SKKN Dạy học theo nhóm trong giờ bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử lớp 12 THPT, góp phần nâng cao chất lượng mũi nhọn của bộ môn Lịch sử

SKKN Dạy học theo nhóm trong giờ bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử lớp 12 THPT, góp phần nâng cao chất lượng mũi nhọn của bộ môn Lịch sử

 Bồi dưỡng học sinh giỏi, chăm lo cho chất lượng mũi nhọn được xem là nhiệm vụ, trọng trách nhưng đó cũng là niềm tự hào mãnh liệt của những người đứng trên bục giảng. Kết quả học sinh giỏi là một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu để xếp hạng các trường THPT qua hàng năm. Đối với học sinh, các em được tiến gần hơn với mục tiêu thực hiện ước mơ con ngoan, trò giỏi và định hướng nghề nghiệp cho tương lai. Cha ông ta từng nói: “Hiền tài là nguyên khí của nhà nước, nguyên khí mạnh thì trị đạo mới thịnh”, vì vậy đây là cơ sở quan trọng để ngành giáo dục phát hiện, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Đồng thời qua công tác bồi dưỡng học sinh giỏi mà các trường, sở, ngành phát hiện, ghi nhận và tôn vinh những nhà giáo có những đóng góp vào sự nghiệp giáo dục nước nhà. Thực tế trong những năm qua ở các trường phổ thông đã quan tâm, đầu tư nhiều vào công tác mũi nhọn tuy nhiên kết quả còn quá khiêm tốn, chưa ổn định và chưa có sự đột phá, trong đó có môn Lịch sử. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên song trong đó nguyên nhân chính là do phương pháp học tập.

doc 22 trang thuychi01 7361
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học theo nhóm trong giờ bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử lớp 12 THPT, góp phần nâng cao chất lượng mũi nhọn của bộ môn Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
 1.1. Lý do chọn đề tài
 Bồi dưỡng học sinh giỏi, chăm lo cho chất lượng mũi nhọn được xem là nhiệm vụ, trọng trách nhưng đó cũng là niềm tự hào mãnh liệt của những người đứng trên bục giảng. Kết quả học sinh giỏi là một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu để xếp hạng các trường THPT qua hàng năm. Đối với học sinh, các em được tiến gần hơn với mục tiêu thực hiện ước mơ con ngoan, trò giỏi và định hướng nghề nghiệp cho tương lai. Cha ông ta từng nói: “Hiền tài là nguyên khí của nhà nước, nguyên khí mạnh thì trị đạo mới thịnh”, vì vậy đây là cơ sở quan trọng để ngành giáo dục phát hiện, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Đồng thời qua công tác bồi dưỡng học sinh giỏi mà các trường, sở, ngành phát hiện, ghi nhận và tôn vinh những nhà giáo có những đóng góp vào sự nghiệp giáo dục nước nhà. Thực tế trong những năm qua ở các trường phổ thông đã quan tâm, đầu tư nhiều vào công tác mũi nhọn tuy nhiên kết quả còn quá khiêm tốn, chưa ổn định và chưa có sự đột phá, trong đó có môn Lịch sử. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên song trong đó nguyên nhân chính là do phương pháp học tập.
 Mục đích của giáo dục nước nhà là hình thành cho thế hệ trẻ nhân cách toàn diện, có văn hóa, khoa học và kỹ thuật, tích cực năng động và sáng tạo. Lịch sử là môn học quan trọng thực hiện mục đích trên. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ hai (khóa VIII) khẳng định: “Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối mòn truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng phương pháp dạy học tiên tiến và hiện đại vào quá trình dạy học đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh” [5; tr. 41]. “Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm hứng thú học tập của học sinh” [12]. 
 Thực hiện chủ trương trên, ở trường THPT xuất hiện nhiều tiết dạy tốt theo hướng tổ chức cho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức song tình trạng “thầy đọc - trò chép”, thầy thuyết trình là chính vẫn còn diễn ra phổ biến. Ngay cả đối tượng học sinh khá giỏi cũng còn quá quen thuộc với lối mòn học thụ động, thiếu tư duy, phân tích, vận dụng, thiếu các kỹ năng mềm.
Tổ chức dạy học theo nhóm (DHTN) là sự lựa chọn phù hợp để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Thông qua dạy học giúp học sinh phát triển năng lực, dạy cách tự học, học lẫn nhau, rèn luyện khả năng làm việc trong tập thể, phát huy vai trò tập thể. Hình thành thói quen tư duy, khả năng diễn đạt, tiếp thu và trao đổi ý kiến trong tập thể và bản lĩnh bảo vệ quan điểm của mình trong quá trình học tập. Do đó, giáo viên không phải là trung tâm mà đóng vai trò người tổ chức, hướng dẫn học sinh biết cách tìm ra tri thức, còn học sinh mới chính là trung tâm của quá trình dạy học. Tổ chức DHTN không những giúp học sinh tìm ra tri thức mới, ôn tập, ghi nhớ, khắc sâu các vấn đề lịch sử mà còn rèn luyện cho các em những kĩ năng cơ bản như: tổ chức nhóm, lãnh đạo nhóm, trao đổi, tranh luận, biết cách thuyết phục người khác cũng như biết lắng nghe ý kiến của bạn bè, gắn kết tình đoàn kết tập thể. 
 Tổ chức DHTN đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu và được áp dụng ở các bậc giáo dục. Cô-men-xki đã viết: “Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán đúng đắn, phát triển nhân cáchhãy tìm ra phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn” [6, tr 56]. Còn I. F. Khắc-la-mốp trong tác phẩm: “Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào” [10] đã nêu những biện pháp kích thích hoạt động nhận thức của học sinh khi trình bày bài mới, khi củng cố kiến thức, ôn tập“Phương pháp giáo dục tích cực lấy học sinh làm trung tâm” [11] của Nguyễn Kỳ; “Phát triển tính tích cực, tính tự lập của học sinh trong quá trình dạy học” [7] của Nguyễn Ngọc Bảo...Các công trình nghiên cứu chủ yếu trình bày những vấn đề có tính chất lý luận chung về phương pháp dạy học tích cực, chưa đề cập cụ thể đến cách tổ chức dạy học theo nhóm trong dạy học Lịch sử một cách cụ thể ở trường THPT như thế nào. Mặt khác, trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường THPT, mỗi giáo viên có phương pháp riêng nhưng DHTN để phát huy tối đa các năng lực của học sinh thì cũng chưa được nghiên cứu một cách bài bản. Vì vậy tìm hiểu, nghiên cứu, áp dụng phương pháp DHTN thực sự có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
 Công tác ở một ngôi trường có bề dày truyền thống dạy học hơn 50 năm, tôi tự nhủ phải trau dồi kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ tốt để tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của nhà trường. Với tuổi đời, tuổi nghề còn trẻ tôi luôn ý thức việc học của mình để có thể bắt kịp với yêu cầu của giáo dục hiện đại. Trong những năm qua được nhà trường tin tưởng và giao trách nhiệm dạy lớp 12, ôn thi đại học, cao đẳng, bồi dưỡng học sinh giỏi tôi luôn tìm tòi trăn trở để tìm ra cách dạy và học đạt kết quả tốt nhất để thành tích năm sau cao hơn năm trước. Từ đó tạo lập cho bản thân mình một nền tảng, một niềm tin để luôn học tập và phấn đấu theo lý tưởng đã chọn.
 Xuất phát từ những lý do chủ yếu nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài: Dạy học theo nhóm trong giờ bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử lớp 12 THPT, góp phần nâng cao chất lượng mũi nhọn của bộ môn Lịch sử.
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm khẳng định quan niệm đúng đắn, khoa học về sự cần thiết của việc DHTN trong môn Lịch sử ở trường THPT. Trên cơ sở đó nêu cách thức tổ chức DHTN trong giờ bồi dưỡng HSG môn Lịch sử lớp 12 THPT, phù hợp với điều kiện của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học mũi nhọn bộ môn Lịch sử.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình tổ chức DHTN thuộc nội dung Lịch sử 12 THPT(chương trình cơ bản) áp dụng trong giờ bồi dưỡng HSG. Đề tài tập trung minh họa qua một bài học cụ thể, từ đó làm cơ sở để áp dụng sâu rộng cho toàn bộ quá trình ôn luyện đội tuyển HSG lớp 12 THPT.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu đề tài chủ yếu vận dụng những phương pháp nghiên cứu của khoa học giáo dục. Bao gồm:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: đọc, phân tích các loại tài liệu 
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: dự giờ, khảo sát, phỏng vấn, trao đổi 
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm (TNSP): Trên cơ sở kết quả thu được từ thực nghiệm rút ra kết luận về tính khả thi của đề tài. 
- Phương pháp thống kê: tập hợp và xử lý các số liệu thu được qua thực tế, qua thực nghiệm, qua kết quả HSG các năm học.
 2. NỘI DUNG
 2.1. Cơ sở lý luận.
 Theo Từ điển tiếng Việt “nhóm” là tập hợp một số ít người hoặc sự vật được hình thành theo những nguyên tắc và tiêu chí nhất định” [13; tr153]. Từ định nghĩa về nhóm, chúng ta có hiểu “nhóm học tập” là tập hợp một số ít người được hình thành nên nhằm cùng tiếp nhận và giải quyết những nhiệm vụ đặt ra trong quá trình học tập. Như vậy, nhóm học tập là môi trường, phương tiện để giáo viên chuyển các hoạt động dạy học đến học sinh. Đối với học sinh, nhóm học tập không chỉ là môi trường học tập tích cực mà còn là đối tượng học tập của học sinh. 
 Theo quan điểm của tâm lý học thì nhân cách con người chỉ có thể hình thành và phát triển thông qua chính hoạt động của bản thân họ. Để phát triển nhân cách học sinh cần tăng cường tổ chức hoạt động nhận thức cho các em. 
 Học sinh khá giỏi là đối tượng có nhiều ưu thế nổi trội như tư duy nhạy bén, khả năng tự lập tốt, chịu khó tìm tòi nghiên cứu...Vì vậy cần phát huy tối đa các ưu điểm của đối tượng học sinh này trong quá trình học tập. DHTN được xem là phương pháp dạy học khả thi, có thể áp dụng hiệu quả với học sinh THPT và đặc biệt là đối tượng học sinh giỏi (HSG), góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mũi nhọn ở các nhà trường phổ thông.
2.2. Thực trạng vấn đề
 Trong những năm gần đây, việc dạy học Lịch sử nói chung và bồi dưỡng HSG nói riêng ở trường phổ thông đã có những thay đổi lớn trong nhận thức, nội dung và phương pháp dạy học. Điều đó, ít nhiều góp phần nâng cao chất lượng bộ môn song vẫn chưa thể tạo ra bước đột phá về chất lượng. Tình trạng học sinh hổng về kiến thức lịch sử còn phổ biến. Ngay cả đối tượng học sinh khá giỏi kiến thức vẫn chưa toàn diện, thiếu các kỹ năng. Kết quả học sinh giỏi thường thấp qua các kì thi hoặc không ổn định, chất lượng giải chưa cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên, trong đó việc giảng dạy của người thầy có tác động trực tiếp và quan trọng nhất. Phương pháp dạy học truyền thống vẫn đang được sử dụng chiếm ưu thế.
 Đối với giáo viên
Bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau, tôi tiến hành khảo sát về tổ chức dạy học trong giờ bồi dưỡng HSG môn Lịch sử đối với 30 giáo viên các trường THPT trên địa bàn huyện Nông cống và các huyện lân cận kết quả thu được thể hiện như sau:
- Về phương pháp dạy học: Đa phần (70%) giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháptruyền thống như thuyết trình, phát vấn, đàm thoại,vấn đápchỉ có (30%) giáo viên sử dụng thường xuyên phương pháp học nhóm. 
- Về mức độ kiến thức sử dụng trong DHTN: 60% là sử dụng dùng để kiểm tra kiến thức và chỉ dừng ở mức độ tái hiện kiến thức, thông hiểu, 10% dùng để nghiên cứu các kiến thức ở mức độ vận dụng và vận dụng cao hầu như không có, 30% kết hợp giữa các mức độ kiến thức với nhau.
 - Qua trao đổi trực tiếp với một số giáo viên tôi nhận được ý kiến: Thầy giáo Lê Trạc Ninh (Trường THPT Nông Cống 1) cho rằng: “Thảo luận nhóm trong giờ bồi dưỡng HSG là hình thức phát huy tối đa các năng lực của HS”. Còn cô Nguyễn Thị Hương (Trường THPT Như Thanh 1- Như Thanh) thì khẳng định: “DHTN trong bồi dưỡng HSG giúp học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức và rèn luyện một số kĩ năng giao tiếp trong tập thể, điều này rất bổ ích cho các em trong các hoạt động khác”. Cô Nguyễn Thị Huyền (THPT Nông Cống 2) thì cho rằng: “Nếu tổ chức tốt DHTN sẽ tạo cho các em ý thức làm việc độc lập, tự tìm tòi, nghiên cứu còn giáo viên lúc này là người đạo diễn và người đạo diễn sẽ làm việc nhiều hơn”.
 Đối với học sinh
 Tôi tiếp xúc trực tiếp và trao đổi cởi mở với học sinh trong các đội tuyển các môn văn hóa đặc biệt là môn Lịch sử ở trường THPT Nông Cống 1 thu nhận kết quả như: Các em cho rằng, DHTN rất bổ ích, vì không khí học tập thoải mái, bình đẳng, được tôn trọng, có cơ hội để học hỏi, trao đổi với bạn bè, với giáo viên, giúp các em hiểu bài và nắm bài ngay tại lớp. Tính tích cực học tập của học sinh được thể hiện rất rõ trong các tiết học có tổ chức DHTN, mặc dù sự thảo luận đôi khi chưa đem lại hiệu quả như mong muốn, nhưng các em đã có ý thức trách nhiệm đối với tập thể, có mong muốn học hỏi, thể hiện của bản thân. Tuy nhiên các em cũng có ý kiến là tình trạng quản lý của giáo viên trong quá trình tổ chức DHTN chưa tốt nên việc huy động học sinh tham gia thảo luận trong nhóm còn hạn chế.
 Qua kết quả điều tra, khảo sát cho thấy giáo viên, học sinh đều đánh giá cao sự cần thiết và ý nghĩa tích cực của việc tổ chức DHTN trong dạy bồi dưỡng HSG song mức độ kiến thức, tần suất sử dụng còn chiếm tỉ lệ quá khiêm tốn. Nguyên nhân có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan nên chưa thực hiện phổ biến. 
 Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn, tôi thấy rằng tổ chức DHTN trong dạy bồi dưỡng HSG môn Lịch sử lớp 12 THPT là yêu cầu cần thiết.
2.3. Các giải pháp dạy học theo nhóm
2.3.1. Nhiệm vụ của giáo viên và học sinh
GIÁO VIÊN
Thiết kế
Tổ chức
Hướng dẫn
Tổng kết
HỌC SINH
 Hoạt động trong nhóm
Tham gia nhóm
Rút kinh nghiệm
Trình bày
ý kiến, tranh luận
Tự nghiên cứu cá nhân
LĨNH HỘI KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG 
KĨ NĂNG NĂNG
 NĂNG
 Hình 1: Sơ đồ nhiệm vụ của GV và HS trong DHTN
2.3.2. Các bước tổ chức DHTNCÁC BƯỚC TIẾN HÀNH DẠY HỌC THEO NHÓM
Bước 1
Xác định 
nhiệm vụ
Bước 3
Triển khai
hoạt động
Bước 4
Trình bày, đánh giá kết quả
Bước 5
Tổng kết chung
GV nêu nhiệm vụ học tập, thành lập nhóm, dự kiến thời gian hoạt động
HS nhận thức nhiệm vụ học tập, tái hiện trí thức để làm việc
GV hướng dẫn HS tổ chức nhóm, cử thư ký và nhóm trưởng
HS tham gia vào các nhóm đã được phân công
GV theo dõi, giám sát, điều hành hướng dẫn và gợi ý HS thảo luận
HS tiến hành nghiên cứu tài liệu, trao đổi thảo luận
GV hướng dẫn các nhóm báo cáo kết quả, tổ chức thảo luận chung
GV nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm, tổng kết hoạt động
 HS tiếp thu kiến thức chuẩn, rút kinh nghiệm cho bản thân
Bước 2
Chuẩn bị
HS đại diện nhóm báo cáo kết quả, tiếp thu ý kiến và tranh luận
 Hình 2: Sơ đồ các bước tiến hành hoạt động DHTN
2.3.3. Xác định kiến thức của Lịch sử lớp 12 THPT (chương trình cơ bản) *Lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 2000) . Nội dung bao gồm những vấn đề:
- Sau chiến tranh thế giới hai, một trật tự thế giới được xác lập. Đó là trật tự thế giới 2 cực Ianta với đặc trưng là thế giới bị chia làm hai 2 phe, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe.
- Sau chiến tranh thế giới hai, chủ nghĩa xã hội vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành hệ thống thế giới và có bước phát triển mạnh mẽ.
- Sau chiến tranh thế giới 2 một cao trào giải phóng dân tộc dấy lên mạnh ở Á, Phi, Mĩ latinh, dẫn đến sự ra đời của hàng trăm quốc gia độc lập, làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới.
- Nửa sau thế kỷ XX hệ thống chủ nghĩa đế quốc đã có những chuyển biến quan trọng, hình thành ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới.
- Quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng từ nửa sau thế kỷ XX.
- Từ sau chiến tranh thế giới hai, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai còn gọi là cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra với quy mô và nhịp điệu chưa từng thấy và đưa đến hệ quả đó là xu thế toàn cầu hoá.
*Lịch sử Việt Nam (1919 –1975). Nội dung bao gồm những vấn đề cơ bản:
- Lịch sử giai đoạn 1919 –1930: Cuộc khai thác thuộc địa lần 2, phong trào dân tộc dân chủ theo hai khuynh huớng tư sản và vô sản, sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam, Vai trò của Nguyễn Ái Quốc. Liên hệ với bối cảnh của tình hình thế giới.
- Lịch sử giai đoạn 1930 – 1945: Phong trào 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh, phong trào dân chủ 1936 – 1939, phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945 với những nội dung cụ thể, là những cuộc tập dượt vĩ đại cho Cách mạng tháng Tám 1945. Liên hệ với bối cảnh của tình hình thế giới.
- Lịch sử giai đoạn 1945–1954, cuộc kháng chiến chống Pháp: Sự vững vàng trong cuộc đấu tranh vượt qua tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” sau ngày 29/1945. Cuộc kháng chiến kiến quốc chống thực dân pháp diễn ra trên tất cả các lĩnh vực, kết thúc bằng thắng lợi Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ năm 1954. Liên hệ với bối cảnh của tình hình thế giới.
- Lịch sử giai đoạn 1954 – 1975: Cuộc kháng chiến chống Mĩ, thực hiện đồng thời và song song hai nhiệm vụ chiến lược các mạng, cách mạng xã hội chủ nghĩa Miền Bắc và tiếp thực thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền Nam. Đánh bại các chiến lược chiến tranh thực dân mới của Mĩ ở Miền Nam Việt Nam, xây dựng hậu phương Miền Bắc vững mạnh. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất nước nhà vào năm 1975. Liên hệ với bối cảnh của tình hình thế giới.
2.3.4.Một số điểm cần chú ý khi xác định kiến thức tổ chức dạy học theo nhóm 
 Thứ nhất, kiến thức được lựa chọn để tổ chức DHTN phải dựa trên cơ sở nội dung chương trình, sách giáo khoa phải xuất phát từ mục tiêu giáo dưỡng, giáo dục và phát triển của từng chương, bài cụ thể. Ví như, đối với Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới hai (1945 -1949) lớp 12 (chương trình cơ bản) thì những nội dung mà giáo viên lựa chọn để tổ chức DHTN phải nhằm đạt được mục tiêu sau đây: 	
 - Nhận thức được toàn cảnh thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai với đặc trưng lớn là thế giới chia làm hai phe TBCN do hai siêu cường Mĩ và Xô đứng đầu mỗi phe. Đặc trưng lớn đó đã trở thành nhân tố chủ yếu chi phối nền chính trị thế giới và quan hệ quốc tế trong hầu như nửa sau thế kỷ XX.
 - Biết nhận định, đánh giá những vấn đề lớn của lịch sử thế giới.
 - Rèn luyện các phương pháp tự học, tự nghiên cứu, khai thác các nguồn tài liệu. 
 - Nhận thức được chính từ đặc trưng đó nên ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai tình hình thế giới căng thẳng. Quan hệ giữa hai phe trở nên đối đầu quyết liệt.
- Hiểu được những chuyển biến khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám và thấy được mối liên hệ mật thiết giữa cách mạng nước ta với tình hình thế giới, với cuộc đấu tranh giữa hai phe trong cuộc Chiến tranh lạnh.
 Thứ hai, kiến thức được lựa chọn, xác định để tổ chức DHTN phải là kiến thức cơ bản, trọng tâm của từng chương, từng bài. Không phải bất cứ kiến thức nào cũng lựa chọn để tổ chức DHTN. Ví như, đối với bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ (lớp 12) thì kiến thức mà giáo viên lựa chọn để tổ chức DHTN phải tập trung vào tổ chức ASEAN, biến đổi của Đông Nam Á, Lào và Việt Nam mối quan hệ trong lịch sử. Bài 9: Quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới hai (lớp 12) giáo viên phải tập trung vào nguồn gốc, “ khúc dạo đầu”, biểu hiện đối đầu, biểu hiện hòa hõa, vì sao chấm dứt, tác động của chiến tranh lạnh đối với thế giới trước, trong và sau chiến lạnh.
Thứ ba, kiến thức được lựa chọn, xác định để tổ chức DHTN phải đa dạng, phong phú, bao gồm nhiều loại khác nhau. Ví như, có kiến thức về nguyên nhân, có kiến thức về diễn biến, có kiến thức về ý nghĩa; có kiến thức về biến cố, có kiến thức về hiện tượng, có kiến thức về quá trình, có kiến thức về khái niệm, có kiến thức về quy luật; có kiến thức về nhận biết, có kiến thức về nhận thức, có kiến thức về vận dụng, thực hành.
Thứ tư, kiến thức được lựa chọn, xác định để tổ chức DHTN phải đảm bảo tính hệ thống, thể hiện mối liên hệ giữa các nội dung trong từng bài, từng chương và toàn khóa trình, chương trình. Có như vậy mới giúp HS kế thừa trong quá trình học tập, trao đổi. Ví như, đối với Lịch sử Việt Nam (1919-1975) thì giáo viên xác định hệ thống kiến thức tổ chức DHTN liên quan đến chủ trương, đường lối các thời kỳ qua các hội nghị (1919-1930), (1930-1945), (1945-1954), (1954-1975); hoặc tìm hiểu những thắng lợi in dấu ấn của Việt Nam trong thế kỷ XX.
Thứ năm, kiến thức được lựa chọn để tổ chức DHTN trong môn Lịch sử phải có tính khả thi nghĩa là phải phù hợp với trình độ, năng lực nhận thức của học sinh, phù hợp với điều kiện dạy học. 
2.3.5. Hệ thống kiến thức và tổ chức dạy học theo nhóm.
Tuân thủ những yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung, kết hợp thu thập kinh nghiệm qua giảng dạy của bản thân và đồng nghiệp, tôi xác định hệ thống kiến thức cơ bản cần thiết và tổ chức DHTN minh họa qua nội dung bài học cụ thể.
 MINH HỌA
 BÀI 1: SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI
 SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI 2 (1945-1949)
* Hệ thống kiến thức:
 Căn cứ vào mục tiêu, tôi xác định nội dung các kiến thức tổ chức DHTN của bài học này, bao gồm: 
- Tìm hiểu hội nghị Ianta (2/1945): bối cảnh, thành phần tham dự, thỏa thuận quan trọng, ý nghĩa. Tác động trật tự “2 cực” đối với thế giới. Liên hệ với tình hình cách mạng Việt Nam sau năm 1945. 
- Tìm hiểu mục đích, nguyên tắc, bộ máy hoạt động của Liên Hợp Quốc, các tổ chức chuyên môn, hạn chế, hướng khắc phục của Liên Hợp Quốc. Tìm hiểu đóng góp của Liên Hợp Quốc. Vai trò của Liên Hợp Quốc trước nhũng biến động của thế giới ngày nay. Liên hệ với cách mạng Việt Nam: đóng góp của Việt Nam, những nguyên tắc Việt Nam có thể áp dụng để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ hiện nay.
* Tổ chức dạy học theo nhóm:
- Tổ chức: Chia đội tuyển HSG thành 2 nhóm, mỗi nhó

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_day_hoc_theo_nhom_trong_gio_boi_duong_hoc_sinh_gioi_lic.doc