SKKN Công tác thi đua, khen thưởng ở trường THPT Lê Lai, huyện Ngọc Lặc năm học 2015 - 2016

SKKN Công tác thi đua, khen thưởng ở trường THPT Lê Lai, huyện Ngọc Lặc năm học 2015 - 2016

Công tác thi đua, khen thưởng được xem là động lực phát triển của mỗi Nhà trường và cá nhân. Công tác thi đua, khen thưởng trong các trường phổ thông ngày càng được đổi mới, hoàn thiện cả về phương pháp và cách thức tổ chức. Các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

 Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Thi đua tăng cường đoàn kết, mà đoàn kết thúc đẩy thi đua, đoàn kết ấy là đoàn kết thực sự và rất chặt chẽ"; "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất".

 Khen thưởng là sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua. Khen thưởng là đoạn kết của phong trào thi đua khen thưởng có thể phát huy tác dụng của phong trào thi đua và ngược lại. Trên thế giới, các quốc gia, các tổ chức không phát động phong trào thi đua như chúng ta, rất chú trọng công tác khen thưởng. Xem khen thưởng là động lực quan trọng thúc đẩy sự nỗ lực của tập thể và cá nhân.

 Nhiệm vụ trọng tâm công tác thi đua, khen thưởng năm học 2015-2016 của Sở GD & ĐT Thanh Hóa đã chỉ đạo: Tiếp tục tuyên truyền, vận động cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh, sinh viên tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước trong trường học: Thi đua “Dạy tốt, học tốt”; đẩy mạnh "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” để phong trào thi đua từng bước đi vào chiều sâu, trở thành hoạt động thường xuyên của đơn vị, trường học; nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. Qua đó, giáo dục, bồi dưỡng ý thức trách nhiệm, năng lực và hiệu quả công tác trong đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; đồng thời tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh.

 Xác định vị trí vai trò quan trọng của công tác thi đua - khen thưởng, là một trong những thành tố quan trọng góp phần cùng tập thể, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy và học. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

 Với lý do đó, qua thực tiễn công tác quản lý. Tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: "Công tác thi đua, khen thưởng ở trường THPT Lê Lai, huyện Ngọc Lặc năm học 2015 - 2016".

 

doc 39 trang thuychi01 6070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Công tác thi đua, khen thưởng ở trường THPT Lê Lai, huyện Ngọc Lặc năm học 2015 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Mục lục
Nội dung Trang
	1. Mở đầu
	- Lí do chọn đề tài
	Công tác thi đua, khen thưởng được xem là động lực phát triển của mỗi Nhà trường và cá nhân. Công tác thi đua, khen thưởng trong các trường phổ thông ngày càng được đổi mới, hoàn thiện cả về phương pháp và cách thức tổ chức. Các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
	Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Thi đua tăng cường đoàn kết, mà đoàn kết thúc đẩy thi đua, đoàn kết ấy là đoàn kết thực sự và rất chặt chẽ"; "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất".
	Khen thưởng là sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua. Khen thưởng là đoạn kết của phong trào thi đua khen thưởng có thể phát huy tác dụng của phong trào thi đua và ngược lại. Trên thế giới, các quốc gia, các tổ chức không phát động phong trào thi đua như chúng ta, rất chú trọng công tác khen thưởng. Xem khen thưởng là động lực quan trọng thúc đẩy sự nỗ lực của tập thể và cá nhân.
	Nhiệm vụ trọng tâm công tác thi đua, khen thưởng năm học 2015-2016 của Sở GD & ĐT Thanh Hóa đã chỉ đạo: Tiếp tục tuyên truyền, vận động cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh, sinh viên tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước trong trường học: Thi đua “Dạy tốt, học tốt”; đẩy mạnh "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” để phong trào thi đua từng bước đi vào chiều sâu, trở thành hoạt động thường xuyên của đơn vị, trường học; nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. Qua đó, giáo dục, bồi dưỡng ý thức trách nhiệm, năng lực và hiệu quả công tác trong đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; đồng thời tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh. 
	Xác định vị trí vai trò quan trọng của công tác thi đua - khen thưởng, là một trong những thành tố quan trọng góp phần cùng tập thể, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy và học. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
	Với lý do đó, qua thực tiễn công tác quản lý. Tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: "Công tác thi đua, khen thưởng ở trường THPT Lê Lai, huyện Ngọc Lặc năm học 2015 - 2016".
	- Mục đích nghiên cứu
	+ Nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác thi đua, khen thưởng trong trường trung học phổ thông;
	+ Tìm hiểu thực trạng công tác thi đua, khen thưởng ở trường THPT Lê Lai các năm học trước;	
	+ Đề ra các biện pháp tổ chức công tác thi đua, khen thưởng ở trường THPT Lê Lai, huyện Ngọc lặc năm học 2015 - 2016, 
	- Đối tượng nghiên cứu
	+ Đối tượng nghiên cứu: Công tác thi đua - khen thưởng ở trường THPT Lê Lai, huyện Ngọc Lặc năm hoc 2015 - 2016;
	+ Không gian nghiên cứu: Trường THPT Lê Lai, huyện Ngọc Lặc;
	+ Khách thể nghiên cứu: Tập thể công chức, viên chức trường THPT Lê Lai, huyện Ngọc Lặc;
	+ Thời gian nghiên cứu: Năm học 2014 - 2015 và 2015 - 2016;
	- Phương pháp nghiên cứu
	+ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết;
	+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn;
	+ Phương pháp đúc rút sáng kiến kinh nghiệm;
	2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
	2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
	2.1.1. Cơ sở lý luận
- Công tác thi đua qua những chặng đường lịch sử, đặc biệt thấy rõ vai trò thi đua thời kỳ đổi mới, trong cơ chế thị trường Nhà nước đã có Luật Thi đua, khen thưởng trong đó chỉ rõ: "Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của các cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
- Khen là sự nhận xét đánh giá tốt về một con người nào đó; tổ chức nào đó, về cái gì, việc gì đó với ý nghĩa hài lòng. Còn thưởng là tặng cho bằng hiện vật hoặc tiền... Khen thưởng là hình thức ghi nhận công lao, thành tích của Nhà nước bằng quyết định của cơ quan có thẩm quyền do luật định. Như vậy khen thưởng là một vấn đề thuộc phạm trù khoa học xã hội. Khen thưởng và trừng phạt được hình thành phát sinh và tồn tại trong quá trình phát triển của con người là vấn đề thuộc tâm lý xã hội, sinh hoạt tinh thần của con người, do đó khen thưởng phải thể hiện quan điểm quần chúng, phải có trách nhiệm cao trong quá trình phát hiện xét khen thưởng. Khen thưởng tồn tại cùng với sự tồn tại của Nhà nước. Còn Nhà nước là còn khen thưởng. Khen thưởng vừa có ý nghĩa động viên về tinh thần và khích lệ bằng vật chất.
- Thi đua và khen thưởng quan hệ chặt chẽ, tác động biện chứng lẫn nhau. Là hai thành tố hữu cơ của một quá trình dẫn đến một hiệu quả chung. Mối quan hệ đó biểu hiện: 
- Thi đua là động lực thúc đẩy cá nhân và cộng đồng hoàn thành nhiệm vụ trên cơ sở đó thực hiện khen thưởng, thực tế cho thấy: 
- Ở đâu phong trào thi đua thực sự là động lực thì ở đó xã hội phát triển quần chúng phấn khởi và khen thưởng chuẩn xác, ngược lại ở đâu phong trào thi đua yếu, hoặc không có phong trào thi đua ở đó xã hội trì trệ công tác khen thưởng không chuẩn xác, quần chúng kém phấn khởi, thậm chí có những tiêu cực.
 - Khen thưởng vừa là kết quả, vừa là yếu tố thúc đẩy phong trào thi đua phát triển, thực tế cho thấy:
- Ở đâu làm tốt công tác khen thưởng, công tác này được đánh giá khách quan, công minh trên cơ sở phong trào thi đua thì ở đó quần chúng phấn khởi, có được phong trào thi đua mới, tốt hơn và ngược lại. 
2.1.2. Cơ sở pháp lý
	Sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện dựa trên các quan điểm, đường lối chủ trương của Đảng và nhà nước, thể hiện trong các văn bản dưới đây:
- Luật thi đua, khen thưởng số 15/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 
- Luật số 47/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 
- Luật số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009 
	- Luật số 39/2013/QH13 ngày 16 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2014.
	- Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ
	- Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ. 
	- Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ 
	- Thông tư Số:07/2014/TT-BNV, ngày 29 tháng 08 năm 2014 của Bộ nội vụ
	- Thông tư Số: 35/2015/TT-BGDĐT, ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 02 năm 2016 thay thế Thông tư số 12/2012/TT-BGDĐT ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục.
	- Quyết định Số: 4479/2011/QĐ-UBND, ngày 30 tháng 12 năm 2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa:
	2.1.3. Cơ sở thực tiễn
	Thực tế công tác thi đua, khen thưởng của trường THPT Lê Lai, huyện Ngọc Lặc, năm học 2014 - 2015, 2015 - 2016.
	2.2. Thực trạng công tác thi đua, khen thưởng trước năm học 2015 - 2016
	2.2.1. Thực trạng về đội ngũ và thành tích đã được ghi nhận trong các năm học vừa qua
	2.2.1.1. Thực trạng về đội ngũ
* Biên chế năm học 2015– 2016 được tính đến thời điểm 30 tháng 4 năm 2016
Tổng số lớp: 28 lớp, tổng số học sinh: 1009 học sinh. 
* Đội ngũ cán bộ giáo viên
- Cán bộ quản lý: 3 người (có 01 trình độ Thạc sỹ)
	+ Hiệu trưởng: Trần Hữu Hải
	+ Phó hiệu trưởng: Đinh Xuân Lắm, Lê Hồng Kỳ
- Chi bộ có 36 đảng viên 
- Giáo viên: 59 người, trong đó có 14 giáo viên trình độ trên chuẩn
Cơ cấu môn học và trình độ như sau:
TT
Môn
Số lượng
Trình độ thạc sỹ
Nữ
Nữ dân tộc
Ghi chú
1
Toán
11
7
2
1
2
Lý
5
2
3
1
3
Hóa
5
1
4
2
4
Sinh
5
2
3
2
5
CN (KTNN)
1
0
1
0
6
CN (KTNN)
0
0
0
0
7
Văn
10
1
8
2
8
Tin
1
0
1
1
9
Sử
4
0
3
2
10
Địa
4
0
2
1
11
GDCD
3
0
1
0
12
Tiếng Anh
6
1
4
2
13
Thể dục
3
0
0
0
14
Quốc phòng
1
0
0
0
Tổng cộng
59
14
32
14
- Nhân viên hành chính: 6 người
* Tình hình cơ sở vật chất
- Phòng học: 37 phòng, trong đó có 27 phòng học kiên cố 2 tầng trở lên, 04 phòng học bộ môn đạt chuẩn, 01 học ngoại ngữ, 02 phòng tin học, 01 phòng thư viện; thiếu khu hiệu bộ đạt chuẩn (Khu hiệu bộ đang sử dụng khu phòng học cải tạo được xây dựng từ năm 2002); thiếu nhà học đa năng.
- Đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo điều kiện công nhận trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, gắn với hướng tới kỉ niệm và gặp mặt cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh 20 năm ngày thành lập năm 2019.
	2.2.1.2. Thành tích đã được ghi nhận
	* Đối với tập thể
	Danh hiệu thi đua
Năm học
Danh hiệu thi đua
Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định
2011-2012
Tập thể lao động tiên tiến
QĐ của Giám đốc Sở GD & ĐT
2012-2013
Tập thể lao động xuất sắc
QĐ số 3575/QĐ-UBND ngày 11/10/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa
2013-2014
Tập thể lao động xuất sắc
QĐ số 3646/QĐ-UBND 
ngày 30/10/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa 
2014-2015
Tập thể lao động tiên tiến
QĐ của Giám đốc Sở GD & ĐT
2015-2016
Tập thể lao động tiên tiến
Hội đồng thi đua khen thưởng Nhà trường họp đề nghị Giám đốc công nhận
	Hình thức khen thưởng
Năm học
Hình thức khen thưởng
Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định
2011-2012
Giấy khen Giám đốc Sở GD & ĐT
QĐ của Giám đốc Sở GD & ĐT
2012-2013
Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa
QĐ số 3572/QĐ-UBND ngày 11/10/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa
2013-2014
Thủ Tướng Chính phủ tặng Bằng khen
QĐ số: 2205/QĐ-TTg ngày 09/12/2014, Vào sổ vàng số: 22
2015-2016
Giấy khen Giám đốc Sở GD & ĐT
Hội đồng thi đua khen thưởng Nhà trường họp đề nghị Giám đốc Sở tặng Giấy khen
	* Đối với cá nhân:
Năm học
Số cá nhân đươc Giám đốc Sở công nhận CSTĐCS
Số cá nhân đươc Giám đốc Sở tặng Giấy khen
Số cá nhân được Bộ trưởng tặng Bằng Khen
Ghi chú
2011-2012
06
06
0
2012-2013
07
07
0
2013-2014
08
08
01
2014-2015
08
08
0
2015-2016
08
08
0
Đang đề nghị
Tổng cộng
37
37
01
	2.2.1. Thực trạng về tổ chức công tác thi đua, khen thưởng trước năm học 2015 - 2016
	Những năm học trước, công tác thi đua, khen thưởng được thực hiện được được hiện theo quy trình sau:
	- Sau khi có hướng dẫn của Giám đốc Sở GD & ĐT, hiệu trưởng hướng dẫn để cá nhân đăng kí các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng;
	- Thành lập Hội đồng thi đua khen thưởng
	- Tổ chức kí cam kết thực hiện giao ước thi đua giữa Hiệu trưởng và Ban chấp hành công đoàn;
	- Tổ chức cùng với BCH Công đoàn phát động phong trào thi đua 02 đợt trong năm: Từ khai giảng năm học đến hết 20/11 và sau tết Âm lịch đến hết 30/4 và 01/05
	- Hết học kì I tổ chức xét và công nhận thành tích tập thể, cá nhân học kì I, kết thúc năm học xét, công nhận và đề nghị khen thưởng năm học cho tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong năm học;
	- Tổ chức trao phần thưởng vào sơ kết học kì I và tổng kết năm học
	- Đối tượng khen thưởng gồm: Tập thể các tổ chuyên môn, công chức, viên chức nhà trường, Tập thể các lớp và cá nhân giáo viên chủ nhiệm, giáo viên, học sinh có thành tích trong các kì thi, Hội thao các cấp tổ chức, tham gia thi tìm hiểu của các tổ chức đoàn thể cấp trên tổ chức.
	- Việc xem xét thi đua, khen thưởng chủ yếu căn cứ vào thành tích thi giáo viên giỏi, giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm, giáo viên có học sinh giỏi, giáo viên tham gia các bài thi tìm hiểu;
	- Việc xây dựng quy chế cho điểm, tính điểm còn có hạn chế, việc cộng điểm thưởng còn có những bất cập; 
	- Việc xét công nhận và ghi nhận thành tích cuối năm. Đặc biệt là các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đề nghị từ Giám đốc Sở GD & ĐT trở lên vẫn còn để xảy ra tình trạng thắc mắc, chưa công bằng;
	- Bản thân các thành viên trong Hội đồng thi đua khen thưởng còn có những hạn chế về công tác thi đua, khen thưởng, cá biệt có đồng chí còn chưa phân biệt được đâu là danh hiệu thi đua, đâu là hình thức khen thưởng;
	- Việc xây dựng các định mức thưởng chưa bao quát hết các thành tích đạt được trong các kì thi, hội thao. Trong đó có định mức khen thưởng cho các giải tập thể đạt được trong Hội khỏe phù đổng;
	- Việc tổ chức cho công chức, viên chức tham gia đóng góp xây dựng Quy chế liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng còn có những bất cập, chưa bao quát hết được các nội dung liên quan đến thực hiện nhiệm vụ, thành tích của công chức, viên chức làm cơ sở cho việc đánh giá, xếp loại, đề nghị công nhận các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng. 
	2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng ở trường THPT Lê Lai, huyện Ngọc Lặc năm học 2015 - 2016
	2.3.1. Thành lập Hội đồng thi đua khen thưởng và chọn cử viên chức phụ trách công tác thi đua khen thưởng
	- Hội đồng Thi đua, Khen thưởng có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng về công tác Thi đua, Khen thưởng;
	- Viên chức phụ trách công tác thi đua là đầu mối trong việc giúp Hội đồng thi đua, khen thưởng hoàn thành nhiệm vụ.
	- Hội đồng thi đua, khen thưởng được thành lập theo quy định của các văn bản về công tác thi đua, khen thưởng.
	Thành phần gồm: (Phụ lục 1) 
	+ Hiệu trưởng - Chủ tịch Hội đồng;
	+ Các phó Hiệu trưởng (trong đó có một phó hiệu trưởng kiêm nhiệm Chủ tịch Công đoàn - Phó chủ tịch Hội đồng;
	+ Thư kí HĐ thi đua khen thưởng; 
	+ Các ủy viên Hội đồng;
	+ Số lượng 17 thành viên;
	+ Được Hiệu trưởng Quyết định thành lập ngay đầu năm học,
	- Về viên chức phụ trách công tác thi đua, khen thưởng trường THPT Lê Lai chọn Tổ trưởng chuyên môn (Tổ Sinh - Công nghệ, đồng thời là phó chủ tịch công đoàn), đảm bảo một số điều kiện sau:
	+ Là người thành thạo tin học, tính cách cẩn thận, tận tụy trong công việc;
	+ Có khả năng tham mưu giúp Hội đồng thi đua, khen thưởng, cụ thể là Hiệu trưởng trong việc cụ thể hóa các văn bản hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng để triển khai đến tập thể, cá nhân trong toàn trường;
	+ Là đầu mối trong việc hướng dẫn phát động, đăng kí, và hoàn thiện hồ sơ thi đua cho tập thể, cá nhân trong nhà trường;
	+ Hàng tháng tổng hợp, dự kiến xếp loại, tổng hợp số liệu theo học kì, cả năm, chuẩn bị tài liệu để Hội đồng thi đua, khen thưởng làm việc;
	+ Là người thực hiện tốt công tác lưu trữ hồ sơ về công tác thi đua, khen thưởng, hết năm công tác hồ sơ thi đua, khen thưởng được chuyển về lưu trữ tại bộ phận văn phòng.
	2.3.2. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho công chức, viên chức và phát động các phong trào thi đua trong năm học
	- Mục đích: Thông qua công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phát động phong trào thi đua để công chức, viên chức hiểu được vai trò của công tác thi đua, khen thưởng trong việc tạo động lực, sức mạnh hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Tạo vị thế của nhà trường đối với Cấp ủy, Chính quyền địa phương và phụ huynh học sinh.
	- Nội dung tuyên truyền, nâng cao nhận thức
	+ Thi đua “Dạy tốt, học tốt”; 
	+ Đẩy mạnh "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”;
	+ Cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”;
	+ Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” để phong trào thi đua từng bước đi vào chiều sâu, trở thành hoạt động thường xuyên của đơn vị, trường học; nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường;
	+ Nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực và hiệu quả công tác trong đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; đồng thời tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh;
	+ Về các văn bản quy phạm pháp luật về công tác thi đua khen thưởng của Trung ương, Bộ GD&ĐT, UBND Thanh Hóa và hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng của ngành giáo dục.
	- Cách thức tổ chức:
	+ Hiệu trưởng chủ trì triển khai thông qua việc triển khai nhiệm vụ năm học;
	+ Công tác thi đua, khen thưởng là một trong những nội dung quan trọng được tham luận trong Hội nghị công chức viên chức đầu năm học;
	+ Các nội dung được chuyển qua hệ thống thư điện tử để công chức, viên chức tự nghiên cứu;
	+ Thực hiện thông qua hoạt động của các các tổ chức đoàn thể: Công đoàn và Đoàn thanh niên;
	+ Ngoài ra viên chức phụ trách công tác thi đua, khen thưởng sẽ hướng dẫn thêm trong qua sinh hoạt chuyên đề về công tác này.
	- Phát động các phong trào thi đua:
	Trong năm học 2015 - 2016, trường THPT tổ chức phát động phong trào thi đua gồm 2 đợt:
	+ Đợt 1: Từ khai giảng năm học đến hết 20/11, bao gồm:
	++ Phát động thi đua, tập thể, cá nhân đăng kí các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng;
	++ Hiệu trưởng và Ban chấp hành Công đoàn ký giao ước thi đua thực hiện Quyết nghị của Hội nghị công chức, viên chức;
	++ Tổ chức công đoàn cùng với chuyên môn Nhà trường tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá, đề xuất công nhận đề nghị khen thưởng khi kết thúc đợt thi đua, trao phần thưởng cùng với sơ kết học kì I;
	++ Tiền thưởng đợt thi đua học kì I do Công đoàn Nhà trường đảm nhận (từ nguồn kinh phí công đoàn),
	+ Đợt 2: Sau tết Âm lịch đến hết 30/04 và 01/05:
	++ Thực hiện như Đợt 1;
	++ Tổ chức trao thưởng vào tổng kết năm học;
	++ Kinh phí khen thưởng Đợt 2 do nhà trường đảm nhận (từ nguồn kính phí khen thưởng từ NSNN);
	- Kết quả phát động phong trào thi đua trong năm học 2015 - 2016:
	Đã có 76 lượt viên chức được Công đoàn đề nghị khen thưởng trong 2 đợt phát động thi đua trong năm học. Đây cũng là số liệu quan trọng để Công đoàn Nhà trường đề nghị Công đoàn cấp trên khen thưởng, công nhận Danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của Công đoàn theo quy định của pháp luật. 
	2.3.3. Xây dựng quy chế cho điểm, đánh giá xếp loại hàng tháng, học kì và năm học
	- Mục đích: Việc xây dựng quy chế cho điểm, đánh giá xếp loại hàng tháng, học kì và cả năm nhằm đảm bảo tính khách quan, công bằng và lượng hóa các quy định trong việc thực hiện nhiệm vụ của công chức, viên chức. Thuận lợi trong việc đánh giá, xếp loại hàng tháng, học kì và cả năm học.
	- Nội dung xây dựng quy chế:
	+ Trên cơ sở nhiệm vụ của viên chức theo quy định của pháp luật, quy định các mức trừ điểm khi viên chức vi phạm hoặc nhiệm vụ giao không hoàn thành hoặc hoàn thành không tiến độ, chất lượng không đảm bảo yêu cầu;
	+ Cách cho điểm cơ sở đối với công chức viên chức như sau:
	++ Công chức, viên chức thuộc diện cán bộ chủ chốt được cho mức điểm cơ sở: 100 điểm/tháng
	++ Viên chức ngoài việc giảng dạy, kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm được cho điểm cơ sở: 100 điểm/tháng
	++ Viên chức giảng dạy đủ từ 17 tiết/tuần trở lên, không kiêm nhiệm được cho điểm cơ sở 95 điểm/tháng
	++ Viên chức giảng dạy đủ từ 16/tiết/tuần trở xuống, không kiêm nhiệm cho điểm cơ sở 93 điểm/tháng
	++ Quy chế được xây dựng theo quy trình sau:
	+++ Viên chức phụ trách công tác thi đua, khen thưởng dự thảo quy chế;
	+++ Tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào quy chế, chủ yếu là các mức trừ điểm trong thực hiện nhiệm vụ (thực hiện bằng cách gửi dự thảo đến các cá nhân thông qua hộp thư điện tử)
	+++ Viên chức phụ trách công tác thi đua, khen thưởng tổng hợp ý kiến, hoàn thiện Quy chế;
	+++ Hiệu trưởng tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt (có sự tham gia của đại diện BCH Công đoàn) thống nhất, chốt nội dung;
	+++ Hiệu trưởng ban hành quy chế và tổ chức thực hiện. (Phụ lục 2)
	- Tổ chức thực hiện đánh giá xếp loại hàng tháng:
	Việc theo dõi nền nếp chuyên môn, hoạt động nền nếp của học sinh và giáo viên được thực hiện như sau:
	+ Ban giám hiệu nhà trường phân công trực để nắm tình hình;
	+ Ban chấp hành đoàn trường kiêm nhiệm Ban nền nếp;
	+ Giáo viên có lớp trực tuần tham gia trực theo lịch;
	+ Hoạt động kiểm tra chuyên môn nắm tình hình;
	+ Riêng công tác thi đua, theo dõi, đánh giá xếp loại các lớp do Ban chấp hành Đoàn trường xây dựng quy chế, theo dõi nền nếp, tính điểm và xếp loại theo tuần, hàng tháng, học kì và cả năm;
	+ Việc trực của tất cả các bộ phận, cá nhân được cập nhật thông tin trên công cụ Google Drive thông qua hệ thống thư điện tử của cá nhân (Việc cập nhật thông tin chỉ những thành viên trong Ban giám hiệu, Ban nền nếp, giáo viên trực tuần, cá nhân được giao nhiệm vụ mới được cập nhật và chỉnh sửa thông tin, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về cập nhật thông

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_cong_tac_thi_dua_khen_thuong_o_truong_thpt_le_lai_huyen.doc