SKKN Cách dạy bài 10: Ngoại khóa “Lí tưởng sống của thanh niên” môn Giáo dục công dân 9 theo hướng tích hợp liên môn cho học sinh lớp 9, ở trường THCS Xuân Dương, huyện Thường Xuân

SKKN Cách dạy bài 10: Ngoại khóa “Lí tưởng sống của thanh niên” môn Giáo dục công dân 9 theo hướng tích hợp liên môn cho học sinh lớp 9, ở trường THCS Xuân Dương, huyện Thường Xuân

Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay, môn Giáo dục Công dân (GDCD) giữ vai trò quan trọng và trực tiếp trong việc giáo dục học sinh những chuẩn mực đạo đức và pháp luật gắn liền với thực tiễn, giúp các em hình thành ý thức và hành vi người công dân có tri thức và phẩm chất đạo đức; có bản lĩnh chính trị và kĩ năng sống để các em trở thành những con người toàn diện, có ích cho cộng đồng, xã hội.

Song do đặc thù của môn học này, những bài học về chuẩn mực đạo đức và pháp luật thường khô khan, khó hiểu. Nếu như người giáo viên không tích cực đổi mới phương pháp dạy học để mỗi giờ học trở nên hấp dẫn, sinh động thì những bài học ấy dễ gây nhàm chán, gây tư tưởng ngại học, ngại tiếp thu ở các em. Điều đó có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục nhân cách học sinh hiện nay. Vậy người giáo viên phải làm thế nào để trong mỗi giờ học GDCD, học sinh chủ động, tích cực, tự giác, say mê và hứng thú học tập? Làm thế nào để những bài học đạo đức, pháp luật ấy đến với các em một cách tự nhiên, sâu sắc nhất? Làm thế nào để việc giáo dục nhân cách các em đạt hiệu quả cao nhất? Để làm được những điều đó, người giáo viên trong từng bài giảng cần vận dụng nhiều biện pháp linh hoạt. Một trong những biện pháp quan trọng và có hiệu quả là tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết nội dung bài học. Đối với môn GDCD, biện pháp này không những giúp học sinh hứng thú, say mê học tập và thấm nhuần những chuẩn mực đạo đức, pháp luật một cách tự nhiên, sâu sắc nhất mà còn giúp cho việc giáo dục nhân cách học sinh đạt hiệu quả cao nhất.

Vậy làm thế nào để phối hợp các kiến thức, kĩ năng thuộc môn học khác vào trong bài dạy thật nhuần nhuyễn nhằm đạt tới mục tiêu chung của môn GDCD? Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết vấn đề đặt ra trong môn học một cách hứng thú, say mê nhất.

Là giáo viên nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học môn GDCD nên trong khuôn khổ của bài viết này, tôi xin chia sẻ: “Cách dạy bài 10: Ngoại khóa “Lí tưởng sống của thanh niên” môn Giáo dục công dân 9 theo hướng tích hợp liên môn cho học sinh lớp 9, ở trường THCS Xuân Dương, huyện Thường Xuân.”

 

doc 21 trang thuychi01 20934
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Cách dạy bài 10: Ngoại khóa “Lí tưởng sống của thanh niên” môn Giáo dục công dân 9 theo hướng tích hợp liên môn cho học sinh lớp 9, ở trường THCS Xuân Dương, huyện Thường Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Mục
Nội dung
Số trang
1
Mở đầu
1
1.1
Lí do chọn đề tài.
1
1.2
Mục đích nghiên cứu.
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu.
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu.
2
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2
2.1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2-3
2.2
Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
3-5
2.3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
5-16
2.4
Hiệu quả khi áp dụng đề tài.
16-17
3
Kết luận, kiến nghị.
17-18
1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay, môn Giáo dục Công dân (GDCD) giữ vai trò quan trọng và trực tiếp trong việc giáo dục học sinh những chuẩn mực đạo đức và pháp luật gắn liền với thực tiễn, giúp các em hình thành ý thức và hành vi người công dân có tri thức và phẩm chất đạo đức; có bản lĩnh chính trị và kĩ năng sống để các em trở thành những con người toàn diện, có ích cho cộng đồng, xã hội. 
Song do đặc thù của môn học này, những bài học về chuẩn mực đạo đức và pháp luật thường khô khan, khó hiểu. Nếu như người giáo viên không tích cực đổi mới phương pháp dạy học để mỗi giờ học trở nên hấp dẫn, sinh động thì những bài học ấy dễ gây nhàm chán, gây tư tưởng ngại học, ngại tiếp thu ở các em. Điều đó có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục nhân cách học sinh hiện nay. Vậy người giáo viên phải làm thế nào để trong mỗi giờ học GDCD, học sinh chủ động, tích cực, tự giác, say mê và hứng thú học tập? Làm thế nào để những bài học đạo đức, pháp luật ấy đến với các em một cách tự nhiên, sâu sắc nhất? Làm thế nào để việc giáo dục nhân cách các em đạt hiệu quả cao nhất? Để làm được những điều đó, người giáo viên trong từng bài giảng cần vận dụng nhiều biện pháp linh hoạt. Một trong những biện pháp quan trọng và có hiệu quả là tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết nội dung bài học. Đối với môn GDCD, biện pháp này không những giúp học sinh hứng thú, say mê học tập và thấm nhuần những chuẩn mực đạo đức, pháp luật một cách tự nhiên, sâu sắc nhất mà còn giúp cho việc giáo dục nhân cách học sinh đạt hiệu quả cao nhất.
Vậy làm thế nào để phối hợp các kiến thức, kĩ năng thuộc môn học khác vào trong bài dạy thật nhuần nhuyễn nhằm đạt tới mục tiêu chung của môn GDCD? Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết vấn đề đặt ra trong môn học một cách hứng thú, say mê nhất. 
Là giáo viên nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học môn GDCD nên trong khuôn khổ của bài viết này, tôi xin chia sẻ: “Cách dạy bài 10: Ngoại khóa “Lí tưởng sống của thanh niên” môn Giáo dục công dân 9 theo hướng tích hợp liên môn cho học sinh lớp 9, ở trường THCS Xuân Dương, huyện Thường Xuân.”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Qua việc nghiên cứu này, hi vọng giúp được bản thân, đồng nghiệp tìm ra giải pháp tối ưu khi tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy bộ môn GDCD. Đồng thời, giúp học sinh có thể vận dụng kiến thức, hiểu biết của mình ở nhiều môn học: Ngữ văn, Lịch sử, Âm nhạc và Tài liệu Giáo dục kĩ năng sống để giải quyết các câu hỏi, các tình huống thực tế gắn với nội dung bài học. Điều này giúp HS dễ dàng chiếm lĩnh và ghi nhớ kiến thức một cách chủ động, bài học đạo đức được các em thấm nhuần một cách tự nhiên nhất. Qua đó, việc giáo dục nhân cách học sinh cũng đạt hiệu quả cao nhất : các em biết hình thành và rèn luyện cho mình lối sống có lí tưởng cao đẹp, tránh xa lối sống thực dụng tầm thường hoặc sống thiếu lí tưởng ở một bộ phận thanh niên học sinh hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu, tổng kết những biện pháp, cách thức khi vận dụng quan điểm dạy học theo hướng tích hợp liên môn trong môn GDCD và cụ thể hơn khi soạn dạy bài 10: Ngoại khóa “Lí tưởng sống của thanh niên” trong chương trình GDCD 9 theo hướng tích hợp các môn: Ngữ văn, Lịch sử, Âm nhạc và Tài liệu Giáo dục kĩ năng sống.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết;
	- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế;
- Phương pháp thu thập thông tin;
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Quan điểm tích hợp trong dạy học:
 	Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.
 (Từ điển giáo dục học- Hiền Bùi- 2001)
Dạy học liên môn là một trong những biện pháp quan trọng trong dạy học theo quan điểm tích hợp. Đây được coi là một trong những quan niệm dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực của học sinh đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm, những tư tưởng chung giữa các môn học. Tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên quan với nhau.
Thực hiện theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, để tăng cường việc dạy học trong nhà trường gắn với thực tiễn cuộc sống và góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trung học, Bộ GD&ĐT đã tổ chức cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn dành cho HS trung học” và cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho GV trung học” trong những năm gần đây.
Tại tỉnh Thanh Hóa, Sở GD&ĐT đã có công văn hướng dẫn, triển khai 
đồng bộ và có hiệu quả các cuộc thi này. Có thể nói, cuộc thi đã có ảnh hưởng tích cực, sâu rộng trong toàn ngành và thu được nhiều kết quả tốt đẹp. 
Trong cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học” năm học 2016-2017, đề tài này của tôi cũng đã đạt giải nhì cấp huyện, cấp tỉnh.
2.1.2. Những yêu cầu cơ bản khi thiết kế giáo án và tổ chức giờ học môn GDCD theo hướng tích hợp liên môn :
Thiết kế bài dạy GDCD vận dụng kiến thức liên môn theo quan điểm tích hợp không chỉ chú trọng nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết phải xây dựng một hệ thống việc làm, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt HS từng bước thực hiện để chiếm lĩnh đối tượng học tập, nội dung môn học, đồng thời hình thành và phát triển năng lực, kĩ năng tích hợp. Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bám chặt vào những kiến thức các bộ môn có liên quan nhưng phải bảo đảm nội dung và cấu trúc đặc thù của môn học, không gò ép vào một khuôn mẫu cứng nhắc mà cần tạo ra những chân trời mở cho sự tìm tòi sáng tạo trong các phương án tiếp nhận của học sinh, trên cơ sở bảo đảm được chủ đích, yêu cầu chung của giờ học. 
 Giờ học GDCD theo hướng tích hợp liên môn phải là một giờ học hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung tích hợp, chứ không phải sự tác động các hoạt động, kĩ năng riêng lẻ lên một nội dung riêng lẻ thuộc “nội bộ môn học”. Để dạy và học tốt môn học này theo hướng tích hợp liên môn, đòi hỏi người dạy và người học nắm vững kiến thức môn học; biết khai thác, vận dụng kiến thức có liên quan ở các môn học khác để làm rõ nội dung bài học. Tuy nhiên, khi tổ chức giờ học tích hợp liên môn tuyệt đối không cho học sinh biết trước hệ thống câu hỏi và nội dung kiến thức mà chúng ta chỉ thông báo chủ đề dạy học để các em tự tìm tòi, khám phá nội dung liên quan.
2.1.3. Mục đích dạy - học môn GDCD theo hướng tích hợp liên môn.
Việc vận dụng kiến thức liên môn: Lịch sử, Ngữ văn, Âm nhạc... trong dạy học môn GDCD, không những góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh, tạo cho các em thói quen tư duy lập luận - tức là khi xem xét một vấn đề gì cần đặt chúng vào một hệ quy chiếu, từ đó mới có thể nhận thức một cách thấu đáo. Mà còn giúp cho giờ học sinh động, học sinh hứng thú học tập, chất lượng giáo dục nhân cách học sinh cao hơn. Đồng thời, dạy học tích hợp liên môn còn chú trọng tập dượt cho các em vận dụng các kiến thức, kĩ năng học được vào các tình huống thực tế, có ích cho cuộc sống sau này làm công dân, làm người lao động, làm cha mẹ, có năng lực sống tự lập. 
Trên đây là những cơ sở lí luận có tác dụng định hướng cho việc nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp giúp giáo viên góp phần nâng cao hiệu quả dạy bài 10: Ngoại khóa “Lí tưởng sống của thanh niên” môn GDCD 9 theo hướng tích hợp liên môn. 
2.2. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thuận lợi:
2.2.1.1. Đối với giáo viên:
- Trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó hay nói cách khác giáo viên đã dạy tích hợp liên môn từ lâu rồi nhưng chưa đi sâu và chưa có khái niệm tên gọi cụ thể mà thôi.
- Trong những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều kiến thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực: như phương pháp bàn tay nặn bột hoặc kĩ thuật khăn trải bàn,
- Môi trường “Trường học kết nối” rất thuận lợi để giáo viên đổi mới trong dạy tích hợp liên môn.
- Nhà trường đã đầu tư phương tiện dạy học hiện đại cùng với sự phát triển của CNTT, trình độ của đội ngũ giáo viên của nhà trường là cơ hội để giáo viên thực hiện tốt dạy học tích hợp liên môn.
2.2.1.2. Đối với học sinh:
- Các em học sinh lớp 9 nên đã tiếp cận 4 năm học với kiến thức chương trình bậc THCS, không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hình thức kiểm tra đánh giá khi giáo viên đề ra.
- Đối với học sinh lớp 9 các em đã được học rất nhiều bài học trong môn GDCD từ lớp 6 có liên quan đến vấn đề Lịch sử, Âm nhạc, Ngữ văn, các tình huống liên quan thực tế mang tính giáo dục kĩ năng sống.
- Khi học các môn học khác như: môn Lịch sử, Âm nhạc, Ngữ văn...các em đã được tìm hiểu về kĩ năng sống, những thời điểm lịch sử, những tác phẩm văn học, Âm nhạc có liên quan đến các chuẩn mực đạo đức được tích hợp trong các bài học. Vì vậy, nên khi cần thiết kết hợp các kiến thức của một môn học nào đó vào bộ môn GDCD để giải quyết một vấn đề trong bài học các em sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ.
- Các em đều có SGK, nhiều em có tài liệu tham khảo, có điều kiện tra cứu thông tin trên mạng Internet nên việc học cũng rất thuận lợi.
2.2.2. Khó khăn:
2.2.2.1. Đối với giáo viên:
- Có giáo viên xem môn GDCD là môn học phụ nên chỉ dạy qua loa, hoặc 
chỉ chuyển tải một cách rập khuôn những thông tin có trong bài học mà chưa chú trọng khai thác những vấn đề liên quan.
	 - Vẫn còn hiện tượng giáo viên thiếu nhiệt tình trong quá trình giảng dạy, ngại sưu tầm, tìm tòi sâu hơn những kiến thức có liên quan thuộc các môn học khác bổ sung cho nôi dụng bài dạy dẫn đến khả năng tích hợp kiến thức liên môn còn hạn chế.
- Vấn đề tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy đơn môn nên khi dạy theo hướng tích hợp liên môn, các giáo viên sẽ  vất vả hơn, phải xem xét, rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa hiện hành để loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu, đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới, những nội dung có liên quan ở những môn học khác theo định hướng phát triển năng lực học sinh nên không tránh khỏi làm cho giáo viên có cảm giác ngại thay đổi.
	- Việc ứng dụng CNTT, sưu tầm tư liệu điện tử, tranh ảnh, phim liên quan đến nội dung bài học còn hạn chế; việc chuẩn bị giáo án điện tử đòi hỏi rất công phu nên nhiều giáo viên ngại thực hiện dạy học theo hướng tích hợp liên môn.	- Vẫn còn giáo viên trong nhà trường chưa thực sự nắm rõ mục đích, nội dung, phương pháp, nguyên tắc khi dạy học theo hướng tích hợp liên môn.
	- Nhiều giáo viên khi vận dụng dạy học tích hợp theo hướng liên môn còn tỏ ra lúng túng cả về kiến thức lẫn phương pháp dạy học. Thậm chí, có một số giáo viên còn nhận thức sai lệc về tích hợp liên môn là nặng nề, quá tải chương trình.
2.2.2.2. Đối với học sinh: 
- Đa số học sinh xem nhẹ môn học, cho rằng đây là môn học phụ nên chỉ học qua loa, đối phó.
 	- Nhiều em chưa có thói quen tự giác, chủ động tìm hiểu, khám phá bài học, lười suy nghĩ, tư duy lô gic nên còn hạn chế trong việc nắm bắt mối liên hệ giữa nội dung bài học với nội dung có liên quan trong các môn học khác. Vì vậy, giáo viên còn gặp khó khăn trong quá trình dạy học tích hợp.
- Một số ít học sinh không có nhiều tài liệu để tham khảo và cũng chưa có thói quen đọc sách tham khảo để bổ sung kiến thức môn học. Các em ngại đi tìm tư liệu cho bài học nên giáo viên còn gặp khó khăn khi thực hiện giờ dạy, đặc biệt là các giờ ngoại khóa.
- Kiến thức xã hội của học sinh còn hạn chế dẫn đến khả năng liên hệ thực tế ở bản thân và ngoài xã hội chưa cao. 
2.2.3. Khảo sát chất lượng học sinh trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Năm học 2015-2016, tôi được phân công dạy môn GDCD khối 9, khi dạy bài 10: Ngoại khóa “Lí tưởng sống của thanh niên” không áp dụng dạy học theo hướng tích hợp liên môn, sau tiết học, tôi đã khảo sát chất lượng của học sinh (qua phiếu học tập- kĩ thuật KWL), kết quả như sau:
Khối
Sỉ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9
50
5
10
8
16
30
60
7
14
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: 
2.3.1. Xác định được mục tiêu bài học.
Để tích hợp kiến thức liên môn vào soạn dạy một bài nào, thì trước tiên GV phải xác định được mục tiêu cần đạt của bài học đó. Việc xác định đúng mục tiêu bài học giúp cho việc dạy - học đạt được mục tiêu đã đặt ra và cũng giúp giáo viên tránh được việc quá sa đà hay ôm đồm khi thiết kế giáo án theo hướng tích hợp kiến thức các môn học khác.
Đối với bài 10, tiết 15,16: Ngoại khóa "Lí tưởng sống của thanh niên” trong chương trình Giáo dục công dân lớp 9, tập I, tôi xác định những kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt như sau:
a. Kiến thức: 
- Nêu được thế nào là lí tưởng sống?
- Giải thích được vì sao thanh niên cần phải sống có lí tưởng.
- Nêu được lí tưởng sống của thanh niên ngày nay.
b. Kĩ năng:
	- Môn Giáo dục công dân: Xác định được lí tưởng sống đúng đắn, phù hợp cho bản thân là thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam giàu mạnh. Không sa vào những mục đích sống thực dụng, tầm thường.
	- Kĩ năng sống: 
 + Kĩ năng xác định giá trị bản thân sống có lí tưởng;
 + Kĩ năng nhận thức về lí tưởng sống của bản thân;
 + Kĩ năng đặt mục tiêu.
	 c. Thái độ: Luôn suy nghĩ, sống và ứng xử, hành động theo lí tưởng đã chọn.
2.3.2. Xác định được kiến thức liên môn sẽ tích hợp để giải quyết các vấn đề của bài học.
	Từ mục tiêu của bài học, tôi tiếp tục xác định và lựa chọn phần kiến thức có liên quan ở những môn học khác để vận dụng vào bài dạy nhằm đạt được mục tiêu cần đạt của bài học đó. 
 	Khi dạy bài: 10; tiết 15,16: Ngoại khóa “Lí tưởng sống của thanh niên”, tôi đã tích hợp kiến thức của những môn học sau:
* Ngữ văn 9:
 - Liên hệ những tác phẩm thơ văn trong kháng chiến chống pháp, chống Mỹ thể hiện lí tưởng sống của thanh niên trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
 - Viết bài thuyết trình (nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí) về lí tưởng sống của thanh niên học sinh ngày nay.
 * Lịch sử 9- HKII: 
 - Nắm được bối cảnh lịch sử đất nước trong từng giai đoạn lịch sử.
	 - Nắm được những tấm gương thanh niên Việt Nam có lẽ sống cao đẹp- cống hiến, hi sinh cho tổ quốc qua các thời kì lịch sử.
* Âm nhạc: Cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên trong các thời kì lịch sử qua 2 ca khúc “Tự nguyện” của nhạc sĩ Trương 
Quốc Khánh và "Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ” của nhạc sĩ Triều Dâng.
 * Tài liệu Giáo dục kĩ năng sống:
 - Kĩ năng xác định giá trị của bản thân sống có lí tưởng;
 - Kĩ năng nhận thức về lối sống của bản thân;
 - Kĩ năng đặt mục tiêu để thực hiện lí tưởng sống.
2.3.3. Xác định đối tượng dạy học của bài học:
* Đối tượng dạy học: là học sinh khối 9 - Trường THCS Xuân Dương
	- Số lượng học sinh: 55 em.
	- Số lớp thực hiện: 02 lớp.
* Đặc điểm cần thiết khác của học sinh: Đa số học sinh có hứng thú học tập, thích được tìm tòi, nghiên cứu, thể hiện khả năng của bản thân và có nguyện vọng muốn tham gia học tập.	
2.3.4. Dự kiến thiết bị dạy học, học liệu:
Đây là một bước rất quan trọng khi dạy học theo hướng tích hợp liên môn, GV chuẩn bị càng chu đáo, đầy đủ thì giờ dạy liên môn càng đạt hiệu quả cao.
Khi dạy bài 10: Ngoại khóa “Lí tưởng sống của thanh niên” tôi dự kiến thiết bị dạy học, học liệu như sau: 
* Thiết bị dạy học:
- Máy tính, máy chiếu - kỹ năng trình chiếu powerpoint; Kỹ năng soạn giảng bằng chương trình word, phần mềm hỗ trợ cắt nhạc.	
- Sách giáo khoa: GDCD 9, Ngữ văn 9, Lịch sử 9- kì II.
- Tài liêu Giáo dục kĩ năng sống.
- Đồ dùng hoạt động nhóm: Phiếu học tập (KVL).
* Ứng dụng công nghệ thông tin:
- Sử dụng phần mềm Microsoft Office PowerPoint 2003, soạn giảng bằng các slides chứa thông tin, hình ảnh.
- Sử dụng phần mềm Violet bản dùng thử tải từ Internet.
2.3.5. Định hướng tích hợp:
Để thực hiện thành công dạy học theo hướng tích hợp liên môn, đòi hỏi GV phải biết được địa chỉ, cách thức tích hợp tránh được việc tích hợp ôm đồm, tràn lan. Tôi có những cách thức tích hợp sau:
- Tích hợp thông qua việc kiểm tra bài cũ;
- Tích hợp thông qua việc giới thiệu bài mới;
- Tích hợp thông qua câu hỏi tìm hiểu bài;
- Tích hợp thông qua phương tiện dạy học như bảng phụ, tranh ảnh . . .
- Tích hợp thông qua hệ thống bài tập (ở lớp cũng như ở nhà);
- Tích hợp thông qua hình thức kiểm tra đánh giá;
- Tích hợp gắn với đời sống xã hội.
2.3.6. Soạn giáo án theo hướng tích hợp liên môn:
Tiết 15, 16: 
NGOẠI KHÓA: LÍ TƯỞNG SỐNG CỦA THANH NIÊN
I. MỤC TIÊU: Sau bài học học sinh đạt được:
 1. Kiến thức: 
- Nêu được thế nào là lí tưởng sống?
- Giải thích được vì sao thanh niên cần phải sống có lí tưởng.
- Nêu được lí tưởng sống của thanh niên ngày nay.
 2. Kĩ năng:
	Xác định được lí tưởng sống cho bản thân.
 3 Thái độ:
Luôn suy nghĩ, sống và ứng xử, hành động theo những điều đã chọn.
II. CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên:
 	- Thiết bị dạy học: Máy chiếu + máy tính, phiếu học tập, đĩa ghi bài hát.
 	- Học liệu: Kiến thức Lịch sử 9 - kì II, Ngữ văn 9, tài liệu Giáo dục kĩ năng sống cho HS THCS
 2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, soạn bài thuyết trình lí tưởng sống của thanh niên ngày nay.
- Sưu tầm tranh, ảnh tư liệu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Liên hệ bản thân em.
- Nêu và trình bày hiểu biết của em về một tấm gương thanh niên ngày nay làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? 
 2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: Lứa tuổi thanh niên là lứa tuổi đẹp nhất, nhiều ước mơ, hoài bão nhất trong cuộc đời mỗi con người. Lứa tuổi ấy cũng có nhiều nhất những cống hiến cho đất nước. 
(Tích hợp môn Âm nhạc): (GV cho học sinh nghe và giới thiệu về bài hát “Tự nguyện” của nhạc sĩ Trương Quốc Khánh).
 Bài hát đã thể hiện lí tưởng sống cao đẹp của cả thế hệ thanh niên Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ, đó là khao khát được cống hiến, sẵn sàng hi sinh cho quê hương, đất nước. Từ giai điệu tha thiết và ý nghĩa sâu sắc của bài hát này, hôm nay, cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài 10, Tiết 15,16: Ngoại khóa “Lí tưởng sống của thanh niên”. Cô hi vọng, sau bài học này, các em sẽ hình thành và rèn luyện cho mình một lí tưởng sống cao đẹp.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
 TIẾT 15:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về lí tưởng sống, lí tưởng sống cao đẹp.
 ? GV gọi HS đọc thông tin ở phần đặt vấn đề (SGK)?
* Tích hợp kiến thức Lịch sử 9-kì II: 
? Xác định thời kì lịch sử được nói đến trong thông tin thứ nhất phần đặt vấn đề ?
- HS trả lời, lớp bổ sung, GV kết luận: 
Thời kì đất nước trải qua cuộc cách mạng giải phóng dân tộc (chống TD Pháp và ĐQ Mĩ) 
- GV sử dụng ( kĩ thuật khăn phủ bàn): chia lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn HS thảo luận trong (5 phút) và đại diện nhóm trình bày trước lớp theo câu hỏi sau:
? Em hãy nêu và trình bày hiểu biết của mình về một số tấm gương anh hùng trẻ tuổi đã hi sinh vì đất nước trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc?
- Đại diện nhóm nêu và trình bày, lớp nhận

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_cach_day_bai_10_ngoai_khoa_li_tuong_song_cua_thanh_nien.doc