SKKN Dạy học gắn liền với sản xuất kinh doanh tại địa phương: “sử dụng hiệu quả phân bón hóa học nhằm tăng năng suất cây dứa trên địa bàn Bỉm Sơn”

SKKN Dạy học gắn liền với sản xuất kinh doanh tại địa phương: “sử dụng hiệu quả phân bón hóa học nhằm tăng năng suất cây dứa trên địa bàn Bỉm Sơn”

Thị xã Bỉm Sơn – mảnh đất địa đầu phía bắc tỉnh Thanh Hóa và của cả miền trung. Phần lớn diện tích của Bỉm Sơn là đồi nên thích hợp với phát triển về nông nghiệp, lâm nghiệp.

Đặc biệt khí hậu và đặc điểm thổ nhưỡng rất thích hợp cho cây dứa phát triển. Phần lớn diện tích đất đồi tại Bỉm Sơn hiện nay đều được bà con nông dân trồng cây dứa. Tuy nhiên, hiện nay người trồng dứa vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm lâu năm, chưa cập nhật những đổi mới về khoa học kỹ thuật nên năng suất chưa cao. Với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật, hiện nay nhiều loại phân bón thích hợp đã được nghiên cứu và đưa ra thị trường để phù hợp với đặc điểm mỗi loại cây trồng. Trên địa bàn phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, có chi nhánh của nhà máy phân bón Tiến Nông, đã đưa ra thị trường nhiều loại phân bón phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây dứa, tuy nhiên sự tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật của bà con nông dân chưa nhiều vì vậy năng suất cây dứa chưa cao.

Trong giáo dục và đào tạo hiện nay đã có nhiều đổi mới, những bài học đã gắn liền với thực tiễn giúp học sinh có thể áp dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Gần đây, bộ giáo dục triển khai các chuyên đề “học tập gắn liền với sản xuất kinh doanh tại địa phương”. Với những gì đã tiếp thu được, kết hợp kiến thức bộ môn hóa, tôi đã xây dựng đề tài: Dạy học gắn liền với sản xuất kinh doanh tại địa phương “Sử dụng hiệu quả phân bón hóa học nhằm tăng năng suất cây dứa trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn”.

 

doc 15 trang thuychi01 6571
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Dạy học gắn liền với sản xuất kinh doanh tại địa phương: “sử dụng hiệu quả phân bón hóa học nhằm tăng năng suất cây dứa trên địa bàn Bỉm Sơn”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
 TRƯỜNG T.H.P.T BỈM SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
DẠY HỌC GẮN LIỀN VỚI SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI ĐỊA PHƯƠNG: “SỬ DỤNG HIỆU QUẢ PHÂN BÓN HÓA HỌC NHẰM TĂNG NĂNG SUẤT CÂY DỨA TRÊN ĐỊA BÀN BỈM SƠN”
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hương
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Hóa
THANH HOÁ NĂM 2018
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Thị xã Bỉm Sơn – mảnh đất địa đầu phía bắc tỉnh Thanh Hóa và của cả miền trung. Phần lớn diện tích của Bỉm Sơn là đồi nên thích hợp với phát triển về nông nghiệp, lâm nghiệp.
Đặc biệt khí hậu và đặc điểm thổ nhưỡng rất thích hợp cho cây dứa phát triển. Phần lớn diện tích đất đồi tại Bỉm Sơn hiện nay đều được bà con nông dân trồng cây dứa. Tuy nhiên, hiện nay người trồng dứa vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm lâu năm, chưa cập nhật những đổi mới về khoa học kỹ thuật nên năng suất chưa cao. Với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật, hiện nay nhiều loại phân bón thích hợp đã được nghiên cứu và đưa ra thị trường để phù hợp với đặc điểm mỗi loại cây trồng. Trên địa bàn phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, có chi nhánh của nhà máy phân bón Tiến Nông, đã đưa ra thị trường nhiều loại phân bón phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây dứa, tuy nhiên sự tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật của bà con nông dân chưa nhiều vì vậy năng suất cây dứa chưa cao. 
Trong giáo dục và đào tạo hiện nay đã có nhiều đổi mới, những bài học đã gắn liền với thực tiễn giúp học sinh có thể áp dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Gần đây, bộ giáo dục triển khai các chuyên đề “học tập gắn liền với sản xuất kinh doanh tại địa phương”. Với những gì đã tiếp thu được, kết hợp kiến thức bộ môn hóa, tôi đã xây dựng đề tài: Dạy học gắn liền với sản xuất kinh doanh tại địa phương “Sử dụng hiệu quả phân bón hóa học nhằm tăng năng suất cây dứa trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Qua đề tài này, tôi giúp học sinh gần hơn với thực tiễn sản xuất tại địa phương. Giúp các em áp dụng những kiến thức đã học ở nhà trường để phát triển sản xuất và giải quyết các tình huống thực tiễn. Cụ thể hơn, tìm hiểu và giải quyết các vấn đề sau đây:
- Cây dứa được trồng ở Bỉm Sơn với quy trình trồng và chăm sóc như thế nào? quy trình trồng và chăm sóc như vậy đã phù hợp chưa? Có điểm nào không phù hợp không? Đề xuất biện pháp để nâng cao năng suất cây dứa.
- Các loại phân bón hiện nay bà con nông dân thường sử dụng là gì? Cách bón phân đó đã phù hợp chưa? Đã sử dụng các loại phân bón phù hợp với cây dứa theo mỗi giai đoạn phát triển của cây dứa chưa? 
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng học sinh THPT: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về cây dứa, là một loại cây thế mạnh trên địa bàn Bỉm Sơn. Tìm hiểu về cách chăm sóc cây dứa, các loại phân bón dùng hiệu quả cho cây dứa.
- Cho học sinh tìm hiểu, thăm quan và thực nghiệm về nhà máy sản xuất phân bón Tiến Nông đóng trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, tìm hiểu về các sản phẩm phân bón của nhà máy. 
Dựa trên những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phổ biến và tuyên truyền để giúp bà con nông dân trồng dứa trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn áp dụng tăng năng suất cây dứa. Để những sản phẩm phân bón mới (của nhà máy phân bón đóng trên địa phương), dùng hiệu quả cho cây dứa đến được với bà con nông dân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1. Về lý thuyết: Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về phân bón hóa học và tác dụng của phân bón hóa học với cây dứa.
1.4.2. Về thực nghiệm
- Điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, tìm hiểu thực tiễn đối với bà con nông dân trồng dứa trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn.
- Tổng hợp, so sánh số liệu trước và sau khi áp dụng đề tài.
Cô giáo và học sinh đang đi khảo sát thực trạng sử dụng phân bón cho cây dứa của người dân trồng dứa tại nhà ông Phạm Văn Lộc, khu 6- phường Bắc Sơn, Bỉm Sơn, Thanh Hóa.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 2.1.1. Vai trò của các nguyên tố trung, vi lượng đến cây dứa
Cây dứa cũng như các loại cây ăn quả khác có nhu cầu dinh dưỡng rất lớn để nuôi cây và đảm bảo năng suất. Hơn nữa, do mật độ trồng trên một đơn vị diện tích lớn, tổng lượng sinh khối cao, cho nên dứa hút nhiều chất dinh dưỡng từ đất. Dưới đây là vai trò của các chất dinh dưỡng:
 2.1.1.1.Vai trò của Canxi (CaO)
Canxi: Cây dứa có nhu cầu về canxi tương đối cao. Do vậy, trên những vùng đất trồng dứa liên tục nhiều năm, cần bón Lân nung chảy để cung cấp đủ canxi cho dứa. Dứa thiếu canxi cho quả nhỏ, lá có màu lục xỉn, trên phiến lá xuất hiện một số đốm vàng, đầu ngọn các lá mới mọc có vết đỏ sẫm.
Khi bị thiếu canxi nặng, các vết đỏ lan rộng ra đến phần gốc của lá, cây thường ra quả non, khi bổ ra trong ruột có những chỗ có màu trắng nhợt, trong đó có dính nhớt. Ngoài ra, canxi cũng có tác dụng khử chua, nâng độ pH lên 4,5 - 6,5 thích hợp cho cây dứa phát triển.
2.1.1. 2. Vai trò của Magie (MgO)
Magiê: Lượng magiê có vai trò quan trọng trong việc xúc tiến quá trình trao đổi và vận chuyển chất hữu cơ trong cây. Khi cây dứa thiếu magiê thường có biểu hiện lá úa vàng hoặc màu lục nhạt xuất hiện đầu tiên ở các lá già.
Trường hợp thiếu hụt magiê nghiêm trọng, trên phiến lá hình thành những đốm vàng, các đốm vàng này có thể liên kết với nhau thành vệt dài chạy dọc theo mép lá giống như bị dội nước sôi, trong khi phần phía trong của lá có màu đỏ.
2.1.1.3. Vai trò của Silic (SiO2)
Nếu cây dứa cần lượng K2O gấp 3 - 4 lần lượng N thì nó lại cần lượng SiO2 gấp 3 lần lượng K2O. Silic nằm trong phần cellulose của thành tế bào giúp cho thân cây thẳng đứng. Cây dứa bón đủ silic có tác dụng:
- Tăng sản lượng: Kết quả thử nghiệm tại Mỹ, Nam Mỹ, Brazil cho thấy rằng bổ sung silic cho vùng đất có hàm lượng silic hoà tan thấp sản lượng và chất lượng dứa sẽ tăng từ 10 - 50%. Những người làm thử nghiệm cho rằng silic giúp tăng hiệu quả cho quá trình quang hợp của cây dứa.
2.1.1.4. Vai trò của Bo (B): Bo là một trong các nguyên tố vi lượng rất cần cho dứa trong việc vận chuyển các loại đường đơn và ổn định mạch dẫn. Thiếu Bo làm giảm năng suất dứa. Quả có hình dạng và độ lớn không bình thường. Quả bé đi, trường hợp bị thiếu Bo nghiêm trọng, các mắt quả bị tách hoặc rời hẳn ra, để lộ phần thịt bên trong chứa đầy nhựa.
2.1.1.5. Vai trò của Zn
- Zn tham gia hoạt hóa khoảng 70 enzym của nhiều hoạt động sinh lý, sinh hóa của cây.
- Thiếu Zn sẽ gây rối loạn trao đổi auxin nên ức chế sinh trưởng, lá cây bị biến dạng, ngắn, nhỏ và xoăn, đốt ngắn và biến dạng.
2.1.1.6. Vai trò của sắt (Fe)
Vai trò quan trọng nhất của sắt là hoạt chất của enzym của quá trình quang hợp và hô hấp. Nó không tham gia vào thành phần diệp lục nhưng có ảnh hưởng quyết định tới sự tổng hợp diệp lục trong cây.
Sự thiếu hụt Fe thường xảy ra trên nền đất có đá vôi. Lá cây thiếu sắt sẽ chuyển từ màu xanh sang vàng hay trắng ở phần thịt lá, trong khi gân lá vẫn còn xanh. Triệu chứng thiếu sắt xuất hiện trước hết ở các lá non, sau đến lá già, vỡ Fe khụng di động từ lá già về lá non.
2.1.1.7. Vai trò của đạm (N)
Cây hút đạm chủ yếu ở dạng NH4+ và NO3-. Đạm là thành phần quan trọng trong các chất hữu cơ rất cơ bản và cần thiết cho sự sinh trưởng phát triển của cây như các chất diệp lục, nguyên sinh chất, axit nucleic (AND và ARN), các loại men, các chất điều hòa sinh trưởng. Đạm quyết định sự phát triển của các mô tế bào sống của cây. Bón đủ đạm cây sinh trưởng nhanh, ra nhiều chồi, lá và cành, hoa quả nhiều và lớn, tích lũy được nhiều chất nên cho năng suất cao và chất lượng tốt.
2.1.1.8. Vai trò của Lân (P): 
Cây hút lân chủ yếu dưới dạng khoáng của photphat (H2PO4-) và (HPO42-). Lân có vai trò cung cấp trong quá trình trao đổi năng lượng và tổng hợp chất protein. Lân là thành phần chủ yếu của các chất ADP và ATP là những chất dự trữ năng lượng cho các quá trình sinh hóa trong cây, đặc biệt là cho quá trình quang hợp, sự tạo thành phần chất béo và protein.
- Lân thúc đẩy sự phát triển của hệ rễ cây, kích thích sự hình thành nốt sần ở các cây họ đậu.
- Lân thúc đẩy sự ra hoa và hình thành quả ở cây, là yếu tố chủ yếu quyết định chất lượng hạt giống.
- Lân giúp cây tăng khả năng chống chịu với các điều kiện bất thuận như rét, hạn, sâu bệnh.
- Lân còn có tác dụng hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm. Bón đủ lân, cây không những sinh trưởng tốt, cho năng suất cao mà chất lượng nông sản cũng cao.
2.1.1.9. Vai trò của kali (K)
Cây hút kali dưới dạng K+, các tế bào cây rất dễ để dung dịch kali thấm qua nên kali được cây hút dễ dàng hơn các nguyên tố khác. Khi hút quá nhiều kali sẽ hạn chế sự hút đạm và một số nguyên tố khác như Ca, Mg và một số vi lượng.
Kali tham gia tích cực vào quá trình quang hợp, tổng hợp nên các chất gluxit của cây. Kali làm tăng khả năng thẩm thấu nước ở tế bào khí khổng, giúp khí khổng đóng mở thuận lợi nên điều chình sự khuyếch tán CO2 của quá trình quang hợp, đồng thời tăng khả năng sử dụng ánh sáng cho cây trong điều kiện thời tiết ít nắng.
Kali có trong thành phần của 60 loại men thực vật điều tiết các hoạt động sống của cây với tác dụng như một số chất xúc tác.
Kali thúc đẩy quá trình tổng hợp đạm trong cây, làm giảm tác hại của việc bón quá nhiều đạm, phòng chống lốp đổ cho cây hòa thảo, thúc đẩy sự ra hoa.
Kali tăng cường khả năng chống chịu các điều kiện bất lợi cho cây như rét, hạn, úng, sâu bệnh.
Kali làm tăng hàm lượng chất bột, đường nên làm tăng chất lượng hạt và quả.
2.1.2. Phương pháp bón phân cho cây dứa 
 2.1.2.1. Cách bón phân cho cây dứa
Bón phân cho cây dứa nên bón nông, bón trực tiếp xung quanh gốc và chia làm nhiều lần, bởi vì bộ rễ của dứa ăn nông và hẹp. Bổn phân có thế bón rãnh hoặc bón hốc.
Bón rãnh: Cày rạch 2 bên hàng dứa, bón phân vào các đường rạch xong lấp đất lại kết hợp với vun hàng cho dứa. Cách bón này khá nhanh, nhưng chỉ áp dụng ở nơi đất bằng phẳng và ỏ thời kỳ cây đang còn nhỏ.
Bón hốc: Đào hốc sâu 5–10cm, giữa khoảng 2 hàng dứa, trong một hàng kép. Bón phân vào hốc rồi lấp đất. Với cách này, lượng phân bón không được rải đều, việc lấp đất có khó khăn hơn, nhất là đối với các giống dứa nhiều gai, đôi khi có ảnh hưởng trực tiếp đến lá dứa.
 2.1.2.2. Thời kỳ bón phân cho cây dứa
- Bón lót: Sau khi trồng, cây dứa sinh trưởng chậm, nên cần phải bón lót trước khi trồng đối với vụ đầu tiên, bón lót ngay sau khi thu hoạch quả, đối với các vụ sau của dứa là rất cần thiết. Bón lót cho dứa có ảnh hưởng quyết định đến thời gian sinh trưởng của cây, làm cho cây ra hoa kết quả sớm.
Phân dùng để bón lót chủ yếu là phân lân (bón 100% lượng lân). Nơi có điều kiện có thể bón thêm phân chuồng hoai mục hoặc phân rác ủ kỹ với lượng 10-50 tấn/ha tuỳ thuộc vào khả năng và điều kiện ở từng nơi. Với các lô dứa trồng mới, ngoài việc bón phân lân với phân chuồng cần rắc vôi lên toàn bộ diện tích khi làm đất.
- Bón thúc cho đứa theo các đợt như sau:
Đợt 1: Sau trồng độ 3 – 4 tháng. Bón thúc vào giai đoạn này giúp cho cây con hồi xanh nhanh, chuẩn bị bước vào giai đoạn sinh trưởng mạnh. 
Đợt 2: Sau trồng 6-7 tháng. Thời kỳ này cây dứa bắt đầu sinh trưởng mạnh cả về thân, lá, rễ. Bón phân thúc làm tăng tốc độ ra lá cũng như làm xòe rộng tán thúc đẩy quá trình vận chuyển và tổng hợp chất hữu cơ để chuẩn bị cho phân hóa hoa tự.
Đợt 3: Sau khi trồng 9-10 tháng. Đợt bón thúc này có tác dụng kích thích sự phân hoá hoa tự, tạo tiền đề cho cây ra hoa kết quả tốt, quả phát triển nhanh. Để đạt năng suất tối đa, có thể bón thêm một đợt thúc vào khoảng tháng 4-5, sau khi hoa nở xong, kết hợp với tỉa chồi hoặc hạn chế chồi ngọn phát triển. Bón thúc để nuôi quả chỉ nên dùng phân kali có thể bổ sung thêm một số nguyên tố vi lượng, nhất là Bo.
 2.1.2.3.Quy trình bón phân cho cây dứa 
Bón lót: bón trước khi trồng 3 - 4 ngày
+ Phân chuồng hoai: 10 tấn/ha (500kg/500m2; 360kg/360m2)
+ Hỗn hợp trung, vi lượng chuyên dùng cho cây dứa (thơm) (nên sử dụng sản phẩm gốc Chelate)
+ Đạm Urea: 120 - 140kg/ha (6 - 7kg/500m2; 4 - 5,5kg/360m2)
+ Lân nung chảy (Hoặc Supe lân): 180 - 220 kg/ha (9 - 11kg/500m2; 7 - 9kg/360m2)
+ Kali Sunphat (hoặc Kali Clorua): 170 - 190kg/ha (8,5 - 9kg/500m2; 6 - 7kg/360m2)
* Nên dùng Kali sunphat thay cho Kali Clorua
Cách bón: Trộn đều các loại phân NPK và phân trung, vi lượng trước khi bón; bón NPK và phân chồng hoai sau đó rải một lớp đất mỏng trước khi đặt chồi dứa.
Bón (tưới) thúc lần 1: 2 - 3 tháng sau khi trồng (khi dứa (thơm) bén rễ) - lưu ý: không dùng Kali Clorua
+ Đạm Urea: 130 - 150kg/ha (6,5 - 7,5kg/500m2; 4,5 - 5,5kg/360m2)
+ Kali sunphat: 60 - 100kg/ha (3 - 5kg/500m2; 2 - 4kg/360m2)
Bón (tưới) thúc lần 2: 5 - 6 tháng sau khi trồng,
+ Đạm Urea: 200 - 250kg/ha (10 - 12,5kg/500m2; 7 - 9kg/360m2)
+ Kali sunphat: 60 - 100kg/ha (3 - 5kg/500m2; 2 - 4kg/360m2)
Bón (tưới) lần 3: trước khi xử lý ra hoa 2 tháng bón như lần 1.
+ Đạm Urea: 130 - 150kg/ha (6,5 - 7,5kg/500m2; 4,5 - 5,5kg/360m2)
+ Kali sunphat: 120 - 160kg/ha (6 - 8kg/500m2;  4 - 6kg/360m2)
- Không nên bón đạm (N) sau khi cây đã có quả.
Có thể phun bổ sung công thức 50gr hỗn hợp N-P-K-MgO theo tỷ lệ 10 - 0 - 0 - 16 MgO + 10gr NaCaB5O9 + 10gr Ca(NO3)2 trong bình phun 8 lít nước, 1 tháng phun một lần. Ngừng phun cho cây trước khi hoa nở.
2.1.2.4. Lượng phân bón cho cây dứa 
Dứa là cây cho sinh khối lớn, để có được năng suất 80 tấn quả/ha đã lấy đi từ đất 646 kg N, 367 kg P2O5, 1.570 kg K2O, 190 kg CaO, 225 kg MgO, 4.026 kg SiO2, 2,24 kg Fe, 1,8 kg Zn, 0,5 kg Bo.
Như vậy dứa không những cần dinh dưỡng đa lượng (NPK theo tỷ lệ 1,0-0,3-2,0 mà còn cần các chất dinh dưỡng trung lượng rất lớn như silic (SiO2) đến 1.570 kg/ha, magie (MgO) 225 kg/ha, canxi (CaO) 190 kg/ha và các chất vi lượng như 1,8 kg kẽm (Zn), 0,5 kg Bo (B).
Trong thời gian đầu sau khi trồng khoảng 5 - 6 tháng nhu cầu dinh dưỡng không lớn, chỉ khoảng 10% tổng số chất dinh dưỡng cây cần trong suốt chu kỳ sống. Sau khi cây đã mọc tốt, nhu cầu chất dinh dưỡng tăng rất nhanh, đặc biệt là Kali (gấp 4 - 5 lần so với đạm).
Mỗi giống dứa có những nhu cầu về loại phân bón, lượng phân bón khác nhau. Với nhóm dứa Queen, bón với tỉ lệ phân NPK  2: 1: 3 với lượng cụ thể cho một cây là: l0 gam N, 5gam P2O5, 15gam K2O.  Bón 3 gam Magiê/ cây cho tác dụng tốt ở bất kỳ tỉ lệ phân NPK nào. Khi bón tecmophôphat với lượng 5gam P2O5/cây thì không cần bón Magiê nữa. Còn đối với nhóm dứa Cayen, khi điều kiện cho phép cần bón phân NPK với tỉ lệ 2: 1: 4 ở mức l0gam N, 5gam P2O5, 20 gam K2O/ cây.
2.1.3. Các sản phẩm phân bón cho cây dứa của nhà máy Tiến Nông chi nhánh tại thị xã Bỉm Sơn Thanh Hóa.
Hình ảnh nhà máy phân bón Tiến Nông chi nhánh Bỉm Sơn, Thanh Hóa.
Căn cứ theo đặc điểm khí hậu, thời tiết và điều kiện thổ nhưỡng các vùng trồng dứa Việt Nam, công ty cổ phần nông nghiệp Tiến Nông giới thiệu sản phẩm dinh dưỡng cây trồng Tiến Nông chuyên dùng “NPK cây dứa” và khuyến cáo giải pháp đồng bộ dinh dưỡng cho canh tác và chăm sóc cây dứa nhằm đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Cải tạo đất bằng “Chất điều hòa pH đất”, tăng cường chất hữu cơ và mùn đất bằng “Dinh dưỡng cây trồng Tiến Nông hữu cơ khoáng Vinagreen” và cung cấp dinh dưỡng cho cây dứa bằng sản phẩm “NPK cây dứa”.
Một loại sản phẩm chuyên dùng cho cây dứa của nhà máy Tiến Nông
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Một thực trạng của học sinh, sinh viên Việt Nam hiện nay là xa rời thực tiễn, học không đi đôi với hành. Một phần do chương trình học còn nặng về lý thuyết suông, xa rời thực tế. Một phần do áp lực học ở nhà trường và áp lực thi cử còn nặng nên tâm lý cha mẹ dành mọi điều kiện thời gian để con đi học thêm. Vì vậy nhiều em học sinh không biết đến thực tiễn, đặc biệt thực tiễn sản xuất kinh doanh tại địa phương. Ở thị xã Bỉm Sơn, có 5/8 xã phường có nhiều hộ dân làm nông nghiệp như: Quang Trung, Bắc Sơn, Hà Lan, Lam Sơn, Đông Sơn. Trong đó, loại cây phát triển và được trồng nhiều nhất là cây dứa. Nhiều học sinh con gia đình nông dân trồng dứa nhưng không biết các trồng và chăm sóc cây như thế nào. Ở trường học bài “phân bón hóa học” nhưng không biết gia đình mình dùng loại phân bón gì, hàm lượng như thế nào, mỗi giai đoạn phát triển cần cung cấp loại dinh dưỡng gì cho cây để đạt hiệu quả cao,
Thị xã Bỉm Sơn là một thị xã công nghiệp, ngoài thế mạnh là nhà máy xi măng đã lâu đời, hiện nay có nhiều nhà máy, nhiều khu công nghiệp được mở ra. Tuy nhiên nhiều em học sinh không biết được những sản phẩm của các khu công nghiệp trên địa phương đã sản xuất những gì. Hoặc có biết sản phẩm sản xuất nhưng không biết quy trình thực tế để có được sản phẩm đó như thế nào. 
Dựa trên thực trạng đó, tôi đã tổ chức một chuyên đề học tập, gắn liền với sản xuất kinh doanh tại địa phương: tôi chọn cây dứa và sản phẩm phân bón Tiến Nông.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Hình thức tổ chức dạy học.
- Dạy học theo chủ đề, dạy vào buổi chiều bằng hoạt động giáo dục (1 tiết)
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm sau chủ đề (3 tiết)
- Học theo nhóm tại lớp
- Học sinh phải nghiên cứu nội dung trước ở nhà theo hướng dẫn của GV
2.3.2. Phương pháp dạy học.
- Dạy học dự án.
- Dạy học theo kĩ thuật trạm – góc.
- Phương pháp vấn đáp, đóng vai, trải nghiệm sáng tạo
2.3.3. Phương pháp kiểm tra đánh giá.
- Quan sát, thái độ học tập, trình bày sản phẩm nhóm.
- Quan sát các chuyên gia giảng bài.
- Kết quả phần kiểm tra đánh giá bài học qua các câu hỏi trắc nghiệm.
- Kết quả tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của các nhóm
2.3.4. Tiến trình dạy học.
2.3.4.1. Tiết 1: Học theo nhóm tại lớp.
Giáo viên tổ chức học tập qua 3 bước như sau:
 - Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
 - Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
 - Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Chia lớp thành các nhóm, phân công nhiệm vụ cho mỗi nhóm tìm hiểu. Các nhóm sẽ có 2 tuần để thực hiện dự án, trong quá trình thực hiện GV sẽ hỗ trợ, giúp đỡ các nhóm nếu gặp khó khăn.
Nhóm 1: Tìm hiểu quy trình sản xuất phân bón hóa học. Các sản phẩm phân bón hóa học sản xuất tại nhà máy phân bón Tiến Nông Bỉm Sơn. 
Nhóm 2: Tìm hiểu các sản phẩm phân bón dành riêng cho cây dứa, tác dụng của các nguyên tố dinh dưỡng đối với cây dứa.
Nhóm 3: Tìm hiểu về các giai đoạn chăm sóc cây dứa, cách bón phân thích hợp để tăng năng suất cây dứa.
Nhóm 4: Tự hoạch toán kinh tế, tính hàm lượng dinh dưỡng mà cây dứa cần trong mỗi giai đoạn phát triển. Từ đó tính lượng phân bón cần thiết cho 1 ha dứa.
-Thời gian: hoàn thành báo cáo về chủ đề, các nội dung chủ đề của các nhóm là 2 tuần.
 - Các nhóm chuẩn bị các kiến thức bằng kênh hình và kênh chữ trên 1 tờ giấy A0. Nội dung để thuyết minh tối đa 5 phút.
- Các nhóm cử nhóm trưởng, thư ký, thảo luận, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm một cách cụ thể (theo mẫu), cử đại diện lên báo cáo.
Các nhóm đang thảo luận
Hình ảnh đại diện 1 HS đang tổng kết các báo cáo
2.3.4.2. Các hoạt động trải nghiệm thực tế: 3 tiết. 
Sau khi giao nhiệm vụ tìm hiểu cho các nhóm HS, giáo viên tổ chức cho cả lớp đi thực địa để học sinh biết được giữa kiến thức lý thuyết và thực tế.
Tiết thực nghiệm thứ 1: Tham quan nhà máy phân bón Tiến Nông trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn. HS chuẩn bị giấy bút để ghi chép lại các kiến thức tìm hiểu được để viết báo cáo. 
- Thăm quan các dây chuyền sản xuất của nhà máy.
- Tìm hiểu các sản phẩm phân bón của nhà máy.
- Tìm hiểu tác dụng của mỗi loại phân bón.
- Tìm hiểu thị trường và sản lượng sản xuất của nhà máy.
HS được các kỹ sư của nhà máy giới thiệu chung về nhà máy, sau đó đi tham quan các phân xưởng, các dây chuyền sản xuất của nhà máy.
Một dây chuyền trong nhà máy sản xuất phân bón Tiến Nông
 Một dây chuyền trong nhà máy phân bón Tiến Nông Bỉm Sơn
Tiết thực nghiệm thứ 2: Tìm hiểu về cây dứa tại địa bàn thị xã Bỉm Sơn
- Đến các gia đình nông dân trồng dứa tại phường Bắc Sơn, tìm hiểu quy trình trồng dứa hiện nay. 
- Tìm hiểu cách chăm sóc cây dứa. 
- Tìm hiểu cách bón phân từ khi bắt đầu trồng dứa đến khi thu hoạch.
- Tìm hiểu các loại phân bón hiện nay người dân thường sử dụng.
Học sinh ghi chép các thông tin tìm hiểu, viết thu hoạch.
Cô giáo đang hướng dẫn nhóm HS 10C5-10C7, THPT Bỉm Sơn khảo sát đất trồng dứa.
​​
Nhóm HS lớp 10C5-10C7-THPT Bỉm Sơn đang đi thăm vườn dứa mới trồng
Cô giáo và học sinh đang đi tìm hiểu thực trạng sử d

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_day_hoc_gan_lien_voi_san_xuat_kinh_doanh_tai_dia_phuong.doc