SKKN Chỉ đạo giáo viên tổ chức trò chơi học tập góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 1, 2, 3

SKKN Chỉ đạo giáo viên tổ chức trò chơi học tập góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 1, 2, 3

Để đào tạo được những con người lao động có năng lực thích nghi với sự phát triển của xã hội thì giáo dục và đào tạo phải không ngừng đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề then chốt của chính sách đổi mới giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: “Phương pháp giáo dục phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy, sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.

 Tiểu học được xem là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng đầu tiên cho sự phát triển con người toàn diện. Đối với học sinh lứa tuổi tiểu học: Nhận thức của các em nằm ở giai đoạn ban đầu - tư duy cụ thể, chủ yếu là cảm giác và tri giác, bước đầu của tư duy logic (phân tích, tổng hợp, so sánh, rút ra quy luật). Nhận thức và khả năng tiếp nhận của các em phụ thuộc vào sự hưng phấn và nhiệt tình đón nhận của người tham gia nhận thức, được tham gia trực tiếp vào quá trình nhận thức với tỷ lệ cao bao nhiêu thì hiệu quả sẽ tăng lên bấy nhiêu.

 Ở bậc tiểu học, môn Tiếng Việt có vị trí đặc biệt quan trọng. Học tốt môn Tiếng Việt, học sinh sẽ có cơ sở để tiếp thu và diễn đạt tốt các môn học khác. Nắm vững kiến thức tiếng Việt và luyện tập thành thạo các kĩ năng đọc, nghe, nói, viết, các em sẽ suy nghĩ mạch lạc, diễn đạt trong sáng và có khả năng làm chủ được tiếng nói và chữ viết của dân tộc.

 Cũng như các môn học khác, muốn học tốt môn Tiếng Việt, trước hết, mỗi học sinh cần phải say mê và hứng thú. Để tạo cho các em sự say mê và hứng thú khi học Tiếng Việt giáo viên cần tổ chức các hình thức dạy học linh hoạt, thu hút học sinh tham gia. Một trong những hình thức học tập được học sinh yêu thích nhất đó là trò chơi học tập (trò chơi học tập là một hoạt động vui chơi của trẻ mang nội dung giáo dục như: Giáo dục đạo đức, giáo dục đức tính kiên trì, khéo léo, nhanh nhẹn, hợp tác công việc, ứng xử thông minh, quyết đoán.).

Vì vậy tổ chức trò chơi học tập thông qua hoạt động dạy học các bộ môn nói chung, môn Tiếng Việt nói riêng là một hoạt động phù hợp, bổ ích và cần thiết đối với giáo dục Tiểu học. Trò chơi học tập còn giúp thực hiện tinh thần chỉ đạo của Tiểu học là “Học vui – Vui học”, “Học mà chơi – chơi mà học” một cách hứng thú và bổ ích.

Trên thực tế, trong những năm học qua giáo viên thiết kế và tổ chức các trò chơi học tập chưa được thường xuyên, các trò chơi của học sinh chưa được phong phú học sinh chơi nhưng còn mang tính hình thức. Chính vì thế để tổ chức phong phú các trò chơi học tập nhằm đạt hiệu quả nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt, tôi đã chỉ đạo giáo viên lớp 1, 2, 3 đổi mới phương pháp dạy học qua sáng kiến kinh nghiệm:

“Chỉ đạo giáo viên tổ chức trò chơi học tập góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 1, 2, 3”

 

doc 21 trang thuychi01 11940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Chỉ đạo giáo viên tổ chức trò chơi học tập góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 1, 2, 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A - MỞ ĐẦU
1/ Lý do chọn đề tài:
Để đào tạo được những con người lao động có năng lực thích nghi với sự phát triển của xã hội thì giáo dục và đào tạo phải không ngừng đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề then chốt của chính sách đổi mới giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: “Phương pháp giáo dục phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy, sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.
 Tiểu học được xem là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng đầu tiên cho sự phát triển con người toàn diện. Đối với học sinh lứa tuổi tiểu học: Nhận thức của các em nằm ở giai đoạn ban đầu - tư duy cụ thể, chủ yếu là cảm giác và tri giác, bước đầu của tư duy logic (phân tích, tổng hợp, so sánh, rút ra quy luật). Nhận thức và khả năng tiếp nhận của các em phụ thuộc vào sự hưng phấn và nhiệt tình đón nhận của người tham gia nhận thức, được tham gia trực tiếp vào quá trình nhận thức với tỷ lệ cao bao nhiêu thì hiệu quả sẽ tăng lên bấy nhiêu.
 Ở bậc tiểu học, môn Tiếng Việt có vị trí đặc biệt quan trọng. Học tốt môn Tiếng Việt, học sinh sẽ có cơ sở để tiếp thu và diễn đạt tốt các môn học khác. Nắm vững kiến thức tiếng Việt và luyện tập thành thạo các kĩ năng đọc, nghe, nói, viết, các em sẽ suy nghĩ mạch lạc, diễn đạt trong sáng và có khả năng làm chủ được tiếng nói và chữ viết của dân tộc.
 Cũng như các môn học khác, muốn học tốt môn Tiếng Việt, trước hết, mỗi học sinh cần phải say mê và hứng thú. Để tạo cho các em sự say mê và hứng thú khi học Tiếng Việt giáo viên cần tổ chức các hình thức dạy học linh hoạt, thu hút học sinh tham gia. Một trong những hình thức học tập được học sinh yêu thích nhất đó là trò chơi học tập (trò chơi học tập là một hoạt động vui chơi của trẻ mang nội dung giáo dục như: Giáo dục đạo đức, giáo dục đức tính kiên trì, khéo léo, nhanh nhẹn, hợp tác công việc, ứng xử thông minh, quyết đoán....).
Vì vậy tổ chức trò chơi học tập thông qua hoạt động dạy học các bộ môn nói chung, môn Tiếng Việt nói riêng là một hoạt động phù hợp, bổ ích và cần thiết đối với giáo dục Tiểu học. Trò chơi học tập còn giúp thực hiện tinh thần chỉ đạo của Tiểu học là “Học vui – Vui học”, “Học mà chơi – chơi mà học” một cách hứng thú và bổ ích. 
Trên thực tế, trong những năm học qua giáo viên thiết kế và tổ chức các trò chơi học tập chưa được thường xuyên, các trò chơi của học sinh chưa được phong phú học sinh chơi nhưng còn mang tính hình thức. Chính vì thế để tổ chức phong phú các trò chơi học tập nhằm đạt hiệu quả nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt, tôi đã chỉ đạo giáo viên lớp 1, 2, 3 đổi mới phương pháp dạy học qua sáng kiến kinh nghiệm: 
“Chỉ đạo giáo viên tổ chức trò chơi học tập góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 1, 2, 3” 
2/ Mục đích nghiên cứu
 Sáng kiến kinh nghiệm góp phần giáo dục kỹ năng sống, phát huy tính tích cực, kích thích sự say mê hứng thú tạo điều kiện để tất cả các đối tượng học sinh tham gia thực hành, trải nghiệm trong quá trình học tập của mình. Từ đó các em chủ động chiếm lĩnh kiến thức và vận dụng trong cuộc sống. Góp phần vào đổi mới phương pháp dạy học
3/ Đối tượng nghiên cứu: 
Nghiên cứu và tìm giải pháp tổ chức trò chơi nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1,2,3 của trường Tiểu học Thịnh Lộc Hậu Lộc – Thanh Hóa trong năm học 2015 – 2016.
4/ Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng kết hợp các phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp phân tích tổng hợp
B – NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Trước tiên ta phải hiểu rõ được tác dụng của trò chơi học tập đó là trò chơi học tập phù hợp với quy luật nhận thức của lứa tuổi học sinh tiểu học, gây hứng thú, say mê cho các em trong học tập, kích thích các em tìm hiểu và khám phá các vấn đề liên quan đến nội dung giáo dục và rèn luyện các kĩ năng, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng, tăng cường năng lực cá nhân và năng lực tổ chức, hợp tác công việc, hoạt động thực tiễn, đưa các em về với những vấn đề của thực tế đời sống; rèn luyện các kĩ năng sống nhanh nhẹn, tháo vát, sáng tạo, khéo léo; phương pháp tổ chức phân công công việc hợp lí, tập đánh giá công bằng, khách quan, chính xác trước một vấn đề. Mặt khác khi tổ chức trò chơi học tập thì trò chơi đó phải dễ tổ chức và thực hiện, phải phù hợp với chủ đề bài Tiếng Việt, gắn với yêu cầu nội dung, kĩ năng cần đạt của bài học, lớp học đó, phù hợp tâm sinh lí, với đặc điểm và trình độ học sinh, với quỹ thời gian, với hoàn cảnh, điều kiện thực tế của lớp học, đồng thời phải không gây nguy hiểm cho học sinh.,xây dựng được chuẩn đánh giá hợp lí, phát huy được việc tự tổ chức đánh giá của các em nhưng lấy tinh thần vui là chính. Học sinh phải nắm được cách chơi và tôn trọng luật chơi, phải quy định rõ thời gian, địa điểm chơi phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh tham gia, tổ chức, điều khiển tất cả các khâu: Từ chuẩn bị, tiến hành trò chơi đến đánh giá sau khi chơi, phải thực sự gây được hứng thú, vui mà học cho các em, tổ chức, động viên để mọi thành viên cùng tham gia nhất là các học sinh yếu, nhút nhát. Động viên các em tự tìm tòi, rèn luyện, khám phá và phát huy trong việc tự học, trong cuộc sống.Trò chơi phải được luân phiên, thay đổi một cách hợp lí để không gây nhàm chán cho học sinh.
Quá trình nhận thức của học sinh Tiểu học chia làm 2 giai đoạn (Giai đoạn đầu là lớp 1,2,3; giai đoạn sau là lớp 4,5). Ở giai đoạn đầu nhận thức cảm tính là chủ yếu tư duy trực quan cụ thể chiếm ưu thế, tư duy trừu tượng đang hình thành. Chính vì thế, các em thích tận mắt thấy, tai nghe, tự mình làm..có như vậy kiến thức mới đọng lại trong các em. Những hoạt động gây hứng thú sẽ khuyến khích các em chủ động học tập, thích học, khơi dậy tính tò mò, phát triển năng lực, tìm ra những điểm mới trong hệ thống kiến thức sẽ có tác dụng làm cho học sinh nhớ lâu, nhớ kỹ, hiểu sâu trong việc lĩnh hội tri thức.
 Mặt khác, tuổi của các em là tuổi chơi mà học, học mà chơi. Các cơ quan trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện nên mức độ tập trung chú ý lâu chưa bền vững, ngồi lâu trong một tiết học nếu không thay đổi hình thức tổ chức dạy học chắc các em sẽ không thấy thoải mái. Bởi vậy, cần có những biện pháp tổ chức hoạt động dạy và học linh hoạt để các em có cơ hội vừa học, vừa vận động cơ thể. Hơn nữa học sinh tiểu học, và đặc biệt là học sinh lớp 1,2,3 cũng đang còn mang tính trẻ con, hay ưa những điều mới lạ, chính vì thế trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy - học tránh dập khuôn máy móc, lặp đi lặp lại nguyên bản mà nên thay đổi đôi chút, tạo ra các hình thức chơi hợp lý giúp học sinh hoạt động tích cực, sôi động để chiếm lĩnh kiến thức thu hút sự chú ý của học sinh.
II/ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1,2,3 CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊNH LỘC.
1/ Đối với giáo viên
Năm học 2015 – 2016 được phân công phụ trách chuyên môn khối 1, 2, 3. Qua dự giờ, kiểm tra kế hoạch dạy học đầu năm của giáo viên tôi thấy: đối với môn Tiếng Việt nhiều giáo viên quan tâm tổ chức trò chơi học tập trong hầu hết các phân môn của môn học này nên không khí giờ học còn trầm, việc truyền tải kiến thức của giáo viên đến học sinh còn nặng nề, gây nhàm chán đối với các em. Đây lại là môn học chiếm nhiều thời lượng nhất trong các môn học của bậc Tiểu học (lớp 1 có 10 tiết/tuần/tổng số tiết là 22, lớp 2 có 9 tiết/tuần/tổng số tiết là 23, lớp 3 có 8 tiết/tuần/tổng số tiết là 23), do đó cần có biện pháp kịp thời nhằm đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giờ dạy. 
 Sau khi dự giờ và kiểm tra kế hoạch dạy học đầu năm của giáo viên về môn Tiếng Việt như sau (với những tiết Tiếng Việt có thể tổ chức được trò chơi )
Số giáo viên được kiểm tra
GV có tổ chức trò chơi học tập
GV không tổ chức trò chơi học tập
Ghi chú
SL
TL
SL
TL
5
1
20%
4
80%
Qua bảng kết quả trên ta thấy tỉ lệ giáo viên tổ chức trò chơi trong học tập đối với môn Tiếng Việt rất thấp. 
Như vậy: Qua dự giờ thăm lớp và phỏng vấn giáo viên tôi nhận thấy nhiều giáo viên thường ngại tổ chức trò chơi vì lý do sau:
- Chưa hiểu hết được tác dụng của trò chơi học tập.
- Còn lúng túng khi thiết kế, tiến hành trò chơi. 
- Phải chuẩn bị công phu: chuẩn bị về cách tổ chức, chuẩn bị đồ dùng tốn nhiều thời gian.
- Khi tổ chức trò chơi, nếu tổ chức không khéo léo dễ gây mất trật tự, lộn xộn trong giờ học.
2/ Đối với học sinh:
Tôi đã đi sâu tìm hiểu học sinh với các câu hỏi: Em có thích học môn Tiếng Việt không? Vì sao? Em thích học môn nào nhất? 
Tôi thật bất ngờ thu được kết quả như sau:
Khối lớp
Số HS được hỏi
Thích
Phân vân
Không thích
SL
TL
SL
TL
SL
TL
1
50
8
16%
12
24%
30
60%
2
37
5
13,5%
9
24,3%
23
62,2%
3
40
9
22,5%
10
25%
21
52,5%
 Từ kết quả trên cho thấy đa phần các em không thích học môn Tiếng Việt với các lí do như: Môn Tiếng Việt khó, nhiều phân môn, ít được chơi, phải đọc, viết nhiều, nhiều bài tập, Các em chỉ thích học các môn đặc thù, Toán
Qua việc dự giờ thăm lớp và phỏng vấn trực tiếp học sinh tôi nhận thấy một bộ phận học sinh còn tiếp thu kiến thức một cách thụ động, tự ti, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động học tập trong môn Tiếng Việt. Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng môn Tiếng Việt lớp 1,2,3 và thu được kết quả như sau:
Khối
Lớp
Số HS
Được khảo sát
Điểm
9 - 10
Điểm
7 - 8
Điểm
5 - 6
Điểm
dưới 5
1
50
10
`15
20
5
2
37
5
10
19
3
3
40
4
15
17
4
Tổng
127
19
40
56
12
 Bảng chất lượng trên cho thấy tỷ lệ điểm 9 - 10 đối với môn Tiếng Việt còn thấp, điểm dưới 5 vẫn còn. Trước yêu cầu đổi mới của ngành, trước thực trạng giảng dạy của đội ngũ giáo viên trong nhà trường và chất lượng của học sinh để dạy học môn Tiếng Việt đạt hiệu quả tốt hơn, tôi đã có biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức trò chơi học tập góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt khối lớp 1, 2, 3. 
III/ CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP CỦA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1,2,3
1/ Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên về sự cần thiết phải tổ chức trò chơi môn Tiếng Việt lớp 1,2,3 trong dạy học:
 1.1 Tuyên truyền giáo dục cho đội ngũ mọi chủ trương đường lối, chính sách của Đảng về giáo dục và đào tạo, đặc biệt là việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện.
- Tổ chức cho giáo viên được học tập, tiếp thu một cách nghiêm túc.
- Triển khai việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. 
- Tổ chức kiểm tra nhận thức của giáo viên để đánh giá sự tiếp về nội dung đã triển khai.
1.2. Giúp giáo viên hiểu rõ tác dụng, cách thức tổ chức trò chơi trong học tập. Tôi đã tiến hành giúp giáo viên bằng cách sau:
- Nghiên cứu và triển khai chuyên đề Tổ chức trò chơi học tập trong buổi sinh hoạt chuyên môn tại trường với mục tiêu:
+ Nắm được những kiến thức cơ bản cần thiết, cập nhật về vai trò, nhiệm vụ, căn cứ lựa chọn, quy trình tổ chức trò chơi học tập trong dạy học môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học.
+ Biết tổ chức trò chơi học tập trong dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy.
+ Có tinh thần trách nhiệm, tính năng động sáng tạo và thái độ hợp tác trong việc tìm tòi và tổ chức các trò chơi học tập phù hợp với đối tượng và đặc trưng bộ môn.
- Lựa chọn giáo viên dạy thử nghiệm:
 Tổ chức dạy hai lớp: Lựa chọn cùng 1 tiết dạy ở một phân môn trong môn Tiếng Việt, một lớp dạy có tổ chức trò chơi và một lớp dạy không tổ chức trò chơi. Tiến hành so sánh hai tiết dạy ở hai lớp. Từ thực tế đó để giáo viên khẳng định khi dạy học có tổ chức trò chơi là rất cần thiết trong dạy học đặc biệt là trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Cũng qua đó sẽ đổi mới trong nhận thức của đội ngũ giáo viên.
2/ Xây dựng kế hoạch chỉ đạo đội ngũ giáo viên thiết kế, vận dụng tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt lớp 1,2,3:
2.1.- Thành lập ban chỉ đạo và phân công cụ thể cho từng thành viên
- Thành lập ban chỉ đạo
+ Trưởng ban: Hiệu trưởng: Phạm Thị Quyên
+ Phó ban: Phó hiệu trưởng: Tô Thị Đằng
+ Uỷ viên: 3 tổ trưởng chuyên môn
+ Cố vấn: Chuyên viên phòng GD&ĐT Hậu Lộc
 - Phân công giáo viên từng nhiệm vụ cụ thể:
 + Giáo viên chuẩn bị bài dạy: Lê Thị Nghĩa + Trịnh Thị Hảo
 + Lớp dạy thử nghiệm: 2A, 2B
 + Thảo luận kế hoạch bài học: Ban chỉ đạo và giáo viên dạy thử nghiệm.
2.2. Hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch bài học, thiết kế, vận dụng tổ chức trò chơi Tiếng Việt lớp 1,2,3:
2.2.1, Xây dựng kế hoạch bài học:
- Xác định mục tiêu bài học.
- Xác định những kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung trọng tâm.
- Lựa chọn các trò chơi phù hợp với nội dung kiến thức giúp các em tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, chủ động.
+ Phải nắm được mục đích để lựa chọn việc tổ chức trò chơi học tập: Trò chơi này nhằm củng cố kiến thức gì? Rèn luyện kĩ năng nào? Phù hợp bài nào?... 
+ Chuẩn bị chu đáo: thiết kế, chọn phương tiện, không gian...
+ Lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp: tiến hành vào thời điểm nào, cách tiến hành ra sao, các bài tập hoặc câu hỏi bổ trợ gợi ý khi thấy cần thiết...
+ Đánh giá hoạt động: Hình thức đánh giá, nội dung đánh giá, kết quả đánh giá và cách tiến hành mở rộng các trò chơi tương tự tiếp theo... 
 Các bước tổ chức một trò chơi học tập.
Bước 1: Giới thiệu trò chơi: Nêu tên trò chơi; Hướng dẫn cách chơi: vừa mô tả, vừa thực hành, nếu cần mời mọi người làm theo ngay.
Bước 2: Chơi thử.
Bước 3: Nhấn mạnh luật chơi, nhất là những lỗi thường gặp ở phần chơi thử.
Bước 4: Chơi thật – Xử phạt những người phạm luật chơi
Bước 5: Nhận xét, đánh giá kết quả trò chơi, thái độ của người tham dự và rút kinh nghiệm.
2.2.2, Hướng dẫn gợi ý vận dụng một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 1, 2, 3:
Bản thân tôi đã nghiên cứu nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học, tham khảo tài liệu để thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tiếng Việt, cung cấp cho giáo viên tham khảo và áp dụng trong quá trình dạy học.
a,Tổ chức trò chơi trong dạy học Tập đọc
 * Trò chơi truyền điện: 
Dùng vào thời điểm cuối tiết tập đọc – Học thuộc lòng hoặc các tiết ôn tập học thuộc lòng.
a. Mục đích:
- Rèn kĩ năng thuộc nhanh câu thơ trong bài học thuộc lòng ở sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, 2, 3.
- Rèn khả năng tập trung suy nghĩ cao độ
- Luyện trí nhớ và phản xạ nhanh nhạy, kịp thời.
b. Chuẩn bị: 
- Chia lớp thành 2 nhóm có số người chơi bằng nhau ( Hoặc đứng thành hai hàng đối diện); Giáo viên làm trọng tài.
c. Cách tiến hành:
 Sau khi hướng dẫn HS học thuộc lòng bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng theo các cách: xoá dần, đọc theo nhóm, , giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi này. Giáo viên nêu cách chơi và yêu cầu cần thực hiện đúng: 
+ Hai nhóm cử đại diện bắt thăm để dành quyền đọc trước .
+ Đại diện nhóm đọc trước (A) sẽ đứng lên đọc dòng thơ đầu tiên của bài rồi chỉ định thật nhanh (“truyền điện”) một bạn bất kì của nhóm đối diện (B). Bạn được chỉ định phải đứng dậy thật nhanh để đọc tiếp dòng thơ thứ hai của bài; nếu đọc đúng và trôi chảy thì sẽ được chỉ định ngay một bạn ở nhóm kia (A) đọc tiếp dòng thơ thứ ba  cứ như vậy cho đến hết bài.
Ví dụ: Bài “Quê hương” (sách giáo khoa Tiếng Việt 3, trang 79 tập một) được đọc như sau:
HS A: Quê hương là chùm khế ngọt; HS B: Cho con trèo hái mỗi ngày
HS C: Quê hương là đường đi học; HS D: Con về rợp bướm vàng bay.
..
Trường hợp người truyền điện bị chỉ định chưa đọc ngay (vì chưa thuộc), các bạn ở nhóm đối diện sẽ hô “một, hai, ba”; hô xong mà bạn đó vẫn không đọc được thì phải đứng yên tại chỗ; người đã đọc được câu thơ trước sẽ được chỉ định một lần nữa để bạn khác trong nhóm đối diện được đứng lên đọc tiếp.
Nhóm nào có nhiều phải đứng là người thua cuộc.
Đọc hết lượt một bài thơ, hai nhóm có thể chuyển sang đọc mỗi lần là hai dòng thơ hay một khổ thơ với cách chơi tương tự trên. 
* Trò chơi thả thơ
a. Mục đích:
- Rèn kĩ năng nhớ và đọc đúng các câu thơ, khổ thơ trong bài thơ cần học thuộc lòng ở sách Tiếng Việt 1, 2, 3.
- Luyện trí nhớ tốt, tác phong ứng xử nhanh nhẹn, chính xác và ý thức nỗ lực của từng người trong nhóm khi đọc thành tiếng từng dòng thơ (khổ thơ) theo yêu cầu nêu ra.
b. Chuẩn bị:
- GV: Làm các phiếu “thả thơ”: mỗi phiếu ghi một dòng thơ đầu (khổ thơ 4 chữ hay 5 chữ) hoặc từ ngữ đầu (của một câu thơ lục bát), mỗi lần đọc một khổ thơ hoặc một câu thơ lục bát trong bài học thuộc lòng.
Ví dụ 1: Bài “Anh Đom Đóm” (sách giáo khoa Tiếng Việt 3, tập một), cần làm 6 phiếu ghi 6 dòng thơ đầu của mỗi khổ thơ như dưới đây:
Ngoài sông thím Vạc
Mặt trời gác núi
Phiếu 1: Phiếu 4: 
Từng bước, từng bước
Theo làn gió mát
Phiếu 2: Phiếu 5:
Tiếng chị Cò Bợ
Gà đâu rộn rịp
Phiếu 3: Phiếu 6:
c. Cách tiến hành:
- Giáo viên nêu cách chơi và quy định “luật chơi”:
+ Mỗi lượt chơi gồm hai nhóm có số người bằng số phiếu “thả thơ” đã chuẩn bị. Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng để điều hành việc “thả thơ” của nhóm mình. Hai nhóm trưởng bắt thăm để giành quyền “thả thơ” trước.
+ Mỗi người trong nhóm “thả thơ” cầm một tờ phiếu (giữ kín); khi nghe trọng tài hô “bắt đầu”, nhóm “thả thơ” cử một người đưa (“thả”) ra một tờ phiếu cho một bạn bất kì ở nhóm kia. Bạn nhận phiếu phải đọc thuộc cả khổ thơ có dòng thơ ghi trên phiếu; nếu đọc đúng sẽ được tính 1 điểm. Khi “thả” xong hết số phiếu, trọng tài tính tổng số điểm của nhóm đọc thuộc thơ.
Đổi lại nhóm “thả thơ” (đến lượt nhóm kia), chơi tương tự như trên, sau đó tính tổng số điểm của nhóm thứ hai.
- Chú ý về luật chơi:
+ Chỉ được “thả” từng phiếu và “thả” cho mỗi bạn đối diện 1 lần (không “thả” nhiều phiếu một lúc và không “thả” nhiều lần phiếu cho một bạn).
+ Người nhận được phiếu phải tự nghĩ và đọc thuộc khổ thơ, không được hỏi bạn khác trong nhóm – các bạn trong nhóm không được nhắc bạn.
Sau khi nhận phiếu, quá 10 giây (đếm từ 1 đến 10) mà người nhận không đọc thì sẽ không được tính điểm; nếu đọc đủ khổ thơ nhưng có dòng sai, lẫn hoặc ngắc ngứ thì sẽ bị trừ nửa điểm.
- Kết thúc cuộc chơi giáo viên công bố kết quả: nhóm đạt nhiều điểm hơn là nhóm thắng cuộc. 
* Thi đọc tiếp sức
a. Mục đích:
- Rèn kĩ năng đọc đúng bài thơ học thuộc lòng trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1, 2, 3.
- Luyện trí nhớ, rèn tác phong nhanh nhẹn, tập trung chú ý dể phối hợp nhịp nhàng giữa các bạn trong nhóm với nhau khi đọc thành tiếng những khổ thơ nối tiếp.
b. Cách tiến hành:
- Giáo viên nêu quy định cho mỗi lần đọc: mỗi lần đọc một khổ thơ (khổ thơ 4 chữ hay 5 chữ); đọc 2 dòng thơ đối với thơ lục bát.
- Từng nhóm thi đọc tiếp sức lần lượt đứng lên thành hàng ngang , quay mặt về phía các bạn.
- Khi nghe lệnh trọng tài hô “bắt đầu”, người số 1 (đầu hàng bên phải hoặc bên trái) phải nhanh chóng đọc thuộc lòng khổ thơ hoặc hai dòng thơ một cách rõ ràng, chính xác. Dứt tiếng cuối cùng của khổ thơ đầu hoặc hai dòng thơ người số 2 (cạnh vị trí số 1) mới được đọc khổ thơ hoặc 2 dòng thơ tiếp theo  cứ như vậy cho đến người cuối cùng của nhóm; nếu chưa hết bài, lại quay về người số 1 đọc – người số 2 đọc  cho đến hết bài thì dừng lại.
- Giáo viên cùng các bạn theo dõi và tính điểm “đọc tiếp sức” đối với từng nhóm như sau: 
 Mỗi lượt người đọc thuộc, đúng quy định – 1 bông hoa; không được thưởng hoa nếu vi phạm một trong các trường hợp sau:
+ Đọc sai, lẫn hay thừa, thiếu tiếng; hoặc không thuộc khổ thơ.
+ Đọc tiếp khổ thơ, dòng thơ sau, khi người đọc dòng trước chưa xong.
+ Đọc quá một khổ thơ theo quy định.
 Chú ý: Nếu người đọc trước lỡ đọc quá 2 dòng hay quá một khổ thơ rồi mới dừng lại thì người tiếp theo vẫn phải đọc đủ và đúng những dòng mà mình phải đọc; người đọc không đúng quy định sẽ bị tính trừ thành tích khi cả đội chơi xong.
- Khi các nhóm đã đọc xong, trọng tài công bố kết quả số bông hoa của từng nhóm. Nhóm được nhiều hoa nhất (ít hoặc không mắc lỗi), thuộc bài nhất là nhóm giành phần thắng trong cuộc thi “đọc tiếp sức” không nhìn sách (học thuộc lòng). Nhóm được ít bông hoa hơn nhưng có nhiều bạn đọc diễn cảm cũng cần được tuyên dương.
* Trò chơi này có thể áp dụng khi cho học sinh cầm sách đọc tiếp sức với các 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_chi_dao_giao_vien_to_chuc_tro_choi_hoc_tap_gop_phan_nan.doc