SKKN Cảm hóa học sinh chậm tiến ở trường THPT Nguyễn Hoàng

SKKN Cảm hóa học sinh chậm tiến ở trường THPT Nguyễn Hoàng

 Lứa tuổi học sinh phổ thông trung học đang đang ở ở giai đoạn phát triển những hoài bão, ước mơ và tích lũy tri thức, kĩ năng để bước vào đời. Thế nhưng bên cạnh các em học sinh có ý thức rèn luyện đạo đức và học tập thì còn nhiều em có những hành vi không mong đợi hoặc những học sinh vi phạm nhiều lần nội quy, vi phạm đạo đức, lười học tập, chậm tiến bộ Nếu những lệch lạc của các em mà không được uốn nắn kịp thời thì trước mắt là ảnh hưởng đến tập thể lớp, ảnh hưởng đến sự rèn luyện của các em khác và lâu dài là ảnh hưởng nặng nề đến tương lai của bản thân các em, khi ra cuộc đời rất dễ phạm tội, sẽ trở thành gánh nặng xã hội và có thể gây nên bất hạnh cho những người khác vì hành vi không kiểm soát của các em.

 Ngày nay xã hội triển nhiều mặt, cơ hội việc làm nhiều hơn, thu nhập cao hơn, thông tin lan truyền nhanh chóng dưới nhiều hình thức đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều học sinh. Các em tiếp cận dễ dàng và nhanh chóng qua mạng Internet nhưng cũng đa dạng hơn, khó kiểm soát. Nhiều em thì chưa đủ chín chắn, bản lĩnh để loại bỏ thông tin xấu và lựa chọn thông tin tốt.

 Về vấn đề cơ hội việc làm nhiều hơn thì bố mẹ các em có điều kiện tiếp cận với công việc nhiều hơn, đồng nghĩa với việc sẽ có ít thời gian giành cho con cái

 Nhờ có việc làm mà thu nhập của các gia đình cũng cao hơn, các em được sống đầy đủ hơn nên nhiều em có tính ỷ lại, thích hưởng thụ và không có ý chí phấn đấu, nên bị cuốn vào những tệ nạn của xã hội, lười học, ham chơi, suy giảm về đạo đức và trở thành học sinh chậm tiến.

 

doc 13 trang thuychi01 5443
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Cảm hóa học sinh chậm tiến ở trường THPT Nguyễn Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
 Lứa tuổi học sinh phổ thông trung học đang đang ở ở giai đoạn phát triển những hoài bão, ước mơ và tích lũy tri thức, kĩ năng để bước vào đời. Thế nhưng bên cạnh các em học sinh có ý thức rèn luyện đạo đức và học tập thì còn nhiều em có những hành vi không mong đợi hoặc những học sinh vi phạm nhiều lần nội quy, vi phạm đạo đức, lười học tập, chậm tiến bộ Nếu những lệch lạc của các em mà không được uốn nắn kịp thời thì trước mắt là ảnh hưởng đến tập thể lớp, ảnh hưởng đến sự rèn luyện của các em khác và lâu dài là ảnh hưởng nặng nề đến tương lai của bản thân các em, khi ra cuộc đời rất dễ phạm tội, sẽ trở thành gánh nặng xã hội và có thể gây nên bất hạnh cho những người khác vì hành vi không kiểm soát của các em.
 Ngày nay xã hội triển nhiều mặt, cơ hội việc làm nhiều hơn, thu nhập cao hơn, thông tin lan truyền nhanh chóng dưới nhiều hình thứcđã ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều học sinh. Các em tiếp cận dễ dàng và nhanh chóng qua mạng Internet nhưng cũng đa dạng hơn, khó kiểm soát. Nhiều em thì chưa đủ chín chắn, bản lĩnh để loại bỏ thông tin xấu và lựa chọn thông tin tốt.
 Về vấn đề cơ hội việc làm nhiều hơn thì bố mẹ các em có điều kiện tiếp cận với công việc nhiều hơn, đồng nghĩa với việc sẽ có ít thời gian giành cho con cái 
 Nhờ có việc làm mà thu nhập của các gia đình cũng cao hơn, các em được sống đầy đủ hơn nên nhiều em có tính ỷ lại, thích hưởng thụ và không có ý chí phấn đấu, nên bị cuốn vào những tệ nạn của xã hội, lười học, ham chơi, suy giảm về đạo đức và trở thành học sinh chậm tiến.
 Muốn giáo dục học sinh chậm tiến thì giáo viên chủ nhiệm phải có sự tâm huyết, đầu tư suy nghĩ, có kỹ năng, có kế hoạch nghiêm túc và kiên trì thực hiện trong nhiều năm. Đồng thời phải có sự linh hoạt cần thiết vì mỗi học sinh có hoàn cảnh sống, có suy nghĩ khác nhau rất nhiều. 
 Tôi nghĩ những gì xuất phát từ trái tim sẽ đến được với trái tim nên trong quá trình giáo dục, song song với việc phát triến năng lực học sinh tôi luôn quan tâm đến mục tiêu "Cảm hóa học sinh chậm tiến" làm tiêu chí và định hướng trong công tác giáo dục của mình để các em cảm thấy trường học thân thiện và từ học sinh chậm tiến trở thành học sinh tích cực. 
2. Mục đích nghiên cứu. 
 Tôi cho rằng đối với mỗi con người thì chuẩn mực đạo đức chính là kim chỉ nam cho mọi hành động. Vậy nên đối với những học sinh chậm tiến thì giáo dục đạo đức càng quan trọng nhằm tìm hiểu, lắng nghe để uốn nắn, định hướng đúng suy nghĩ của các em, để giúp các em từ bỏ những thói quen xấu và hình thành thói quen tốt. Khi nào suy nghĩ của các em thay đổi theo chiều hướng tốt thì các em sẽ tự điều chỉnh hành vi bản thân. "Cảm hóa học sinh chậm tiến" chính là để các em nhận ra thông điệp về tình người, tính nhân văn, các em đang được chia sẻ, tôn trọng khơi dậy bản năng tốt đẹp vốn có của các em. 
3. Đối tượng nghiên cứu và áp dụng
Đối tượng nghiên cứu và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm "Cảm hóa học sinh chậm tiến" là những học sinh các lớp tôi đã chủ nhiệm: 
- Lớp C2 khóa học 2006-2009
- Lớp C7 khóa học 2009-2012
 - Lớp C7 khóa học 2012-2015.
- Lớp C1 năm học 2015-2018
Thời gian nghiên cứu 
- Bắt đầu vào 20/8/2007
- Kết thúc 15/5/2018
Đề tài nghiên cứu về: 
- Đặc điểm của học sinh chậm tiến.
- Phương pháp "Cảm hóa học sinh chậm tiến" 
-Vai trò của việc "Cảm hóa học sinh chậm tiến" trong quá trình phát triến nhân cách học sinh. 
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết về học sinh chậm tiến và phương pháp " Cảm hóa học sinh chậm tiến"
- Phương pháp khảo sát thực tế về tình trạng học sinh chậm tiến, các biện pháp giáo dục học sinh chậm tiến đang được áp dụng trong nhà trường, điều tra hoàn cảnh học sinh, nắm bắt tâm tư tình cảm của các em. 
- Phương pháp xử lí số liệu: Căn cứ vào số liệu thu thập được để đánh giá, đưa ra phương pháp phù hợp cho từng đối tượng học sinh.
- Phương pháp so sánh: trong quá trinh áp dụng phải luôn so sánh sự tiến bộ của các em để điều chỉnh phù hợp. 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Lương tâm nghề nghiệp 
 Cuộc sống ngày càng phát triển, với sự tác động nhiều chiều, mà những tiêu cực xã hội chi phối mạnh lối sống đạo đức của học sinh. Gia đình ngày càng giao phó con em cho nhà trường.
 Công việc giáo dục học sinh trong nhà trường THPT do nhiều bộ phận đảm trách, như giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên, Hội cha mẹ học sinh.....Nhưng thực tế là "trăm dâu đổ đầu" chủ nhiệm. Những công việc của các tổ chức khác liên quan đến học sinh hầu hết đều yêu cầu giáo viên chủ nhiệm có mặt giải quyết...
 Bản thân là giáo viên chủ nhiệm, ai cũng muốn được chủ nhiệm những học sinh có ý thức học tập tốt, có ý thức nề nếp tốt làm cho hoạt động chủ nhiệm trở nên đỡ vất vả hơn, đồng thời có nhiều cơ hội được nhận những thành tích trong ngành như thành tích lớp tiên tiến, có học sinh học giỏi chuyển hoá được sản phẩm dạy học của giáo viên thành các giải học sinh giỏi, mang lại thành tích cho bản thân các em, cho nhà trường và cho cả giáo viên chủ nhiệm cũng là giáo viên dạy bộ môn lớp đó.
 Ngược lại nếu chủ nhiệm lớp có học sinh ‘‘chậm tiến’’ thì giữ được các em ở lại trường, níu được tay các em ở trên bờ vực thẳm của hư hỏng, ngăn được những việc xấu có thể xảy ra, thay đổi cuộc đời một con người từ hư nhiều đến hư ít, từ có nguy cơ hư hỏng đến chỗ các em trở thành những công dân bình thường đã là rất khó khăn nên giáo viên chủ nhiệm phải có lương tâm nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao. 
Tâm lí lứa tuổi học sinh THPT 
 Học sinh THPT là lứa tuổi có đặc điểm tâm lý rất phức tạp, có biến động rất lớn cả về thể chất lẫn tâm hồn, tình cảm, ý chí, trí tuệ cũng như nhân cách. Các em có khuynh hướng cơ bản là thiên hướng bắt chước, dễ cảm xúc, thiếu kinh nghiệm sống, chưa biết đánh giá đúng một số hiện tượng. Lứa tuổi này ham sống độc lập, thích biểu dương tính can đảm, muốn đặt mình vào vị trí những nhân vật trong sách báo, phim ảnh.
 Về thể chất cũng có sự thay đổi lớn như dễ xúc động, cáu gắt hay phản ứng gay gắt hoặc quá mặc cảm tự ti. Dưới vẻ mặt lạnh lùng, vô cảm là sự hụt hẫng tình thương, là sự lo lắng, bất an và sợ hãi.
 Nếu giáo viên chủ nhiệm nắm bắt kịp thời phối hợp tốt với gia đình, giáo viên bộ môn và các tổ chức xã hội để có hành động phù hợp để khơi dậy lòng trắc ẩn, mong muốn tiến bộ của các em thì đa phần các em sẽ nhận ra sai lầm của mình và tự điều chỉnh hành vi phù hợp dần dần.
Cơ sở pháp lí của nhà trường và pháp luật.
 Khó khăn nhiều nhưng cũng có những thuận lợi như : 
 Trường THPT Nguyễn Hoàng năm nay đã có nhiều hoạt động ngoại khóa bổ ích với học sinh cả trường nhằm giáo dục kỹ năng sống, tạo hứng thú đến trường cho học sinh.
 Ban giám hiệu nhà trường giúp đỡ giải quyết những vi phạm lớn của học sinh.
 Những học sinh vi phạm nghiêm trọng sẽ được hội đồng kỷ luật đưa ra xem xét và quyết định hình thức giáo dục ở phù hợp.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Huyện Hà Trung có ba trường THPT, trong đó trường THPT Nguyễn Hoàng được thành lập sau cùng với tên gọi ban đầu là trường Bán công số I Hà Trung. Đối tượng tuyển sinh lúc đầu của nhà trường là những thí sinh không đậu vào 2 trường công lập trong huyện là trường THPT Hà Trung và THPT Hoàng Lệ Kha. 
 Hiện nay trường đã được chuyển đổi thành loại hình trường công lập bình đẳng như các trường còn lại. Tuy nhiên nhận thức của nhiều người dân vẫn chưa thay đổi và do mới được thành lập 18 năm, sau các trường khác đến cả nhiều chục năm, nên bề dày lịch sử và bề dày thành tích chưa nhiều. Đồng thời trường THPT Nguyễn Hoàng lại nằm ngay cạnh trường THPT Hà Trung, có lịch sử hơn năm mươi năm, nên tâm lí của học sinh và phụ huynh có con học tốt và có đạo đức tốt sẽ đăng kí vào trường THPT Hà Trung. Những học sinh có lực học trung bình và yếu mới nghĩ đến việc đăng kí tuyển sinh vào trường THPT Nguyễn Hoàng, vì lo lắng không thi đậu vào trường THPT Hà Trung.
 Dù không muốn tôi vẫn phải thừa nhận một mối liên quan là những học sinh có học lực trung bình và yếu thì tỉ lệ ‘‘chậm tiến’’ cả về học tập và nhận thức càng cao. 
 Nhiều giáo viên khi tiếp xúc với học sinh chậm tiến thiên về hành xử theo nguyên tắc cứng nhắc, chưa linh hoạt, chưa quan tâm đến cảm xúc của các em dẫn đến các em có biểu hiện cực đoan như chống đối hoặc các em không phục nên ngày càng trở nên lì hơn. Chính vì vậy "Cảm hóa học sinh chậm tiến" trở nên vô cùng cần thiết
3. Giải pháp để giải quyết vấn đề.
3.1.1 Nhận diện học sinh chậm tiến: 
 Những học sinh có thái độ hành vi không phù hợp với giá trị, nội quy, truyền thống của tập thể, không thực hiện tròn bổn phận và trách nhiệm của người học sinh, hoặc thiếu văn hóa, đạo đức trong quan hệ ứng xử với mọi người, đồng thời không có động cơ học nên kết quả học tập yếu, kémđược lặp lại thường xuyên và trở thành hệ thống, được coi là chậm tiến. 
3.1.2 Tìm hiểu về biểu hiện, cá tính học sinh chậm tiến
- Học sinh không có mục đích học tập rõ ràng. Thậm chí có học sinh chậm tiến đi học chỉ vì bố mẹ bắt buộc, các em chỉ đi học cho có mặt chứ không nhận thức được học để làm gì, có tác dụng như thế nào đối với cuộc sống của mình. Lười học nên kết quả học tập thất thường, sút kém, luôn xếp “đội sổ”, dẫn đến chán học. Việc đi học đối với các em chỉ là đối phó, chỉ để vừa lòng cha mẹ, thầy cô, để được gặp bạn, để không phải làm việc nhà, để có cơ hội ra khỏi nhà đi chơi những thú chơi không lành mạnh
- Một số em có niềm tin sai lệch về giá trị con người và cuộc sống. 
Tính cách ngang bướng, có có em cố tình gây cười làm ồn trong lớp. Cũng có học sinh đến lớp để vỗ ngực dương dương tự đắc “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba là ta đây”.
 Ý thức tổ chức kỉ luật kém như : càn quấy, thích chơi trội, hay lí sự cùn, tỏ thái độ không hợp tác trước sự nhắc nhở, giáo dục của thầy cô. Những học sinh này thích ăn chơi phá phách hơn là học hành tử tế.
 Có học sinh chậm tiến còn là những thế lực “đen” đe dọa khống chế những nhân tố tích cực dám đấu tranh, bảo vệ lẽ phải, bảo vệ điều tốt ở trong lớp, trong trường.
3.1.3 Tìm hiểu hoàn cảnh
 Khi tìm hiểu về hoàn cảnh sống của các em thì mỗi em một cuộc đời, một hoàn cảnh. 
Tổng kết lại tôi thấy hoàn cảnh các em thường là : 
 Một số em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ các em gửi các em cho ông bà, họ hàng để đi làm thuê xa quê hương kiếm sống. Các em ở nhà không có sự quản lí chặt chẽ. 
 Một số phụ huynh sống cùng con nhưng nhận thức hạn chế nên nuông chiều con quá đà, không quản lí con, mải làm ăn để con xem các loại băng hình kích động bạo lực 
 Một số phụ huynh còn chưa thực sự gương mẫu, còn sa vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, nghiện hút, nói năng chưa chuẩn mực Đôi lúc say rượu còn đánh vợ, chửi con làm cho các con vừa không phục, không sợ bố mẹ, vừa ngại với bạn bè.
 Số học sinh đã tiến bộ ít, đã có ý thức cầu tiến nhưng do định kiến của một số bạn bè, thầy cô, xã hội. Họ đã vô tình đối xử không công bằng, không ghi nhận sự tiến bộ của học sinh đó, đẩy các em đến chán nản và lâm vào tình cảnh ‘‘ngựa quen đường cũ ’’.
3.1.4 Hướng phối hợp xử lí, lưu trữ và khai thác thông tin của học sinh chậm tiến. Lựa chọn phương pháp thích hợp để giáo dục, cảm hóa các em.
 Mỗi học sinh sinh ra và lớn lên trong môi trường khác nhau, môi trường đó ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nhân cách của các em đồng thời ý thức và bản lĩnh của các em cũng khác nhau.
 Lúc đầu khi quyết tâm giáo dục các em tôi nghĩ mình chỉ thay đổi cuộc đời các em nhưng trong quá trình tìm hiểu về các em thì tôi còn bị thôi thúc bởi những bóng dáng lầm lũi, những ánh mắt thất thần, bất lực của người thân các em
3.1.5 Đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh chậm tiến sau khi được giáo dục: 
 Sau khi được giáo dục thì hầu hết các em học sinh chậm tiếnđã có những chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động đã và đang hoàn thiện bản thân, nhiều em không còn là học sinh chậm tiến. Các em nhận ra trách nhiệm của mình, tìm ra được mục tiêu cần phấn đấu, cố gắng để không phụ lòng các thầy cô. 
3.2. Một số trường hợp cụ thể
 Trong khuôn khổ sáng kiến tôi không thể nêu đầy đủ, chi tiết những việc đã làm, những kinh nghiệm đã áp dụng đối với từng học sinh mà chỉ nêu điển hình một số trường hợp, một số sự việc như sau:
3.2.1. Trường hợp Em Lê Ngọc Tú 
( Là học sinh lớp C2 khóa 2006-2009)
a. Biểu hiện của em Tú :
 Em Tú có biểu hiện thường hay bỏ học, bỏ tiết, ít nói. Đến lớp ghi bài không đầy đủ, không làm bài tập, trong giờ học thường ngủ gật. Khi các thầy cô nhắc nhở thì có thái độ thờ ơ. Không cãi lại cũng không trả lời. Thái độ của em lầm lì và bất hợp tác.
b. Hoàn cảnh của em Tú :
 Bố em Tú mất do bệnh ung thư từ khi Tú chỉ mới 4 tuổi. Mẹ em Tú là công nhân làm đường, cứ phải đi theo những công trình, để Tú ở lại nhờ mọi người trong khu tập thể trông. Để bù đắp cho sự thiếu thốn của người cha và sự bận rộn của người mẹ nên mẹ Tú cưng chiều con. Lúc nhỏ Tú tỏ ra rất ngoan. Khi lớn mẹ bận đi làm, lúc không phải đi học thì Tú đi chơi rồi em sa đà vào chơi và nghiện game.
 Đặc thù công việc của mẹ em phải đi xa nên không còn cách nào khác phải chuyển trường cho em từ huyện Đông Sơn -Thanh hóa về huyện Hà Trung là quê mẹ để nhờ bác chăm sóc và quản lí. 
 Những tưởng tách em ra khỏi nhóm bạn ham chơi và có người giám sát thì em sẽ thay đổi hẳn, nhưng chỉ được một thời gian ngắn, trò chơi lại thôi thúc em và em lại tìm đến các quán điện tử.
c. Biện pháp giáo dục 
 Nhiều lần em bỏ học đi chơi, khi không thấy em lên lớp thì tôi báo ngay cho bác em để bác em đi tìm rồi đưa em trở lại trường học. Có một lần em bỏ đi đã một ngày đêm, mẹ em phải nghỉ làm về quê tìm con. Chúng tôi tìm em ở nhiều nơi, rồi cuối ngày thứ hai mẹ em tìm thấy em đang chơi trò chơi điện tử ở quán trên địa bàn thị trấn Hà Trung. Trong suốt thời gian đó em cày game gần như liên tục. Mẹ em đến đón em về nhưng em nhất quyết không đứng lên ra về, em nói với mẹ ‘‘mẹ về trước đi rồi con về’’. Chị sợ khi rời bước đi thì con chị lại trốn mất nên chị đứng ở của quán đợi, sau 3 tiếng em vẫn không ra về, bất lực chị nhờ tôi ra quán gọi em về. Khi tôi ra đến nơi em cúi thấp xuống gầm bàn để trốn. Tôi đưa em về nhà mình, nói chuyện và động viên em tôi giữ em lại nhưng em nói sẽ về nhà cùng mẹ. Đã hơn 10 giờ đêm, hai mẹ con em ra về trên đường đê dài hun hút và vắng vẻ, trời lại đang mưa . Tôi cứ nhìn dáng chị nhợt nhạt, ướt sũng, lầm lũi dắt xe chở con về mà tôi thấy lòng mình quặn lại- người phụ nữa đó đã bước đi chông chênh trong cuộc đời vì thiếu đi người chồng thì nay càng trở nên cô quạnh, hoang mang khi vừa phải làm mẹ, vừa phải làm cha của đứa con trai đang tuổi vị thành niên khó nói. 
 Sau nhiều lần nhỏ to, cuối cùng tôi viết cho em một lá thư tâm sự về cảm nhận của tôi về mẹ em. Trong thư tôi đã nói với em về một người phụ nữ trẻ có nhan sắc là mẹ em, ở vậy nuôi con vất vả, hi sinh hạnh phúc riêng tư của bản thân như thế nào giữa cuộc đời nhiều cạm bẫy. Chắc em đọc cũng suy nghĩ nhiều nên dần thay đổi. 
 Tôi nghĩ con đường em đi hình như đã có tia sáng le lói chứ không mịt mù hoang mang và vô định như thế nữa. 
d. Kết quả :
 Đã 5 năm, học sinh Tú đã tốt nghiệp THPT, em đi học trung cấp nghề và giờ đã trưởng thành. Nhưng bóng hình lầm lũi dắt xe quay trở về giữa đêm khuya vắng vẻ của chị Liên- mẹ em Tú vào cái giờ mà những gia đình hạnh phúc đang quây quần dưới mái nhà ấm cúng ngày hôm đó vẫn còn ám ảnh tôi như vừa xảy ra ngày hôm qua thôi. 
3. 2.2. Trường hợp Nguyễn Thanh Bình 
 ( Là học sinh lớp C7 khóa 2009-2012)
a. Biểu hiện của em Bình :
 Hàng ngày em Bình đến lớp khá hòa nhã với các bạn và thực hiện tương đối đảm bảo các nội quy. Có một lần em Bình lấy trộm của bạn lớp trưởng.
b. Hoàn cảnh của em Bình :
 Cả gia đình em Bình gồm năm người người chen chúc trong một ngôi nhà ngói nhỏ. Bình là con đầu, Bình có một em gái thường xuyên bị động kinh nên phải nghỉ học sớm ở nhà và một em trai còn nhỏ chừng 1 tuổi. 
 Bố em đi làm thợ xây lúc nông nhàn, còn mẹ ở nhà trông em nhỏ và để ý đến em gái bị bệnh, làm ruộng. 
 Ở nhà em Bình luôn tỏ ra là một người con ngoan, hay gần gũi mẹ. 
c. Biện pháp giáo dục :
 Trong giờ sinh hoạt 15 phút đầu buổi học, em Ngọc - lớp trưởng vừa nói vừa khóc về việc đã bị mất một phần tiền. Em cho rằng bị mất tiền trong khi để cặp sách có tiền trên lớp, xuống sân Thể dục học môn Thể dục vì tất cả các tiết còn lại em đều ở trong lớp, ngay khi về đến nhà em liền mang tiền ra kiểm thì thấy thiếu. Tôi hoàn toàn tin tưởng về nhân cách của em Ngọc lớp trưởng nên tôi đã loại trừ khả năng em lấy tiền rồi báo là mất. Đã qua một ngày nên việc tìm kiếm là khá khó khăn. 
Tôi bắt đầu rà soát các đối tượng nghi vấn. Em Bình chỉ ở trong lớp ít phút đầu tiết thể dục để đi giầy. Có 2 học sinh khác ở lại lớp cả tiết với lí do các em trình bày là mệt. Tôi gặp 2 em ở lại lớp để nói chuyện về việc mất tiền và các em khăng khăng là không lấy. Đến khi trao đổi lần thứ ba các em nhận trả lại tiền cho bạn lớp trưởng nhưng trước khi đi tra khỏi phòng ném lại một câu “ Em sẽ đền vì tiền mất trong lúc em ở lại lớp”. Tôi cảm thấy không ổn khi nhìn thấy ánh mắt bất cần và mệt mỏi của em. Tôi thấy lo vì khi xử lí việc này không khéo sẽ để lại tiếng oan cả đời em với các bạn là em lấy trộm tiền. Chỉ còn một đối tượng là em Bình, thời gian trong lớp ít nhất và ít có khả năng nhất. Đến khi gặp em Bình thì em không nhận. Sau 3 lần gặp riêng em. Tôi thấy em có biểu hiện bất an, bồn chồn và lúng túng. Bằng kinh nghiệm của bản thân tôi có niềm tin em chính là người lấy tiền. Tôi muốn em thừa nhận sai lầm của mình để sửa chữa nhưng em vẫn cố phủ nhận đến cùng. Tôi quyết định mời mẹ em nói chuyện riêng tư và kín đáo cho tế nhị. Tôi không muốn nhiều người biết về việc của em vì tôi không muốn để tiếng xấu trong một phút không kiềm chế của em đeo đẳng suốt phần đời còn lại của em nếu em biết lỗi và sửa chữa. 
 Khi tôi nói chuyện với mẹ em, thì vì lòng tin con trai tuyệt đối, vì kỳ vọng vào con trai mình, chưa nghe hết câu chuyện chị đã tỏ rõ thái độ gay gắt và có lời lẽ xúc phạm tôi rồi đứng lên ra về. 
 Tôi biết đã chạm vào lòng tự tôn quá lớn của một người mẹ. Trong lòng người mẹ ấy, đứa con trai là trong suốt, thánh thiện, là niềm hi vọng sống của người mẹ nông thôn đã quá nhiều vất vả. Có lẽ niềm tin chính là thứ duy nhất giúp chị có động lực để cố gắng vượt qua nỗi cực nhọc hàng ngày. Dường như chị bị bấn loạn đến mức không còn bình tĩnh trước sự thật.
 Tôi quyết định gặp chồng chị vào ngày hôm sau. Anh bình tĩnh hơn nghe tôi nói hết và anh hứa sẽ cộng tác. 
Hai ngày tiếp theo, tôi chờ đợi phản hồi một cách căng thẳng, hai ngày đó tôi vẫn đối xử với em bình thường như những em khác. 
Đến ngày thứ ba, tôi thấy em Bình cùng bố đến gặp tôi. Em cúi gằm mặt, bố em để chúng tôi nói chuyện riêng với nhau. Em kể lí nhí về việc lấy tiền của bạn. Khi em vào lớp em nói 2 bạn trông lớp ra ngoài đi cho em chỉnh lại trang phục quần lót. Chỉ trong ít phút em đến cặp của bạn lớp trưởng để lấy một phần tiền vì em nghĩ chắc bạn lớp trưởng học thể dục lên mà kiểm tra thấy vẫn còn tiền thì bạn không đếm lại, sang ngày mai là rất khó để biết được dù có báo với cô. Em tưởng cô không tìm ra thì coi như thôi. Sau khi nghe xong tôi nói rõ là tôi biết chắc chắn em lấy tiền. Tôi muốn em nhận lỗi, trả lại tiền và hứa với tôi là không bao giờ lặp lại hành động lấy trộm bất kỳ lần nào nữa.
d. Kết quả : 
 Sau khi học xong THPT em Bình đi nghĩa vụ quân sự. Trong thời gian tại ngũ em đã phấn đấu rèn luyện và học tập rồi được cử đi học thêm. Hiện nay em đã là người lính trong lực lượng vũ trang. 
 Là một giáo viên, tôi rất buồn, rất thất vọng khi có học sinh hư nhưng tôi đã nhận ra không nỗi thất vọng, đau đớn và giằng xé nào bằng lòng người mẹ khi có con hư. 
3.2.3. Trường hợp em Dương Thị Hường
( hiện là học sinh lớp C7-khóa 2012-2015)
a. Biểu hiện của em Hường:
 Em Hường đến trường thì luôn trang điểm đậm, quần áo mặc tự do, bỏ học đi chơi với các bạn, sẵn sàng tham gia bè cánh để đánh nhau. Sẵn sàng đánh bất kỳ bạn nào báo cho thầy cô biết vi phạm của em. 
b. Hoàn cảnh của em Hường :
 Do gia đình ở xa trường nên buổi trưa gia đìn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_cam_hoa_hoc_sinh_cham_tien_o_truong_thpt_nguyen_hoang.doc
  • docBia-SKKN 2018-Cam hoa HS cham tien-Nguyen Thi Lan-THPT Nguyen Hoang.doc