SKKN Cách thức giúp học sinh dễ nhớ, dễ thuộc bài bằng phương pháp so sánh các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời nhân vật ở một số tác phẩm được học cấp THPT

SKKN Cách thức giúp học sinh dễ nhớ, dễ thuộc bài bằng phương pháp so sánh các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời nhân vật ở một số tác phẩm được học cấp THPT

Như chúng ta đã biết một vài năm gần đây đề thi THPT Quốc gia ở câu nghị luận văn học (5điểm) thường xuất hiện dạng đề so sánh. Các kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh của chúng ta cũng rất chú trọng vấn đề này. Trong đề thi THPT Quốc gia minh họa của bộ năm nay là so sánh trong nội bộ một tác phẩm.

Qua nhiều năm ôn luyện các em học sinh thi THPT Quốc gia tôi thấy cần phải làm sao cho các em dễ nhớ, dễ thuộc bài học nhất có thể trong khi các em phải lĩnh hội quá nhiều kiến thức từ các môn học khác nữa. Các em tự chiếm lĩnh kiến thức và ghi nhớ một cách bền vững hơn, yêu thích môn văn hơn, do đó mà kết quả học tập cũng được nâng cao. Vì vậy, tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Cách thức giúp học sinh dễ nhớ, dễ thuộc bài bằng phương pháp so sánh các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời nhân vật ở một số tác phẩm được học cấp THPT” rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ quý thầy cô và các em học sinh.

 

doc 12 trang thuychi01 5830
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Cách thức giúp học sinh dễ nhớ, dễ thuộc bài bằng phương pháp so sánh các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời nhân vật ở một số tác phẩm được học cấp THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Trang
1. PHẦN MỞ ĐẦU... 2 
1.1. Lý do chọn đề tài 2
1.2. Mục đích nghiên cứu. 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu 2
2. NỘI DUNG.. 3
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài.. 3
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng đề tài 3
2.3. Cách thức đã tiến hành để giải quyết vấn đề. 4
2.3.1. Nhân vật Chí phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.. 4
2.3.2. Nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.. 5
2.3.3. Nhân vật Thị trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân. 6
2.3.4. Nhân vật An-đrây Xô-cô-lốp trong tác phẩm “Số phận con người”. 7
2.4. Sự tương đồng và khác biệt giữa các nhân vật.... 9
2.5. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm...... 10
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 11
3.1. Kết luận. 11
3.2. Kiến nghị 11
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết một vài năm gần đây đề thi THPT Quốc gia ở câu nghị luận văn học (5điểm) thường xuất hiện dạng đề so sánh. Các kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh của chúng ta cũng rất chú trọng vấn đề này. Trong đề thi THPT Quốc gia minh họa của bộ năm nay là so sánh trong nội bộ một tác phẩm. 
Qua nhiều năm ôn luyện các em học sinh thi THPT Quốc gia tôi thấy cần phải làm sao cho các em dễ nhớ, dễ thuộc bài học nhất có thể trong khi các em phải lĩnh hội quá nhiều kiến thức từ các môn học khác nữa. Các em tự chiếm lĩnh kiến thức và ghi nhớ một cách bền vững hơn, yêu thích môn văn hơn, do đó mà kết quả học tập cũng được nâng cao. Vì vậy, tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Cách thức giúp học sinh dễ nhớ, dễ thuộc bài bằng phương pháp so sánh các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời nhân vật ở một số tác phẩm được học cấp THPT” rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ quý thầy cô và các em học sinh.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Với đề tài này bản thân tôi mong muốn góp một phần nhỏ trong mục tiêu đổi mới chương trình và cách giảng dạy lấy người học làm trung tâm mà ngành giáo dục đang hướng tới.
Để các giờ học, nhất là giờ ôn thi THPT Quốc gia cuối kì cuối năm không còn nhàm chán đối với các em học sinh. Để học sinh hứng thú và yêu thích bộ môn văn ngày càng nhiều hơn.
1.3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Các tác phẩm văn xuôi trong chương trình SGK Ngữ Văn THPT phần văn học Việt Nam và cả phần văn học nước ngoài. 
- Học sinh trường THPT Đông Sơn 2.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 
Làm đề tài này, tôi đã vận dụng những phương pháp sau đây:
 Phương pháp thống kê , nêu ví dụ.
 Phương pháp thực nghiệm.
 Phương pháp so sánh.
 Phương pháp phân loại, phân tích.
2. PHẦN NỘI DUNG
 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
 Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên thì: “so sánh là nhìn vào cái này mà xem xét cái kia để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém”. Như vậy, so sánh là phương pháp nhận thức trong đó đặt sự vật này bên cạnh một hay nhiều sự vật khác để đối chiếu, xem xét nhằm hiểu sự vật một cách toàn diện, kỹ lưỡng, rõ nét và sâu sắc hơn. Trong thực tế đời sống , so sánh trở thành một thao tác phổ biến, thông dụng nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức.	
Trong Luật Giáo dục có đề cập “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”. 
Vận dụng so sánh trong việc đọc hiểu các tác phẩm văn xuôi. Đặc biệt dùng so sánh để phân tích các giai đoạn phát triển của nhân vật ở chương trình Ngữ Văn THPT giúp các em phát triển tư duy, có cái nhìn tổng thể hệ thống về kiến thức mình đã học.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Nghị luận so sánh là một kiểu bài làm văn đóng vai trò không nhỏ trong cơ cấu bài văn thi THPT Quốc gia trong những năn gần đây. Đây là kiểu bài mới, chưa được cụ thể hóa bằng một bài học riêng trong chương trình Ngữ văn bậc trung học phổ thông, do đó ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng làm bài của học sinh cũng như quá trình định hướng ôn tập cho học sinh từ phía giáo viên. 
Một thực trạng mà nhiều thầy cô đứng lớp đều thấy đó là học sinh ngày càng thụ động không chịu phát biểu xây dựng bài. Nhiều câu hỏi của giáo viên đưa ra rồi lại chính mình trả lời. Dù chỉ là những câu hỏi đơn giản không hề khó nhưng các em cũng không muốn trả lời. 
Nếu tình trạng lãnh đạm, thụ động, ít hoặc không phát biểu trong giờ học của học sinh phổ thông nói chung và giờ học Văn nói riêng kéo dài thì không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học trong hiện tại mà còn có tác động tiêu cực sau này. Điều đó sẽ tạo ra những thế hệ con người thiếu năng động sáng tạo trong một thời đại mà toàn thế giới hội nhập như hiện nay
Qua kinh nghiệm bản thân và học hỏi đồng nghiệp, tôi xin được chia sẻ, trao đổi một số cách thức mà bản thân tôi đã làm trong thời gian qua để khắc phục tình trạng trên như sau:
2.3. CÁC CÁCH THỨC ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
 Mỗi thầy cô giáo có một phương pháp truyền thụ khác nhau. Mỗi phương pháp dạy học đều có mặt tích cực và hạn chế riêng, phù hợp với từng loại bài và đòi hỏi những điều kiện thực hiện riêng. Người dạy không nên phủ định hoặc lạm dụng phương pháp nào. Điều quan trọng là vận dụng như thế nào cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh và đối tượng học sinh để mang lại hiệu quả cao nhất. 
Tôi thấy vận dụng cách so sánh các giai đoạn khác nhau mà cụ thể là “trước” và “sau” một mốc thời gian nào đó của cuộc đời nhân vật. Cách tiếp cận này được các nhà văn thể hiện rất rõ qua một số tác phẩm như: “Chí Phèo” của Nam Cao, “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, “Vợ nhặt” của Kim Lân và “Số phận con người” của Sô-lô-khốp. Để đi vào tìm hiểu cuộc đời và số phận của các nhân vật chính theo phương pháp so sánh các giai đoạn, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu từng nhân vật qua một số tác phẩm sau đây. 
2.3.1. Nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao.
a. Chí phèo trước khi đi ở tù.
- Hoàn cảnh xuất thân: không cha, không mẹ, không nhà, không cửa, không một tấc đất cắm dùi, đi ở hết nhà này đến nhà khác. Cày thuê cuốc mướn để kiếm sống là anh nông dân lương thiện.
- Từng mơ ước: một ngôi nhà nho nhỏ....
- Năm 20 tuổi: đi ở cho nhà Bá Kiến. Bị bà ba Bá Kiến gọi lên đấm lưng, bóp chân xoa bụngChí chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì -biết phân biệt tình yêu chân chính và thói dâm dục xấu xa
-> 20 năm đầu của cuộc đời Chí Phèo là một anh canh điền hiền lành, chất phác, có lòng tự trọng nhưng vì ghen tuông Bá Kiến đã đẩy anh canh điền hiền lành và chất phác ấy vào nhà tù
b. Chí phèo sau khi đi ở tù.
- Đi biệt 7,8 năm CP lù lù lần về trông khác hẳn:
 - Nhân hình: thằng lưu manh.
 - Nhân tính: hung hăng, liều lĩnh, côn đồ- tên đầu bò chính thống. Quỷ dữ của làng Vũ Đại :
+ Triền miên trong hơi men, say tràn từ cơn này sang cơn khác.
+ Gây sự với Lí Cường, trở thành tay sai cho Bá kiến : Hắn làm bất cứ cái gì người ta sai hắn làm ; hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người dân lương thiện.
+ Cái mặt Chí : không còn phải là mặt người, nó là cái mặt của một con vật lạ...cái mặt vàng vàng muốn xạm màu gio, nó vằn dọc, vằ ngang khoong thứ tự biết bao nhiêu là sẹo.
 => Chí Phèo bị vùi dập cả thể xác lẫn linh hồn, nhà tù thực dân đã tiếp tay lão cường hào thâm độc giết chết phần người trong Chí. Hiện tượng bi thảm ấy khá phổ biến và có tính qui luật trong xã hội đương thời. Nhà văn đã nêu ra một vấn đề mới trong số phận tăm tối của người nông dân: bị tàn phá về tâm hồn, bị huỷ diệt cả nhân tính. 
* Nhận định: Chỉ cần thông qua hai giai đoạn trước và sau khi đi tù của Chí phèo đã phần nào nói lên sức tố cáo mạnh mẽ của tác giả đối với xã hội đương thời. Xã hội Thực dân Phong kiến đã biến những người nông dân hiền lành chân chất thành những con người lưu manh hóa
2.3.2. Nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài.
a. Mị trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá tra.
- Mị là một người con gái chăm chỉ cần cù và có hiếu: Mẹ mất, mình cô nuôi cha già và hàng năm phải lo món nợ truyền kiếp từ cha mẹ để lại
- Mị cũng là người con gái xinh đẹp: Biết bao nhiêu chàng trai đã đến đứng nhẵn vách buồng Mị..
- Mị còn là người con gái có tài: Tài thổi kèn và thổi sáocó biết bao chàng trai đã say mê đi theo tiếng sáo của Mị 
=> Những năm tháng sống bên cha mẹ là những năm tháng tuy nghèo nhưng hạnh phúc đối với Mị.
b. Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá tra.
- Mị phải mang món nợ truyền kiếp, món nợ tổ tông của những người nghèo và trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra: Trước đây cha mẹ Mị cưới nhau không có tiền phải vay nhà thống lí, mỗi năm trả một nương ngô đến khi mẹ Mị mất món nợ vẫn còn đó. Là con dâu linh hồn Mị đã bị đem trình ma nhà thống lí rồi, Mị không thể thoát.
- Làm con dâu gạt nợ Mị phải chịu nhiều nỗi khổ: khổ về tinh thần, khổ về vật chất.
- Mị bị bóc lột sức lao động một cách thậm tệ: Mị làm việc quần quật suốt cả ngày. Mị làm 2 việc một lúc: Đi cõng nước hay lên nương bao giờ Mị cũng cầm một bó đay trong tay để tước thành sợi.
- Mị bị đánh đập tàn nhẫn dã man: A Sử đi chơi về thấy Mị ngồi bếp thẳng chân đạp vào mặt, A Sử trói Mị bằng cả thúng dây đay ...
- Mị phải sống với một người chồng mà Mị không yêu thương, Mị không có lòng.
- Mị phải sống trong việc câu lưu vĩnh viễn về tinh thần. Nhà thống lí Pá Tra với Mị giống như nhà tù, căn buồng của Mị là một nhà giam “ Kín mít, có một chiếc cửa sổ 1 lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra chỉ thấy trăng trắng không biết là sương hay là nắng”
=> Nỗi khổ về vật chất và tinh thần đè nặng khiến Mị sống triền miên trong nước mắt, đêm nào Mị cũng khóc. Rồi không thể chịu đựng hơn được nữa Mị tính chuyện ăn lá ngón để tìm sự giải thoát. Nhưng vì thương cha Mị đành chấp nhận cảnh sống “ Lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”...
 * Nhận định: Thông qua hai giai đoạn trước và sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra, thông qua những hạnh phúc và nỗi khổ đau của cuộc đời Mị; Tô Hoài muốn lên án tố cáo tội ác của giai cấp địa chủ phong kiến mà tiêu biểu là cha con nhà thống lí Pá Tra.
2.3.3. Nhân vật Thị trong tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.
a. Thị trước khi về làm dâu nhà bà cụ Tứ.
- Thảm cảnh nạn đói năm 1945 thông qua bức tranh cuộc sống của xóm ngụ cư :
 + Cái đói hành hạ người dân quê thật khủng khiếp, khiến người dân phải từ bỏ quê hương, dắt dìu nhau đi vật vờ như những bóng ma. “ Cái đói đã tràn đến xóm này từ lúc nàoxanh xám như những bóng ma và nằm ngỗn ngang khắp lều chợ, người chết như ngã rạkhông khí vẫn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”
+ Bóng thần chết cứ lỡn vỡn trong đêm khuya đè nặng lên cuộc sống của dân làng: “ trong đêm khuya tiếng khóc hờ nghe tỉ tê càng rõ” đêm “ tối om” -> “ tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thảm thiết”.
- Thị xuất hiện trong hoàn cảnh đầy bi kịch với ngoại hình và tính cách thật đáng sợ:
+ Ngoại hình: Xấu xí, da xám xịt, mặt lưỡi cày
+ Hành động: Thô thiển ngang ngược Chạy sầm sập, chạy ton ton Gặp lại lần hai, Tràng mời trầu, cô gái trách hắn và nói “ mời ăn thì ăn, chả ăn giầu” -> Tràng đã thực hiện lời hứa là đãi thị một bữa bánh đúc -> thị cắn đầu ăn 1 chập 4 bát bánh đúc liền, chẳng trò chuyện gì, đã thế khi ăn xong lại có vẻ châm trọc Tràng.
+ Lời nói: Chao chát, chỏng lỏn cô gái cong cớn nói và cười với hắn “ có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?”  “ Hà ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố”  Hắn cười “ làm đếch gì có vợ, này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”
 -> Trước khi về làm dâu Thị là minh chứng hùng hồn cho sự hủy hoại của nạn đói 1945. Thị là nạn nhân tiêu biểu cho nạn đói khủng khiếp đó. 
b. Thị sau khi về làm dâu nhà bà cụ Tứ.
* Hạnh phúc đơn sơ, ấm lòng đã đến với họ.
- Trước mắt Tràng người vợ mới của anh khác lắm, chị “ rõ ràng là người đàn bà hiền hậu, đúng mực, không có gì là chua chát như mấy lần Tràng gặp ngoài tỉnh”, chị thu dọn nhà cửa, phơi phóng quần áo, quét sân, gánh nước, chuẩn bị bữa ăn chị cũng là người tháo vát.
- Bà mẹ cũng đổi thay “ nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẵn lên”. Đối với Tràng, cảnh 2 người đàn bà lúi húi dọn dẹp nhà cửa, thật đơn giản bình thường nhưng đối anh lại rất thấm thía cảm động. “Bổng nhiên hắn thấy thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng ”. Hắn đã có 1 gia đình (cái nhà như tổ ấm che mưa, che nắng), điều đáng quý Tràng đã nhận thấy trách nhiệm của mình đối với gia đình. Mọi cảm giác của Tràng thật khó diễn tả. Họ quây quần với nhau trong bữa ăn ngày đói. Bữa ăn thật là thảm hại “ giữa cái mẹt rách có độc 1 lùm rau chuối thái rối và 1 đĩa muối ăn với cháo” nhưng niêu cháo lõng bõng ấy cũng chỉ đủ chia cho mỗi người hai lưng bát. Bà mẹ chuẩn bị thêm món phụ mà bà gọi là “ chè” thực ra đó là cám, chỉ cần 1 chút vào mồm đã thấy “ đắng chát và nghẹn bứ” thế nhưng họ vẫn điềm nhiên ăn vui vẻ, ngon lành. Không những thế bà mẹ còn hào hứng nói chuyện làm ăn và tương lai
- Cái chính là họ đã tìm được niềm vui trong sự cưu mang, nương tựa vào nhau, quan tâm chăm sóc nhau. Tình vợ chồng, tình mẹ con – những động lực ấy đã giúp họ tăng sức mạnh vượt qua thực trạng u uất, bế tắc. Trong hoàn cảnh đói kém khủng khiếp, giữ cho được tình cảm tốt đẹp và lối sống nhân đạo như thế quả là đáng quý.
=> Sau khi về làm dâu nhà bà cụ Tứ, Thị đã trở về đúng với bản chất tính cách của người phụ nữ Việt Nam. Những tính cách tốt đẹp ấy đã mai một vì nạn đói, trước sự sống và cái chết người ta không thể giữ được nó nhưng không vì thế mà mất đi . Khi sự sống tình yêu trở về nó sẽ hồi sinh
* Nhận định: Qua hai giai đoạn trước và sau khi về làm dâu nhà bà cụ Tứ phải chăng tác giả muốn gửi gắm thông điệp: Chính tình yêu thương và mái ấm gia đình đã cảm hóa con người và hướng con người tới chân thiện mĩ
2.3.4. Nhân vật An-đrây Xô-cô-lốp trong tác phẩm “Số phận con người” của nhà văn Sô-lô-khốp.
a. An-đrây Xô-cô-lốp trước chiến tranh.
- Cũng như bao người dân Nga khác, anh có một gia đình hạnh phúc: Một vợ ba con xinh đẹp học giỏi
- Con trai A-na-to-li của anh là một học sinh giỏi toán và niềm tự hào của anh trong cuộc chiến chống phát xít
=> Xô-cô-lốp trước chiến tranh là biểu tượng cho con người Nga lạc quan, yêu đời và tràn trề hạnh phúc
b. An-đrây Xô-cô-lốp sau chiến tranh.
 - An-đrây Xô-cô-lốp là một chiến sĩ Hồng quân tham gia cuộc chiến tranh chống phát xít. Cuộc đời riêng của anh là một tấn thảm kịch: Khi tham gia chiến đấu đã hai lần bị thương rồi lại bị bọn Đức bắt giam trong nhà tù phát xít hai năm. Khi chiến tranh gần kết thúc anh mưu trí trốn thoát nhưng cũng đồng thời nhận được tin ngay từ năm 1942 vợ và hai con gái của anh đã bị bom của bọn phát xít giết hại, ngôi nhà êm ấm ngày xưa chỉ còn là một cái hố sâu. Niềm hi vọng cuối cùng của anh là người con trai lớn A-na-tô-li hiện là đại uý pháo binh, thế nhưng đúng vào ngày chiến thắng đứa con trai duy nhất còn lại của anh đã ngã xuống trên đất Đức.
 - Trở về với cuộc sống đời thường không một chế độ đãi ngộ, sống bằng nghề lái xe chở lúa cho nông trang, anh đã phải mượn rượu để giãi sầu. Như vậy một nguy cơ rình rập anh đó là cái vực thẳm của nạn nghiện rượu. Bị đẩy vào tình cảnh bi đát như Xô-cô-lốp người thiếu bản lĩnh rất dễ rơi vào ngõ cụt. 
 - Mặc dù hoàn cảnh hết sức bi thương, thậm chí anh không dám trở về quê hương của mình vì sơ phải đương đầu với những kỉ niệm trong quá khứ. Đôi lúc phải mượn rượu giãi sầu, nhưng anh vẫn sống kiên cường, bất khất 
- Va-ni-a là một cậu bé chừng 5-6 tuổi sống lang thang trong một nhà hàng mặt mũi bê bết nước dưa hấu, lem luốc, bụi bặm, bẩn như ma lem, đầu tóc rối bù đang buồn bã ngồi nhìn ra xa. Điều đó đã làm cho Xô-cô-lốp xúc động và quyết định đưa cậu bé trở về với mình.
 - Anh đau đớn và xúc động đến mức: “Những giọt nước mắt nóng hổi sôi lên ở mặt”. Từ sự xúc động ấy anh quyết định nhận bé Va-ni-a làm con, tạm thời nói dối là cha của đứa bé để từ đây họ sẽ nương tựa vào nhau, sưởi ấm tâm hồn cho nhau.
 - Hai trái tim cô đơn, lạnh giá bất chợt ấm lên vì được chụm lại bên nhau. Tình người thật là ấm áp. Kể từ đây An-đrây dành tất cả tình thương cho đứa con mới của mình. Anh nâng niu chăm sóc, quan tâm hết mực đến cậu bé và cũng nhờ đó mà nó bớt đi nỗi đau trong anh. Đúng là chỉ có tình thương mới chữa lành được vết đau trong trái tim (Đó là quy luật tâm lí mà nhiều nhà văn đã khám phá). Và đó là phần thứ hai trong tính cách Nga. 
 - An-đrây Xô-cô-lốp đã nén nỗi đau riêng để đem lại niềm vui cho chú bé. Giờ đây anh lại chịu đựng tất cả gánh nặng mất mát để cho tâm hồn thơ ngây của bé Va-ni-a được thanh thản. Đây cũng là truyền thống quý báu của người Nga: Hãy luôn quý trọng, bảo vệ, thương xót những giọt nước mắt trẻ thơ, đừng bao giờ làm tổn thương trái tim em bé, phải biết tổ chức cuộc sống thế nào để trẻ em được sung sướng, hạnh phúc. Hãy chăm sóc tốt cho những đứa trẻ bất hạnh vì chiến tranh. 
=> Xô-cô-lốp trước chiến tranh anh có tất cả nhưng sau cuộc chiến anh không còn gì cả. Anh là nạn nhân và biểu tượng cho hậu quả tàn khốc của chiến tranh
* Nhận định: Qua hai giai đoạn của cuộc đời Xô-cô-lốp, trước và sau chiến tranh để nhà văn ca ngợi phẩm chất tính cách con người Nga. Họ sẵn sàng vượt qua tất cả mọi nỗi đau cả thể xác và tinh thần dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
2.4. SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC NHÂN VẬT
2.4.1. Sự tương đồng:
- Các mốc thời gian, các giai đoạn, các biến cố quan trọng có tính quyết định đến số phận của các nhân vật.
+ Đối với Chí phèo là từ khi hắn bị đẩy vào nhà tù Thực dân Phong kiến..
+ Đối với Mị là từ khi bị bắt cóc về làm dâu nhà thống lí
+ Đối với Thị là từ khi quyết định theo chân anh cu Tràng về làm dâu nhà bà cụ Tứ
+ Đối với Xô-cô-lốp là từ khi anh tham gia chiến tranh và trở về sau cuộc chiến vệ quốc vĩ đại
- Sử dụng nghệ thuật đối lập: Sự đối lập trong tính cách, số phận của các nhân vật ở mỗi giai đoạn khác nhau.
+ Đối với Chí phèo: Trước khi đi ở tù là anh canh điền hiền lành chân chất nhưng sau khi đi tù về thì là tên lưu manh đầu bò đầu bướu
+ Đối với Mị: Trước khi về làm dâu nhà thống lý là người con gái hồn nhiên, yêu đờiNhưng khi về làm dâu nhà thống lý là con rùa nuôi trong xó cửa, lầm lủi, câm lặng
+ Đối với Thị: Trước khi về làm dâu nhà bà cụ Tứ là người con gái xấu cả ngoại hình lẫn tính cách. Khi theo chân anh cu Tràng về làm dâu nhà bà cụ Tứ, Thị đã thay đổi từ lời ăn tiếng nói đến cử chỉ điệu bộ. Không còn thô thiển, chao chát như xưa mà dịu dàng, chăm chỉ, tế nhị. Chi tiết Thị chào mẹ chồng, chi tiết Thị cầm bát “chè khoán” mẹ chồng đưa cho, điềm nhiên và vào miệng đã nói lên rất nhiều điều
+ Đối với Xô-cô-lốp: Trước chiến tranh anh có tất cả, vợ con gia đình nhưng trở về sau cuộc chiến vệ quốc vĩ đại anh chẳng còn ai thân thích
- Các tác phẩm đều sử dụng thành công bút pháp hiện thực, không né tránh, không tô hồng cuộc sống. Các nhà văn đã mạnh mẽ lên án tố cáo hiện thực xã hội, các thế lực phong kiến, lên án chiến tranhđã đẩy những người dân lương thiện vào vòng xoáy cuộc đời
2.4.2. Sự khác biệt:
- Mỗi nhân vật là một hoàn cảnh số phận khác nhau:
+ Đối với Chí phèo: Tiêu biểu cho người nông dân nghèo bị dồn ép đến đường cùng đành phải phản kháng chống lại bằng con đường lưu manh hóa
+ Đối với Mị: Là số phận người nông dân nghèo miền núi bị áp bức bóc lột bằng nhiều thủ đoạn thâm độc của giai cấp thống trị đương thờiSự giác ngộ của cách mạng sẽ giúp họ cởi bó áp bức bóc lột mà hướng tới tương lai
+ Đối với Thị: Là nạn nhân của nạn đói năm 1945 nhưng trong những con người nông dân bi đát ấy luôn khát khao tình yêu và mái ấm gia đình
+ Đối với Xô-cô-lốp: Là tính cách kiên cường, trung dũng, nhân hậucủa con người Nga trong chiến đấu cũng như trong cuộc sống đời thường. Sức tố cáo mạnh mẽ chiến tranh phát xít gây ra với xã hội loài người
* Nhận định chung: Đối với việc tìm hiểu đặc điểm nhân vật thông qua phương pháp so sánh các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời mỗi nhân vật sẽ giúp ta khám phá được nhiều vấn đề. Nhiều nhà văn thông qua đó để thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình. Mỗi giai đ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_cach_thuc_giup_hoc_sinh_de_nho_de_thuoc_bai_bang_phuong.doc
  • docBIA SKKN LONG.doc