SKKN Dạy – học Địa lí 8 phần Địa lí tự nhiên nhằm nâng cao năng lực “tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” cho học sinh bằng cách sử dụng sơ đồ

SKKN Dạy – học Địa lí 8 phần Địa lí tự nhiên nhằm nâng cao năng lực “tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” cho học sinh bằng cách sử dụng sơ đồ

Mục tiêu phương pháp dạy học hiện đại là phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học, “ tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức kĩ năng và phát triển năng lực” [1] để người học “ có kĩ năng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống” [2].

Vì thế, định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay là chương trình định hướng năng lực (định hướng phát triển năng lực) nhằm nâng cao năng lực và kĩ năng thực hành vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Theo đó, dạy học Địa lí có mục tiêu rõ ràng đối với phát triển năng lực cho người học. Ngoài các năng lực chung Địa lí còn phát triển các năng lực chuyên biệt (Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, học tập tại thực địa, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip . . .).

Các năng lực chuyên biệt, đặc biệt là năng lực “tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” có tác động lớn đến việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực người học, đó chính là phát triển “ năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn”[3] góp phần đào tạo nguồn nhân lực không chỉ có kiến thức mà giàu năng lực giải quyết vấn đề.

Ngoài ý nghĩa to lớn, năng lực “ tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong mục tiêu bộ môn Địa lí. Xong năng lực chuyên biệt môn Địa lí đa dạng, đòi hỏi sự khéo léo đồng bộ trong việc lựa chọn nội dung - phương pháp - phương tiện dạy học. Mỗi năng lực khác nhau cần phương pháp dạy học khác nhau. Lựa chọn cách phù hợp giúp giáo dục phát triển năng lực chuyên biệt hiệu quả hơn.

Trong khi đó thực tiễn dạy học Địa lí 8 chưa thực hiện thành công giáo dục phát triển năng lực chuyên biệt. Cũng chưa có một tài liệu hướng dẫn cụ thể về cách dạy học để nnâng cao năng lực “ tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” nên nhiều giáo viên còn lúng túng trong dạy Địa lí 8.

Từ những lí do nêu trên, tôi chọn đề tài “ Dạy – học Địa lí 8 phần Địa lí tự nhiên nhằm nâng cao năng lực “tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” cho học sinh bằng cách sử dụng sơ đồ”.

 

doc 24 trang thuychi01 16662
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy – học Địa lí 8 phần Địa lí tự nhiên nhằm nâng cao năng lực “tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” cho học sinh bằng cách sử dụng sơ đồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
I.1. Lí do chọn đề tài
Mục tiêu phương pháp dạy học hiện đại là phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học, “ tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức kĩ năng và phát triển năng lực” [1] để người học “ có kĩ năng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống” [2].
Vì thế, định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay là chương trình định hướng năng lực (định hướng phát triển năng lực) nhằm nâng cao năng lực và kĩ năng thực hành vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Theo đó, dạy học Địa lí có mục tiêu rõ ràng đối với phát triển năng lực cho người học. Ngoài các năng lực chung Địa lí còn phát triển các năng lực chuyên biệt (Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, học tập tại thực địa, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip . . .). 
Các năng lực chuyên biệt, đặc biệt là năng lực “tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” có tác động lớn đến việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực người học, đó chính là phát triển “ năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn”[3] góp phần đào tạo nguồn nhân lực không chỉ có kiến thức mà giàu năng lực giải quyết vấn đề. 
Ngoài ý nghĩa to lớn, năng lực “ tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong mục tiêu bộ môn Địa lí. Xong năng lực chuyên biệt môn Địa lí đa dạng, đòi hỏi sự khéo léo đồng bộ trong việc lựa chọn nội dung - phương pháp - phương tiện dạy học. Mỗi năng lực khác nhau cần phương pháp dạy học khác nhau. Lựa chọn cách phù hợp giúp giáo dục phát triển năng lực chuyên biệt hiệu quả hơn.
Trong khi đó thực tiễn dạy học Địa lí 8 chưa thực hiện thành công giáo dục phát triển năng lực chuyên biệt. Cũng chưa có một tài liệu hướng dẫn cụ thể về cách dạy học để nnâng cao năng lực “ tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” nên nhiều giáo viên còn lúng túng trong dạy Địa lí 8.
Từ những lí do nêu trên, tôi chọn đề tài “ Dạy – học Địa lí 8 phần Địa lí tự nhiên nhằm nâng cao năng lực “tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” cho học sinh bằng cách sử dụng sơ đồ”.
I.2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu, khảo sát thực trạng phát triển năng lực chuyên biệt trong dạy học môn Địa Lí cho học sinh lớp 8 tại trường THCS Đa Lộc.
- Chỉ ra nguyên nhân, hạn chế và đề xuất một biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục năng lực “tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” trong dạy học Địa lí 8 phần Địa lí tự nhiên Việt Nam.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu cách giáo dục năng lực “tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” bằng phương pháp dạy học theo sơ đồ.
- Tổng kết kinh nghiệm dạy học theo sơ đồ trong Địa lí 8 phần Địa lí tự nhiên Việt Nam ở trường THCS.
-Tìm ra các biện pháp khác nâng cao hiệu quả giáo dục năng lực chuyên biệt môn Địa lí cho học sinh THCS.
I.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Đọc nghiên cứu tổng hợp lí thuyết, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn ngành giáo dục làm cơ sở lí luận, mục tiêu đề tài, đề xuất biện pháp thực hiện.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tiễn: thu thập thông tin thực trạng việc giáo dục phát triển năng lực “tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” tại khối 8. Nguyên nhân hạn chế, khảo sát thực nghiệm đối chứng, về hiệu quả áp dụng phương pháp dạy học theo sơ đồ đối với việc nnâng cao năng lực “ tư duy tổng hợp theo lãnh thổ”. 
- Thu thập thông tin: lắng nghe ý kiến đồng nghiệp, ý kiến của HS, phổ biến trong sinh hoạt chuyên môn, lắng nghe phản hồi hoàn thiện bài viết.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: thu thập kết quả, tính toán, so sánh, phân tích, tổng hợp nhận xét và đánh giá hiệu quả phương pháp đã áp dụng.
I.5. Những điểm mới của Sáng kiến kinh nghiệm:
- Hoàn thiện cơ sở lí luận vững chắc, cơ sở thực tiễn sát với tình hình dạy học địa phương làm cơ sở xây dựng đổi mới phương pháp.
- Hoàn thiện hệ thống các giải pháp nâng cao năng lực “tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” trong dạy học Địa lí nói chung, dạy Địa lí 8 nói riêng.
- Tìm ra cách dạy học hiệu quả và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lứa tuổi học sinh, phù hợp với tình hình nhà trường, địa phương(dạy học theo sơ đồ).
- Hoàn thiện các sơ đồ dạy học minh họa một các khoa học, sư phạm trực quan và thẫm mĩ.
- Xác định cụ thể các mức độ yêu cầu phát triển năng lực “tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” trong chương trình Địa lí 8.
- Sử dụng các ví dụ thực tế giảng dạy minh họa cho phương pháp nghiên cứu một cách cụ thể, dễ hiểu thấy rõ hiệu quả việc áp dụng phương pháp nghiên cứu.
- Tổng kết được kết quả đối chứng và thực nghiệm đánh giá được kết quả định tính (khẳng định kết quả giả định), kết quả định lượng bằng số liệu thống kê làm rõ hiệu quả của phương phápđề tài đang nghiên cứu.
- Khắc phục các lỗi cơ bản về hình thức: lỗi chính tả, trình bày. Hoàn thiện bố cục SKKN khoa học theo hướng dẫn.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
II.1. Cơ sở lí luận
	Nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo xác định “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”[4]. Đây cũng là mong muốn sinh thời của chủ tịch Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục Việt Nam “Học đi đôi với hành”.
 Trên cơ sở đó mục tiêu giáo dục cụ thể hiện nay nêu rõ: “ định hướng phát triển năng lực”. Giáo dục định hướng phát triển năng lực để thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất, nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho học sinh năng lực giải quyết tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Nói theo lí luận dạy học thì người học là chủ thể của quá trình nhận thức. Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, hợp tác để hoàn thiện các năng lực chung (năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dung công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán), trên cơ sở đó phát triển năng lực chuyên biệt môn Địa Lí. 
 Hơn nữa dạy học phát triển năng lực cho học sinh lứa tuổi THCS sẽ có hiệu quả cao, tạo ra định hướng lâu dài cho sự phát triển năng lực cá nhân, thúc đẩy phát triển năng lực tối đa của người học. 
Vì lứa tuổi THCS là lứa tuổi thích trải nghiệm, khám phá, thử ngiệm. Có học sinh thích học qua thực hành ứng dụng, có học sinh thích học qua quan sát, hiệu quả hơn hết là các em trực tiếp tham gia hoạt động học tập (làm việc nhóm). Các em thích đặt mình vào những tình huống, trực tiếp quan sát thảo luận, trao đổi làm thực nghiệm, tự đưa ra các giải pháp, tự trình bày quan điểm, kết quả mỗi cá nhân. Do đó, học sinh THCS không những chiếm lĩnh được kiến thức, kĩ năng mà còn phát triển ở người học năng lực tổ chức điều khiển, lãnh đạo, hợp tác, giao tiếp, trình bày, giải quyết vấn đề . . . Tuy nhiên, đây là lứa tuổi còn thiếu kĩ năng “tư duy tổng hợp”. Kiến thức, kĩ năng Địa lí được ghi nhớ nhanh, nhưng các em lại chưa có khả năng sắp xếp tạo thành hệ thống, đặc biệt các em còn thiếu năng lực phát hiện các mối quan hệ biện chứng giữa hoặc quan hệ nhân quả giữa các thành phần tự nhiên với tự nhiên, tự nhiên với con người. Do đó còn thiếu các hành vi tích cực tác động tới thiên nhiên, môi trường. Chưa khai thác tốt lợi thế, hạn chế tác hại của thiên nhiên đối với con người, con người đối với môi trường tự nhiên đảm bảo sự sống bền vững cho bản thân và cồng đồng. Vì vậy, phải hành dạy học nâng cao năng lực cho học sinh lứa tuổi THCS. Năng lực “tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” khi dạy học Địa lí.
II.2. Thực trạng vấn đê phát triển năng lực “ tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” trong dạy học Địa lí 8 ở trường THCS.
Đổi mới phương pháp trong dạy học Địa lí đang được tiến hành phổ biến ở các nhà trường. Tuy nhiên đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở trường THCS chưa mang lại hiệu quả cao. Truyền thụ kiến thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều giáo viên. Số giáo viên thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy học cũng như sử dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh chưa nhiều. Nội dung dạy học vẫn nặng về lí thuyết, việc rèn luyện kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng vận dụng tri thức Địa lí tổng hợp, phát triển năng lực chuyên biệt môn Địa lí chưa thực sự được quan tâm, đặc biệt là năng lực “ tư duy tổng hợp theo l·nh thổ”
 Kiểm tra đánh giá trong dạy học Địa lí chủ yếu chú ý đến yêu cầu tái hiện kiến thức Địa lí. Học sinh học tập thiên về ghi nhớ kiến thức, ít quan tâm đến vận dụng kiến thức vào thực tiễn, vì thế khẳ năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đã được học để giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống (như vấn đề tài nguyên, môi trường) liên quan đến Địa lí còn hạn chế. 
Từ kết quả điều tra về năng lực chuyên biệt trong các bài dạy học Địa Lí 8 cho thấy: Hầu hết các em nắm được kiến thức Địa Lí theo yêu cầu. Phần lớn các em phát triển được các năng lực cá nhân (các năng lực chung) theo yêu cầu chung. Nhưng đa số các em chưa phát triển được năng lực riêng của môn Địa Lí trong quá trình học tập. Đặc biệt là năng lực “ tư duy tổng hợp theo lãnh thổ”. 
Kết quả khảo sát bằng bài kiểm tra có nội dung kiểm tra năng lực “tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” của hai lớp 8A và 8B trại trường THCS Đa Lộc cho thấy:
Lớp
Sĩ số
Mức độ 1
Mức độ 2
Mức độ 3
Mức độ4
Mức độ 5
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
8A
35
10
28,6
12
34,3
8
22,9
5
14.2
0
0
8B
36
11
30,6
10
27,8
10
27,8
3
8,3
2
5,5
Các em đạt điểm yếu là các em chưa phát hiện được mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên theo yêu cầu của giáo viên. Số lượng các em phát hiện được mối quan hệ giữa hai thành phần tự nhiên mức độ thấp (mức độ 1, mức độ 2) chiếm tỉ lệ cao; số học sinh hiểu và vận dụng kiến thức phân tích được mối quan hệ mức độ cao (mức độ 3, mức độ 4) chiếm tỉ lệ thấp, số học sinh đạt mức độ cao nhất trong phát triển năng lực “tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” rất ít. Kết quả này đồng nghĩa các em chưa phát triển hoàn thiện năng lực “tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” - một mục tiêu quan trọng của bài học Địa Lí 8 phần tự nhiên Việt Nam. 
Từ thực trạng nêu trên tôi mạnh dạn nghiên cứu cách “Dạy – học Địa lí 8 phần Địa lí tự nhiên nhằm nâng cao năng lực “tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” cho học sinh bằng cách sử dụng sơ đồ”.
Nếu áp dụng phổ biến phương pháp dạy học theo sơ đồ trong dạy học Địa lí 8 phần tự nhiên Việt Nam để nnâng cao năng lực “tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” cho học sinh sẽ khắc phục được những thực trạng tồn tại trên đây. Học sinh không những hiểu chắc những kiến thức, kĩ năng cơ bản mà còn nhanh chóng phát hiện được mối quan hệ biện chứng giữa các thành phần tự nhiên với tự nhiên, tự nhiên với con người. Từ đó các em có hành vi đúng đắn với tự nhiên, trân trọng tài nguyên và môi trường, cũng là trân trọng cuộc sống, sự phát triển bền vững của con người trên Trái Đất và môi trường Địa lí xung quanh.
 II. 3. Giải pháp nâng cao năng lực “tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” cho học sinh trong dạy – học Địa lí 8 trường THCS
Để phát triển năng lực chung cho người học, năng lực chuyên biệt mà cụ thể là năng lực “tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” cần tiến hành các giải pháp đổi mới các yếu tố giáo dục như mục tiêu giáo dục, nội dung chương trình, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức, phương tiện và cách đánh giá kết quả học tập môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực. Nghị quyết TƯ 8 xác định “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào đạo theo hướng coi trọng phẩm chất, năng lực của người học” “hình thành phẩm chất, năng lực công dân” “nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện” “năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát triễn kĩ năng sáng tạo”[5].Do đó các giải pháp đề xuất là:
 	Thứ nhất là đổi mới mục tiêu dạy học Địa lí, phải bám sát mục tiêu giáo dục hiện nay là “ Chuẩn bị cho học sinh sớm thích nghi với đời sống xã hội, hòa nhập và phát triển cộng đồng, chú trọng hình thành các năng lực nhận thức, năng lực hoạt động, năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề”[6] “đặc biệt coi trọng giáo dục tư tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử các mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”[7].
Thứ hai là đổi mới nội dung chương trình Địa lí phải xây dựng theo hướng hiện đại, chương trình dạy học theo định hướng năng lực còn gọi là định hướng kết quả đầu ra nhằm phát triển năng lực cho người học, “ Phát triển toàn diện các phẩm chất, nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng kiến thức vào trong các tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho người học năng lực thích ứng cuộc sống”[8]. “ Không chỉ quan tâm đế kiến thức lí thuyết” mà “ chú trọng kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, năng lực”[9] “Gắn vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầu của học sinh với tình huống thực tế, bối cảnh và môi trường địa phương”[10].
Thứ ba là đổi mới phương pháp dạy học Địa lí, đây là khâu cốt lõi nhất để phát triển năng lực cho người học. Nghị quyết TƯ 8 khóa XI ghi rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức kĩ năng của người học”[11]. “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; Bỗi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui và hứng thú cho học sinh”[12].
Thứ tư là đổi mới hình thức tổ chức dạy học, để đạt được mục tiêu phát triển năng lực “tư duy ttổng hợp theo lãnh thổ” trong dạy học Địa lí cần “Tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học”[13].
Giải pháp thứ năm đổi mới trong kiểm tra đánh giá: “Tiêu chí phải dựa vào năng lực đầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong quá trình học tập, chú trọng kĩ năng vận dụng kiến thức vào các tình huống” [14] đúng như tinh thần nghị quyết TƯ 8 khóa XI “ Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo tiêu chí tiến bộ được cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận”[15] “đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan và công bằng”[16].
Nếu tiến hành đổi mới đồng thời các yếu tố trên đây theo“ chương trình định hướng phát triển năng lực” trong dạy học Địa lí sẽ là giải pháp hiệu quả nhất để phát triển năng lực chung, năng lực chuyên biệt môn Địa lí cho học sinh. Tuy nhiên trong khuôn khổ thời gian và hình thức của sáng kiến kinh nghiệm, tôi chỉ xin đề xuất một biện pháp đổi mới phương pháp, áp dụng trong chương trình Địa lí 8 phần Địa lí tự nhiên Tự nhiên nhằm nâng cao năng lực “tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” cho học sinh. Biện pháp “dạy học theo sơ đồ” nhằm nâng cao năng lực “tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” cho học sinh trong dạy – học Địa lí 8 phần Địa lí tự nhiên. 
II.4. Biện pháp nâng cao năng lực “tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” cho học sinh trong dạy – học Địa lí 8 phần Địa lí tự nhiên.
II.4.1. Nhận thức đầy đủ các mức độ phát triển năng lực “Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” của chương trình Địa Lí THCS.
 	Năng lực “Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” có các mức độ từ thấp đến cao, tùy vào nội dung bài học, đối tượng học sinh để giáo viên xác định mục tiêu phát triển năng lực trong các bài dạy học.
Năng lực
Mức độ 1
Mức độ 2
Mức độ 3
Mức độ 4
Mức độ 5
Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
Xác định được mối quan hệ tương hỗ giữa hai thành phần tự nhiên, kinh tế - xã hội trên lãnh thổ
Xác định được mối quan hệ tương hỗ giữa nhiều thành phần tự nhiên, kinh tế - xã hội trên lãnh thổ
Phân tích được mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần tự nhiên và kinh tế - xã hội trên lãnh thổ
Xác định được mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần tự nhiên và kinh tế - xã hội trên lãnh thổ
Giải thích được mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần tự nhiên và kinh tế - xã hội trên lãnh thổ
II.4.2. Xác định cụ thể các mức độ yêu cầu phát triển năng lực “ tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” trong chương trình Địa Lí 8
Đối với chương trình Địa Lí 8, mục tiêu phát triển năng lực “tư duy theo lãnh thổ” phải đạt là:
Năng lực
Mức độ 1
Mức độ 2
Mức độ 3
Mức độ 4
Mức độ 5
Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
Xác định được một mối quan hệ tương hỗ giữa hai thành phần tự nhiên, hai thành phần kinh tế xã hội ở Châu Á, các khu vực Châu Á, trên lãnh thổ Việt Nam. 
Xác định được một mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần tự nhiên, hoặc các thành phần kinh tế xã hội ở Châu Á, các khu vực Châu Á, trên lãnh thổ Việt Nam.
Phân tích được mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần tự nhiên, hoặc các thành phần kinh tế xã hội ở Châu Á, các khu vực Châu Á, trên lãnh thổ Việt Nam.
Xác định được mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần tự nhiên, hoặc các thành phần kinh tế xã hội ở Châu Á, các khu vực Châu Á, trên lãnh thổ Việt Nam.
Giải thích được mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần tự nhiên, hoặc các thành phần kinh tế xã hội ở Châu Á, các khu vực Châu Á, trên lãnh thổ Việt Nam.)
II.4.3. Dạy học Địa lí 8 phần Địa lí tự nhiên nâng cao năng lực “Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” cho học sinh bằng sử dụng sơ đồ 
4.3. 1. Phân loại sơ đồ trong dạy học Địa Lí
Sơ đồ sử dụng trong dạy học Địa Lí gồm có 4 dạng sau:
*Sơ đồ cấu trúc: là dạng sơ đồ thể hiện các thành phần, các yếu tố trong một chỉnh thể và mối quan hệ giữ chúng.
Tự nhiên Việt Nam
Vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ thổ
Lịch sử phát triển Tự nhiên Việt Nam
Đặc điểm khoáng sản
Khí hậu Việt Nam
Sông ngòi Việt Nam
Đất Việt Nam
Địa hình Việt Nam
Sinh vật Việt Nam
 Sơ đồ cấu trúc các nội dung Địa Lí phần tự nhiên Việt Nam
*Sơ đồ lôgic: Là loại sơ đồ thể hiện mối quan hệ về nội dung bên trong của các sự vật, hiện tượng Địa Lí.
Vị trí nội 
 chí tuyến
Vị trí gặp gỡ các
 luồng gió mùa
Vị trí ven biển 
Khí hậu nóng ẩm
 gió mùa, đa dạng 
Địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc-Đông Nam
Lịch sử phát triển lãnh thổ lâu dài phức tạp 
Sông dày đặc, hướng TBĐN, nhỏ ngắn
Sinh vật 
đa dạng
Lãnh thổ kéo dài chiều BN, hẹp ngang nhiều dãy núi ăn ra sát biển 
Đá mẹ đa dạng
Khí hậu đa dạng
Tài nguyên đất đa dạng
+
+
 + + +	
 +	 + 	 +	 
	+	+
 Sơ đồ mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với việc hình thành Đất Việt Nam.
* Sơ Đồ Địa đồ học: Là loại sơ đồ thể hiên mối qua hệ về mặt không gian của các sự vật - hiện tượng Địa Lí trên bản đồ, lược đồ.
 Lược đồ không gian công nghiệp Hoa Kì
* Sơ đồ quá trình: Là loại sơ đồ thể hiện vị trí các thành phần, các yếu tố và mối quan hệ giữ chúng trong quá trình vận động (Sơ đồ quá trình tạo mây- mưa)
4.3. 2. Các yêu cầu khi xây dựng sơ đồ
Sơ đồ xây dựng và sử dụng trong dạy và học Địa lí phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tính khoa học: Nội dung sơ đồ phải bám sát vào nội dung bài học, các mối quan hệ phải là bản chất, khách quan chứ không phải do người xây dựng áp đặt
- Tính sư phạm, tư tưởng: Sơ đồ phải có tính khái quát cao, qua sơ đồ học sinh có thể nhận thấy ngay các mối quan hệ khách quan biện chứng
- Tính Mĩ thuật: Bố cục của sơ đồ phải hợp lí, cân đối, nỗi bật trọng tâm và các nhóm kiến thức.
4.3.3. Các bước xây dựng sơ đồ
Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng sơ đồ phù hợp với ý tưởng sử dụng, phương pháp, thương tiện dạy học khác nhau. Các bước xây dựng một sơ đồ gồm: 
Bước 1: Tổ chức các đỉnh của sơ đồ (chọn kiến thức, cơ bản, vừa đủ mã hóa một               cách ngắn gọn, cô đọng, súc tích, bố trí các đỉnh trên mặt phẳng).
Bước 2:Thiết lập các cạnh(các cạnh nối những nội dung ở các đỉnh có liên quan)
Bước 3: Hoàn thiện (Kiểm tra lại tất cả để điều chỉnh sơ đồ phù hợp với nội dung bài dạy, đảm bảo tính thẩm mĩ dễ hiểu).
4.3.4. Cách xây dựng một sơ đồ
Giáo viên nghiên cứu chương trình giảng dạy, lựa chọn ra những bài, những phần có khả năng áp dụng cách dạy học bằng sơ đồ hiệu quả nhất. Tiếp

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_day_hoc_dia_li_8_phan_dia_li_tu_nhien_nham_nang_cao_nan.doc