SKKN Chương Dao động cơ trong chương trình Vật lý lớp 12

SKKN Chương Dao động cơ trong chương trình Vật lý lớp 12

Với những kiến thức đã học, khả năng ghi nhớ của nhiều học sinh chưa tốt do những nguyên nhân:

Thứ nhất: Học sinh chưa có thói quen ghi chú, hệ thống những kiến thức chính của mỗi bài, mỗi chương đã học. Nhiều học sinh hiện nay đang duy trì cách học rập khuôn theo những gì được thầy cô cho ghi lại trong sách vở. Trong mỗi bài, trên lớp các em ghi chép kiến thức như thế nào thì về nhà các em sẽ học theo đúng trình tự đó.

Thứ hai: Hoạt động củng cố, ôn tập và vận dụng kiến thức chưa thường xuyên. Não bộ của con người có khuynh hướng quên đi nhanh chóng phần lớn những gì học được chỉ trong thời gian ngắn nếu không được ôn tập, củng cố lại. Điều này lí giải vì sao học sinh thường nhanh quên những kiến thức đã học, vì các em không thường xuyên ôn tập, củng cố.

Thứ ba: Do thói quen học vẹt. Nhiều học sinh thường có thói quen học vẹt tức là cố học thuộc lòng theo những nội dung đã được học nhưng lại không hiểu gì về các nội dung đó. Chính điều này dẫn đến kiến thức không thể lưu giữ được lâu trong trí nhớ và hiệu quả vận dụng kiến thức rất thấp.

Cùng với đặc điểm và tình hình thi THPT quốc gia hiện nay nói chung và đặc điểm cấu trúc đề thi môn Vật lý nói riêng có sự lồng ghép kiến thức nhiều phần học khác nhau đòi hỏi học sinh không thể học tủ, học lệch và để ghi được điểm cao các em phải hiểu rõ bản chất vận dụng linh hoạt mới tìm ra được đáp án chính xác và nhanh nhất.

 Mặc dù các thí nghiệm về dao động cơ đã được tiến hành khá rõ, nhưng việc hình dung và quan sát cho tường minh rõ ràng về bản chất và đặc điểm của dao động cơ không phải là điều đơn giản.

 

docx 19 trang thuychi01 6315
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Chương Dao động cơ trong chương trình Vật lý lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Với những kiến thức đã học, khả năng ghi nhớ của nhiều học sinh chưa tốt do những nguyên nhân:
Thứ nhất: Học sinh chưa có thói quen ghi chú, hệ thống những kiến thức chính của mỗi bài, mỗi chương đã học. Nhiều học sinh hiện nay đang duy trì cách học rập khuôn theo những gì được thầy cô cho ghi lại trong sách vở. Trong mỗi bài, trên lớp các em ghi chép kiến thức như thế nào thì về nhà các em sẽ học theo đúng trình tự đó.
Thứ hai: Hoạt động củng cố, ôn tập và vận dụng kiến thức chưa thường xuyên. Não bộ của con người có khuynh hướng quên đi nhanh chóng phần lớn những gì học được chỉ trong thời gian ngắn nếu không được ôn tập, củng cố lại. Điều này lí giải vì sao học sinh thường nhanh quên những kiến thức đã học, vì các em không thường xuyên ôn tập, củng cố. 
Thứ ba: Do thói quen học vẹt. Nhiều học sinh thường có thói quen học vẹt tức là cố học thuộc lòng theo những nội dung đã được học nhưng lại không hiểu gì về các nội dung đó. Chính điều này dẫn đến kiến thức không thể lưu giữ được lâu trong trí nhớ và hiệu quả vận dụng kiến thức rất thấp.
Cùng với đặc điểm và tình hình thi THPT quốc gia hiện nay nói chung và đặc điểm cấu trúc đề thi môn Vật lý nói riêng có sự lồng ghép kiến thức nhiều phần học khác nhau đòi hỏi học sinh không thể học tủ, học lệch và để ghi được điểm cao các em phải hiểu rõ bản chất vận dụng linh hoạt mới tìm ra được đáp án chính xác và nhanh nhất. 
	Mặc dù các thí nghiệm về dao động cơ đã được tiến hành khá rõ, nhưng việc hình dung và quan sát cho tường minh rõ ràng về bản chất và đặc điểm của dao động cơ không phải là điều đơn giản. 
Vì vậy, dưới đây tôi xin đưa ra sự so sánh về đặc điểm chuyển động của một vật dao động điều hòa với đặc điểm của các chuyển động cơ bản khác mà các em được học ở chương trình vật lý phổ thông, nhằm giúp các em có cái nhìn bao quát, chính xác về dao động điều hòa bởi đây là một nội dung hết sức quan trọng trong việc ôn thi thpt quốc gia của các em.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Chương dao động cơ là chương có số lượng câu hỏi trong đề thi THPT Quốc gia những năm qua với số lượng câu hỏi nhiều nhất. Nó không chỉ đơn thuần là kiến thức trong chương mà còn có sự móc nối với nhiều phần kiến thức đã học ở các lớp dưới trước đó. Khiến các em học sinh cảm thấy khó khăn bối rối trước lượng kiến thức tổng hợp như vậy trong chương này. Vì vậy mục đích nghiên cứu là giúp các em không còn bối rối khi học phần dao động cơ cũng như khi làm các hỏi trắc nghiệm về phần này.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 	Chương Dao động cơ trong chương trình vật lý lớp 12 là một chương với lượng kiến thức khá lớn. Tuy nhiên việc hình dung dao động cơ là gì, xuất hiện ở đâu, có đặc điểm gì khác hay giống với các dạng chuyển động mà các em đã học ở lớp 10 lại khiến cho các em khá bối rối. Vậy nên đề tài này sẽ giúp các em có một cái nhìn bao quát hơn, rõ ràng hơn đồng thời có thể so sánh đặc điểm chuyển động của vật dao động điều hòa với vật chuyển động thẳng đều, chuyển động thẳng biến đổi đều, chuyển động tròn đều đã được học trước đó.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, sách tham khảo, tạp chí
- Phương pháp hỗ trợ trao đổi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp
- Phương pháp điều tra cơ bản
1.5. Những điểm mới của SKKN
Đưa ra những ví dụ cụ thể về dao động cơ trong thực tế, giúp các em nhận biết đâu là chuyển động dao động cơ mà nhiều cuốn sách chưa trình bày rõ.
Hiểu rõ hơn về bản chất và đặc điểm chuyển động của một vật dao động điều hòa chứ không còn mơ hồ về một dạng chuyển động mà li độ được biểu diễn bởi hàm cos theo thời gian.
So sánh được điểm giống và khác giữa dao động điều hòa và các chuyển động cơ đã học trong chương trình vật lý phổ thông
Có câu hỏi trắc nghiệm minh họa cụ thể để vận dụng sau khi nắm rõ được đặc điểm của dao động cơ so với các chuyển động khác.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Chuyển động cơ là gì?
Là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
2.1.1.2. Chất điểm
Một vật chuyển động được coi là một chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc so với những khoảng cách mà ta đề cập đến).
2.1.1.3. Quỹ đạo
Tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm chuyển động tạo ra một đường nhất định. Đường đó được gọi là quỹ đạo của chuyển động.
2.1.1.4. Cách xác định vị trí của vật trong không gian
a. Vật làm mốc và thước đo.
O
H
M
I
y
x
 Nếu biết đường đi (quỹ đạo) của vật, ta chỉ cần chọn một vật làm mốc và một chiều dương trên đường đó là có thể xác định được chính xác vị trí của vật bằng cách dùng một cái thước đo chiều dài đoạn đường từ vật làm mốc đến vật. 
b. Hệ toạ độ.
 Gồm 2 trục: Ox; Oy vuông góc nhau tạo thành hệ trục toạ độ vuông góc, điểm O là gốc toạ độ. 
2.1.1.5. Cách xác định thời gian trong chuyển động
Mốc thời gian (hoặc gốc thời gian) là thời điểm mà ta bắt đầu đo thời gian. Để đo thời gian trôi đi kể từ mốc thời gian bằng một chiếc đồng hồ. 
2.1.1.6. Hệ quy chiếu
 Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian & đồng hồ
2.1.1.7. Chuyển động tịnh tiến
- Khi vật chuyển động tịnh tiến, mọi điểm của nó có quỹ đạo giống hệt nhau, có thể chồng khít lên nhau được.
- Muốn khảo sát chuyển động tịnh tiến của một vật ta chỉ cần xét chuyển động của một điểm bất kì.
2.1.1.8. Độ dời và đường đi
Xét vật đi từ A đến các vị trí B, C, D liên tiếp 
B
A
D
C
- Đường đi của vật: s = AB + BC + CD
- Độ dời của vật: AD
Trong chuyển động thẳng thay cho việc xét vectơ độ dời
M1M2 ta xét giá trị đại số ∆x của vectơ độ dời:
∆x = toạ độ lúc cuối – toạ độ lúc đầu = x2 – x1
2.1.1.9. Tốc độ trung bình 
vtb = M1M2 ∆t
Trong chuyển động thẳng vectơ vận tốc trung bình vtb có phương trùng với đường thẳng quỹ đạo nên giá trị đại số (vận tốc trung bình) của nó là: 
vtb=x2-x1t2-t1=∆x ∆t = Độ dờiThời gian thực hiện độ dời
Tốc độ trung bình vtb=Quãng đường đi đượcKhoảng thời gian đi=st=∑s∑t=s1+s2++snt1+t2+tn
Nên vtb=s1+s2++snt1+t2+tn=v1t1+v2t2+vntnt1+t2+tn
Vận tốc tức thời tại A: v=x2-x1t2-t1=∆x ∆t với ∆t rất ngắn
2.1.1.10. Vận tốc tức thời
- Vectơ vận tốc tức thời tại thời điểm t: v=MM'∆t (khi ∆t rất nhỏ)
- Giá trị đại số của vectơ vận tốc tức thời gọi là vận tốc tức thời hay vận tốc: 
v = ∆x ∆t (khi ∆t rất nhỏ)
- Độ lớn của vận tốc tức thời luôn luôn bằng tốc độ tức thời: ∆x∆t=∆s∆t
2.1.1.11. Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự thay đổi của vận tốc theo thời gian. Nó là một trong những đại lượng cơ bản dùng để mô tả chuyển động. Cũng như vận tốc, gia tốc là đại lượng hữu hướng (vector). Thứ nguyên của gia tốc là độ dài trên bình phương thời gian. Trong hệ đơn vị quốc tế SI, gia tốc có đơn vị là m/s² (mét trên giây bình phương).
Chuyển động tăng tốc khi vectơ gia tốc cùng chiều với chiều chuyển động; giảm tốc khi vectơ gia tốc ngược chiều với chiều chuyển động; đổi hướng khi véc tơ gia tốc có phương khác với phương chuyển động.
Gia tốc trung bình trong một khoảng thời gian cụ thể là tỉ số giữa sự thay đổi vận tốc (trong khoảng thời gian đang xét) và khoảng thời gian đó. Nói cách khác, gia tốc trung bình là biến thiên của vận tốc chia cho biến thiên của thời gian, là đạo hàm của vận tốc theo thời gian, và là đạo hàm bậc hai của vị trí chất điểm theo thời gian.
atb=v-vot-to=∆v∆t 
a=∆v∆t 
a=v-vot-to = ∆v∆t(ms2) 
2.1.2. Chuyển động thẳng đều.
2.1.2.1. Định nghĩa
Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.
2.1.2.2. Phương trình chuyển động thẳng đều
Gia tốc: 	a = 0
Vận tốc: 	v = v0 = hằng số
Quãng đường:	s = vt 
Phương trình chuyển động: x = x0 + v(t - t0) 
+ x0 là toạ độ ban đầu(t = t0)
v là tốc độ của chuyển động
+ v > 0: vật chuyển động cùng chiều với chiều (+) 
+ v < 0: vật chuyển động ngược với chiều (+)
Đồ thị: 
x
t
O
x0
t0
M0
v > 0
x0
t0
M0
v < 0
t
x
v
t0
v > 0
v
O
t
t1
v
t0
v < 0
O
t1
t
2.1.3. Chuyển động thẳng biến đổi đều
Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động của một vật có quỹ đạo là đoạn thẳng và có vận tốc tức thời hoặc là tăng đều hoặc là giảm đều theo thời gian. Chuyển động thẳng biến đổi đều của vật mà vận tốc tức thời tăng đều theo thời gian được gọi là chuyển động thẳng nhanh dần đều, ngược lại là chuyển động thẳng chậm dần đều. 
Chuyển động thẳng biến đổi đều của vật được đặc trưng bởi bốn đại lượng sau: gia tốc, vận tốc tức thời, quãng đường đi được và thời gian chuyển động.
Trong chuyển động thẳng biến đổi đều với vận tốc biến đổi theo thời gian biến đổi, gia tốc được dùng để mô tả vận tốc của chuyển động tăng tốc, giảm tốc hay chuyển động với vận tốc không đổi. Gia tốc được định nghĩa là tỉ lệ giữa biến đổi vận tốc với biến đổi thời gian.
at=∆v∆t=v-vot-to 
vt=vo+a.∆t 	
st=(vo+a.∆t)t=so+v.∆t 
2.1.4. Chuyển động tròn
Trong vật lý, chuyển động tròn là chuyển động quay của một chất điểm trên một vòng tròn, một cung tròn hoặc quỹ đạo tròn. Nó có thể là một chuyển động đều với vận tốc góc không đổi, hoặc chuyển động không đều với vận tốc góc thay đổi theo thời gian. 
Ví dụ chuyển động tròn của một vệ tinh nhân tạo bay quanh Trái Đất theo một quỹ đạo địa tĩnh, một hòn đá được cột với một sợi dây và quay tròn, (ném tạ) một chiếc xe đua chạy qua một đường cong trong một đường đua, một electron chuyển động vuông góc với một từ trường đều, và bánh răng quay trong một máy cơ khí.
Chuyển động tròn là không đều ngay cả khi vận tốc góc ω không đổi, bởi vì vector vận tốc v của điểm đang xét liên tục đổi hướng. Sự thay đổi hướng của vận tốc liên quan đến gia tốc gây ra do lực hướng tâm kéo vật di chuyển về phía tâm của quỹ đạo tròn. Nếu không có gia tốc này, đối tượng sẽ di chuyển trên một đường thẳng theo các định luật của Newton về chuyển động.
2.1.4.1 Chuyển động tròn
Chuyển động tròn là chuyển động có quỹ đạo là một đường tròn.
2.1.4.2. Tốc độ trung bình trong chuyển động tròn
Tốc độ trung bình = Độ dài cung tròn mà vật đi đượcthời gian chuyển động
2.1.4.3. Chuyển động tròn đều
Chuyển động tròn đều là chuyển động có quỹ đạo tròn và có tốc độ trung bình trên mọi cung tròn là như nhau.
2.1.4.4. Vận tốc của chuyển động tròn đều
Tốc độ dài: v=st (s là quãng đường (cung tròn) đi của vật, t là quãng thời gian vật thực hiện được quãng đường đó).
Véctơ vận tốc: Trong chuyển động tròn đều, véctơ vận tốc có:
Gốc: Trên vật chuyển động.
Phương: Tiếp tuyến với đường tròn tại vị trí của vật.
Chiều: Chiều chuyển động của vật.
Độ dài: Tỉ lệ với v=st theo một tỉ xích tùy ý.
2.1.4.5. Tốc độ góc – Chu kì – Tần số
Tốc độ góc: Là đại lượng đo bằng góc quét của bán kính nối tâm đường tròn với vật chuyển động trong một đơn vị thời gian. Kí hiệu là w.
Công thức:ω=φt=const, trong đó ω được đo bằng (rad/s).
Chu kì là thời gian để vật quay hết 1 vòng. Công thức: T=2πω , trong đó T được đo bằng (s).
Tần số: là số vòng quay của vật trong một đơn vị thời gian.
Công thức: f=1T=ω2π, trong đó f được đo bằng vòng/s hay héc (Hz).
2.1.4.6. Gia tốc của chuyển động tròn đều
Gia tốc trong chuyển động tròn đều là gia tốc hướng tâm, với:
+ Gốc: Trên vật chuyển động.
+ Phương: Là phương của bán kính nối vật và tâm đường tròn.
+ Chiều: Luôn hướng vào tâm đường tròn.
+ Độ dài: Tỉ lệ với aht theo một tỉ xích tùy ý với a=v2R, (R: bán kính đường tròn).
Quan hệ với dao động điều hòa
Hình chiếu của 1 điểm chuyển động tròn đều xuống một trục nằm trong mặt quẳng quỹ đạo là một dao động điều hòa. Ngược lại, bất kỳ một dao động điều hòa nào cũng có thể biểu diễn bằng 1 vector có mũi chuyển động tròn đều với vận tốc góc ω = 2π/T, trong đó T là chu kỳ của dao động điều hòa, độ lớn vector là biên độ dao động, góc tạo với trục tọa độ là pha ban đầu.
2.1.5. Dao động cơ
2.1.5.1. Thế nào là dao động cơ
Là chuyển động có giới hạn trong không gian lặp đi lặp lại nhiều lần quanh một vị trí cân bằng.
Vị trí cân bằng thường là vị trí của vật khi đứng yên.
Dao động cơ xuất hiện nơi nào? Một chiếc lá trên cành, một cái cây, một tòa nhà, cây cầu, khung xe máy, xe ô tô, mạch máu, quả tim, con lắc đơn, con lắc lò xo
2.1.5.2. Dao động tuần hoàn
Là dao động mà sau những khoảng thời gian bằng nhau, gọi là chu kì, vật trở lại vị trí như cũ với vận tốc như cũ.
2.1.5.3. Dao động điều hòa và phương trình dao động điều hòa
Là dao động trong đó li độ của vật là một hàm cosin (hay sin) của thời gian.
Phương trình dao động điều hoà: x = Acos(wt + j)
Chu kì (T) của dao động điều hoà là khoảng thời gian để vật thực hiện một dao động toàn phần.
+ Đơn vị của T là giây (s).
Tần số (f) của dao động điều hoà là số dao động toàn phần thực hiện được trong một giây.
+ Đơn vị của f là 1/s gọi là Héc (Hz).
Với con lắc đơn phương trình dao động có thể được viết ở hai dạng sau:
+ PT li độ dài: 
s = socos(wt + j)(cm); 
trong đó s đóng vai trò như x, so đóng vai trò như A
+ PT li độ góc: 
α=αocos(wt + j)(rad hoặc độ) ( biên độ góc αo≤10o)
2.1.5.4. Vận tốc trong dao động điều hòa
v=x'=-ωAsinωt+φ(cm/s)
↔ v = ω.A.cosω.t+φ+π2→ v sớm pha hơn x góc π/2
+ Tốc độ lớn nhất: vmax = ω.A (khi vật qua vtcb x = 0)
v
ωA
-ωA
F2
F1
-A 
A
M
O
x
+ Tốc độ nhỏ nhất: vmin = 0 (khi vật qua vị trí biên x = ∓A)
+ Tốc độ trung bình trong một chu kì: v=ST=4.AT=2π∙vmax
+ x2A2+v2ω2A2=1→ đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa x & v là một đuờng elip
2.1.5.5. Gia tốc trong dao động điều hòa
a=v'=x''=-ω2Acos(ωt+φ) (cm/s2)
+ a = ω2.A.cosω.t+φ+π→ a sớm pha hơn v góc π/2 &sớm pha hơn x góc π.
+ a=-ω2.x→ + a luôn luôn ngược dấu với li độ+ a luôn hướng về vtcb ( đổi chiều tại vtcb)+ a có độ lớn tỉ lệ với độ lớn li độ
a
O
x
-A
A
-ω2A
ω2A
+ a = - ω2.x→ đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa x & a là một đoạn thẳng đi xuống 
2.1.5.6. Các hệ thức giữa x, v, a, A
*x2A2+v2A2.ω2=1 ; v= ±ω.A2-x2
*a2(ω2A)2+v2(A.ω)2=1
* a = -ω2.x
2.1.6. Những câu hỏi vận dụng kết quả nắm bắt được từ việc so sánh và hiểu rõ về dao động điều hòa so với các chuyển động khác đã học
Câu 1:Một vật dao động điều hòa, khi vật đi từ vị trí cân bằng ra điểm giới hạn thì điều nào sau đây không đúng?
A. Chuyển động của vật là chậm dần đều	
B. Thế năng của vật tăng dần
C. Lực tác dụng lên vật có độ lớn tăng dần	
D. Độ lớn vận tốc của vật giảm dần
Câu 2: Trong chuyển động dao động điều hoà của một vật thì tập hợp ba đại lượng nào sau đây là không thay đổi theo thời gian?	
A. Lực; vận tốc; năng lượng toàn phần	B. Biên độ; tần số; gia tốc
C. Biên độ; tần số; năng lượng toàn phần	D. Động năng; tần số; lực
Câu 3: Trong dao động điều hoà thì:
A. Vận tốc tỉ lệ với thời gian	
B. Gia tốc luôn hướng về vị trí cân bằng
C. Quỹ đạo là một đường thẳng	
D. Lực hồi phục là lực đàn hồi
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Li độ của dao động cơ tuần hoàn biến thiên tuần hoàn theo thời gian
B. Dao động điều hòa luôn là dao động tuần hoàn
C. Biên độ của dao động điều hòa không thay đổi theo thời gian còn biên độ của dao động tuần hoàn thì thay đổi theo thời gian
D. Li độ của dao động cơ điều hòa biến thiên tuần hoàn theo thời gian
Câu 5: Chọn câu sai khi nói về chất điểm dao động điều hoà?
A. Khi chuyển động về vị trí cân bằng chất điểm chuyển động nhanh dần.
B. Khi qua vị trí cân bằng, vận tốc của chất điểm có độ lớn cực đại.
C. Khi vật ở vị trí biên, li độ của chất điểm cực đại.
D. Khi qua vị trí biên gia tốc đổi chiều.
Câu 6: Chọn câu phát biểu đúng trong dao động điều hoà của con lắc lò xo thì:
A. Chuyển động của vật là chuyển động nhanh dần đều hay chậm dần đều.
B. Lực tác dụng lên vật luôn luôn khác không.
C. Gia tốc dao động không phụ thuộc vào độ cứng k của lò xo và khối lượng của vật.
D. Vật có vận tốc cực đại khi gia tốc có giá trị cực tiểu.
Câu 7: Một vật dao động điều hòa, khi đang chuyển động từ vị trí cân bằng đến vị trí biên âm thì:
A. Độ lớn vận tốc và gia tốc cùng tăng 	
B. Vecto vận tốc ngược chiều với vecto gia tốc 
C. Vận tốc và gia tốc cùng có giá trị âm 	
D. Độ lớn vận tốc và độ lớn gia tốc cùng giảm
Câu 8: Khi một vật dao động điều hòa, chuyển động của vật từ vị trí biên về vị trí cân bằng là chuyển động 
A. Chậm dần đều 	B. Chậm dần	
C. Nhanh dần đều 	D. Nhanh dần
Câu 9: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Véc tơ gia tốc của chất điểm có:
A. Độ lớn cực tiểu khi qua vị trí cân bằng, luôn cùng chiều với véc tơ vận tốc.
B. Độ lớn không đổi, chiều luôn hướng về vị trí cân bằng
C. Độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ, chiều luôn hướng về vị trí cân bằng
D. Độ lớn cực đại ở vị trí biên, chiều luôn hướng ra biên
Câu 10: Tại hai vị trí đối xứng nhau qua vị trí cân bằng, vật luôn có cùng:
A. vận tốc	B. gia tốc	
C. động năng	D. trạng thái dao động
Câu 11: Trong dao động điều hòa, véc tơ gia tốc đổi chiều tại vị trí:
A. biên	B. cân bằng	
C. thế năng cực đại	D. vật đổi chiều chuyển động
Câu 12: Chọn phát biểu đúng khi vật dao động điều hòa?
A. véc tơ vận tốc và véc tơ gia tốc luôn cùng chiều chuyển động
B. véc tơ vận tốc và véc tơ gia tốc luôn không đổi và vuông pha với nhau
C. véc tơ vận tốc và véc tơ gia tốc biến thiên điều hòa theo thời gian
D. véc tơ vận tốc và véc tơ gia tốc luôn đổi chiều khi qua vị trí cân bằng
Câu 13: Trong dao động điều hoà con lắc đơn thì phát biểu nào sau đây là đúng?
A. khi vật đến vị trí cân bằng thì lực căng dây bằng trọng lực
B. khi vật đến vị trí cân bằng thì gia tốc của vật bằng không
C. lực căng sợi dây luôn lớn hơn hoặc bằng trọng lực
D. khi vật đến vị trí biên thì véc tơ gia tốc tiếp tuyến với quỹ đạo chuyển động
Câu 14:Vật dao động cơ điều hòa đổi chiều chuyển động khi lực kéo về (hay lực hồi phục) 
A. có độ lớn cực đại 	B. đổi chiều 	
C. có độ lớn cực tiểu 	D. bằng không 
Câu 15: Lực kéo về tác dụng lên vật dao động điều hoà
A. có chiều luôn hướng về vị trí cân bằng và có độ lớn tỉ lệ với độ lớn li độ.
B. luôn ngược chiều với véc tơ vận tốc và có độ lớn tỉ lệ với độ lớn li độ.
C. có chiều luôn hướng ra xa vị trí cân bằng và có độ lớn tỉ lệ với độ lớn li độ.
D. luôn cùng chiều với véc tơ vận tốc và có độ lớn tỉ lệ với độ lớn li độ.
	Câu 16: Một vật dao động điều hòa chuyển động từ biên về vị trí cân bằng. Nhận định nào là đúng?
A. vật chuyển động nhanh dần đều. 	
B. vận tốc và lực kéo về cùng dấu. 
C. tốc độ của vật giảm dần 	
D. gia tốc có độ lớn tăng dần. 
Câu 17: Cho các phát biểu sau về dao động điều hòa 
(a) Vecto gia tốc của vật luôn hướng về phía vị trí cân bằng 
(b) Vectơ vận tốc và vectơ gia tốc của vật ngược chiều nhau khi vật chuyển động về phía vị trí cân bằng 
(c) Vectơ gia tốc của vật bắt đầu đổi chiều khi vật có li độ bằng 0. 
(d) Chuyển động của vật từ vị trí cân bằng ra biên là chậm dần đều. 
(e) Vận tốc của vật có giá trị cực đại khi vật đi qua vị trí cân bằng 
(f) Gia tốc của vật có giá trị cực đại khi vật ở biên dương. 
Số phát biểu đúng là:
	A. 2	B. 4	C. 3	D. 1
Câu 18: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
Trong dao động điều hoà, khi lực phục hồi có độ lớn cực đại thì
	A. vật qua vị trí biên.	B. vật đổi chiều chuyển động.
C. vật qua vị trí cân bằng.	D. vật có vận tốc bằng 0.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về cơ năng của một dao động đều hòa:
A. khi gia tốc của vật bằng không thì thế năng bằng cơ năng của dao động.
B. khi vật ở vị trí cân bằng thì động năng đạt giá trị cực đại.
C. động năng bằng thế năng khi li độ x = ±A2 
D. khi vật chuyển động về vị trí cân bằng thì động năng tăng và thế năng giảm.
Câu 20: Khi một vật dao động điều hòa thì
A. tốc độ của vật cực đại khi vật qua vị trí cân bằng.
B. gia tốc của vật có độ lớn cực tiểu khi vật ở vị trí biên.
C. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn cực đại khi vật qua vị trí cân bằng.
D. vận tốc của 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_chuong_dao_dong_co_trong_chuong_trinh_vat_ly_lop_12.docx