SKKN Cách giải nhanh và chính xác các bài tập di truyền phả hệ cực khó

SKKN Cách giải nhanh và chính xác các bài tập di truyền phả hệ cực khó

Bài tập di truyền phả hệ thường là một câu hỏi khó hoặc rất khó nhằm phân loại thí sinh. Dạng bài tập này gần như luôn có trong có trong các đề thi : THPT Quốc Gia, thi học sinh giỏi các cấp, thi giải toán bằng máy tính cầm tay. Điểm khác biệt của di truyền phả hệ là đối tượng trên người chứ không phải động vật hay thực vật, vì thế bài toán sẽ không có các tỉ lệ kiểu hình như phép lai trong bài tập quy luật di truyền, thay vào đó là kiểu hình và mối liên hệ giữa các thành viên trong phả hệ là căn cứ để giải quyết bài toán.

Qua các năm ôn luyện thi đại học, bồi dưỡng học sinh giỏi.tại trường THPT Lương Đắc Bằng, tôi nhận thấy học sinh tỏ ra rất lúng túng khi gặp phải dạng bài tập trên. Thông thường các em thường bỏ qua hoặc đoán mò đáp án đúng. Có những em cũng giải ra nhưng kết quả lại không giống với một trong bốn phương án đề cho. Có em thì tự tin với kết quả tìm được nhưng không hiểu sao đó vẫn không phải là một đáp án đúng. Tóm lại, học sinh thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết các bài tập phả hệ . Đặc biệt dạng bài tập tính xác suất sinh từ hai con( bị bệnh hoặc không bị bệnh, không mang alen bênh hay mang alen bệnh.)trở lên của cùng một cặp vợ chồng hoặc dạng bài tập phả hệ nhưng sự biểu hiện của gen chịu ảnh hưởng của giới tính( ví dụ bệnh hói ở người) vẫn luôn là vấn đề gây nhiều tranh cải giữa các em học sinh trong những buổi ôn luyện của tôi. Xem một số cách giải trên mạng Internet của một số thầy cô, tôi thấy cũng không đúng. Chứng tỏ bài tập phả hệ cũng gây rất nhiều khó khăn cho giáo viên.

Xuất phát từ lí do trên bằng kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy môn sinh học tại trường THPT tôi có ý tưởng viết đề tài với nội dung “ Cách giải nhanh và chính xác các bài tập di truyền phả hệ cực khó” với mong muốn chia sẻ với đồng nghiệp giúp học sinh có thể dành được số điểm cao nhất trong các kì thi THPT quốc gia và thi học sinh giỏi.

 II. Môc tiªu nghiªn cøu

 

doc 21 trang thuychi01 18243
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Cách giải nhanh và chính xác các bài tập di truyền phả hệ cực khó", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chän ®Ò tµi :
Bài tập di truyền phả hệ thường là một câu hỏi khó hoặc rất khó nhằm phân loại thí sinh. Dạng bài tập này gần như luôn có trong có trong các đề thi : THPT Quốc Gia, thi học sinh giỏi các cấp, thi giải toán bằng máy tính cầm tay. Điểm khác biệt của di truyền phả hệ là đối tượng trên người chứ không phải động vật hay thực vật, vì thế bài toán sẽ không có các tỉ lệ kiểu hình như phép lai trong bài tập quy luật di truyền, thay vào đó là kiểu hình và mối liên hệ giữa các thành viên trong phả hệ là căn cứ để giải quyết bài toán.
Qua các năm ôn luyện thi đại học, bồi dưỡng học sinh giỏi...tại trường THPT Lương Đắc Bằng, tôi nhận thấy học sinh tỏ ra rất lúng túng khi gặp phải dạng bài tập trên. Thông thường các em thường bỏ qua hoặc đoán mò đáp án đúng. Có những em cũng giải ra nhưng kết quả lại không giống với một trong bốn phương án đề cho. Có em thì tự tin với kết quả tìm được nhưng không hiểu sao đó vẫn không phải là một đáp án đúng. Tóm lại, học sinh thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết các bài tập phả hệ . Đặc biệt dạng bài tập tính xác suất sinh từ hai con( bị bệnh hoặc không bị bệnh, không mang alen bênh hay mang alen bệnh..)trở lên của cùng một cặp vợ chồng hoặc dạng bài tập phả hệ nhưng sự biểu hiện của gen chịu ảnh hưởng của giới tính( ví dụ bệnh hói ở người) vẫn luôn là vấn đề gây nhiều tranh cải giữa các em học sinh trong những buổi ôn luyện của tôi. Xem một số cách giải trên mạng Internet của một số thầy cô, tôi thấy cũng không đúng. Chứng tỏ bài tập phả hệ cũng gây rất nhiều khó khăn cho giáo viên.
Xuất phát từ lí do trên bằng kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy môn sinh học tại trường THPT tôi có ý tưởng viết đề tài với nội dung “ Cách giải nhanh và chính xác các bài tập di truyền phả hệ cực khó” với mong muốn chia sẻ với đồng nghiệp giúp học sinh có thể dành được số điểm cao nhất trong các kì thi THPT quốc gia và thi học sinh giỏi.
 II. Môc tiªu nghiªn cøu
Được chia sẻ với đồng nghiệp trên toàn tỉnh trong việc hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn thi THPT Quốc Gia hoặc thi học sinh giỏi. Đặc biệt có hiệu quả với một số học sinh giỏi muốn chinh phục điểm 9- 10 môn sinh học trong kì thi THPT Quốc Gia.
III. §èi t­îng nghiªn cøu
 - §Ò tµi ¸p dông ®èi víi häc sinh líp 12 ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia hoặc thi học sinh giỏi Tỉnh, máy tính casio.
V. Ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu
Nghiên cứu các tài liệu sinh học của một số tác giả, xác suất trong môn toán, tham khảo ý kiến đồng nghiệp về những nội dung liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu. Nghiên cứu các bài tập di truyền phả hệ ở một số đề thi đại học, học sinh giỏi tỉnh, học sinh giỏi quốc gia các năm gần đây.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. c¬ së lÝ luận của vấn đề
Để làm tốt bài tập di truyền phả hệ, cần lưu ý 5 chủ điểm kiến thức mà học sinh cần nắm vững, như sau:
Thứ nhất, Quy luật Mendel về lai một cặp tính trạng: nắm vững dấu hiệu nhận biết trội lặn hoàn toàn hay không hoàn toàn của một tính trạng để từ đó suy ra alen gây bệnh là alen trội hay lặn, đương nhiên không được bỏ qua các tỉ lệ của các phép lai cơ bản, các em cần nắm rõ như bảng cửu chương vậy.
Thứ 2, Di truyền liên kết với giới tính: Các em đều học rằng nếu tính trạng phân bố không đồng đều ở hai giới và chủ yếu biểu hiện ở con đực thì gen quy định tính trạng nằm trên NST X (không có alen tương ứng trên Y), tuân theo quy luật di truyền chéo, tuy nhiên cái nhầm lẫn hay cái bẫy tiếp theo nằm ở đây, vì người không sinh sản nhiều, nếu như số lượng cá thể trong phả hệ ít mà các em áp dụng theo tỷ lệ đực: cái rất dễ dẫn đến sai lầm, vậy trong trường hợp này dấu hiệu di truyền chéo là tuyệt vời nhất: gen trên X từ bố phải truyền cho con gái, gen trên X ở con trai tất nhiên phải nhận từ mẹ.
Nếu gen gây bệnh nằm trên NST giới tính Y (không có alen tương ứng trên X) thì tuân theo quy luật di truyền thẳng (luật di truyền chéo cho 100 % cá thể có tổ hợp kiểu gen XY), thường thì dạng này ít gặp trong đề thi do nó quá rõ ràng.
Thứ 3, Quy luật di truyền liên kết hoàn toàn và hoán vị gen: bài tập liên quan đến phần này ít có trong đề thi hơn và là dạng bài tập cực khó, thông thường đề bài sẽ cho tính trạng nào liên kết với tính trạng nào rồi, còn có thể cho khoảng cách giữa các gen trên NST từ đó tính tần số HVG, các em không phải đi chứng minh, việc còn lại là tìm kiểu gen cơ thể theo yêu cầu đề bài. Các em cũng cần lưu ý thêm dạng này để tránh bỡ ngỡ khi đi thi.
Thứ 4: Sự biểu hiện của gen ra tính trạng chịu ảnh hưởng của giới tính: Đây là dạng bài tập rất khó. Thông thường trong bài tập phả hệ thường ra về bệnh hói ở người . các em cũng cần nắm vững sự di truyền của tính trạng này vẫn tuân theo qui luật MenĐel( chứ không phải gen là liên kết với giới tính) Gen này biểu hiện như một gen trội ở con trai nhưng lại biểu hiện như một gen lặn ở con gái . Chính vì vậy ở thể dị hợp Aa sẽ biểu hiện hói ở đàn ông nhưng lại biểu hiện không hói ở đàn bà. Từ đó các em cũng giải thích được vì sao trong thực tế ta gặp nhiều đàn ông hói còn phụ nữ thường gặp ít hơn.
Thứ 5:Di truyền quần thể : Hiện nay trong một số đề thi có kết hợp giữa kiến thức của qui luật di truyền và di truyền quần thể trong một bài phả hệ. Để giải được bài tập này các em cần nắm vững cách xác định tần số alen, cách vận dụng định luật Hác Đi- Van Béc để tính tần số kiểu gen, xác suất chọn được người trong quần thể có kiểu gen dị hợp tử, đồng hợp tử Từ đó hướng đến yều cầu cần giải quyết của bài toán.
II.Thùc tr¹ng cña vÊn ®Ò nghiªn cøu: 
Nhìn chung đề thi đại học của Bộ giáo dục trong những năm gần đây, về cấu trúc không có nhiều thay đổi khoảng 60% lí thuyết và 40% bài tập, tức là bài tập khoảng 20 câu trong đó chủ yếu là bài tập di truyền, trong đề ít nhất có một câu di truyền phả hệ, thường là hỏi dưới dạng chọn số phương án đúng hoặc không đúng. Câu hỏi này nhằm tìm kiếm điểm cao, điểm thủ khoa cho các trường đại học. Dạng bài tập này nếu không biết cách giải quyết thường mất khá nhiều thời gian và thường nhầm lẫn. Số học sinh giải quyết được đúng bài tập này không nhiều. Bài tập di truyền phả hệ trong đề thi có thể cho dưới 2 hình thức: lời văn hoặc sơ đồ phả hệ cho sẵn, nếu như là lời văn, cách tốt nhất là hướng dẫn các em nên vẽ lại nó thành sơ đồ phả hệ một cách cẩn thận vào nháp, nếu vẽ sai thì sẽ không giải được bài toán còn không vẽ ra sẽ rất rối bởi các thông tin về mối quan hệ họ hàng giữa các cá thể trong phả hệ. Như vậy. khó khăn khi làm bài tập di truyền phả hệ không nằm ở tính toán mà mấu chốt là sự gây nhầm lẫn.
III. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
1/ Các bước giải một bài tập phả hệ
Di truyền phả hệ thường được ra dưới 2 dạng bài tập sau: xác định kiểu gen cá thể trong phả hệ và tìm xác suất kiểu gen của cá thể trong phả hệ (cá thể đã được sinh ra hoặc dự đoán cá thể sinh ra).
Để làm bài tốt phần thi này trong kỳ thi THPT quốc gia 2016, cần giải quyết được 3 bước cơ bản sau
Bước 1: Xác định gen gây bệnh là gen trội hay gen lặn (nếu đề bài chưa cho).
Dựa vào các dấu hiệu như quy luật phân li mà các em đã học: ví dụ như bố mẹ bình thường sinh con bệnh thì tính trạng bệnh là tính trạng lặn, tính trạng bình thường là trội...
Bước 2: Xác định gen gây bệnh do nằm trên NST thường hay giới tính.
- Nếu trên NST khi có tỷ lệ mắc bệnh đồng đều ở cả 2 giới hoặc mẹ mắc bệnh (tính trạng lặn) con trai lại không bị bệnh thì gen nằm trên NST thường;
- Nếu trên NST giới tính khi mang các đặc điểm của gen trên NST giới tính như: gen bị bệnh chỉ biểu hiện ở con trai, có sự di truyền chéo
- Nếu bố mẹ đều có kiểu hình bình thường mà sinh ra con gái bị bệnh thì bệnh phải do gen lặn nằm rên nhiễm sắc thường qui định. Ngược lại bố mẹ đều bị bệnh mà sinh con gái bình thường thì bệnh phải do gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định
Kết thúc bước này các em đã hoàn thành dạng bài thứ nhất. Như vậy nếu bài toán chỉ yêu cầu đi tìm kiểu gen các cá thể trong phả hệ thì học sinh hoàn toàn có thể làm được dễ dàng.
Bước 3: Tính xác suất xuất hiện kiểu gen hoặc kiểu hình nào đó ở đời con (nếu đề bài yêu cầu)
Đây là phần dễ nhầm lẫn nhất, thí sinh dễ tính toán sai. Trong phả hệ luôn có những cá thể biết chắc chắn kiểu gen, và những cá thể chưa biết rõ kiểu gen mà mới chỉ biết kiểu hình nên chúng ta cần xác định rõ đó là những cá thể nào, tỉ lệ về kiểu gen là bao nhiêu. Công thức chung mà các em có thể áp dụng cho xác suất cần tìm trong phả hệ như sau:
Xác suất kiểu gen (kiểu hình) cá thể cần tìm = [tỉ lệ kiểu gen bố] x [tỉ lệ kiểu gen mẹ] x [tỉ lệ kiểu gen (kiểu hình) cần tìm trong phép lai] x [xác suất sinh trai (gái)] x [số trường hợp xảy ra]
Trong đó:
• Tỉ lệ kiểu gen của bố (nếu có): xác suất bố mang kiểu gen nào đó là bao nhiêu (ví dụ bố bình thường kiểu gen có thể là AA hoặc Aa với xác suất mỗi loại là bao nhiêu);
• Tỉ lệ kiểu gen của mẹ: xác suất mẹ mang kiểu gen nào đó là bao nhiêu (ví dụ mẹ bình thường kiểu gen có thể là AA hoặc Aa với xác suất mỗi loại là bao nhiêu);
• Tỉ lệ kiểu gen (kiểu hình) cần tìm trong phép lai: ví dụ kiểu gen aa trong phép lai 2 bố mẹ Aa x Aa là 
• Xác suất sinh trai (gái): xác suất này cần linh hoạt nếu đề bài không yêu cầu thì chúng ta không tính, nếu đề bài yêu cầu thì phải xem tính trạng đang xét nằm trên NST thường thì cần nhân ở mỗi lần sinh, còn nằm trên NST giới tính thì chúng ta không cần nhân thêm
• Số trường hợp xảy ra: khi đề bài hỏi xác suất của 2 cá thể sinh ra trở lên. (ví dụ đề bài chỉ nói sinh 1 trai, 1 gái thì có 2 trường hợp: sinh trai trước, gái sau hoặc sinh gái trước, trai sau).
Lưu ý : Nếu bài tập ra dưới dạng lời văn thì nên hướng dẫn các em vẽ ra giấy nháp dưới dạng sơ đồ phả hệ , không nên để như vậy rồi làm luôn vì mối quan hệ họ hàng giữa các thành viên trong đề cho thường rất phức tạp,rối rắm, dễ gây nhầm lẫn khi giải.
2/ Cách giải một số bài tập cụ thể
Bài 1: Ở người, bệnh điếc do alen lặn nằm trên NST thường quy định; bệnh mù màu do alen lặn nằm trên NST X ở vùng không tương đồng quy định. Một cặp vợ chồng bình thường, bên phía vợ có anh trai mắc bệnh mù màu, chị gái mắc bệnh điếc. Bên phía chồng có ông ngoại bị bệnh mù màu, mẹ bị bệnh điếc. Cặp vợ chồng này dự định sinh 2 đứa con, tính theo lí thuyết xác suất để cả 2 đứa con này đều mang alen về 2 bệnh nói trên là bao nhiêu? Biết rằng tất cả các người khác trong gia đình đều bình thường và không có đột biến mới phát sinh.
 A. 0,05729. B. 0,0244 C. 0,02864. D. 0.0469.
Một số cách giải sai mà học sinh và nhiều thầy cô thường mắc phải là
Cách giải sai thứ 1
Xét bệnh điếc : 
Vì đề đã cho bệnh này do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định à qui ước A: không bị điếc. a: Bị điếc
Người chồng nhận alen a từ mẹ đẻ nên có KG Aaà cho A= , a=
 Người vợ có chị gái bị điếc nên có 1 trong 2 kiểu gen với xác xuất là AA=, Aa=àA=,a= 
à Xác suất họ sinh 2 đứa con đều mang alen về bệnh điếc là :
( 1- AxA)2= 
Xét bệnh mù màu: 
 - Qui ước B: không bị mù màu, b: bị mù màu
 - Người chồng không bị mù nên có KG XA Y à XA =, Y=
- Người vợ có anh trai bị mù màu à Mẹ đẻ của người vợ mang alen qui dịnh bệnh mà bố đẻ của người vợ không bị bệnhà xác suất đề người vợ có kiểu gen XAXa = 
à Xa = , XA =
 à Xác suất để họ sinh 2 đứa con mang alen bệnh mù màu là :
 ( Xa x XA + Xa x Y )2=
à Xác suất để họ sinh 2 đứa con đều mang alen về 2 bệnh trên là x= =0,0244à Chọn phương án B
Cách giải này là hoàn toàn sai vì đã tính xác suất sinh ra một con mang alen bệnh , sau đó bình phương lên là ra kết quả sinh 2 con mang alen bệnh. Cách này không đúng vì hai đứa con này đều là của một cặp bố mẹ sinh ra.
 Cách giải sai thứ 2:
 Xác suất họ sinh 2 đứa con đều mang alen về bệnh điếc là
(Aa) x ()2 (Aa+aa) =
 Xác suất để họ sinh 2 đứa con mang alen bệnh mù màu là
( XAXa) x( )2( XAXa + XaY) = 
à Xác suất để họ sinh 2 đứa con đều mang alen về 2 bệnh trên là x= =0,0469à Chọn phương án D
Ở cách giải này do không chú ý đến trường hợp AA( ở mẹ ) x Aa ( ở bố) cũng cho con mang alen bệnh nên đã giải thiếu trường hợp này.
 Cách giải đúng của tôi như sau: 
Vì bài tập cho dưới dạng lời văn nên theo tôi, các em nên vẽ lại bằng sơ đồ phả hệ ra nháp đúng và cận thận.
 Phải lưu ý đề yêu cầu tính xác suất sinh 2 đứa con của cùng một cặp vợ chồng chứ không phải là hai đứa con của 2 cặp vợ chồng khác nhau.
 Nhìn vào sơ đồ phả hệ trình bày cách giải vào bài: Đây là bài tập đề cập đến 2 bệnh nên ta xét riêng từng bệnh
Xét bệnh điếc : 
Vì đề đã cho bệnh này do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định à qui ước A: không bị điếc. a: Bị điếc
Người chồng nhận alen a từ mẹ đẻ nên có KG Aa
 Người vợ có chị gái bị điếc nên có 1 trong 2 kiểu gen với xác xuất là AA=, Aa=
à Xác suất họ sinh 2 đứa con đều mang alen về bệnh điếc là : 
 (AA )x( )2 Aa + (Aa) x ()2 (Aa+aa) = 
( Vì AA xAa à Aa=, Aa xAaà AA: Aa : aa)
Xét bệnh mù màu: 
 - Qui ước B: không bị mù màu, b: bị mù màu
 - Người chồng không bị mù nên có KG XA Y 
- Người vợ có anh trai bị mù màu à Mẹ đẻ của người vợ mang alen qui dịnh bệnh mà bố đẻ của người vợ không bị bệnhà xác suất đề người vợ có kiểu gen XAXa = 
à Xác suất để họ sinh 2 đứa con mang alen bệnh mù màu là
( XAXa) x( )2( XAXa + XaY) = 
( vì XAX a x XA Yà XAXA : XAXa : XA Y: XaY)
à Xác suất để họ sinh 2 đứa con đều mang alen về 2 bệnh trên là 
x= ≈0,05729
à Chọn phương án A
Bài 2: Cho sơ đồ phả hệ sau:
Cặp vợ chồng III-2 và III-3 sinh ra một đứa con trai bình thường. Xác suất để đứa con trai này không mang alen gây bệnh là:
A. 41,18% 	B. 20,59% 	C. 13,125% 	D. 26,25%
Cách giải đúng của tôi :
- Đây là bài tập phả hệ về 2 tính trạng bệnh, nguyên tắc là chúng ta xét riêng từng bệnh.
- Xét bệnh mù màu: đây là bệnh chúng ta đã biết do gen lặn nằm trên NST X không có alen tương ứng quy định nên đứa con trai IV-1 bình thường chắc chắn 100% có kiểu gen XBY (B: không mù màu, b: mù màu)
- Xét bệnh điếc bẩm sinh: Muốn tìm kiểu gen của IV-1 chúng ta cần phải biết được kiểu gen của III-2 và III-3.
+ Ta thấy I-5 và I-6 kiểu hình bình thường sinh ra con II-5 bị điếc bẩm sinh do đó điếc bẩm sinh là tính trạng lặn, bình thường là tính trạng trội. Mặt khác bố I-5 trội sinh con gái II-5 lặn nên không thể có di truyền chéo ở đây, vậy gen nằm trên NST thường.
+ I-5 và I-6 sẽ phải có kiểu gen Aa: Aa x Aa → AA : Aa : aa. Cơ thể II-4 bình thường nên có thể có kiểu gen AA hoặc Aa, nhưng mấu chốt là tỉ lệ 2 kiểu gen đó là bao nhiêu, nếu các em đưa nguyên AA : Aa sẽ sai. Đây là điểm hay nhầm lẫn tiếp theo. Các em cần viết lại tỉ lệ đó thành (AA: Aa), vì đơn giản bình thường thì không thể có kiểu gen aa.
+ I-4 có kiểu gen aa, sinh con II-3 bình thường nên II-3 chắc chắn có kiểu gen Aa. Như vậy ta có phép lai giữa II-3 và II-4:
100% Aa x (AA: Aa) ↔ (A: a) x (A: a) → AA: Aa: aa
Do đó cá thể III-3 bình thường có kiểu gen ( AA: Aa)
+ Cá thể III-2 có kiểu hình bình thường, có mẹ II-2 điếc bẩm sinh (kiểu gen aa) nên III-2 chắc chắn có kiểu gen aa
+ Ta có phép lai III-2 và III-3 như sau: Aa x ( AA: Aa) ↔ ( A: a) x ( A: a) → ( AA: Aa : aa).
+ Người con IV-1 có kiểu hình bình thường nên có kiểu gen (AA : Aa)
Ở đây đề bài hỏi xác suất để đứa con trai IV-1 không mang alen gây bệnh, do đó người con này phải có kiểu gen AAXBY với xác suất ≈ 41,18% (Đáp án A)
Bài 3: 
Cặp vợ chồng (1) và (2) ở thế hệ thứ II mong muốn sinh hai người con có cả trai, gái và đều không bị bệnh trên. Cho rằng không có đột biến xảy ra, khả năng để họ thực hiện được mong muốn là bao nhiêu?
A. 5,56% 	B. 12,50% 	C. 8,33% 	D. 3,13%
Cách giải sai: 
+ Cá thể II-1 bị bệnh có bố mẹ kiểu gen Aa nên kiểu gen II-1 là: (AA : Aa)à cho A=, a=
+ Cá thể II-2 bình thường nên có kiểu gen aa (100%)à cho a=1
à xác suất sinh con không bị bệnh là aa= .1= 
 Vậy xác suất sinh hai người con có cả trai và gái và đều không bị bệnh là
 C21. .=≈5,56% à chọn phương án A
Cách giải này là hoàn toàn sai vì đã tính xác suất sinh ra một không bị bệnh bệnh , sau đó bình phương lên là ra kết quả sinh 2 không bị bệnh. Cách này không đúng vì hai đứa con này đều là của một cặp bố mẹ sinh ra.
Cách giải đúng của tôi như sau:
+ Xét trội – lặn: Bố mẹ ở thế hệ I đều bị bệnh sinh ra con ở thế hệ II có cả bệnh và không nên tính trạng bệnh là tính trạng trội (A), và tính trạng bình thường là lặn (a)
+ Xét gen nằm trên NST thường hay NST giới tính: Bố ở thế hệ I mang gen trội, con gái sinh ra ở thế hệ II bình thường (aa), do đó gen nằm trên NST thường.
+ Cá thể II-1 bị bệnh có bố mẹ kiểu gen Aa nên kiểu gen II-1 là: (AA : Aa)
+ Cá thể II-2 bình thường nên có kiểu gen aa (100%)
+ Để con của cặp II-1 và II-2 sinh ra không bị bệnh (aa) thì II-1 phải có kiểu gen Aa (2/3). Vậy ta có phép lai: Aa x aa → Aa : aa. Tỉ lệ con sinh ra bình thường trong phép lai là 1/2, sinh 2 đứa bình thường thì tỉ lệ là . = 1/4
+ Bài toán cần tìm xác suất sinh 2 người con trai và gái đều không bị bệnh, do gen nằm trên NST thường nên xác suất sinh trai và gái ở mỗi lần sinh là . Nhưng có 2 trường hợp đó là trai trước, gái sau hoặc gái trước, trai sau. Như vậy xác suất sinh 2 người con trong đó có 1 trai và 1 gái là: C12 . = 
→ Vậy xác suất bài toán cần tìm là: . 100% . . ≈ 8,33% (Đáp án C)
Bài 4: Cho sơ đồ phả hệ sau : 
Biết rằng hai cặp gen qui định hai tính trạng nói trên không cùng nằm trong một nhóm gen liên kết; bệnh hói đầu do alen trội H nằm trên NST thường qui định, kiểu gen dị hợp Hh biểu hiện hói đầu ở người nam và không hói đầu ở người nữ. Cặp vợ chồng III10 và III(11) sinh được một người con gái không bị bệnh P và không hói đầu, xác suất để người con gái này có kiểu gen dị hợp về cả hai tính trạng là bao nhiêu? Biết rằng người II8 có kiểu gen dị hợp về hói đầu.
A.  34,39%.	B.  15,04%. C.  33,10%. D.  26,48%.
 Cách giải sai : Chưa đúng bản chất vì không xét biến cố đã xảy ra với xác suất kiểu gen của bố mẹ. Đây là cách giải phổ biến trên mạng internet.
* Với bệnh P
Dể thấy bệnh P do gen lặn/NST thường
- (6) 1 BB/2Bb x(7)Bbà con (10) không bệnh có kG BB/Bb, xét 2 trường hợp:
 + BB xBb à (BB, Bb)
 + Bb x Bbà (BB, Bb)
è(10):7BB/11Bb
 (11): 1BB/2Bb
 (10 x (11): 7BB/11Bb x 1BB/2Bb sinh con gái (14)không bệnh có kg BB/Bb
Xét 3 trường hợp:
+ BB x BBà (BB)
+ BB x Bb à (BB, Bb)
+ Bb x Bbà (BB, Bb)
à(14) không bệnh có KG: 161BB/163Bb
ècon gái (14) dị hợp = 
* Với tính trạng hói:
(6) và (7) đều có kg Aaà con trai (10) hói có KG: 1AA/2Aa
(8) và (9) đều có kg Aaà con gái (11) không hói có KG: 2Aa/1aa
(10) x (11): 1AA/2Aa x 2Aa/1aa sinh con gái(14) không hói có KG Aa/aa
Xét 4 trường hợp:
+ AA x Aaà (Aa)
+ Aa x Aa à (Aa, aa)
+ AA x aa à (Aa)	
+ Aa x aa à (Aa:aa)
à Con gái (14) không hói có KG: 20Aa/7aa
ècon gái (14) dị hợp = 
Xác suất chung = . = 37,3%
Cách giải của tôi như sau:
 Vì đề bài ra đề cập đến 2 tính trạng nên ta xét riêng từng tính trạng.
Xét bệnh P :
Nhận thấy I(1) xI(2) đều không bị bệnh P mà sinh con gái II(5) bị bệnh Pà Bệnh do gen lặn nằm trên NST thường qui định. Qui ước a : bi bệnh, A : không bị bệnh
Người II(6) có kiểu gen dị hợp tử với xác suất là Aa=à cho A=,a= 
Người II(7) luôn có kiểu gen Aa=100% à cho A= , a= 
à III(10) có kiểu gen dị hợp tử với xác suất là Aa==
à cho a: A
Người III(11) có kiểu gen dị hợp tử với xác suất là Aa=à cho A=,a= 
àXác suất để con của cặp vợ chồng III(10) và III(11) có kiểu gen dị hợp tử là 
=
Xét bệnh hói: Vì sự biểu hiện của gen chịu ảnh hưởng của giới tính nên 
III(1) là trai không bị hói có kiểu gen hhàII(6) là trai bị hói sec có kiểu gen Hh
I(3) là gái bị hói có KG là HH ,I(4) là gái không hói sẽ có KG hh
àII(7) là gái có KG Hh
(6) x(7): Hh x HhàHH: Hh: hh à III(10) là trai bị hói có Hh: HHà cho h=, H=
- Theo bài ra người II(8) có kiểu gen Hh , Người III(12) là trai không hói nên có kiểu gen hh sẽ nhận 1 alen h từ người II(9)à II(9)là trai hói có KG Hh
(9)x(8) : HhxHhàHH: Hh: hh
à III(11) là gái không hói sẽ có Hh: hhà h=, H=
àXác suất để con của cặp vợ chồng III(10) và III(11)sinh con gái có kiểu gen dị hợp tử là 
Hh= =
 Vậy xác suất để người con gái có kiểu gen dị hợp về hai tính trạng trên là 
x=≈34,39%--> chọn phương án A.
Bài 5: Gen gây 2 bệnh di truyền ở người gồm thiếu máu và mù màu đỏ- lục đều nằm trên nhiễm sắc thể X vùng không tương đồng. Phả hệ dưới đây ch

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_cach_giai_nhanh_va_chinh_xac_cac_bai_tap_di_truyen_pha.doc