SKKN Chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 2 chương trình Mô hình trường học mới Việt Nam sau kết thúc dự án VNEN

SKKN Chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 2 chương trình Mô hình trường học mới Việt Nam sau kết thúc dự án VNEN

Với định hướng xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

Chương trình dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam là bước đầu thử nghiệm cho công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.[1]

Năm học 2012-2013, cùng với 1447 trường Tiểu học trên cả nước, trường Tiểu học Thành Vân được tham gia dạy học chương trình thử nghiệm theo mô hình trường học mới Việt Nam đối với lớp 2, 3.

Trường học mới VNEN là nơi học sinh cùng nhau học tập để lĩnh hội những kiến thức liên quan mật thiết đến cuộc sống của các em. Ở đó, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn và khích lệ các em trong việc tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức, hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp, ứng xử dân chủ bình đẳng. Ở đây, phụ huynh và cộng đồng cùng tham gia tích cực vào việc chăm sóc và giáo dục con em mình. Mô hình trường học mới Việt Nam tập trung vào đổi mới sư phạm: Đổi mới phương pháp dạy, đổi mới phương pháp học, đổi mới phương pháp đánh giá học sinh, đổi mới tổ chức lớp học.[2]

 

docx 22 trang thuychi01 12701
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 2 chương trình Mô hình trường học mới Việt Nam sau kết thúc dự án VNEN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
TRANG
1. Mở đầu:
1.1. Lý do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lý luận
3
2.2. Thực trạng của việc dạy-học môn Tiếng Việt lớp 2- chương trình Mô hình trường học Mới Việt Nam sau kết thúc Dự án VNEN tại trường Tiểu học Thành Vân
4
2.3. Các giải pháp thực hiện
6
2.3.1. Tăng cường công tác tuyên truyền một cách kịp thời, đúng đắn về mô hình trường học Mới Việt Nam đến phụ huynh
6
2.3.2. Bố trí sắp xếp đội ngũ giáo viên dạy học lớp 2 một cách phù hợp, có hiệu quả
7
2.3.3. Tổ chức tăng cường Tiếng Việt cho học sinh lên lớp 2 trong hè năm 2016 đạt hiệu quả
7
2.3.4. Tổ chức tập huấn bổ sung phương pháp dạy-học môn Tiếng Việt lớp 2 cho giáo viên trực tiếp dạy lớp 2 năm học 2016-2017
8
2.3.5. Làm tốt công tác chuẩn bị cho học sinh lớp 2 trước khi bước vào năm học mới 2016-2017
10
2.3.6. Tăng cường công tác dự giờ thăm lớp đối với môn Tiếng Việt lớp 2 và nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn định kỳ
10
2.3.7. Phát động phong trào thi đua trang trí lớp học thnâ thiện vào dịp chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
12
2.3.8. Động viên, khích lệ quan tâm đến đội ngũ giáo viên
13
2.3.9. Kêu gọi, vận động phụ huynh học sinh tích cực tham gia làm đồ dùng học tập cùng với giáo viên, học sinh
13
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
13
3. Kết luận, kiến nghị
14
3.1. Kết luận
14
3.2. Kiến nghị
15
1. MỞ ĐẦU:
1.1. Lý do chọn đề tài:
Với định hướng xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.
Chương trình dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam là bước đầu thử nghiệm cho công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.[1]
Năm học 2012-2013, cùng với 1447 trường Tiểu học trên cả nước, trường Tiểu học Thành Vân được tham gia dạy học chương trình thử nghiệm theo mô hình trường học mới Việt Nam đối với lớp 2, 3. 
Trường học mới VNEN là nơi học sinh cùng nhau học tập để lĩnh hội những kiến thức liên quan mật thiết đến cuộc sống của các em. Ở đó, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn và khích lệ các em trong việc tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức, hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp, ứng xử dân chủ bình đẳng. Ở đây, phụ huynh và cộng đồng cùng tham gia tích cực vào việc chăm sóc và giáo dục con em mình. Mô hình trường học mới Việt Nam tập trung vào đổi mới sư phạm: Đổi mới phương pháp dạy, đổi mới phương pháp học, đổi mới phương pháp đánh giá học sinh, đổi mới tổ chức lớp học.[2]
Sau 4 năm thực hiện chương trình Mô hình trường học mới Việt Nam, nhà trường đã phát huy được những ưu điểm của chương trình, những thuận lợi của Dự án, đồng thời khắc phục những tồn tại của chương trình trong quá trình thực hiện và rút ra những kinh nghiệm trong quá trình dạy học.
Năm học 2016-2017, là năm học đã kết thúc dự án VNEN, trường Tiểu học Thành Vân tiếp tục thực hiện chương trình Mô hình trường học Mới Việt Nam ở cả 4 khối lớp 2, 3, 4, 5. Song sau khi Dự án kết thúc thì nhà trường cũng gặp những khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Đặc biệt, đối với học sinh lớp 2, đầu năm học kỹ năng đọc hiểu của các em còn chưa tốt, khả năng giao tiếp còn hạn chế vì vốn ngôn ngữ Tiếng Việt của các em chưa có nhiều, nên khả năng làm việc độc lập, sự tương tác trong nhóm, tương tác với thầy cô hiệu quả chưa cao. Là một quản lý nhà trường, bản thân tôi hết sức băn khoăn và trăn trở trước những khó khăn, tồn tại của chương trình Mô hình trường học mới Việt Nam, cần đưa ra những giải pháp cụ thể để khắc phục những khó khăn, tồn tại nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Tôi đã quyết định chọn sáng kiến kinh nghiệm “Chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 2 chương trình Mô hình trường học mới Việt Nam sau kết thúc dự án VNEN” áp dụng vào năm học 2016-2017 để phần nào góp phần vào sự thành công của chương trình thử nghiệm VNEN.
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
Đối với học sinh lớp 2 khả năng đọc hiểu của các em còn nhiều hạn chế, song các em học theo chương trình Mô hình trường học Mới Việt Nam lại phải tự làm việc với tài liệu, các em phải tự tìm hiểu bài qua các logo của tài liệu dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Để các em học sinh lớp 2 tiếp cận với cách học của Mô hình thì đòi hỏi các em cần đạt các kỹ năng về môn Tiếng Việt ở mức độ tương đối tốt. Chính vì vậy cần chỉ đạo để thực hiện tốt công tác dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 2 chương trình Mô hình trường học Mới Việt Nam.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
 	Xuất phát từ mục đích trên; ý thức được vai trò và tầm quan trọng của việc chỉ đạo dạy và học môn Tiếng Việt trong nhà trường Tiểu học nói chung và dạy học theo Mô hình trường học mới Việt Nam nói riêng, tôi nhận thấy: Việc nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 2 chương trình Mô hình trường học Mới Việt Nam là vô cùng cần thiết và quan trọng nên tôi đã lựa chọn và đưa ra sáng kiến kinh nghiệm “Chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 2 Mô hình trường học Mới Việt Nam sau khi Dự án VNEN kết thúc tại trường Tiểu học Thành Vân huyện Thạch Thành”.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
- Phương pháp tổng hợp kết quả.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm: 
- Khắc phục những khó khăn khi thực hiện chương trình sau khi kết thúc Dự án.
- Khắc phục những tồn tại của chương trình Tiếng Việt lớp 2 - Mô hình trường học Mới Việt Nam.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lý luận:
Trường học mới không phải mới về CSVC, vẫn phòng học ấy chỉ là trang trí để tạo sự gần gũi, thân thiện, đồng thời các nội dung trang trí góp phần vào việc thực hiện các nội dung của Mô hình trường học mới như là các công cụ hỗ trợ. Mô hình trường học mới cũng không phải là đổi mới về chương trình mà vẫn là những nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình hiện hành.
 	Trong mô hình trường học mới thì Tài liệu hướng dẫn học các môn Tiếng Việt, toán, TNXH, khoa học, Lịch sử địa lý được biên soạn mới dưới dạng thiết kế các hoạt động giúp học sinh có thể tự học nhưng vẫn là nội dung của chương trình hiện hành có được lược bỏ những nội dung khó còn các môn học Đạo đức, Thủ công (kỹ thuật), thể dục, âm nhạc, Mỹ thuật vẫn dùng SGK của chương trình hiện hành.
 	Như vậy Mô hình trường học mới tập trung vào đổi mới sư phạm, bao gồm: Đổi mới phương pháp dạy, đổi mới phương pháp học, đổi mới phương pháp đánh giá học sinh, đổi mới tổ chức lớp học, đổi mới sự tham gia của cha mẹ học sinh và cộng đồng.
	Những đổi mới này nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và cùng với việc thực hiện những đổi mới trên là việc thực hiện đổi mới công tác quản lý, đổi mới việc sinh hoạt chuyên môn.
Chương trình Mô hình trường học Mới Việt Nam là bước đầu của công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đây là chương trình đã tạo cho học sinh có cơ hội học hỏi lẫn nhau, phát huy được tính tích cực, tự giác trong hoạt động học tập, đã tạo cho các em môi trường học tập một cách thoải mái, tự tin, không bị gò bó, áp đặt, các em được khám phá, trải nghiệm để tìm đến kiến thức mới một cách chủ động.[2]
 Sau tổng kết 4 năm thực hiện chương trình các trường Tiểu học trên toàn quốc nói chung cũng như trường Tiểu học Thành Vân nói riêng đã gặt hái được những thành công nhất định trong quá trình thử nghiệm. Tuy nhiên, sự thành công của chương trình thử nghiệm cũng một phần lớn là nhờ sự hỗ trợ kinh phí của Dự án VNEN. Bởi lẽ, khi thực hiện chương trình Mô hình trường học Mới Việt Nam cần phải có kinh phí để trang bị làm đồ dùng dạy học, trang trí lớp học theo Mô hình, sinh hoạt chuyên môn, Năm học 2016-2017, Dự án VNEN đã kết thúc đồng nghĩa với việc không còn kinh phí hỗ trợ trong công tác dạy học, như vậy nhà trường sẽ gặp những khó khăn nhất định trong công tác làm đồ dùng dạy học, trang trí lớp học. 
Chương trình Mô hình trường học Mới Việt Nam là chương trình đang được thử nghiệm nên nội dung chương trình vẫn còn được chỉnh sửa bổ sung những nội dung bất cập, những hoạt động chưa phù hợp với môn học, lớp học, với đối tượng học sinh.
Trường Tiểu học Thành Vân đã phát huy những ưu điểm của chương trình như vận dụng tốt phương pháp dạy, phương pháp học, cách thức tổ chức dạy học và cũng đã linh hoạt trong việc điều chỉnh nội dung, các logo hoạt động, hình thức hoạt động để phù hợp với đối tượng học sinh của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Là một người quản lý trong ngành Giáo dục và Đào tạo, tôi luôn mong mỏi góp phần công sức nhỏ bé của bản thân vào công tác giáo dục và đào tạo để chất lượng dạy học ngày càng phát triển. Trước những băn khoăn về nâng cao chất lượng giáo dục đối với một chương trình thử nghiệm, bản thân tôi đã luôn tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, khảo sát, kiểm tra chất lượng dạy học của nhà trường và thực tế cho thấy môn Tiếng Việt lớp 2 là nội dung mà cần được quan tâm nhất. Chính vì lẽ đó, tôi muốn trao đổi với đồng nghiệp sáng kiến kinh nghiệm: “Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học Môn Tiếng Việt lớp 2 chương trình Mô hình trường học Mới Việt Nam sau khi kết thúc Dự án VNEN.”
2.2. Thực trạng của việc dạy-học môn Tiếng Việt lớp 2 - Chương trình Mô hình trường học mới Việt Nam sau kết thúc Dự án VNEN tại trường Tiểu học Thành Vân.
Thuận lợi:
* Về cơ sở vật chất:
- Ở tất cả các khối lớp đã được trang trí đầy đủ các biểu bảng, các góc, các công cụ học tập theo Mô hình trường học Mới Việt Nam.
- Các điều kiện khác về cơ sở vật chất tương đối đảm bảo cho công tác dạy học.
*Về giáo viên: 
- Đội ngũ giáo viên của nhà trường đều đạt trình độ trên chuẩn, hầu hết giáo viên đều nhiệt tình, năng động, trách nhiệm với công việc, tích cực trong công tác tự học tự bồi dưỡng, ham học hỏi và rất hứng thú với phương pháp dạy học mới.
- Giáo viên đã thành thục với những kỹ năng giảng dạy theo phương pháp mới. 
- Hầu hết gia đình của giáo viên đều sử dụng mạng Internet nên việc cập nhật các thông tin về mô hình trường học mới Việt Nam kịp thời, dễ dàng, chính xác.
- Tài liệu Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 2 bao gồm sự hướng dẫn về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, giáo viên dễ dàng hơn khi tổ chức dạy học trên lớp, khắc phục được tình trạng truyền thụ kiến thức. Giáo viên đóng vai trò của người mở đường, cố vấn và đánh giá, trở thành người hướng dẫn học tập, thường xuyên quan tâm, giúp đỡ đến từng cá thể học sinh. Vai trò mới của giáo viên là người thúc đẩy hoạt động học tập hơn là giảng viên.
- Giáo viên không mất nhiều thời gian soạn giáo án. Giáo viên có thể dùng hầu hết thời gian vào việc nghiên cứu tài liệu hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát và đánh giá học sinh thực hiện các yêu cầu Hướng dẫn học.
- Tài liệu tạo điều kiện thuận tiện cho giáo viên khi tổ chức hiệu quả dạy học theo nhóm, theo cặp hoặc cá nhân.
* Về học sinh:
- Các em học sinh đều ngoan ngoãn, lễ phép, có ý thức học tập tương đối tốt. 
- Nhiều học sinh tương đối mạnh dạn, tự nhiên trong giao tiếp.
- Học sinh được học tập tích cực, chủ động, hứng thú do có cơ hội bày tỏ, chia sẻ những trải nghiệm, có cơ hội thực hành và vận dụng kiến thức kỹ năng đã học vào đời sống hàng ngày.
- Học sinh có nhiều cơ hội để độc lập suy nghĩ, bộc lộ ý kiến riêng khi làm việc cá nhân và có nhiều cơ hội để phát huy năng lực hợp tác khi học theo nhóm.
- Học sinh chủ yếu làm việc theo nhóm nhỏ và sau mỗi nội dung học tập, các em được tranh luận và đánh giá nhau.
- 100% học sinh được học 2 buổi/ngày.
- Tài liệu Hướng dẫn học đầy đủ cung cấp cho học sinh mượn.
* Về phụ huynh:
- Hầu hết phụ huynh học sinh đều quan tâm đến việc học tập của con em mình, luôn chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho các em. Phụ huynh luôn đồng tình, ủng hộ các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
- Phụ huynh không còn hoài nghi, lo ngại về chương trình Mô hình trường học Mới Việt Nam mà con em mình tham gia học tập.
b. Khó khăn:
* Về cơ sở vật chất:
- Không còn kinh phí hỗ trợ các lớp trong việc trang trí lớp, làm đồ dùng dạy học.
- Tài liệu Hướng dẫn học của học sinh lớp 2 đã bị nhàu nát nhiều vì đây là năm thứ năm sử dụng tài liệu này.
* Về giáo viên:
- Giáo viên phải làm việc vất vả hơn do vừa phải hỗ trợ kịp thời đối với từng nhóm, từng cá nhân học sinh trong nhóm, vừa phải bao quát toàn bộ học sinh trong lớp để phát hiện các nhóm, các cá nhân cần được hỗ trợ, giúp đỡ. 
- Giáo viên phải hết sức linh hoạt, uyển chuyển, làm chủ thời gian dành cho việc hỗ trợ từng cá nhân hoặc từng nhóm để em nào cũng cảm thấy mình được thầy cô quan tâm.
- Giáo viên dễ lúng túng trong việc điều hành hoạt động giữa các cá nhân, các nhóm học sinh nhịp độ học tập chênh lệch nhau.
- Tỷ lệ học sinh/lớp đông với 8 nhóm trong một lớp dẫn đến khả năng bao quát, quán xuyến của giáo viên đối với từng nhóm, từng cá nhân còn có những khó khăn.
- Không còn chế độ hỗ trợ giáo viên trong sinh hoạt chuyên môn, làm đồ dùng dạy học cũng như trang trí lớp và các hoạt động khác.
* Về học sinh:
- Học sinh hoàn toàn mới lạ với phương pháp học mới.
- Học sinh chưa chủ động làm việc, thao tác, nhiệm vụ học tập nên việc điều hành của nhóm trưởng trong nhóm còn gặp nhiều khó khăn và thường kéo dài thời gian của tiết học.
- Kỹ năng đọc, nghe, nói, viết của học sinh lớp 2 còn nhiều hạn chế, vốn từ ngữ Tiếng Việt của các em chưa nhiều nên nhiều em còn khó khăn trong việc chủ động làm việc với tài liệu.
- Một số học sinh chưa đủ mạnh dạn để hỏi thầy cô những nội dung, yêu cầu viết trong tài liệu Hướng dẫn học. Chính vì vậy việc tương tác với giáo viên, bạn bè của một số học sinh chưa đạt hiệu quả.
- Các em chưa thành thạo trong việc tự bảo nhau điều hành trong hoạt động nhóm.
- Nhiều học sinh vốn ngôn ngữ chưa đủ để tự tin trong giao tiếp với bạn bè, thầy cô.
* Về phụ huynh:
- Nhiều phụ huynh chưa có điều kiện để quan tâm đúng mức về việc học tập của con em mình. 
- Nhiều phụ huynh chưa hợp tác với con em mình để giải quyết hoạt động ứng dụng. 
- Nhiều phụ huynh còn gửi con cho ông bà, cô dì, chú bác để đi làm ăn xa. 
2.3. Các giải pháp thực hiện:
2.3.1. Tăng cường công tác tuyên truyền một cách kịp thời, đúng đắn về mô hình trường học mới Việt Nam đến phụ huynh.
Trong cuộc họp phụ huynh học sinh cuối năm học 2015-2016, tổ chức tuyên truyền đến phụ huynh học sinh lớp 1 hiểu về mô hình trường học mới Việt Nam; trao đổi kỹ càng về những ưu điểm của chương trình: Tài liệu hướng dẫn học không phải mua, học sinh được mượn để học tập; Tài liệu cấu trúc to rõ ràng, hình ảnh đẹp với các logo hướng dẫn học sinh hoạt động, sách dễ học, đọc dễ hiểu, giúp phụ huynh học sinh hiểu được cách học của học sinh, trách nhiệm của phụ huynh trong hoạt động ứng dụng để phụ huynh nhận thấy vai trò của cộng đồng và gia đình trong giáo dục, hình thành nhân cách của trẻ. Phụ huynh là người giúp đỡ học sinh lĩnh hội kiến thức cũng như ứng dụng nội dung bài học vào cuộc sống hằng ngày ở gia đình và cộng đồng. Từ đó, xây dựng được mối liên hệ chặt chẽ, tương tác giữa nhà trường, gia đình, cộng đồng tốt hơn, khuyến khích được gia đình, cộng đồng cùng tham gia hoạt động giáo dục.
Tuy nhiên đối với năm học 2016-2017, Dự án VNEN đã kết thúc đồng nghĩa với việc không còn kinh phí hỗ trợ, như vậy việc tăng cường Tiếng Việt cho các em học sinh lớp 2 không được chế độ hỗ trợ cho giáo viên cũng như học sinh. Song việc tăng cường Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 lên lớp 2 là việc làm vô cùng cần thiết nên rất cần được sự quan tâm, thống nhất của các bậc phụ huynh để tạo điều kiện cho con em mình được tham gia tăng cường Tiếng Việt hè 2016.
2.3.2. Bố trí sắp xếp đội ngũ giáo viên dạy học lớp 2 một cách phù hợp, có hiệu quả.
Năm học 2016-2017, Ban giám hiệu căn cứ vào kết quả công tác của giáo viên trong các năm gần đây, chọn những giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, dựa vào ý thức trách nhiệm của giáo viên, những người có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và phải là người đã dạy lớp 2 chương trình VNEN trong những năm học trước, kết hợp tham khảo ý kiến của tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn để lựa chọn giáo viên giảng dạy lớp 2. Giáo viên dạy lớp 2 phải là giáo viên trẻ, năng động, linh hoạt trong dạy học và đã đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên, có tâm huyết với nghề.
Phân công giáo viên dạy lớp 2 năm học 2016-2017 như sau:
TT
Họ và tên
Năm sinh
Trình độ chuyên môn
Danh hiệu đã đạt
Ghi chú
1
Đỗ Thị Liên
1966
Cao đẳng
Giáo viên giỏi tỉnh
2
Bùi Thị Hiền
1973
Đại học
Giáo viên giỏi tỉnh
3
Đỗ Thị Huệ
1972
Đại học
Giáo viên giỏi huyện
2.3.3. Tổ chức tăng cường Tiếng Việt cho học sinh lên lớp 2 trong hè năm 2016 đạt hiệu quả.
Năm học 2016-2017, nhà trường có 84 em học sinh lớp 1 được lên lớp 2. Vì Dự án đã kết thúc không còn chế độ hỗ trợ giáo viên dạy cũng như hỗ trợ ăn nhẹ cho học sinh nên Ban giám hiệu đã tham khảo ý kiến giáo viên dự kiến dạy lớp 2 trong năm học 2016-2017 và giáo viên dạy lớp 1 năm học trước để thống nhất số học sinh cần phải tăng cường Tiếng Việt trong hè năm 2016. Sau khi thăm dò đã thống nhất có 30 em sẽ tham gia tăng cường Tiếng Việt hè năm 2016. Lập danh sách 30 em cần tăng cường Tiếng Việt hè năm 2016.
Triệu tập 3 giáo viên dự kiến phân công dạy lớp 2 năm học 2016-2017. Ban giám hiệu đã cùng trao đổi với giáo viên về tính cần thiết, tầm quan trọng của việc tăng cường Tiếng Việt cho các em học sinh lớp 2 trong hè. Các đồng chí giáo viên đã nhận thức được trách nhiệm của mình và nêu cao tình thương yêu học sinh đã tự nguyện dạy tăng cường Tiếng Việt cho các em, 3 đồng chí dạy 20 buổi trong hè 2016. Sau khi nhận được sự đồng thuận của 3 giáo viên, Ban giám hiệu tiếp tục thảo luận và thống nhất với giáo viên được phân công dạy tăng cường Tiếng Việt về nội dung, phương pháp, cách tổ chức dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh:
- Cách tổ chức: Dạy 20 buổi (Miễn phí).
Giao cho đồng chí Đỗ Thị Liên sẽ phân công việc đứng lớp của 3 đồng chí.
- Phương pháp: Tập cho học sinh làm quen dần với phương pháp học mới.
Hướng dẫn học sinh cách làm việc với tài liệu, cách thảo luận theo cặp, theo nhóm.
- Nội dung: Tập trung vào rèn các kỹ năng đọc, viết, nghe, nói cho học sinh. Đặc biệt quan tâm đến kỹ năng đọc hiểu cho các em, giành 2/3 thời lượng để rèn kỹ năng đọc hiểu. Cho các em tự đọc các bài tập đọc trong sách Tiếng Việt lớp 1 để tự tìm câu trả lời cho các câu hỏi và ghi phần trả lời ra vở, cho học sinh làm quen với sách Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 2. Qua đó, giáo viên nắm bắt được khả năng đọc hiểu của từng em để rèn luyện cho các em. Còn 1/3 thời lượng tăng cường để rèn các kỹ năng nghe, viết. Giáo viên đọc cho học sinh viết các bài chính tả, chứ không để học sinh nhìn chép. Kết hợp việc viết chính tả, cho học sinh làm thêm các bài tập chính tả, bài tập luyện từ và câu để mở rộng vốn từ.
Mời phụ huynh của 30 em học sinh lớp 2 trong danh sách tăng cường Tiếng Việt hè năm 2016 đến để cùng nghe nhà trường trao đổi về mục đích, nội dung tăng cường Tiếng Việt cho các em nhằm nâng cao tính hợp tác của phụ huynh. Qua cuộc trao đổi thì phụ huynh học sinh hoàn toàn ủng hộ kế hoạch tăng cường Tiếng Việt cho học sinh và càng yên tâm hơn về mô hình trường học mới Việt Nam.
- Thực hiện thời gian tăng cường Tiếng Việt cho học sinh lớp 2 hè năm 2016 từ 8/8/2016 đến 26/8/2016.
2.3.4. Tổ chức tập huấn bổ sung phương pháp dạy - học môn Tiếng Việt lớp 2 cho giáo viên trực tiếp dạy lớp 2 năm học 2016-2017.
Tuy nhiên đã thực hiện sau 4 năm học, song nhận thấy những khó khăn đối với dạy học môn Tiếng Việt lớp 2, ngay từ bài học đầu tiên học sinh lớp 2 phải thành thạo kỹ năng học tập cá nhân và học tập theo nhóm để hoàn thành bài học nên nhà trường tổ chức t

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_chi_dao_nang_cao_chat_luong_day_hoc_mon_tieng_viet_lop.docx