng dẫn học sinh vận dụng vào giải bài tập VD1: Đốt cháy 9,8 g bột Fe trong không khí thu được hỗn hợp rắn X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4. Để hòa tan X cần dùng vừa hết 500ml dung dịch HNO3 1,6M, thu được V lít khí NO ( sản phẩm khử duy nhất , đo ở đktc). Giá trị của V là : A. 6,16 B. 10,08 C. 11,76 D. 14,0 Hướng dẫn giải: Sơ đồ phản ứng : Theo BTNT với Fe: Theo BTNT với N: (đáp án A) VD2 : Tiến hành crackinh ở nhiệt độ cao 5,8 gam butan. Sau một thời gian thu được hỗn hợp khí X gồm CH4, C2H6, C2H4, C3H6 và C4H10. đốt cháy hoàn toàn X trong khí oxi dư, rồi dẫn toàn bộ sản phẩm sinh ra qua bình đựng H2SO4 đặc. Tính độ tăng khối lượng của bình H2SO4 đặc. A. 18 g B 36 g C. 9 g D. 4,5g Hướng dẫn giải Độ tăng khối lượng của bình H2SO4 đặc chính là khối lượng H2O bị hấp thụ Theo bài ta có Sơ đồ phản ứng: Theo BTNT với H: ( đáp án A) Dạng 3: Từ nhiều chất đầu tạo thành hỗn hợp nhiều sản phẩm Giáo viên đưa ra phương pháp chung: Trong trường hợp nà này không nhất thiết phải tìm chính xác số mol của từng chất , mà chỉ cần quan tâm đến hệ thức: Tức là chỉ quan tâm đến tổng số mol của nguyên tố trước và sau phản ứng. Nếu biết và ngược lại. Với dạng này, đề bài thường yêu cầu thiết lập một hệ thức dưới dạng tổng quát về số mol cùa các chất. Hướng dẫn học sinh vận dụng vào giải bài tập VD1: Đốt cháy hoàn toàn 0,1mol anđehit đơn chức X cần dùng vừa đủ 12,32lit khí O2(đktc) , thu được 17,6g CO2. X là anđehit nào dưới đây Hướng dẫn giải: Nhận xét: X là an đehit đơn chức Theo ĐLBT nguyên tố với O: Nhận thấy: ( Đáp án B) VD2: X là một ancol no, mạch hở .Đốt cháy hoàn toàn 0,05mol X cần 5,6g oxi, thu được hơi nước và 6,6g CO2 , Công thức của X là: A. C2H4(OH)2 B. C3H7OH C. C3H6(OH)2 D. C3H5(OH)3 Hướng dẫn giải: Sơ đồ phản ứng cháy: X + O2 -> CO2 + H2O Vì X là ancol no, mạch hở Theo ĐLBT nguyên tố với O: Nhận thấy: là C3H5(OH)3 ( đáp án D) VD3 : Hòa tan hoàn toàn hh gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào axit HNO3 ( vừa đủ ) thì thu được dd X ( chỉ chứa 2 muối sunfat ) và khí duy nhất NO . Giá trị của a là bao nhiêu ? A. 0,12 B. 0,04 C. 0,075 D. 0,06 ( Đề thi đại học khối A – 2007 ) Giải : X chỉ chứa 2 muối sunfat , nên ta có sơ đồ : 2 FeS2 Fe2(SO4)3 Cu2S 2 CuSO4 0,12 mol 0,06 mol a mol 2a mol Theo định luật bảo toàn nguyên tố đối với S , ta có : 0,12 .2 + a = 0,06 .3 + 2a a = 0,06 mol Dạng 4: Bài toán đốt cháy trong hóa hữu cơ Giáo viên đưa ra phương pháp chung: Xét bài toán đốt cháy tổng quát: Theo ĐLBT nguyên tố Phương pháp bảo toàn nguyên tố với O được sử dụng rất phổ biến trong các bài toán hữu cơ. Lưu ý: Đối với trường hợp đốt cháy hợp chất chứa Nito bằng oxi không khí , lượng N2 thu được sau phản ứng là: Hướng dẫn học sinh vận dụng vào giải bài tập VD1: Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin đơn chức X bằng lượng không khí vừa đủ thu được 1,76g CO2 , 1,26gH2O và V lit khí N2 (đktc). Giả thiết không khí chỉ gồm N2 và O2 trong đó oxi chiếm 20% về thể tích. CTPT của X và thể tích V lần lượt là: Hướng dẫn giải: Nhận thấy: Sơ đồ cháy: 2C2H5NH2 + O2 =>4CO2 + 7 H2O + N2 Theo ĐLBT nguyên tố với N: Theo ĐLBT nguyên tố với O: ( đáp án D) VD2: Hỗn hợp A gồm etan,etilen, axetilen và but-1,3-ddien. Đốt cháy hết m gam hỗn hợp A. Cho sản phẩm cháy hấp thụ vào dung dịch nước vôi dư, thu được 100g kết tủa và khối lượng dung dịch nước vôi sau phản ứng giảm 39,8g. Trị số của m là: A. 13,8g B. 37,4g C. 58,75g D. 60,2g Hướng dẫn giải Sơ đồ phản ứng m gam A và khối lượng dung dịch Ca(OH)2 giảm 39,8g Nhận xét: Khối lượng CO2 = khối lượng kết tủa => Theo ĐLBTKL: Theo bài khối lượng dung dịch nước vôi giảm chứng tỏ mt>ms => Theo BTKL (đáp án A) Bài tập vận dụng Với nội dung phương pháp như đã trình bày ở trên, tôi đã áp dụng giảng dạy ở các lớp khối 11, 12 và thu được kết quả tốt. Đối tượng áp dụng là học sinh Lớp 12A1, 12A2 năm học 2014-2015 Đề bài kiểm tra TNKQ 1. Hỗn hợp chất rắn X gồm 0,1 mol Fe2O3 và 0,1 mol Fe3O4. Hòa tan hoàn toàn A bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Y. Cho NaOH dư vào Y, thu được kết tủa Z. Lọc lấy kết tủa, rửa sạch rồi đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn . Tính m. A. 32,0g B. 16,0g C.39,2g D. 40,0g 2. Hòa tan hoàn toàn 0,3mol hỗn hợp gồm Al và Al4C3 vào dung dịch KOH dư thu được x mol hỗn hợp khí và dung dịch X. Sục khí CO2(dư) vào dung dịch X, lượng kết tủa thu được là 46,8g, Giá trị của X là: A. 0,55 B. 0,60 C. 0,40 D. 0,45 3. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,27g bột Al và bột Al2O3 trong ducng dịch NaOH dư thu được dung dịch X. Cho CO2 dư tác dụng với dung dịch X thu được kết tủa Y , nung Y ở nhiệt độ cao dến khối lượng không đổi thu dược chất rắn Z. Biết hiệu suất các phản ứng đều đạt 100%. Khối lượng của Z là: A. 2,04g B. 2,31g C. 3,06g D. 2,55g 4. Đun nóng 7,6g hỗn hợp A gồm C2H4, C2H2 và H2 trong bình kín với xúc tác Ni thu được hỗn họp khí B. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp B, dẫn sản phẩm cháy thu được lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đ, bình 2 đựng Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng 14,4g. Khối lượng tăng lên ở bình 2 là: A. 6,0g B. 9,6g C. 35,2g D. 22,0g 5. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức cùng dãy đồng đẳng cần dùng vừa đủ V lít khí O2(đktc), thu được 10,08lit CO2 (đktc) và 12,6g H2O . Giá trị của V là: A. 17,92 B. 4,48 C. 15,12 D. 25,76 6. Đốt cháy hỗn hợp hidrocacbon X thu được 2,24l CO2 (đktc) và 2,7g H2O . Thể tích O2 đã tham gia phản ứng cháy(đktc) là: A. 2,8l B. 3,92l C. 4,48l D. 5,06l 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Trong khi giảng dạy tôi đã mạnh dạn đưa phương pháp giải bài tập này vào và qua giảng dạy tôi thấy học sinh nắm vấn đề tương đối nhẹ nhàng và có hiệu quả rõ rệt không những chỉ ở những học sinh khá giỏi mà một số học sinh trung bình đã tiếp cận và áp dụng được ở một số bài tập. Tôi đã hướng dẫn cách làm này cho nhiều lớp học sinh và thu được kết quả rất đáng mừng. Trong thời gian thử nghiệm năm học 2014 – 2015 tôi đã thu được những kết quả nhất định, được thể hiện thông qua các 12A1, 12A2 trường THPT Thạch thành 1 như sau: 2.4.1 Trước khi thử nghiệm Thời gian trung bình để học sinh làm 1 bài tập trên phiếu học tập thu được kết quả thu được như sau: Lớp Sĩ số < 5 phút 5-10 phút >10 phút không giải được 12A1 34 0 3 12 19 12A2 36 0 2 11 23 Cộng 70 0 5 23 42 Tỉ lệ (%) 0,0 7,1 32,9 60 Tiến hành làm bài kiểm tra trắc nghiệm trên phiếu học tập bao gồm 10 bài tập trong thời gian 30 phút thu được kết quả như sau: Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém 12A1 34 1 5 7 21 12A2 36 0 3 6 27 Cộng 70 0 8 13 48 Tỉ lệ (%) 1,4 11,4 18,6 68,6 2.4.2 Sau khi thử nghiệm Thời gian trung bình để học sinh làm 1 bài tập trên phiếu học tập thu được kết quả thu được như sau: Lớp Sĩ số < 1 phút 1-2 phút 2-3 phút >3 phút 12 A1 34 11 12 7 4 12 A2 36 10 11 9 6 Cộng 70 21 23 16 10 Tỉ lệ (%) 30,0 32,9 22,8 14,3 Tiến hành làm bài kiểm tra trắc nghiệm trên phiếu học tập bao gồm 10 bài tập trong thời gian 30 phút thu được kết quả như sau: Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém 12A1 34 11 12 8 3 12A2 36 8 14 9 5 Cộng 70 19 26 17 8 Tỉ lệ (%) 27,2 37,1 24,3 11,4 Sau khi học sinh nắm được phương pháp trên thì các bài tập không còn là vấn đề trở ngại cho học sinh khi ôn thi đại học và thi học sinh giỏi. Đây là kết quả đáng mừng và chúng ta chắc chắn rằng số học sinh khá giỏi, kể cả học sinh diện trung bình sẽ không bỏ qua dạng bài này khi gặp trong các kỳ thi. 2.4.3 Bài học kinh nghiệm Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã đúc kết ra một số bài học kinh nghiệm như sau: Phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người thầy. Ban lãnh đạo trường cần có phương án kiểm tra, đánh giá, khích lệ cụ thể. Có ý thức trách nhiệm cao đối với học sinh, đặt việc giảng dạy cho học sinh là tầm quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp giáo dục. Người thầy phải biết tạo cho học sinh sự hứng thú, niềm đam mê vào việc học tập bộ môn hoá học. Hay nói cách khác, người thầy phải là người truyền lửa để thắp sáng tâm hồn và trái tim của các thế hệ học sinh Phần quan trọng nhất trong quá trình áp dụng phương pháp này là giúp học sinh định hướng được dạng bài tập, tìm ra bản chất của vấn đề để rút ngắn thời gian giải bài tập. Đó cũng là động lực để tôi hoàn thành đề tài này. 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1- Kết luận Bài tập trắc nghiệm hóa học là bài tập nâng cao mức độ tư duy, khả năng phân tích phán đoán, khái quát của học sinh đồng thời rèn kỹ năng kỹ xảo cho học sinh. Người giáo viên muốn giảng dạy, hướng dẫn học sinh giải bài tập đạt hiệu quả cao thì bản thân phải nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản của chương trình, hệ thống từng loại bài. Nắm vững cơ sở lý thuyết, đặc điểm và cách giải cho từng dạng bài.từ đó mới lựa chọn phương pháp thích hợp cho từng loại bài đồng thời tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Để giúp học sinh ôn luyện, luyện tập và vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập trắc nghiệm hóa học , đặc biệt lựa chọn phương pháp tối ưu nhất khi giải toán để đạt được kết quả cao nhất trong kỳ thi. Để giải tốt đề thi trắc nghiệm đòi hỏi học sinh phải hiểu kiến thức toàn diện về môn học, và hơn thế nữa phải biết phát huy tính sáng tạo, chính xác nhanh, nhạy trong phương pháp làm bài .Việc lựa chọn phương pháp thích hợp để giải bài tập trắc nghiệm hóa học lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Vì vậy vận dụng phương pháp bảo toàn nguyên tố để giải một số bài tập trắc nghiệm hóa học là một trong những phương pháp đem lại hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy cũng như học tập bộ môn hóa . 3.2 Đề xuất và kiến nghị - Đề nghị Sở giáo dục và các Ban ngành liên quan tạo điều kiện về cơ sở vật chất để có đầy đủ phòng học chức năng.. - Để nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập môn Hóa đề nghị Sở Giáo dục và các Ban ngành liên quan tạo điều kiện để mỗi trường THPT có một cán bộ phụ trách phòng thí nghiệm có đầy đủ chuyên môn để giáo viên và học sinh có điều kiện thực hiện thí nghiệm được nhiều và tốt hơn. Trên đây là một số kinh nghiệm về hướng dẫn học sinh giải bài tập theo phương pháp bảo toàn nguyên tố . Tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các cấp lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp để đề tài này được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hóa học 12 ban cơ bản – NXB Giáo dục, 2007. 2. Bài tập Hóa học 12 – NXB Giáo dục, 2007. 3. Phương pháp giải toán Hóa học vô cơ tác giả Nguyễn Thanh Khuyến – NXB Giáo dục, 1998. 4. Phương pháp dạy học Hóa học, Nguyễn Cương (Chủ biên), Nguyễn Mạnh Dung, Nguyễn Thị Sửu,NXB Giáo dục, 2001. 5. Cơ sở lí thuyết các phản ứng hóa học,các tác giả Trần Thị Đà, Đặng Trần Phách, – NXB Giáo dục, 2008. 6. 16 phương pháp và kĩ thuật giải nhanh bài tập trắc nghiệm môn Hóa học – NXB Đại học Sư phạm, 2010. 7. Đề thi tuyển sinh đại học cao đẳng các khối A, B môn Hóa học từ năm 2007 – 2015. MỤC LỤC Nội dung Trang 1 Mở đầu 1 1.1. Lí do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 1 1.3. Đối tượng nghiên cứu 1 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 2.Nội dung 3 2.1.Cơ sở lí luận của phương pháp bảo toàn nguyên tố 3 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4 2.3 Những giải pháp thực hiện 5 2.4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 13 3. Kết luận, kiến nghị 16 3.1. Kết luận 16 3.2 Kiến nghị 16 Tài liệu tham khảo 18 Phụ lục 19 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày16 tháng 5 năm.2016. Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. (Ký và ghi rõ họ tên) Trịnh Thị Hiền
Tài liệu đính kèm:
- skkn_day_hoc_tich_cuc_thong_qua_viec_ren_luyen_ki_nang_giai.doc