SKKN Cách sử dụng một số thiết bị dạy học địa lí theo phương pháp dạy học tích cực ở trường THPT
Việc sử dụng các thiết bị dạy học trong quá trình dạy học địa lí có ý nghĩa rất quan trọng. Các Thiết bị dạy học (TBDH) thay thế cho những sự vật, hiện tượng và các quá trình xảy ra trong thực tiễn mà giáo viên và học sinh không thể tiếp cận trực tiếp được. Nhờ có các phương tiện dạy học các biểu tượng được hình thành rõ nét hơn, nhiều sự vật hiện tượng gần gũi và dễ hiểu hơn đối với học sinh. [3]
Xuất phát từ lí luận đó làm thế nào để sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học theo yêu cầu đổi mới cách dạy,cách học,cách kiểm tra đánh giá theo phương pháp trắc nghiệm của giáo dục hiện nay? Đây là vấn đề mà hiện nay các giáo viên còn đang gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong thực tế hoạt động dạy học ở trường phổ thông. Đó là lí do tôi đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: “CÁCH SỬ DỤNG MỘT SỐ THIẾT BỊ DẠY HỌC ĐỊA LÍ THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC Ở TRƯỜNG THPT”.
MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG 1. PHẦN MỞ ĐẦU 2 1.1. Lí do chọn đề tài 2 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 1.5. Điểm mới trong nghiên cứu 3 2. NỘI DUNG 3 2.1. Cơ sở lí luận 3 2.2. Thực trạng của vấn đề 3 2.3. Biện pháp giải quyết vấn đề 3 - 13 2.4. Kết quả 13 3. KẾT LUẬN 14 - Kết luận 14 - Kiến nghị 14 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: “CÁCH SỬ DỤNG MỘT SỐ THIẾT BỊ DẠY HỌC ĐỊA LÍ THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC Ở TRƯỜNG THPT”. 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Việc sử dụng các thiết bị dạy học trong quá trình dạy học địa lí có ý nghĩa rất quan trọng. Các Thiết bị dạy học (TBDH) thay thế cho những sự vật, hiện tượng và các quá trình xảy ra trong thực tiễn mà giáo viên và học sinh không thể tiếp cận trực tiếp được. Nhờ có các phương tiện dạy học các biểu tượng được hình thành rõ nét hơn, nhiều sự vật hiện tượng gần gũi và dễ hiểu hơn đối với học sinh. [3] Xuất phát từ lí luận đó làm thế nào để sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học theo yêu cầu đổi mới cách dạy,cách học,cách kiểm tra đánh giá theo phương pháp trắc nghiệm của giáo dục hiện nay? Đây là vấn đề mà hiện nay các giáo viên còn đang gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong thực tế hoạt động dạy học ở trường phổ thông. Đó là lí do tôi đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: “CÁCH SỬ DỤNG MỘT SỐ THIẾT BỊ DẠY HỌC ĐỊA LÍ THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC Ở TRƯỜNG THPT”. 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Các thiết bị dạy học địa lí giúp cho việc dạy và học tốt hơn. Khi giáo viên nói về các ( ĐKTN,ĐK KT-XH) như hình dạng đồng bằng, núi,bản đồ,biểu đồmà không có thiết bị dạy học thì học sinh không nắm rõ được. Vì vậy việc sử dụng các thiết bị dạy học trong từng bài dạy sẽ giúp cho học sinh nắm vững kiến thức và nhớ kiến thức lâu hơn và phù hợp với các phương pháp dạy học hiện nay. Từ đó các em sẽ có hứng thú hơn trong việc học tập môn địa lí. 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Rèn luyện kĩ năng sử dụng một số thiết bị dạy học địa lí theo phương pháp dạy học tích cực ở trường THPT. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Một số kinh nghiệm hình thành kỹ năng sử dụng số thiết bị dạy học cho học sinh. - Hướng dẫn học sinh sử dụng Át-lát ,bản đồ,biểu đồ,tranh ảnh,mô hình,mẫu vật,video để khai thác kiến thức mới phục vụ cho các bài học trên lớp. - Hướng dẫn học sinh sử dụng Át-lát địa,bản đồ,biểu đồ,tranh ảnh,mô hình,mẫu vật,video trong quá trình kiểm tra, đánh giá và thi cử. 1.5. ĐIỂM MỚI TRONG NGHIÊN CỨU: Địa lí là một môn học khá khô khan và cứng nhắc,thậm chí còn được coi là môn học phụ trong các trường THPT hiện nay. Học sinh ít có hứng thú với bộ môn nếu chúng ta không biết cách sử dụng các thiết bị dạy học trong các giờ học địa lí .Việc làm mới giờ học địa lí là cả một vấn đề. Làm thế nào để một giờ học vừa đảm bảo tính sư phạm, tính khoa học, giảm tính hàn lâm, thúc đẩy được tính tích cực học tập của học sinh mà vẫn tạo được sự thoải mái, hấp dẫn thì phải sử dụng thiết bị dạy học địa lí. 2. NỘI DUNG 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ: Trong quá trình dạy học, việc sử dụng các thiết bị dạy học (TBDH) đảm bảo cho HS lĩnh hội tốt những hiện tượng, khái niệm, các quan hệ nhân quả, các giả thuyết, các quy luật, giúp HS nắm được và rèn luyện những kĩ năng địa lí một cách có hiệu quả. Mặt khác, giúp GV trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS được chất lượng hơn. Điều đó phù hợp với quy luật nhận thức, đặc điểm môn học, mục tiêu giáo dục của môn học. [4] 2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: *Thuận lợi: - Được sự quan tâm của ngành giáo dục, ban giám hiệu nhà trường, cùng tập thể giáo viên trong nhà trường. - Đa số học sinh có tinh thần học tập và ý thức kỷ luật. * Khó khăn: - Trường THPT Mai Anh Tuấn là một trường ở phía bắc huyện Nga Sơn.Đại đa số là con em nông dân,kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, phụ huynh ít quan tâm đến con em nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình dạy và học - Trường vẫn còn thiếu một số thiết bị dạy học 2.3. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Các thiết bị dạy học: Sự phát triển của TBDH đã đưa đến hình thành một danh mục các loại TBDH rất đa dạng và phong phú gồm: + Phòng địa lí, thí nghiệm + Bản đồ treo tường, tranh ảnh, bộ sưu tầm,, atlát địa lý, phim, băng video và máy chiếu 2.3. 1. NHỮNG YÊU CẦU VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC KHI SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC ĐỊA LÍ. Các thiết bị dạy học địa lí đều được sử dụng với cả hai chức năng: minh hoạ và làm nguồn tri thức. Hiện nay, đa số Giáo Viên sử dụng theo cách của phương tiện minh hoạ, ít chú ý đến chức năng là nguồn kiến thức của chúng và chưa chú ý cho HS được tự làm việc với các TBDH địa lí. Để phù hợp với các phương pháp dạy học theo hướng đổi mới(Đặc biệt là đổi mới cách đánh giá ,kiểm tra,thi cử theo phương pháp trắc nghiệm khách quan như hiện nay) các TBDH cũng phải thay đổi về loại hình, cấu trúc và phương pháp sử dụng. Vì vậy, việc sử dụng TBDH không chỉ để biểu diễn, minh hoạ lời giảng của GV mà sử dụng chúng như là phương tiện nhận thức, là nguồn tri thức giúp HS khám phá, tìm tòi, phát hiện những kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho HS. Trong quá trình sử dụng TBDH địa lý, GV không những có vai trò định hướng cho HS quan sát, hướng dẫn và gợi ý HS cách khai thác kiến thức mà còn giúp HS tự thao tác, điều khiển, sử dụng để khám phá, tìm tòi kiến thức hoặc củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng cho HS. tạo điều kiện để HS “ Học trong hành động” 2.3.1.a.Yêu cầu của việc sử dụng các TBDH theo phương pháp tích cực: 2.3.1a1.1/Lựa chọn thiết bị dạy học phù hợp Việc lựa chọn TBDH phải căn cứ vào nội dung của từng bài, từng phần cho phù hợp. Những nội dung đó là những kiến thức cơ bản, đặc trưng của bài học. Mặt khác, còn phải căn cứ vào hoạt động học tập của HS đối với mỗi nội dung bài học để lựa chọn TBDH. Việc lựa chọn TBDH phải trên cơ sở xác định vai trò, vị trí,đặc điểm của các TBDH, xác định mối quan hệ giữa TBDH với nội dung bài học và nắm chắc tính năng, tác dụng, nguyên lí hoạt động của chúng 2.3.1.a2. Định hướng cho HS trước khi yêu cầu quan sát, khai thác kiến thức từ các TBDH Thực tế dạy học cho thấy, việc quan sát và khai thác kiến thức của HS đối với TBDH chỉ hiệu quả nếu trước khi cho HS quan sát nhận xét, GV đưa ra hệ thống câu hỏi nhằm giúp HS biết được cần phải quan sát cái gì? Phân tích nội dung, giải thích nguyên nhân, nhận xét và khai thác kiến thức như thế nào? Ví dụ: Trong bài: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ(Địa lí 10,cơ bản), ở mục 2 phương pháp kí hiệu đường chuyển động. Giáo viên trình chiếu bản đồ gió bão Việt Nam,để giúp học sinh hiểu và xác định được các phương pháp kí hiệu trên bản đồ như thế nào. Giáo viên cho học sinh nghiên cứu bảng chú giải sau đó đưa ra các câu hỏi giúp học sinh nhận biết và hiểu được các kí hiệu đường chuyển động có biểu hiện như thế nào,từ đó giúp học sinh hiểu được những đặc điểm của gió và bão trên bản đồ Việt Nam,cũng như các loại bản đồ TN,KT-XH khác.[1] Hình 2.3. Gió và bão ở Việt Nam Như vậy qua quan sát bản đồ, GV cần hướng dẫn HS khai thác kiến thức từ các bản đồ, hiểu được bản chất của các đối tượng địa lí và các mối quan hệ giữa tự nhiên và kinh tế - xã hội trên bản đồ 2.3.1.a3. Các câu hỏi phải thể hiện rõ ràng về yêu cầu và mức độ nhận thức khác nhau đối với học sinh Câu hỏi để phân loại và phát triển tư duy cho HS cần có các mức độ khác nhau từ đọc các đối tượng đến phân tích, so sánh, xác định các mối quan hệ giữa các đối tượng .Các câu hỏi như vậy sẽ dẫn dắt HS biết, hiểu được đặc điểm đặc trưng của các đối tượng và có cách nhìn tổng hợp giữa các đối tượng qua các mối quan hệ của chúng. Để phát huy cao độ tính tích cực học tập của học sinh, giáo viên nên dựa trên nội dung của các thiết bị dạy học có thể nêu câu hỏi thành một số vấn đề cần phải làm sáng tỏ và hướng dẫn HS tự làm việc với TBDH. cần chú ý việc yêu cầu HS khai thác kiến thức “ ẩn” trong mỗi TBDH , dựa vào TBDH để phân tích, đánh giá, so sánh, giải thích,.trong suốt quá trình dạy học ở trên lớp, ở nhà và trong cả khi kiểm tra, đánh giá Ví dụ:Trong bài 6.Hợp Chúng Quốc Hoa Kì “Tiết 1: Tự nhiên và dân cư. Để tìm hiểu những kiến thức liên quan đến tự nhiên và dân cư Hoa Kì, thay cho Giáo viên giới thiệu,trình bày các nội dung trong SGK thì Giáo viên cho học sinh nghiên cứu bản đồ tự nhiên và bản đồ phân bố dân cư Hoa Kì để hiểu được,biết được,trình bày được đặc điểm về tự nhiên và dân cư Hoa Kì,qua đó đánh giá được thuận lơi,khó khăn của từng đối tượng trên.[1] Hình 6.1.Địa hình và khoáng sản Hoa Kì Hình 6.3. Phân bố dân cư Hoa Kì, Năm 2004 2.3.1.a4. Phối hợp sử dụng các thiết bị để khai thác kiến thức có hiệu quả, sử dụng PPDH thích hợp đối với mỗi loại TBDH. Ví dụ:Trong bài Tác động của nội lực lên bề mặt địa hình Trái Đất, (Địa lí 10,cơ bản). Để học sinh hiểu rõ về tác động của nội lực thì giáo viên cho học sinh xem các hình ảnh về nội lực theo hai hướng tích cực,tiêu cực.[1] * Tích cực. Hình 8.1. Hiện tượng uốn nếp. Hình 8.2.Vùng núi uốn nếp Hình 8.3. Địa luỹ và địa hào Hình 8.4. Đứt gãy Đông Phi và Biển Đỏ Hình 8.5. Biển Đỏ - địa hào bị ngập nước * tiêu cực Một số thiên tai do tác động của nội lực Ví dụ:Trong bài Sự phân bố khí áp và một số loại gió chính (Địa lí 10 bài 12 cơ bản) . phần II.4. Gió địa phương. Để học sinh hiểu được sự hình thành và hoạt động,tính chất,ảnh hưởng của gió địa phương.Giáo viên sử dụng một số hình ảnh liên quan đến gió địa phương để giúp học sinh hiểu sâu hơn về gió địa phương.[1] Hình 12.4. Gió biển và gió đất Hình 12.5. quá trình hình thành gió fơn 2.3.1.b./ Một số nguyên tắc khi sử dụng các thiết bị dạy học 2.3.1.b1. Phải căn cứ vào mục đích , nhiệm vụ nội dung, hình thức các loại bài học, PPDh chủ đạo để lựa chọn TBDH tương ứng. 2.3.1.b2 Phải xác định rõ mục đích sử dụng: Trước khi hướng dẫn HS học tập trên lớp, GV phải làm thử ở nhà cho thành thạo các thao tác, tránh để xảy ra sự lúng túng, mất thời gian ở trên lớp. 2.3.1.b3.Phải luôn đề cao vai trò hoạt động chủ động, tích cực của HS , GV luôn luôn tạo điều kiện tối đa cho HS tự mình làm việc với TBDH để khám phá tìm tòi các tri thức cần thiết, đảm bảo cho toàn bộ HS trong lớp tiếp xúc với TBDH. 2.3.1.b4. Không nên quá lạm dụng các TBDH dễ tạo nên sự quá tải và giảm đặc trưng của PPDH bộ môn. 2.3.2. CÁCH SỬ DUNG MỘT SỐ TBDH THEO PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC. 2.3.2.a. Bản đồ, lược đồ Bản đồ có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong dạy học, là kiến thức từ cuốn sách thứ hai, là phương tiện dạy học ở nhiều môn, nhiều bài. từ bản đồ có thể bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng, bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứucho HS. Do đặc điểm của các đối tượng, sự vật được trải rộng trong không gian. GV không thể dẫn Hs đến nơi được. vì vậy, việc dạy học không thể không có bản đồ. Trong mỗi bản đồ đều chứa đựng những kiến thức ở các kí hiệu, ước hiệu và những kiến thức “ẩn”. Dựa vào bản đồ, GV có thể nêu ra những vấn đề cho HS suy nghĩ,nhận thức, phát triển tư duy. 2.3.2.a1/ Các bước khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ: + Đọc tên bản đồ để biết được nội dung bản đồ. + Đọc bản chú giải để biết cách thể hiện nội dung của bản đồ. +Căn cứ vào bảng chú giải, tìm đối tượng địa lí trên bản đồ. +Liên kết các kí hiệu, xác lập mối quan hệ địa lí, để nêu đặc điểm của các đối tượng, giải thích các đặc điểm và sự phân bố ( nếu cần). [1] Ví dụ: Trong bài Vùng đồng bằng sông Hồng, (Địa lí 12) * Khai thác kiến thức từ lược đồ: Xác định vị trí Vùng đồng bằng sông Hồng Bước 1:GV giới thiệu bản đồ tự nhiên ĐBSH treo trên bảng . Bước 2:Học sinh xác định vị trí Vùng đồng bằng sông Hồng. + Từ vị trí và diện tích giáo viên cho học sinh rút ra đặc điểm tự nhiên Vùng đồng bằng sông Hồng,khai thác thế mạnh và hạn chế của vùng. 2.3.2.a2/ Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ cho HS. + Kĩ năng xác định các đối tượng địa lí trên bản đồ. + Kĩ năng xác định phương hướng trên bản đồ. + Kĩ năng xác định toạ độ địa lí. + Kĩ năng đo tính khoảng cách trên bản đồ. + Kĩ năng mô tả các đối tượng địa lí trên bản đồ. + Kĩ năng phát hiện mối quan hệ địa lí. 2.3.2.b. Cách sử dụng khai thác kiến thức từ tranh ảnh địa lí. * Khai thác kiến thức từ tranh ảnh địa lí. Đây là loại TBDH thể hiện hình ảnh, cấu trúc, đặc tính.của cá sự vật, hiện tượng được nghiên cứu trong nhà trường , chúng có trong SGK, trong tập tranh ảnh được xuất bản phục vụ cho dạy học, hoặc sưu tầm..Việc lựa chọn tranh ảnh cũng cần phải xuất phát từ nội dung bài học và hoạt động học tập của học sinh. Việc hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ tranh ảnh địa lí cũng được tiến hành qua các bước sau: + Yêu cầu HS đọc tên bức tranh (hoặc ảnh) nhìn bao quát xem nội dung bức tranh (ảnh) là gì? Đối tượng nào được thể hiện ? Vị trí của đối tượng trên bản đồ? + Quan sát tranh ảnh và chỉ ra những đặc điểm, thuộc tính của đối tượng địa lí được thể hiện trên tranh( ảnh)? + Hướng dẫn và yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, kết hợp với bản đồ, biểu đồ,Giải thích các đặc điểm, thuộc tính, sự phân bố của các đối tượng. Ví dụ: Khi dạy bài 19 địa lí 10,cơ bản: Sự phân bố sinh vật và đất trên trái đất. Để học sinh hiểu rõ và khắc sâu kiến thức về sự phân bố sinh vật và đất trên trái đất Giáo viên hướng dẫn cho học sinh đối chiếu các hình ảnh trong SGK để thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa đất và sinh vật trên trái đất. [1][2] Rừng lá rộng ôn đới Đài nguyên Rừng lá kim Thảo nguyên ôn đới Rừng cận nhiệt ẩm Rừng cây bụi lá cứng cận nhiệt Xa van Rừng nhiệt đới ẩm *Khai thác kiến thức từ các loại biểu đồ : Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta,giai đoạn 1990 – 2005. Để giúp HS nhận xét được sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 1990 - 2005 GV có thể tiến hành theo các bước sau: + Bước 1: Giới thiệu tên biểu đồ ( giới thiệu bao quát nội dung biểu đồ: nêu 3 khu vực kinh tế ) - GV Cho học sinh nghiên cứu bảng chú giải. + Bước 2: Phân tích biểu đồ rút ra nhận xét cho từng khu vực ( thảo luận nhóm) + Bước 3: Dựa vào hiểu biết và kênh hình rút ra nhận xét chung về sự chuyển dịch cơ cấu GDP. [1] *Khai thác kiến thức từ lát cắt địa lí: Lát cắt từ Tây sang Đông thể hiện cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp vùng BTB + Bước 1: Giáo viên giới thiệu lát cắt, nêu khái quát nội dung lát cắt ( bề mặt thực địa, độ cao, khiên băng) + Bước 2: Học sinh nhận xét đặc điểm nổi bật từ Tây sang Đông của vùng. + Bước 3: Kết hợp bản đồ, tranh ảnh phân tích lát cắt để thấy được sự liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian của vùng bắc Trung Bộ. 2.3.2.c. Khai thác kiến thức video: Ví dụ khi dạy bài vị trí hình dạng và kích thước của Trái Đất và bài sự tự quay quanh trục của Trái Đất và hiện tượng các mùa thì cho học sinh đoạn video về hiện tượng các mùa cho để học sinh dễ hiểu hơn 2.4. KẾT QUẢ Sau khi tôi vận dụng trong quá trình dạy học thì tỉ lệ học sinh yếu kém giảm đi rõ rệt cụ thể như sau: Kết quả chất lượng môn Địa Lý Lớp 10B và lớp 12B: Đầu năm học 2016-2017: Khối Lớp Số hs Giỏi (%) Khá (%) Trung bình (%) Yếu (%) Kém (%) 10B 45 11,1 26,7 40,0 17,8 4,4 12B 42 9,5 26,2 40,5 16,7 7,1 Cuối năm học 2016-2017: Khối Lớp Số hs Giỏi (%) Khá (%) Trung bình (%) Yếu (%) Kém (%) 10B 45 39,2 51,8 9,0 0,0 0,0 12B 42 38,5 47,9 13,6 0,0 0,0 3. KẾT LUẬN: a. Kết luận: Thiết bị dạy học có vai trò quan trọng trong việc dạy học, để giúp HS học tập có hiệu quả, HS được hoạt động, được làm việc, trong quá trình dạy học GV cần hướng dẫn HS khai thác kiến thức từ các thiết bị dạy học và làm việc với các thiết bị dạy học theo những yêu cầu và nguyên tắc trên, đồng thời phải trang bị cho HS các kĩ năng làm việc với các thiết bị. Giáo viên hướng dẫn học sinh phát huy một cách tích cực các cơ quan cảm giác của mình trong quá trình dạy học: được nghe, thấy, nói ý kiến của mình trước tập thể b. Kiến nghị và đề xuất: Phạm vi sáng kiến kinh nghiệm đề cập đến một số kinh nghiệm nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh nên trong quá trình thực hiện chắc hẳn không tránh khỏi những hạn chế rất mong được sự góp ý của quý thầy cô! Nga Sơn, ngày 20 tháng 05 năm 2017 Người viết Nguyễn Văn Trường TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguồn từ internet,phần. onthidiali@gmail.com [1][2] Nguồn từ internet,phần. onthidiali@gmail.com SGK địa lí 10,11,12cơ bản [3] Trần kiều ( chủ biên): một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT ( tài liệu lưu hành nội bộ năm 2002) [4] Lí luận dạy học phần 2 – Nguyễn Văn Hộ. Nguồn internet,phần Tailieu.VN
Tài liệu đính kèm:
- skkn_cach_su_dung_mot_so_thiet_bi_day_hoc_dia_li_theo_phuong.doc