SKKN Chỉ đạo giáo dục, ý thức bảo vệ môi trường ở trường Tiểu học

SKKN Chỉ đạo giáo dục, ý thức bảo vệ môi trường ở trường Tiểu học

Đất nước Việt Nam đang trên đà hội nhập, đổi mới và phát triển từng ngày. Cùng với các lĩnh vực khác, nền kinh tế nước ta đang tăng trưởng mạnh mẽ. Chất lượng cuộc sống ngày càng cao, nhu cầu xã hội ngày càng tăng, cũng là lúc vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường được Đảng và Nhà nước ta nói riêng cũng như thế giới nói chung hết sức quan tâm.

Môi trường đang là một vấn đề trọng đại của thế giới, cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng về dân số, vấn đề đô thị hoá, sự hiểu biết về vai trò và ý nghĩa môi trường đã làm cho tình trạng môi trường ngày càng trở nên trầm trọng.

Ở Việt Nam vấn đề môi trường đã và đang là vấn đề cấp bách cần được quan tâm. Trước bức tranh thực trạng làm cho chúng ta thấy nguy cơ của vấn đề bảo vệ môi trường.

Hiện nay, cuộc sống đang phát triển ngày càng hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, tuy nhiên, đối lập với nó, tình trạng ô nhiễm môi trường lại có những diễn biến phức tạp. Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề không chỉ của riêng một vùng nào, mà ở khắp nơi, cả nông thôn, thành thị, miền núi, miền biển, cả các nguồn nước và không khí .

Theo nghiên cứu của các tổ chức bảo vệ môi trường, ở nước ta, 70% các dòng sông, 45% vùng ngập nước, 40% các bãi biển đã bị ô nhiễm, hủy hoại về môi trường; 70% các làng nghề ở nông thôn đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng. Cùng với đó, tình trạng nước biển xâm nhập vào đất liền; đất trống, đồi núi trọc và sự suy thoái các nguồn gien động thực vật đang có chiều hướng gia tăng là hệ quả của việc hủy hoại môi trường. Bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết đã trở thành nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội.

 

doc 14 trang thuychi01 7980
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Chỉ đạo giáo dục, ý thức bảo vệ môi trường ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài.
	Đất nước Việt Nam đang trên đà hội nhập, đổi mới và phát triển từng ngày. Cùng với các lĩnh vực khác, nền kinh tế nước ta đang tăng trưởng mạnh mẽ. Chất lượng cuộc sống ngày càng cao, nhu cầu xã hội ngày càng tăng, cũng là lúc vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường được Đảng và Nhà nước ta nói riêng cũng như thế giới nói chung hết sức quan tâm. 
Môi trường đang là một vấn đề trọng đại của thế giới, cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng về dân số, vấn đề đô thị hoá, sự hiểu biết về vai trò và ý nghĩa môi trường đã làm cho tình trạng môi trường ngày càng trở nên trầm trọng.
Ở Việt Nam vấn đề môi trường đã và đang là vấn đề cấp bách cần được quan tâm. Trước bức tranh thực trạng làm cho chúng ta thấy nguy cơ của vấn đề bảo vệ môi trường. 
Hiện nay, cuộc sống đang phát triển ngày càng hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, tuy nhiên, đối lập với nó, tình trạng ô nhiễm môi trường lại có những diễn biến phức tạp. Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề không chỉ của riêng một vùng nào, mà ở khắp nơi, cả nông thôn, thành thị, miền núi, miền biển, cả các nguồn nước và không khí. 
Theo nghiên cứu của các tổ chức bảo vệ môi trường, ở nước ta, 70% các dòng sông, 45% vùng ngập nước, 40% các bãi biển đã bị ô nhiễm, hủy hoại về môi trường; 70% các làng nghề ở nông thôn đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng. Cùng với đó, tình trạng nước biển xâm nhập vào đất liền; đất trống, đồi núi trọc và sự suy thoái các nguồn gien động thực vật đang có chiều hướng gia tăng là hệ quả của việc hủy hoại môi trường. Bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết đã trở thành nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội.
Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là mối quan tâm hàng đầu hiện nay đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Đó là vấn đề toàn cầu “Môi trường và sự phát triển bền vững” đã lôi cuốn và đoàn kết mọi quốc gia vào công cuộc bảo vệ môi trường – ngôi nhà chung của chúng ta.
	Trong hệ thống giáo dục quốc dân, việc giáo dục môi trường cho học sinh là điều hết sức quan trọng, đặc biệt là ở bậc học Tiểu học. Vì bậc Tiểu học là bậc học nền móng, là cơ sở, là bậc học phổ cập của hệ thống giáo dục quốc dân, số lượng học sinh trong bậc học này rất đông. Hàng triệu trẻ em của bậc học này một khi được giáo dục, được trang bị đầy đủ hành trang, kiến thức, nhận thức về 
Bảo vệ môi trường sẽ là một lực lượng hùng hậu trong mọi hành động tuyên truyền, cải thiện, Bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của xã hội nói riêng. Bên cạnh đó, học sinh Tiểu học ở độ tuổi đang phát triển và định hình dần về nhân cách, vì vậy, những hiểu biết, những vốn kiến thức về Giáo dục môi trường của các em sẽ dễ dàng để lại dấu ấn sâu sắc, khó phai trong cuộc sống sau này của trẻ. Mặt khác, trẻ ở độ tuổi này hay hiếu động, nếu không được giáo dục sẽ rất dễ dẫn tới những hành động phá hoại môi trường một cách vô ý thức hoặc có ý thức. Vì vậy, làm thế nào để hình thành cho các em những tri thức, những hành vi, thái độ cư xử đúng với môi trường là vấn để cấp thiết đồng thời có ý nghĩa chiến lược lâu dài của xã hội.
Thực tiễn dạy học hiện nay, ở bậc Tiểu học, những vấn đề Giáo dục môi trường được đưa vào các môn như: Tự nhiên và Xã hội (TN-XH) ở lớp 1, 2, 3, Khoa học, Lịch sử và Địa lý ở lớp 4, 5, Đạo đức ở lớp 1,2, 3, 4, 5. Tuy nhiên, mục tiêu của Giáo dục môi trường cho học sinh Tiểu học không chỉ là cung cấp kiến thức mà cuối cùng phải hình thành cho các em chuẩn mực về đạo đức, những quan điểm về sinh thái, hành vi cần thiết, đúng đắn đối với Môi trường xung quanh. Cho nên, mục tiêu Giáo dục môi trường cho học sinh Tiểu học chỉ có thể thực hiện được khi có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí thuyết và thực hành, giữa giáo dục trong giờ lên lớp và giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục trong nhà trường và giáo dục ngoài nhà trường, giữa dạy học trên lớp và dạy học 
 ngoài lớp. 
Các hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp có rất nhiều ưu thế trong việc Giáo dục môi trường. Bởi vì việc tổ chức dạy học ngoài lớp giúp giáo viên dễ chủ động thực hiện các mục tiêu Giáo dục môi trường; dạy học ngoài lớp giúp giáo viên tạo ra nhiều tình huống thực tế, từ đó dễ làm thay đổi thái độ, hành vi và thang giá trị Môi trường trong học sinh; học sinh có cơ hội để thực hiện hiểu biết của mình về Môi trường, trên cơ sở đó dễ hình thành những hành vi đúng đắn về Môi trường, tạo điều kiện gắn quy trình phát triển của học sinh với cuộc sống thực tế. 
Bản thân là nhà quản lý, trực tiếp chỉ đạo công tác chuyên môn trong nhà trường, tôi nhận thức được rằng Bậc tiểu học là nền móng của hệ thống giáo dục quốc dân. Học sinh tiểu học đang ở độ tuổi định hướng và phát triển nhân cách. Ở nhà trường, cùng với việc tổ chức để các em khám phá các tri thức về toán học, về tự nhiên xã hội cũng như cách ứng xử theo các chuẩn mực đạo đức thì việc kết hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cũng là nền tảng cho việc đào tạo các em trở thành những công dân có ích cho xã hội. Đó là trách nhiệm của giáo viên chúng ta, những người đang làm công tác giáo dục. 
 Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã tập trung nghiên cứu: “Chỉ đạo giáo dục, ý thức bảo vệ môi trường ở trường Tiểu học”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
	- Góp phần xây dựng nhận thức và ý thức về vấn đề bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học.
+ Xây dựng chương trình về giáo dục bảo vệ môi trường trong trường Tiểu học Hoằng Quý.
+ Đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Học sinh và giáo viên từ lớp 1 đến lớp 5 trường Tiểu học Hoằng Quý. 
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Kinh nghiệm quản lý của bản thân trong quá trình chỉ đạo thực hiện (phương pháp quan sát)
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tiễn, thu nhập thông tin trên các phương tiện đại chúng.
- Phân tích, tổng hợp, so sánh.
- Vận dụng thực tế, trải nghiệm thực nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong các con đường có tác dụng tích cực và hiệu quả đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của con người và đảm bảo chiến lược cho cuộc sống bền vững.
- Giáo dục bảo vệ môi trường là một quá trình (thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy) hình thành và phát triển ở người học sự hiểu biết, kĩ năng, giá trị và quan tam tới những vấn đề về môi trường, tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái.
- Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng có sự hiểu biết và sự nhạy cảm về môt trường cùng các vấn đề của nó (nhận thức); những khái niệm cơ bản về môi trường và bảo vệ môi trường (kiến thức); những tình cảm, mối quan tâm trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường (thái độ, hành vi); những kĩ năng giải quyết cũng như thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia (kĩ năng); tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề về môi trường và có những hành động thích hợp giải quyết vấn đề (tham gia tích cực).
Mục đích của giáo dục bảo vệ môi trường là “ Làm cho các cá nhân và các cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo, là kết quả tương tác của nhiều nhân tố sinh học, lí học, xã hội, kinh tế và văn hoá; đem lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ và kĩ năng thực hành để họ tham gia một cách có trách nhiệm và hiệu quả phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường và quản lí chất lượng môi trường”.
Sự thiếu hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường của con người một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm và suy thoái môi trường. Do vậy, cần phải giáo dục cho mọi người biết và hiểu về môi trường, tầm quan trọng của môi trường trong sự phát triển bền vững và làm thế nào để bảo vệ môi trường. Do đó giáo dục bảo vệ môi trường phải là một nội dung giáo dục quan trọng nhằm đào tạo con người có kiến thức về môi trường, có đạo đức về môi trường, có năng lực phát triển và xử lý các vấn đề môi trường trong thực tiễn.
* Giáo dục môi trường cần đạt những mục tiêu cụ thể như sau: 
- Cung cấp hiểu biết về hệ thống tự nhiên và hoạt động của nó.
- Cung cấp hiểu biết về mối tác động qua lại của con người và môi trường.
- Xây dựng những kỹ năng tư duy đúng đắn về môi trường.
Giáo dục trong môi trường để tạo điều kiện hiểu rõ môi trường và tận dụng môi trường như một nguồn học tập.
- Môi trường được coi như một nguồn học tập, rút ra những thực tế phù hợp; những kinh nghiệm thực hành để học qua tiếp xúc trực tiếp với môi trường.
- Xây dựng những kỹ năng thu lượm dữ liệu và phân tích dữ liệu.
- Nuôi dưỡng nhận thức và các quan hệ đúng đắn về môi trường.
Giáo dục về môi trường hướng tới một môi trường bền vững.
- Xây dựng quan niệm và trách nhiệm của mỗi người về môi trường.
- Xây dựng cho mỗi người học một giá trị đạo đức môi trường.
- Xây dựng động cơ và kỹ năng tham gia cải thiện môi trường.
- Nâng cao lòng yêu mến đối với môi trường và năng lực lựa chọn một phong cách sống thích hợp cùng với khả năng sử dụng khôn ngoan các nguồn tài nguyên môi trường.
 2.2. Thực trạng của vấn đề giáo dục môi trường cho học sinh.
Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Và chính những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường của các thế hệ trẻ về sau. 
Người dân thờ ơ và thiếu ý thức trong việc bảo vệ môi trường, khó làm gương cho trẻ em. Photo by Internet.
 	Thật vậy, người lớn không làm gương để giáo dục trẻ em. Theo quan sát, tại trường học, tôi nhiều lần chứng kiến phụ huynh đưa con đi học đến cổng trường dừng lại ăn sáng và sau khi ăn xong, thay vì bỏ hộp xôi, hộp bánh vào thùng rác thì họ lại vứt ngay tại chỗ. Mặc dù, trường học có treo rất nhiều tấm biến, khẩu hiệu cấm xả rác bừa bãi nhưng phụ huynh vẫn thản nhiên xả rác nơi công cộng thì rất khó hình thành ý thức tốt cho thế hệ trẻ.
 	Việc phá hoại môi trường của một người chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng nếu gọp nhiều người lại thì rất lớn. Một tờ giấy, vỏ hộp sữa, túi ni-lông,... tuy nhỏ nhưng tích tụ lại lâu ngày sẽ gây ô nhiễm, mất mỹ quan, rác thải đọng lại trong các lô-cốt gây ra tình trạng cống thoát nước bị nghẹt mỗi khi mưa lớn. Bên cạnh những thực trạng về môi trường mang tầm cỡ quốc gia thì ở tại địa phương nơi các em đang sinh sống vấn đề môi trường cũng cần được sự quan tâm. Đặc biệt là những nơi đông dân cư qua lại như nơi họp chợ, rãnh, cống thoát nước dù đã có đội vệ sinh thường xuyên dọn dẹp xong do ý thức của người dân chưa tự giác đối với cộng đồng, ngoài ra cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu chung của sự phát triển nên môi trường vẫn không đảm bảo. 
Trong quá trình giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường trong trường tiểu học tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi: 
Trường tiểu học Hoằng Quý được sự quan tâm của các cấp chính quyền và toàn xã hội về môi trường trong trường học, đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 vào tháng 12 năm 2015 và đang hoàn thành hồ sơ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở đề nghị đánh giá ngoài.
Chương trình «xanh - sạch - đẹp» trường lớp đã được đưa vào nhà trường, nhà trường đã được trang bị nguồn nước uống sạch, có nhà vệ sinh cho học sinh và giáo viên, nhà trường luôn giáo dục ý thức bảo vệ môi trường bằng các công việc hàng ngày như trồng cây, chăm sóc cây, trồng chậu cây cảnh, vệ sinh trường lớp. Những nội dung đó đã được nhà trường đưa vào danh mục thi đua của trường, lớp, từng tuần, từng tháng cho mỗi lớp.
Các lớp học được trang bị đồ dùng phục vụ cho việc giảng dạy và học tập các tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường như: Sản phẩm tái chế từ các đồ dùng hàng ngày đã sử dụng hết (chai, lọ, vải, len, hộp sữa, giấy báo cũ...) làm thành các cây cỏ, bông hoa, con cá, con chim.... 
Sáng tạo với những nếp gấp giấy
* Khó khăn: 
Số lượng cây xanh trong nhà trường có nhưng chưa đảm bảo bóng mát và môi trường trong lành cho học sinh vì diện tích khuôn viên nhà trường hẹp. Ý thức của người dân và học sinh về môi trường và bảo vệ môi trường chưa cao. Hầu hết cha mẹ các em học sinh đều làm nghề nông và lao động phổ thông như : Thợ nề, thợ mộc, làm thuê... vì thế các em chưa được gia đình quan tâm một cách đúng mức về việc học tập cũng như rèn luyện ý thức. Chưa nói đến việc ngay bản thân nhiều phụ huynh cũng chưa có nhận thức đúng mức về bảo vệ môi trường. 
Ngay trong trường học mặc dù nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đã được triển khai rộng rãi; học sinh được nhắc nhở thường xuyên về việc bỏ rác vào thùng, sử dụng điện nước tiết kiệm không lãng phí...Những hoạt động của nhà trường và lời khuyên răn của thầy cô đã phần nào giúp các em có nhận thức ban đầu về bảo vệ môi trường bằng những hành động nhỏ của mình thường ngày. Xong để các em có nhận thức sâu về bảo vệ môi trường tự giác thực hiện thì vẫn còn nhiều em chưa làm được.
Đa số học sinh đã được giáo dục bảo vệ môi trường, thế nhưng qua khảo sát, theo dõi tôi thấy vẫn còn nhiều học sinh do nhận thức bảo vệ môi trường sống chưa cao nên hầu hết các em còn bộc lộ rất nhiều hành vi có tác dụng xấu đến môi trường như:
+ Khạc nhổ bừa bãi, vứt rác tứ tung, đi tiêu, đi tiện không đúng nơi quy định, chạy chân đất, chơi nhiều trò chơi mất vệ sinh như hốt cát nén nhau.
+ Trèo cây, bẻ cành, giẫm đạp lên cây trồng, thảm cỏ, không tôn trọng bảo vệ tài sản của công, vẽ bậy trên tường, bảng, bàn ghế.
+ Tham gia lao động vệ sinh ở trường với thái độ thờ ơ, bắt buộc, chưa biết giữ gìn an toàn trong lao động vệ sinh, không đeo khẩu trang, đùa nghịch dụng cụ lao động.
+ Một số gia đình của các em học sinh nghèo còn sử dụng xăm xe, than tổ ong để nấu rượu, cám heo hàng ngày, đánh bắt cá bằng hóa chất.
Từ thực trạng nêu trên, tôi ý thức được rằng trách nhiệm của người quản lý trong việc giáo dục bảo vệ môi trường cho các em là rất lớn, rất cần thiết và cấp bách.
Kết quả khảo sát qua phiếu điều tra về ý thức bảo vệ môi trường của các em hiện nay ở trường Tiểu học Hoằng Quý.
Nội dung
Kết quả
Lớp 4, 5 
(40 phiếu)
Lớp 1, 2, 3
(40 phiếu)
Có ý thức vứt rác đúng nơi quy định.
Có
21 (53%)
28 (70%)
Còn phải nhắc nhỡ
19 (47%)
12 (30%)
Có ý thức phân loại rác thải.
Có
25 (63%)
15 (37%)
Không
15 (37%)
25 (63%)
Biết yêu quý,chăm sóc, bảo vệ cây cỏ, hoa lá, vật nuôi.
Có
27 (68%)
16 (40%)
Không
13 (32%)
24 (60%)
Đã biết nhắc nhỡ khi mọi người làm ảnh hưởng tới môi trường.
Có
17 (43%)
11(28%)
Không
23 (57%)
29 (72%)
Trồng cây và chăm sóc cây xanh
Có
21 (53%)
15 (37%)
Vẫn phải nhắc nhỡ
19 (47%)
25 (63%)
Thích sáng tạo đồ chơi làm từ những nguyên vật liệu tái sử dụng.
Có 
22 (55%)
17 (43%)
Không
18 (45%)
23 (57%)
(Nguồn: Tổng hợp các phiếu điều tra.)
2.3. Biện pháp giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệ môi trường. 
* Xác định nội dung và hình thức thực hiện:
- Nội dung:
Giáo dục môi trường không phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục một bộ môn tách biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà là một đường hướng hội nhập trong chương trình đó. Chương trình mà nội dung giáo dục môi trường không chỉ được cấu trúc một cách cô đọng và có hệ thống ở một phần nào đó trong toàn bộ hệ thống chương trình mà còn có một số môn trụ cột tích hợp được nhiều nhất nội dung giáo dục môi trường như Tiếng việt, Đạo đức, Tự nhiên - Xã hội.
Nội dung giáo dục môi trường được tích hợp và đưa vào chương trình học tập trong nhà trường Tiểu học là:
+ Môi trường và tài nguyên.
+ Độ ô nhiễm môi trường.
+ Mối quan hệ giữa Dân số - Môi trường - Tài nguyên.
+ Sự cần thiết và biện pháp bảo vệ môi trường và phát triển môi trường bền vững.
Nội dung giáo dục môi trường có thể được tích hợp ở mức độ khác nhau, cụ thể như sau:
+ Mức 1: Có một vài chương trình riêng về giáo dục môi trường.
+ Mức 2: Đưa nội dung giáo dục môi trường vào các bài một cách phù hợp.
+ Mức 3: Thể hiện được ở dạng bài tập, bài làm.
- Hình thức:
+ Lồng ghép hoặc tích hợp, liên hệ, vận dụng giáo dục môi trường vào các môn học, chủ yếu thông qua môn tự nhiên xã hội, môn đạo đức.
+ Giáo dục bảo vệ cảnh quan môi trường hoc thông qua giáo dục yêu quê hương, yêu trường em.
+ Hình thành các nhóm thi kể chuyện về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong học sinh.
+ Tổ chức lao động làm sạch đẹp trường học, nhà ở.
+ Trồng chăm sóc cây theo nhóm, theo cá nhân.
* Biện pháp 1: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hình thức nội khóa. (Dạy lồng ghép, tích hợp trong các môn học).
Nội dung dạy học bảo vệ môi trường ở Tiểu học không có một chương trình cụ thể. Vì vậy việc cung cấp kiến thức môi trường cho học sinh được thông qua các môn học chính khóa, được tích hợp trong từng môn học, bài học, cho nên người giáo viên phải biết khai thác một cách phù hợp nhằm đảm bảo các kiến thức về môi trường. Ở tiểu học các môn học, các môn đều có cơ hội để thực hiện giáo dục môi trường, qua phân tích, các môn có nhiều cơ hội nhất là môn TNXH, Đạo đức, Tiếng Việt, Mỹ thuật, Âm nhạc, Khoa học, Lịch sử và Địa lý. Căn cứ vào nội dung, chương trình, sách giáo khoa và đặc trưng của môn việc thực hiện tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở các mức độ:
a. Mức độ toàn phần: Là các bài học mà mục tiêu và nội dung của bài trùng hợp phần lớn hay hoàn toàn với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Đối với các dạng bài học tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường ở mức độ toàn phần, khi lên lớp, giáo viên cần giúp học sinh khai thác đầy đủ, hiểu và cảm nhận sâu sắc nội dung bài học để góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường.
Ví dụ: Bài 68 (Khoa học lớp 5): Một số biện pháp bảo vệ môi trường.
Bài 30 (Mỹ thuật lớp 3): Vẽ tranh: Đề tài vệ sinh môi trường.
Bài 17 (Tự nhiên và xã hội lớp 1): Giữ gìn lớp học sạch đẹp...
Đây là bài học có nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường với mức độ tích hợp toàn phần, đay là điều kiện tốt nhất để nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phát huy tác dụng đối với học sinh thông qua môn học.
b. Mức độ bộ phận: Đối với dạng bài học này, việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường do một phần bài học có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, được thể hiện bằng một mục riêng, một đoạn hay một vài câu trong bài học nên trong mục tiêu của bài học thường có liệt kê mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường cụ thể. Bởi vậy, với những bài học này, giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung bài học, để lựa chọn nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào hoạt động dạy học nào trong quá trình lên lớp.
Ví dụ: Bài 13 (Khoa học lớp 5): Phòng bệnh sốt xuất huyết.
Bài 2 (Địa lý lớp 4): Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
Bài 4 (Đạo đức lớp 2): Chăm làm việc nhà...
Đây là bài học có nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường với mức độ tích hợp toàn phần. Bởi vậy khi tổ chức dạy học, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với hình thức tổ chức và phương pháp dạy học của bộ môn đồng thời giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học có liên quan đến giáo dục bảo vệ môi trường.
c. Mức độ liên hệ: Đối với dạng bài này, các kiến thức giáo dục môi trường không được nêu rõ trong sách giáo khoa nhưng dựa vào kiến thức bài học, giaos viên có thể bổ sung các kiến thức giáo dục môi trường cho phù hợp. Vì vậy, khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên phải có ý thức chuẩn bị nội dung tích hợp và những vấn đề gợi mở, liên hệ, nhằm giáo dục cho học sinh hiểu biết về môi trường, có kỹ năng sống và học tập thích hợp ứng với sự phát triển bền vững.
Ví dụ: Bài 8 (TN&XH lớp 1): Ăn uống hàng ngày.
Bài 21, 22 (TN&XH lớp 2): Cuốc sống xung quanh ta.
Bài 4 (Địa lý lớp 4): Trung du bắc bộ....
Đây là bài học có nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường với mức độ tích hợp liên hệ. Đối với những bài học lồng ghép ở mức độ này, giáo viên cần lưu ý hướng dẫn học sinh liên hệ, mở rộng nội dung một cách tự nhiên, hài hòa, đúng mực, tránh lan man, 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_chi_dao_giao_duc_y_thuc_bao_ve_moi_truong_o_truong_tieu.doc