SKKN Cách dạy bài năng động sáng tạo – GDCD 9 theo phương pháp tích hợp liên môn ở lớp 9 trường TH & THCS Yên Lễ

SKKN Cách dạy bài năng động sáng tạo – GDCD 9 theo phương pháp tích hợp liên môn ở lớp 9 trường TH & THCS Yên Lễ

Trong thực tế dạy học bất kì một giáo viên nào khi lên lớp cũng đều muốn truyền tải kiến thức đến học sinh một cách đơn giản, dễ hiểu và hiệu quả nhất. Nhưng để làm được điều này không hề đơn giản, bài học muốn hay phải có trọng tâm, logic và phong phú. Khi soạn bài người thiết kế phải nghiên cứu nắm rõ trọng tâm bài học xác định rõ đơn vị kiến thức nào, từ đó lựa chọn thiết bị, phương pháp, cách thức tổ chức, thời gian cho phù hợp, thu hút người họ. Làm được điều này thật không đơn giản, nhưng tất cả giáo viên vẫn nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thực tế trong giáo dục hiện nay việc dạy học tích hợp liên môn được đặt ra và đang vận dụng ngày càng có hiệu quả bởi vì việc dạy học liên môn nó đáp ứng được yêu cầu làm cho bài học phong phú vì nó đã có cơ sở nền tảng từ những điều đã biết từ các môn học khác. Hơn nữa dạy học theo hướng tích hợp yêu cầu người dạy cần có kiến thức của nhiều môn, tầm nhìn được mở rộng. Các phương pháp và thiết bị dạy học cũng cần chuẩn bị chu đáo hơn. Từ các yếu tố đó chứng minh rằng dạy học theo hướng tích hợp ưu việt hơn so với dạy thông thường.

 Thực tế dạy học từ xưa người ta đã kì vọng mong muốn cao về người học: hình ảnh con người văn võ song toàn đã được mọi người kì vọng yêu quý. Ngày nay trong thời kì xây dựng bảo vệ tổ quốc và hội nhập sâu rộng với quốc tế thì chất lượng giáo dục ngày càng đòi hỏi cao đó là người học sinh phải được giáo dục đào tạo và phát triển một cách toàn diện. Đứng trước những vấn đề khó khăn của cuộc sống các em đều có thể giải quyết được dựa trênn nhiều phương diện, quan điểm và kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau. Để làm được điều đó người học phải biết liên hệ, người dạy phải biết xâu chuỗi các dạng kiến thức khác nhau của các môn học để người học có thể ứng dụng được.

 

docx 18 trang thuychi01 9591
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Cách dạy bài năng động sáng tạo – GDCD 9 theo phương pháp tích hợp liên môn ở lớp 9 trường TH & THCS Yên Lễ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT NHƯ XUÂN, TRƯỜNG TH&THCS YÊN LỄ 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
CÁCH DẠY BÀI NĂNG ĐỘNG SÁNG TẠO – GDCD 9 THEO PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP LIÊN MÔN Ở LỚP 9 TRƯỜNG TH&THCS YÊN LỄ
Người thực hiện: Lê Thị Vân
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH&THCS Yên Lễ
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Giáo dục công dân
THANH HOÁ NĂM 2018
Nội dung
Trang 
1.Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm. 
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 
2.3.1 Nâng cao hiểu biết về dạy học tích hợp.
2.3.2. Nghiên cứu bài học để xác định nội dung, phương pháp cách thức tổ chức tích phù hợp. 
2.3.3. Nghiên cứu bài học để hướng học sinh nhìn nhận và giải quyết vấn đề dựa trên nhiều quan điểm, góc nhìn và biết giải quyết vấn đề trong cuộc sống bằng kiến thức liên môn
Minh chứng bằng một bài dạy cụ thể 
Giáo dục công dân 9 
Tiết 12 – Bài 8: NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
1
1
2
2
2
2
2
3
4
4
3
5
6
12
12
12
1.Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong thực tế dạy học bất kì một giáo viên nào khi lên lớp cũng đều muốn truyền tải kiến thức đến học sinh một cách đơn giản, dễ hiểu và hiệu quả nhất. Nhưng để làm được điều này không hề đơn giản, bài học muốn hay phải có trọng tâm, logic và phong phú. Khi soạn bài người thiết kế phải nghiên cứu nắm rõ trọng tâm bài học xác định rõ đơn vị kiến thức nào, từ đó lựa chọn thiết bị, phương pháp, cách thức tổ chức, thời gian cho phù hợp, thu hút người họ. Làm được điều này thật không đơn giản, nhưng tất cả giáo viên vẫn nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thực tế trong giáo dục hiện nay việc dạy học tích hợp liên môn được đặt ra và đang vận dụng ngày càng có hiệu quả bởi vì việc dạy học liên môn nó đáp ứng được yêu cầu làm cho bài học phong phú vì nó đã có cơ sở nền tảng từ những điều đã biết từ các môn học khác. Hơn nữa dạy học theo hướng tích hợp yêu cầu người dạy cần có kiến thức của nhiều môn, tầm nhìn được mở rộng. Các phương pháp và thiết bị dạy học cũng cần chuẩn bị chu đáo hơn. Từ các yếu tố đó chứng minh rằng dạy học theo hướng tích hợp ưu việt hơn so với dạy thông thường. 
	Thực tế dạy học từ xưa người ta đã kì vọng mong muốn cao về người học: hình ảnh con người văn võ song toàn đã được mọi người kì vọng yêu quý. Ngày nay trong thời kì xây dựng bảo vệ tổ quốc và hội nhập sâu rộng với quốc tế thì chất lượng giáo dục ngày càng đòi hỏi cao đó là người học sinh phải được giáo dục đào tạo và phát triển một cách toàn diện. Đứng trước những vấn đề khó khăn của cuộc sống các em đều có thể giải quyết được dựa trênn nhiều phương diện, quan điểm và kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau. Để làm được điều đó người học phải biết liên hệ, người dạy phải biết xâu chuỗi các dạng kiến thức khác nhau của các môn học để người học có thể ứng dụng được. 
Bên cạnh đó thế giới quan không có sự vật hiện tượng nào đứng riêng lẻ mà chúng đều có mối quan hệ hữu cơ trong sự tồn tại và phát triển, vì vậy khi nghiên cứu một sự vật hiện tượng nói chung hay nghiên cứu một bài dạy học nói riêng thì phải dựa trên các mối quan hệ với các sự vật hiện tượng, và các môn học khác là điều tất yếu.
Việc dạy học tích hợp liên môn trong nhà trường không phải là vấn đề mới nhưng hầu như các hoạt động mới chỉ dừng ở mức độ một đó là liên hệ hoặc tích hợp bộ phận còn việc vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để làm rõ kiến thức của một môn học cụ thể thì đến thời điểm này đang được ứng dụng
Trước thực tế đó, bằng khả năng của bản thân, bằng việc học hỏi động nghiệp, trao đổi qua tổ chuyên môn tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm nên tôi lụa chọn nghiên cứu đề tài “Cách dạy bài năng động sáng tạotheo phương pháp tích hợp liên môn ở lớp 9 trường TH&THCS Yên Lễ”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tôi nghiên cứu đề tài này với những mục đích cụ thể sau: 
Một là: Tích lũy, kiểm nghiệm lại những kiến thức mà bản thân đã nghiên cứu học hỏi một cách có hệ thống. Những kinh nghiệm trong quá trình tự mày mò nghiên cứu, giảng dạy bây giờ đúc kết lại thành một hệ thống để xem xét đánh giá cho hoàn thiện.
Hai là: Đưa những kinh nghiệm của bản thân mình đã học hỏi được để bạn bè, đồng nghiệp và những người có chuyên môn đánh giá, đóng góp ý kiến nhận xét chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu, tồn tại, hạn chế để bản thân tôi rút kinh nghiệm ngày càng có những bài giảng có chất lượng, nâng cao chất lượng dạy học góp phần phát triển chất lượng nhà trường. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài đó là: cách dạy bài năng động sáng tạo - GDCD 9 theo hướng tích hợp liên môn, cụ thể nghiên cứu bài học làm rõ mục tiêu, nội dụng phương pháp và nghiên cứu tài liệu để lựa chọn nội dụng tích hợp cho phù hợp với bài dạy. 
Nghiên cứu và lựa chọn phương pháp, cách thức tổ chức dạy học kiểu bài tích hợp liên môn cho phù hợp.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để hoàn thành sáng kiến này bản thân tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: 
- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát thực tế
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thử nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm. 
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX, các khoa học tụ nhiên đã nghiên cứu giới tụ nhiên theo tư duy phân tích, mỗi khoa học tụ nhiên nghiên cứu một dạng vật chất, một hình thúc vận động cửa vật chất trong tụ nhiên. Tuy nhiên, bản thân giới tự nhiên là một thể thống nhất, vì vậy, sang thế kỉ XX đã xuất hiện những khoa học liên ngành, đa ngành. Các khoa học tụ nhiên đã chuyển từ tiếp cận “phân tích – cấu trúc" sang tiếp cận “tổng hợp - hệ thống". Sự thống nhất của tư duy phân tích và tổng hợp đã tạo nên tiếp cận “cấu trúc - hệ thống" đem lại cách nhận thúc biện chứng về quan hệ giữa bộ phận với toàn thể.
Xu thế phát triển của khoa học ngày nay là tiếp tục phân hoá sâu, song song với tích hợp liên môn, liên ngành càng rộng, chính vì thế việc giảng dạy các môn khoa học trong nhà trường phải phản ánh sự phát triển hiện đại của khoa học, không thể giảng dạy các khoa học như là các lĩnh vục tri thức riêng rẽ. Mặt khác, khổi lượng tri thúc khoa học đang gia tăng nhanh chóng mà thời gian học tập trong nhà trường lại có giới hạn, đó phải chuyển từ dạy các môn học riêng rẽ sang dạy các môn học tích hợp.
Nếu trong nhà trường phổ thông, học sinh quen tiếp cận các khái niệm một cách rời rạc, học sinh cỏ nguy cơ sau này tiếp tục suy luận theo kiểu khép kín. Những chương trình nghiên cứu quổc tế đã cho thấy hiện tượng “mù chữ chúc năng", đó là trường hợp những người đã lĩnh hội được kiến thức trường tiểu học nhưng không cỏ khả năng sử dụng các kiến thúc đó vào cuộc sổng hằng ngày: Họ có thể đọc được một văn bản, nhưng không thể hiểu ý nghĩa của nó ; có thể biết làm tính cộng, nhưng khi có một vấn đề của cuộc sổng hằng ngày đặt ra cho họ thi họ không biết phải làm tính cộng hay tính trừ... Điều này đặt ra một đòi hỏi: cần phải dạy học trong sụ tích hợp để đào tạo những con người đáp úng được yêu cầu luôn luôn biến động của thực tiễn.
Mặt khác, với tốc độ phát triển nhanh chỏng cửa khoa học và kỉ thuật, nguồn thông tin hàng ngày đổi mới và gia tăng, mọi kiến thức được học trong nhà trường có thể trở nên cũ đi, trong đó học sinh lại cỏ thể tiếp thu các nguồn thông tin qua nhiều kênh khác nhau ngoài nhà trường . Để việc học ờ nhà trường vẫn tiếp tục là có ý nghĩa đổi với học sinh, việc dạy học cần đuợc đổi mới , không chỉ là dạy kiến thúc mà cần phải dạy các kỉ năng, không chỉ là học kiến thúc khoa học cửa một môn mà cần dạy trong sụ tích hợp với nhiều môn học khác nhau... Hiện nay, nhiều môn học dã được đưa vào nhà trường phổ thông, các môn học đó đã có xu hướng phải liên kết với nhau. Điều này thể hiện quá trình mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh (HS). Tuy nhiên với quỹ thời gian và kinh phí có hạn, không thể đưa nhiều môn học hơn nữa vào nhà trường cho dù những tri thúc này rất cần thiết, vì vậy, việc dạy học tích hợp (DHTH) các môn học, các nội dung giáo dục trong nhà trường là giải pháp quan trọng.
Phương thúc tích hợp các môn học hay DHTH đã được vận dụng tương đổi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, đã có nhiều môn học, cấp học quan tâm vận dung tư tưởng sư phạm tích hợp và quá trình dạy học để nâng cao chất luợng giáo dục HS 
Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.
2.2. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Viêc dạy học tích hợp liên môn hiện nay vẫn chưa đồng bộ trong toàn ngành đó là thực trạng chung. Bộ giáo dục đã ban hành những chủ đề tích hợp trong các môn về mội trường, ma túy, năng lượng Nhưng đó mới chỉ dừng ở mức độ tích hợp liên hệ. Việc dạy học tích hợp liên môn cũng đã được bàn thảo đưa ra trong các bài bồi dưỡng thường xuyên, chuyên đề nhưng để rõ ràng, mạch lạc, cụ thể hay có sự biên soạn chi tiết thì cho đến thời điểm này vẫn chưa có. 
Tuy nhiên Bộ giáo dục, Sở gáo dục cũng đã thực hiện tổ chức các cuộc thi dạy học tích hợp kiến thức liên môn để giáo viên bắt đầu làm quen, tìm tòi nghiên cứu các môn học khác vận dụng vào môn học để làm rõ kiến thức một môn học.Việc làm này đang thực hiện theo chủ trương đường lối của Đảng về giáo dục đào tạo đó là giáo dục toàn diện cho học sinh.
Trong quá trình thực hiện dạy học tích hợp liên môn tại nhà trường trong thời gian qua chúng tôi gặp những thuận lợi, khó khăn cụ thể như sau:
* Thuận lợi: 
Nhà trường, tổ bộ môn luôn quan tâm đến chất lượng chuyên môn cho nên tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, bổ sung cơ sở vật chất, tổ chức sinh hoạt chuyên môn, thao giảng, dự giờ đánh giá góp ý để xây dựng tôe chuyên môn ngày càng vững vàng. Các công văn chỉ thị của cấp trên được nhà trường cập nhật và triển khai kịp thời đến tất cả giáo viên để thực hiện đồng bộ. 
* Khó khăn. 
- Về phía giáo viên: 
Bước đầu lúng túng chưa xách định rõ tích hợp là gì? Tích hợp liên môn là gì? Đặc trưng và những nguyên tắc cụ thể trong dạy học tích hợp liên môn.
Khi nghiên cứu bài học việc xác định nội dung tích hợp còn chưa rõ ràng, nhiều khi còn sa đà vào kiến thức của môn học khác hoặc tích hợp không đúng địa chỉViệc chuẩn bị bài còn chiếm nhiều thời gian.
Cũng từ việc xác định nội dung chưa đúng mà dẫn đến việc sử dụng các phương pháp, phương tiện và cách thức tổ chức dạy học không hợp lí.
Khi các yêu cầu trên không đảm bảo thì mục tiêu của tích hợp liên môn trong dạy học cũng không đạt được. Không hình thành và phát triển ở học sinh năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết có hiệu quả các tình huống thực tiễn. Học sinh có thể vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập hàng ngày, đặt cơ sở nền móng cho quá trình học tập tiếp theo; cao hơn là có thể vận dụng để giải quyết những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày.
- Về phía nhà trường: 
 Để dạy học được kiểu bài này thì yêu càu về cơ sở vật chất nhà trường cũng cần phải đảm bảo cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu trong dạy học.
Việc sinh hoạt chuyên môn cúng còn nhiều khó khăn do chưa có sự đồng bộ 
Kết quả khảo sát cụ thể chất lượng bộ môngiaos dục công dân lớp 9 trường TH&THCS Yên Lễ trong năm học 2015-2016 như sau:
Sỹ số
Xêp loại giỏi
Xêp loại khá
Xêp loại TB
Xêp loại yếu
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
24
2
8
7
29
15
63
0
0
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 
2.3.1 Yêu cầu đối với giáo viên khi dạy học tích hợp liên môn cần tiếp thu chuyên đề để nâng cao hiểu biết, nắm vững về dạy học tích hợp liên môn.
 Nghiên cứu các công văn, chỉ thị, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên, tham gia các lớp tập huấn để nắm rõ về dạy học tích hợp liên môn.
- Khái niệm: DHTH đuợc hiểu là quá trình dạy học sao cho trong đó toàn bộ các hoạt động học tập góp phần hình thành ờ HS những năng lục rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho HS, nhằm phục vụ các quá trình học tập tiếp theo và chuẩn bị cho HS bước vào cuộc sổng lao động. Mục tiêu cơ bản cửa tư tưởng sư phạm tích hợp là nâng cao chất lượng giáo dục HS phù hợp với các mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường. 
- Đặc trưng của dạy học tích hợp.
DHTH có các đặc trung chú yếu sau: làm cho các quá trình học tập có ý nghĩa, bằng cách gắn quá trình học tập với cuộc sổng hằng ngày, không làm tách biệt thế giới nhà trường với thế giới cuộc sống ; làm cho quá trình học tập mang tính mục đích rõ rệt; sử dụng kiến thức của nhiều môn học và không chỉ dùng lai ờ nội dung các môn học.
Từ góc độ giáo dục, DHTH phát triển các năng lực, đặc biệt là trí tường tượng khoa học và năng lục duy trì cửa HS vì nó luôn tạo ra các tình huống để HS vận dụng kiến thúc trong các tình huổng gần với cuộc sổng. Nó cũng làm giảm sự trùng lặp các nội dung dạy học giữa các môn học, góp phần giảm tải nội dung học tập.
- Nguyên tắc tích hợp
+ Không làm thay đổi tính đặc trưng của môn học, như không biến bài dạy sinh học thành bài giảng toán học, vật lí, hoá học hay thành bài giáo dục các vấn đề khác Nghĩa là, các kiến thức được tích hợp vào phải được tiềm ẩn trong nội dung bài học, phải cỏ mổi quan hệ logic chặt chẽ trong bài học.
	+ Khai thảc nội dung cần tích hợp một cách có chọn lọc, có tính hệ thống, đặc trưng. Theo nguyên tắc này, các kiến thức tích hợp được đưa vào bài học phải có hệ thống, được sấp xếp hợp lí làm cho kiến thức môn học thêm phong phú, sát với thực tiễn, tránh sự trùng lặp, không thích hợp với trình độ của HS, không gây quá tải, ảnh huờng đến việc tiếp thu nội dung chính.
	+ Đảm bảo tính vừa sức: DHTH phải phát huy cao độ tính tích cực và vốn sống của HS. Các kiến thức tích hợp đưa vào bài học phải làm cho bài học rõ ràng và bài học tường minh hơn, đồng thời tạo húng thu cho người học.
2.3.2. Nghiên cứu bài học để xác định nội dung, phương pháp, phương tiện, cách thức tổ chức dạy học tích hợp phù hợp.
* Một là : Nghiên cứu bài học để xác định nội dung tích hợp : Có thể nói đây là bước rất quan trọng: Mỗi bài học bản thân nó đã có mục tiêu cụ thể, giáo viên cần bám sát mục tiêu cần đạt sau đó phải nghiên cứu kỹ nội dung, tham khảo ý kiến chuyên môn của đồng nghiệp, đọc tài liệu để xác định nội dung tích hợp. Bài học này cần tích hợp ở mục nào, kiến thức nào là hợp lí mà không bị sa đà, mất trọng tâm, loãng kiến thức. Để bài học hướng vào trọng tâm không bị xa rời mục tiêu nội dung
Ví dụ trong bài Năng động sáng tạo tôi đã tiến hành nghiên cứu và lựa chọn các kiến thức tích hợp cụ thể như sau: 
 Phần giới thiệu bài: tích hợp môn Âm nhạc, Toán, Lịch sử,Văn học để tìm chủ đề bài học 
Phần 1: Khái niệm năng động sáng tạo: Tích hợp với môn Vật lí, môn toán để rút ra khái niêm. Lấy ví dụ Toán, Lí, Sinh học và kiến thức thực tế trong nêu ví dụ cụ thể 
Phần 2: Ý nghĩa: Tích hợp với kiến thức thực tế của môn Vật lí, môn Sinh vật, môn GDCD – những tấm gương điển hình.
* Hai là: Nghiên cứu, lưa chọn phương pháp, phương tiện, cách thức tổ chức dạy học .
Như chúng ta hiểu phương pháp là lề lối là cách thức phải theo để tiến hành việc dạy học đạt kết quả tốt nhất. Đã xác định được nội dung cụ, thể rõ ràng cần phải xác định, lựa chọn phương pháp hợp lí. Trong dạy học tích cực có rất nhiều phương pháp dạy học, người dạy cần phải hiểu rõ các kiểu phương pháp, những ưu và nhược điểm của các loại phương pháp đó để vận dụng hợp lí.
Đi kèm với phương pháp là các phương tiện và cách thức dạy học: Với nội dung xác định, phương pháp lựa chọn thì cần những phương tiện hỗ trợ gì và cách thức tổ chức ra sao người dạy cần phải tính đến để khi tổ chức các hoạt động dạy học phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh. 
Ví dụ trong bài Năng động sáng tạo – GDCD 9 tôi lựa chọn các phương pháp, phương tiện và cách thức tổ chức như sau: 
Hoạt động 1. Khởi động : 
- Phương pháp: Sử dụng phương pháp trò chơi ( đoán ô chữ) tìm chủ đề và tạo hứng khởi, tạo đà cho học sinh vào phần tiếp theo.
- Cách thức tổ chức: Tổ chức trò chơi trong toàn lớp.
- Phương tiện, đồ dùng: Máy chiếu. 
Hoạt động 2: Thế nào là năng động và sáng tạo?
 - Phương pháp: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, Nêu vấn đề, Nghiên cứu trường hợp điển hình. 
Cách thức tổ chức: Theo nhóm (3 nhóm )
- Phương tiện, đồ dùng: Máy chiếu, bảng phụ, phiếu học tập, bút dạ 
Hoạt động 3: Ý nghĩa của năng động sáng tạo. 
- Phương pháp: Sử dụng phương pháp thảo luận, nêu và giải quyết vấn đề. 
- Cách thức tổ chức: Hoạt động cá nhân
Hoạt động 4: . Cách rèn luyện năng đông, sáng tạo. 
- Phương pháp - Thảo luận, nêu và giải quyết vấn đề, đề án. 
- Phương tiện: Máy chiếu
- Cách thức tổ chức: Hoạt động trao đổi cá nhân, nhóm nhỏ
2.3.3. Dạy học tích hợp liên môn giúp học sinh biết vận dụng kiến thức của nhiều môn học để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống.
Mục đích của dạy học bằng kiến thức liên môn là để học sinh vận dụng những kiến thức đã học đã biết của môn học hoặc các môn khác để làm sáng tỏ môn học đang nghiên cứu. Như vậy giáo viên cũng cần làm cho học sinh thấy rõ vấn đề của môn giáo dục công dân cũng có thể được nhìn nhận dưới góc độ của môn toán, lí âm nhạc, hay là ngữ văn
Ví dụ Để cho học sinh hiểu về năng động sáng tạo giáo viên cũng có thể cho học sinh tìm hiểu qua môn văn học, giáo viên đưa ra câu hỏi: người đã sáng tạo ra chiếc bếp trong chiến tranh mà có thể tránh được sự theo dõi của giặc, chiếc bếp mang tên ông và được nhà thơ Phạm Tiến Duật đưa vào trong bài thơ “bài thơ về tiểu đội xe không kính” Ông là ai? Từ đó học sinh cũng có thể tìm hiểu và biết đó là Hoàng Cầm và chiếc bếp Hoàng cầm là một sản phẩm sáng tạo – bếp không khói. Tránh được sự theo dõi của giặc trong chiến tranh.
Tương tự như vậy giáo viên cũng cần hướng cho học sinh hiểu rằng trước một vấn đề cuộc sống chúng ta cũng cần nhìn nhận dưới nhiều góc độ, giải quyết vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau, từ đó các em biết vận dụng kiến thức của nhiều môn học để có thể nhìn nhận và giải quyết được các vấn đề trong cuộc sống.
Ví dụ: Bất kì một vấn đề thực tiễn nào cũng không thể giải quyết được bằng kiến thức của một môn học riêng rẽ. Ví như khi ta muốn trồng cam mang lại hiệu quả cao người nông dân cần có hiểu biết về đặc điểm sinh học của cây, sự phù hợp của thổ nhưỡng, thời tiết, khí hậu, cách chăm sócNhư vậy chỉ đơn giản là một vấn đề nhỏ nhưng chúng ta cũng thấy được mối liên hệ của mọi sự vật hiện tượng trong cuộc sống là rất logic chặt chẽ. 
Bây giờ các em đang ngồi trên nghế nhà trường đang được học tất cả các môn học, nếu biết hướng các em đúng cách thì học sinh sẽ biết vận dụng, nhìn nhận vấn đề. Ngay từ bây giờ môn giáo giục công dân nói riêng và các môn học nói chung cần có sự liên hệ chặt chẽ, giáo viên cần có hiểu biết khái quát hơn về các khoa học trong cuộc sống để giáo dục học sinh thực sự trở thành những người phát triển toàn diện mà không bị quá tải.
Minh chứng bằng một bài dạy cụ thể 
Giáo dục công dân 9 
Tiết 12 – Bài 8: NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức.
- Hiểu thế nào là năng động, sáng tạo
- Ý nghĩa của sống năng động, sáng tạo. 
- Biết cần làm gì để trở thành người năng động sáng tạo. 
2. Kỹ năng.
 - Năng động, sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hằng ngày. 
3. Thái độ.
- Tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày.
4. Kỹ năng sống :
- Kỹ năng sáng tạo
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng tư duy phê phán 
- Kỹ năng ra quyết định
II. Phương pháp 
- Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, trò chơi, đề án, nêu gươngkỹ thuật phòng tranh
III. Phương tiện, tiết bị. 
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, bảng phụ, máy chiếu ...
IV. Tiến trình lên lớp.
1. Giới thiệu bài 5 phút
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi ô chữ qua máy chiếu từ phụ lục 1,2,3,4, 5,6,7,8,9,10
Câu hỏi:
 - Người đã đạt giải nhất trong cuộc thi dương cầm năm 1980 tại 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_cach_day_bai_nang_dong_sang_tao_gdcd_9_theo_phuong_phap.docx
  • pptxphụ lục SKKN môn GDCD 2017-2018 lê thị vân.pptx