SKKN Dạy học gắn với thực tiễn trong môn Công nghệ 10 nhằm lồng ghép giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trường THPT Lê Lợi

SKKN Dạy học gắn với thực tiễn trong môn Công nghệ 10 nhằm lồng ghép giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trường THPT Lê Lợi

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục (GD) đã xác định: "Đối với Giáo dục phổ thông (GDPT), tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh (HS)."

 Trong giai đoạn này, việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho HS là vô cùng quan trọng, GD kĩ năng sống đặc biệt là kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn là một trong những tiêu chí được coi trọng hàng đầu. Đồng thời, giáo dục phải đi đôi với hướng nghiệp để các em đỡ bỡ ngỡ khi chọn trường, chọn nghề. Hướng nghiệp phải đúng lúc, đúng chỗ, kịp thời để các em định hướng nghề nghiệp sớm (ngay từ lớp 10), các em có thể xác định rõ hơn các ngành nghề mình yêu thích, từ đó định hướng khối thi của mình.

 Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy ở các trường phổ thông, hầu hết các giáo viên (GV) chỉ chú trọng việc cung cấp kiến thức lí thuyết, nội dung bài học cho HS, rèn luyện kĩ năng (KN) làm các bài thi bằng các câu hỏi lí thuyết, trắc nghiệm,. Việc dạy học gắn với thực tiễn và hướng nghiệp còn chưa được triển khai đồng bộ, vẫn còn mang tính hình thức nên hiệu quả chưa cao. Hầu như hướng nghiệp chỉ do các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp nghề về tư vấn tuyển sinh cho các ngành nghề của trường họ hoặc đôi khi HS hỏi, GV tư vấn riêng.

 

doc 20 trang thuychi01 17513
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Dạy học gắn với thực tiễn trong môn Công nghệ 10 nhằm lồng ghép giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trường THPT Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC 	 
 Trang
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
3
I. Lí do chọn đề tài
3
II. Mục đích của việc thực hiện đề tài
4
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4
IV. Phương pháp nghiên cứu
4
PHẦN II. NỘI DUNG
5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
5
1. Các khái niệm
5
2. Tại sao phải hướng nghiệp
6
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC VDKT VÀO THỰC TIỄN
7
1. Việc dạy học gắn với thực tiễn cho HS ở trường THPT
7
2. Việc hướng nghiệp cho HS ở trường THPT 
7
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
8
1. Những nội dung trong chương trình Công nghệ 10 có thể áp dụng dạy học gắn với thực tiễn và lồng ghép giáo dục hướng nghiệp
8
2. Nội dung dạy học gắn với thực tiễn để lồng ghép giáo dục hướng nghiệp
8
Tiết 46, 47. TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC LĨNH VỰC NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP
9
Tiết 48, 49. TÌM HIỂU THỰC TẾ MỘT ĐƠN VỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
13
CHƯƠNG 4. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
15
1. Đối chứng kết quả
15
2. Đánh giá kết quả
15
3. Phạm vi ảnh hưởng của đề tài.
16
Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
17
1. Với các cấp quản lí
17
2. Với GV DẠY Công nghệ
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
18
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
18
PHỤ LỤC: MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG BUỔI HỌC TẬP THỰC TẾ TẠI VƯỜN CAM XÃ XUÂN THÀNH – HUYỆN THỌ XUÂN
19
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục (GD) đã xác định: "Đối với Giáo dục phổ thông (GDPT), tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh (HS)...."
	Trong giai đoạn này, việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho HS là vô cùng quan trọng, GD kĩ năng sống đặc biệt là kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn là một trong những tiêu chí được coi trọng hàng đầu. Đồng thời, giáo dục phải đi đôi với hướng nghiệp để các em đỡ bỡ ngỡ khi chọn trường, chọn nghề. Hướng nghiệp phải đúng lúc, đúng chỗ, kịp thời để các em định hướng nghề nghiệp sớm (ngay từ lớp 10), các em có thể xác định rõ hơn các ngành nghề mình yêu thích, từ đó định hướng khối thi của mình.
	Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy ở các trường phổ thông, hầu hết các giáo viên (GV) chỉ chú trọng việc cung cấp kiến thức lí thuyết, nội dung bài học cho HS, rèn luyện kĩ năng (KN) làm các bài thi bằng các câu hỏi lí thuyết, trắc nghiệm,... Việc dạy học gắn với thực tiễn và hướng nghiệp còn chưa được triển khai đồng bộ, vẫn còn mang tính hình thức nên hiệu quả chưa cao. Hầu như hướng nghiệp chỉ do các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp nghề về tư vấn tuyển sinh cho các ngành nghề của trường họ hoặc đôi khi HS hỏi, GV tư vấn riêng.
Công nghệ nông nghiệp là bộ môn khoa học thực nghiệm, gắn liền với thực tiễn đời sống, gắn với hoạt động hướng nghiệp những ngành nghề liên quan đến Nông, Lâm, Ngư nghiệp, Để góp phần cải thiện hiệu quả của việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường và xu thế giáo dục toàn diện cho học sinh đặc biệt là giáo dục hướng nghiệp thì bộ môn Công nghệ đóng vai trò hết sức quan trọng. Dạy học gắn với thực tiễn và lồng ghép giáo dục hướng nghiệp khắc phục các khó khăn, hạn chế của việc giảng dạy bộ môn Công nghệ ở trường phổ thông hiện nay và tình trạng học sinh học lệch, có thói quen xem nhẹ các môn học được xem là môn phụ như: Công dân, Thể dục, Quốc phòng, Công nghệ. Môn Công nghệ hiện nay thực sự rất hữu ích đối với học sinh trong việc lựa chọn, phát huy những năng khiếu, sở thích của bản thân trong việc lựa chọn nghề nghiệp của mình trong tương lai mà học sinh chưa nhận ra.
	Là GV giảng dạy môn Sinh học và Công nghệ, qua nhiều năm công tác, tôi nhận thấy rằng việc dạy học lồng ghép hướng nghiệp đối với học sinh ngay từ lớp 10 là rất cần thiết. Nó tạo nền tảng cho các em định hướng nghề nghiệp trong tương lai, đặc biệt là các em có đam mê với các ngành Nông, Lâm, Ngư nghiệp. Trên cơ sở đó, bản thân tôi đã suy nghĩ và đã vận dụng để lồng ghép việc giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở bộ môn Công nghệ. 
	Từ những quan điểm chỉ đạo, từ thực trạng và mong muốn nêu trên, cùng với những trải nghiệm và kết quả đạt được trong công tác giảng dạy, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Dạy học gắn với thực tiễn trong môn Công nghệ 10 nhằm lồng ghép giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trường THPT Lê Lợi”.
II. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
	Đề tài ra đời nhằm giúp HS định hướng nghề nghiệp tốt hơn trong tương lai, qua đó giúp các em HS:
 - Có thêm kiến thức thực tiễn về một số ngành nghề các em chưa biết rõ.
 - Củng cố lại các kiến thức Công nghệ 10 cần thiết.
 - Có thêm các KNS như: KN giao tiếp, lắng nghe và khái quát vấn đề, KN giải quyết các tình huống trong thực tiễn cuộc sống, ... 
 - Thấy được sự gần gũi giữa kiến thức sách vở và thực tiễn cuộc sống.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu: Các bài học gắn với thực tiễn trong môn Công nghệ 10 có thể áp dụng dạy học thực tiễn. 
2. Phạm vi nghiên cứu:
	Đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi dạy học môn Công nghệ 10.
* Khách thể nghiên cứu:
- Lớp thực nghiệm: lớp 10A1, 10A2 (năm học 2018 – 2019)
- Lớp đối chứng: lớp 10A7, 10A8 (năm học 2018 – 2019)
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
 1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 
 2. Phương pháp thực nghiệm 
 3. Phương pháp phân tích và đánh giá kết quả
 4. Phương pháp viết báo cáo khoa học
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. Các khái niệm
a. Hướng nghiệp là gì?
Hướng nghiệp là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân (học sinh) chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân, đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực (thị trường lao động) ở cấp độ địa phương và quốc gia. [2], [7]
Lâu nay chúng ta vẫn tưởng rằng hướng nghiệp chỉ là sự lựa chọn một nghề mà mình yêu thích, chọn một trường đại học phù hợp với mình. Tuy nhiên đây chỉ là phần ngọn của một quá trình, một hoạt động trong số rất nhiều hoạt động của hướng nghiệp. Thuật ngữ “hướng nghiệp” nó là sự kết hợp của nhiều lĩnh vực như: đánh giá nghề nghiệp, quản lý nghề nghiệp, phát triển nghề nghiệp,Trong đó lựa chọn nghề nghiệp chỉ là một giai đoạn đầu trong tiến trình hướng nghiệp của mỗi người. Hướng nghiệp là một quá trình liên tục tác động từ khi người học còn ngồi học ở bậc phổ thông, qua quá trình trao dồi chuyên môn nghề nghiệp và tìm được nơi lao động phù hợp. [7]
Khi mỗi cá nhân đều có được chuyên môn nghề nghiệp vững vàng phù hợp, họ sẽ có nhiều cơ hội có một nghề nghiệp ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân. Ở một góc độ khác, hướng nghiệp có hiệu quả tạo ra một lực lượng lao động có định hướng rõ ràng. Do vậy họ có năng lực nghề nghiệp tốt, làm tăng năng suất lao động, góp phần cho sự phát triển về kinh tế xã hội. [7]
Công cụ cần thiết cho công tác tư vấn hướng nghiệp là nắm được bản đồ mô tả nghề hay còn gọi là bản họa đồ nghề. Thực chất, đó là bản mô tả nội dung, tính chất, phương pháp, đặc điểm tâm sinh lý cần phải có, những điều cần tránh khi lao động trong nghề.
Bản mô tả nghề thường có các điểm sau:
	- Tên nghề và những chuyên môn thường gặp trong nghề. Cùng với việc trình bày này, người ta còn giới thiệu qua lịch sử phát triển của nghề.
	- Nội dung và tính chất lao động của nghề: miêu tả việc tổ chức lao động,
những sản phẩm làm ra, những phương pháp lao động, những phương tiện kỹ thuật dùng trong sản xuất, những phần việc lao động chân tay và lao động trí óc nơi sản xuất 
- Những điều kiện cần thiết để tham gia lao động trong nghề:
+ Có văn bằng tốt nghiệp THCS trước khi học nghề
+ Những môn học nghề đòi hỏi trình độ khá trở lên
+ Những trình độ đào tạo khác nhau trong nghề
+ Những kỹ năng, kỹ xảo học tập và lao động phải có ngay những ngày đầu tham gia lao động nghề nghiệp, những kỹ năng kỹ xảo sử dụng công cụ lao động hàng ngày.
- Những chống chỉ định y học:
+ Những đặc điểm tâm lý, sinh lý không đảm bảo cho việc học nghề và hành nghề
+ Những bệnh, tật mà nghề không chấp nhận.
- Những điều kiện bảo đảm cho người lao động làm việc trong nghề:
+ Tiền lương tối thiểu và thang lương trong nghề.
+ Chế độ bồi dưỡng độc hại, làm ca, làm việc ngoài giờ.
+ Chế độ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao tay nghề, sự tiến bộ trong nghề nghiệp.
+ Những phúc lợi mà người lao động được hưởng.
- Những nơi có thể theo học nghề:
+ Những trường đào tạo công nhân cho nghề.
+ Những trường trung học chuyên nghiệp thuộc lĩnh vực nghề.
+ Những trường đại học có đào tạo kỹ sư, cử nhân cho nghề
- Những nơi có thể làm việc sau khi học nghề: tên một số cơ quan xí nghiệp, doanh nghiệp; địa chỉ của các cơ sở đó. 
b. Dạy học gắn với thực tiễn là gì? [3]
Thực hành, thực tập, trải nghiệm đều là những cách thức học tập gắn với thực tiễn, là những phương thức học tập hiệu quả. Tuy nhiên, việc học trong 3 dạng hoạt động này không hoàn toàn giống nhau, mặc dù liên quan đến nhau.
Bởi vì, việc học thông qua thực tập, học qua thực hành và học từ trải nghiệm giúp người học đạt được tri thức và kinh nghiệm theo các hướng tiếp cận không hoàn toàn như nhau.
Thực hành là việc vận dụng những kiến thức lí luận được học vào một bức ảnh mới của thực tiễn. Thông qua việc thực hành người học chính xác hóa và củng cố kiến thức thu được, hiểu kiến thức lý luận sâu sắc hơn và đồng thời chiếm lĩnh được một số kỹ năng thực hiện.
Thực tập là việc chiếm lĩnh tri thức hay hình thành kỹ năng chủ yếu thông qua các thao tác hành vi, hành động trực tiếp của người học đối với đối tượng cần chiếm lĩnh trong một môi trường xác định. Trong quá trình thực tập (tập làm), người học tự rút ra kinh nghiệm, dần hình thành hiểu biết mới, năng lực mới
Thực tập, tập làm thường được sử dụng khá đa dạng, nó có thể được sử dụng với một số nội dung học tập có tính kỹ thuật, (học đi xe, học bơi); và được sử dụng khi tập làm nghề sau một thời gian được trang bị tri thức lý luận và kỹ năng trong một số lĩnh vực nhất định (thực tập nghề).
2. Tại sao phải hướng nghiệp?
	Công nghệ thông tin phát triển, học sinh có rất nhiều nguồn thông tin trái chiều khác nhau về việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Nhưng cũng chính vì vậy mà các em khó chắt lọc thông tin, khó định hướng rõ ràng nghề nghiệp mình yêu thích, phù hợp với mình. Thậm chí có những thông tin sai lệch gây hoang mang cho các em khi lựa chọn ngành nghề, các em không có được các hiểu biết đầy đủ và đúng đắn để có lựa chọn phù hợp cho mình.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VIỆC DẠY HỌC GẮN VỚI THỰC TIỄN
VÀ LỒNG GHÉP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
1. Việc dạy học gắn với thực tiễn cho HS ở trường THPT
- Trong những năm học vừa qua, việc dạy học gắn với thực tiễn cho HS trường THPT Lê Lợi đã bước đầu được triển khai thực hiện qua nhiều hoạt động (HĐ) khác nhau như: HĐ dạy học tích hợp; cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho HS Trung học; HĐ nội khóa, ngoại khóa; HĐ ngoài giờ lên lớp về sức khỏe sinh sản vị thành niên hay GD ý thức bảo vệ môi trường, ... 
- Việc dạy học gắn với thực tiễn vẫn chưa đồng bộ, mang tính hình thức và thường lấy lí do là HS và GV bận, ít có thời gian...
2. Việc hướng nghiệp cho HS ở trường THPT
- Công tác hướng nghiệp cho HS cũng được triển khai hằng năm theo kế hoạch. Tuy nhiên, thường triển khai nhiều hơn cho đối tượng HS lớp 12 vào khoảng cuối năm học khi các em sắp làm hồ sơ thi THPT Quốc gia. Còn HS các lớp 10, 11 thì ít được tham gia các buổi hướng nghiệp và tư vấn tuyển sinh. 
- Hiện nay, chúng ta đều đặt ra vấn đề là phải học, học để có nghề nghiệp, có thu nhập để ổn định cuộc sống. Ai cũng biết thế nhưng khi đặt vấn đề trên lớp (kể cả lớp 10,11,12): “Sau khi học xong THPT, các em sẽ chọn ngành nghề nào?”
Kết quả là:
+ 54,1% học sinh trả lời chưa biết nữa.
+ 24,3% có định hướng từ phía cha mẹ.
+ 21,6% trả lời chưa nghiêm túc - chọn một số ngành vì thấy người ta rất dễ kiếm tiền từ ngành đó.
- Nhận thức về việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh còn quá mơ hồ. Tại sao? Nhận thức về mục tiêu, vai trò của công tác giáo dục hướng nghiệp chưa rõ, chưa đúng tầm. Hầu hết các trường THPT hiện nay, mối quan tâm hàng đầu là làm thế nào để học sinh học khá giỏi, chăm ngoan và đỗ tốt nghiệp ngày càng cao, còn chuyện sau khi tốt nghiệp các em làm gì, học gì chưa được chú ý nhiều.
- Nhận thức của phụ huynh và học sinh về việc chọn nghề còn rất phiếm diện, tâm lý chọn nghề của học sinh mang tính may rủi, thiếu thông tin, chọn nghề theo sự áp đặt của người lớn, theo thời thượng; chọn nghề ở bậc đại học, chọn nghề theo “nhãn” theo “mác”, chọn nghề nổi tiếng, nghề dễ kiếm tiền, mà quên mất một điều: không biết có phù hợp với năng lực, sở thích và điều kiện bản thân hay không. Hiện nay, học sinh thường hướng vào các ngành như: quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, kế toán, công nghệ thông tin, y khoa, kinh tế, công nghệ sinh học, luật Trong khi đó, nhiều lĩnh vực quan trọng khác phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước nhưng các trường lại thiếu sinh viên vì thí sinh quá thời ơ. Đặc biệt những ngành nghề liên quan đến Nông, Lâm, Ngư nghiệp ít được HS quan tâm vì “không oai”. Vì thế, tình trạng thừa thầy thiếu thợ ngày càng nhiều hơn.
- Một vấn đề không kém phần quan trọng trọng việc hướng nghiệp cho học sinh là giáo viên phụ trách môn Công nghệ và học sinh chưa khai thác hết ý nghĩa và tầm quan trọng của bộ môn Công nghệ hiện nay. Đây là một khó khăn chung, một thực tế mà giáo viên và học sinh đều nhận thấy.
	- Về phía GV: phần lớn các GV dạy môn Công nghệ (Nông nghiệp) hiện nay là dạy chéo môn, chủ yếu là GV dạy Sinh học. Do đó, một phần nào kiến thức chuyên môn còn hạn chế, sự đam mê, thích thú với bộ môn chưa cao. GV cảm thấy học sinh không thích thú với bộ môn của mình nên chỉ dạy hết nội dung bộ môn mà thôi. Bộ môn Công nghệ đòi hỏi giáo viên cần phải có thời gian tìm tòi, nghiên cứu thêm các lĩnh vực có liên quan. Ngoài các kiến thức liên quan đến các bộ môn khác, bộ môn Công nghệ còn yêu cầu GV cần có các kiến thức thực tế, có những hiểu biết về những ứng dụng rất cụ thể và gần gũi với các em. Từ đó, GV mới có thể gây hứng thú học tập cho học sinh ở bộ môn Công nghệ. Ngoài ra, ở mỗi phần nội dung của sách giáo khoa đều có đều có các ngành, các lĩnh vực nghề nghiệp liên quan GV có thể hướng nghiệp thì học sinh càng thích thú hơn.
	- Về phía HS: HS luôn xem môn Công nghệ là một trong số các môn phụ, các em chỉ đầu tư vào các môn mà các em sẽ đăng ký vào các trường đại học, cao đẳng mà thôi. Các em cho rằng các môn phụ này chỉ cần 5.0 là được rồi đầu tư nhiều mất thời gian mà chẳng thấy có tác dụng gì cả. Nhiều lúc, các em học các môn này một cách qua loa cho có lệ, học hình thức.
Chương 3: GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Những nội dung trong chương trình Công nghệ 10 có thể áp dụng dạy học gắn với thực tiễn và lồng ghép giáo dục hướng nghiệp
Hiện nay, bộ môn Công nghệ 10 rất hữu ích đối với học sinh. Nếu giáo dạy chỉ đơn thuần dạy nội dung sách giáo khoa thì sẽ không bao giờ gây được hứng thú học tập cho học sinh được mà giáo viên cần phải liên hệ các vấn đề thực tế; nêu một số ứng dụng, ngành nghề có liên quan để gây sự hứng thú, tìm tòi thêm cho học sinh nhằm phát huy các năng khiếu, sở thích của học sinh. Nếu giáo viên có thể vận dụng tốt thì kết quả rất đáng kể. Đặc biệt, GV nên tổ chức các buổi học tập ngoài nhà trường để HS có thêm kiến thức thực tế, từ đó có cơ sở định hướng nghề nghiệp cho các em. Cụ thể:
Ở chương trình Công nghệ 10, bất cứ bài nào giáo viên cũng có thể lồng ghép giáo dục nghề nghiệp được chứ không phải học xong chương đó. Trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể hướng nghiệp cho học sinh một số ngành nghề liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp. Vốn dĩ ở Thọ Xuân - Thanh Hóa chủ yếu là phát triển nông nghiệp nhưng nhiều học sinh lại quá xa lạ với nghề nông.
Ở đây không nhất thiết là giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh cách làm ruộng như thế nào mà là phân tích, định hướng cho học sinh làm như thế nào để phát triển nông nghiệp một cách hiệu quả nhất. Chúng ta cần phải áp dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật, các biện pháp canh tác hợp lí, công tác sản xuất giống cây trồngMột số ngành nghề liên quan như: Công nghệ giống cây, hoa viên cây cảnh, khoa học đất đai, nông học, nông nghiệp sạch, quản lí đất đai, chế biến lương thực, thực phẩm
Ví dụ: Giáo viên có thể liên hệ ngay ở bài 2 - Khảo nghiệm giống cây trồng, bài 3,4 - Khảo nghiệm giống cây trồng, bài 6 - Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong công tác nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp, bài 7 - Một số tính chất của đất trồng, bài 9 - Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá, bài 12 - Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường, bài 16 - Thực hành: Nhận biết một số loại sâu bệnh hại lúa Đặc biệt cuối chương trình Công nghệ lớp 10 có phần dạy học hướng nghiệp, giáo viên có thể linh động khi dạy học phần này.
Giáo viên có thể liên hệ nơi làm việc ngay tại địa phương, tình hình sử dụng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này ở địa phương; điều kiện học tập ở các trường Đại học như thế nào Từ đó có định hướng phù hợp cho các em.
2. Nội dung dạy học gắn với thực tiễn để lồng ghép giáo dục hướng nghiệp
 - Nội dung này, tôi thực hiện khi dạy học chủ đề: Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp (tiết 46,47 theo phân phối chương trình); Tìm hiểu thực tế một số cơ sở sản xuất nông nghiệp, công nghiệp (tiết 48,49 theo phân phối chương trình).
Tiết 46, 47. TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC LĨNH VỰC NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP
I. MỤC TIÊU	
1. Kiến thức 
- Nêu được ý nghĩa, vị trí, đặc điểm, yêu cầu, nơi đào tạo, triển vọng phát triển và nhu cầu lao động của các ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
- Mô tả được cách tìm hiểu thông tin nghề nghiệp.
2. Kỹ năng:	
- Liên hệ bản thân để chọn nghề.
- Tìm hiểu trao đổi thông tin nghề nghiệp qua giao tiếp.
3. Thái độ:	
- Tích cực chủ động tìm hiểu thông tin nghề nghiệp.
 II. PHƯƠNG PHÁP: 
- Thảo luận nhóm + thuyết trình.
III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:
- Sơ lược lịch sử phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta.
- Sự phát triển các nghề thuộc lĩnh vực sản xuất nông lâm, ngư nghiệp trong giai đoạn 2001 -2005.
- Hướng phát triển các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.
- Đặc điểm lao động và yêu cầu của các nghề trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.
- Giới thiệu một số cơ sở đào tạo nghề.
IV. CHUẨN BỊ:
A. Giáo viên: 
- Những hiểu biết cơ bản về sự phát triển của các nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp ở địa phương.
- Tìm hiểu thông tin các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thuộc tỉnh huyện, thành phố.
- Sưu tầm những thông tin cơ bản, các sự kiện về định hướng phát triển các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.
B. Học sinh:
- Tìm hiểu kỹ các vấn đề, bài hát có liên quan đến các nghề thuộc nông, lâm, ngư nghiệp.
V. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU Ý NGHĨA, VAI TRÒ, TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGHỀ NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP.
	Để tổ chức hoạt động, GV đã chỉ định 1 MC để dẫn chương trình.
- MC giới thiệu mục tiêu chủ đề.
- Tổ chức lớp theo nhóm (6 nhóm).
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
- Phân công từng cá nhân trong nhóm.
- MC đọc các câu hỏi thảo luận:
1. Vì sao Việt Nam chúng ta từ xưa đến gần cuối thế kỷ 20 là 1 nước nông nghiệp đang phát triển?
2. Bạn biết gì về tình hình phát triển các nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp trong tương lai (hướng phát triển)?
- MC mời các nhóm 1,2,3 cử đại diện trình bày ý kiến của mình về câu hỏi 1. Các nhóm còn lại chú ý lắng nghe để nhận xét và bổ sung.
 - GV nhận xét đưa ra ý kiến chung:
+ Các nghề nông, lâm ngư nghiệp nước ta phát triển từ lâu đời vì điều kiện địa lý, điều kiện khí hậu (đất đai màu mỡ, rừng vàng, biển bạc), đây là điều kiện tốt để phát triển.
 + Trước Cách mạng Tháng Tám, đời sống nhân dân còn thấp ( giai cấp PK chiếm đoạt ruộng đất, vua quan bóc lột) Þ sản xuất nông nghiệp lạc hậu.
 + Sau Cách mạng tháng Tám, người dân làm chủ ruộng đất, nông dân được học hành Þ sản xuất nông nghiệp phát triển.
 + Từ sau Đại hội Đảng lầ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_day_hoc_gan_voi_thuc_tien_trong_mon_cong_nghe_10_nham_l.doc