SKKN Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy bài thực hành môn Địa lý lớp 9 trường THCS Nguyễn Văn Trỗi

SKKN Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy bài thực hành môn Địa lý lớp 9 trường THCS Nguyễn Văn Trỗi

 Để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nội dung chương trình việc đổi mới phương pháp dạy học đã được chú trọng. Nghị quyết TW II khoá VII đã khẳng định: “ Phải đổi mới phương pháp giảng dạy giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”. Theo định hướng này việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tích cực chủ động của người học, phải thường xuyên rèn luyện và phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu độc lập. Sau những năm thực hiện chương trình sách giáo khoa mới theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học chúng ta đã đạt được những kết quả như: giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, học sinh tích cực chủ động tiếp nhận kiến thức.Tuy nhiên trong nhiều năm qua mặc dù đã cùng với tổ chuyên môn bám sát chuyên đề, tích cực triển khai đổi mới sinh hoạt chuyên môn, áp dụng cụ thể vào bài dạy trên lớp nhưng kết quả của các tiết thực hành ở chương trình Địa lí 9 còn rất hạn chế. Chính vì vậy mà từ năm học 2015 – 2016 tôi đã lập ra kế hoạch và xây dựng chuyên đề sinh hoạt chuyên môn trong năm học của nhóm địa lý trường THCS Nguyễn Văn Trỗi là “ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY BÀI THỰC HÀNH LỚP 9”. Năm học 2015 – 2016 đã thực hiện và thử nghiệm thành công bài thực hành 19, vì vậy sang năm học 2016 – 2017 tôi đã mạnh dạn đưa ra các giải pháp mới, đồng bộ mang tính khả thi để áp dụng ch6 10 bài thực hành trong chương trình và rút ra được “CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY BÀI THỰC HÀNH MÔN ĐỊA

LÝ LỚP 9 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI “

 

doc 18 trang thuychi01 20763
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy bài thực hành môn Địa lý lớp 9 trường THCS Nguyễn Văn Trỗi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
DẠY BÀI THỰC HÀNH MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9
TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI
1 MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nội dung chương trình việc đổi mới phương pháp dạy học đã được chú trọng. Nghị quyết TW II khoá VII đã khẳng định: “ Phải đổi mới phương pháp giảng dạy giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”. Theo định hướng này việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tích cực chủ động của người học, phải thường xuyên rèn luyện và phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu độc lập. Sau những năm thực hiện chương trình sách giáo khoa mới theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học chúng ta đã đạt được những kết quả như: giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, học sinh tích cực chủ động tiếp nhận kiến thức.Tuy nhiên trong nhiều năm qua mặc dù đã cùng với tổ chuyên môn bám sát chuyên đề, tích cực triển khai đổi mới sinh hoạt chuyên môn, áp dụng cụ thể vào bài dạy trên lớp nhưng kết quả của các tiết thực hành ở chương trình Địa lí 9 còn rất hạn chế. Chính vì vậy mà từ năm học 2015 – 2016 tôi đã lập ra kế hoạch và xây dựng chuyên đề sinh hoạt chuyên môn trong năm học của nhóm địa lý trường THCS Nguyễn Văn Trỗi là “ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY BÀI THỰC HÀNH LỚP 9”. Năm học 2015 – 2016 đã thực hiện và thử nghiệm thành công bài thực hành 19, vì vậy sang năm học 2016 – 2017 tôi đã mạnh dạn đưa ra các giải pháp mới, đồng bộ mang tính khả thi để áp dụng ch6 10 bài thực hành trong chương trình và rút ra được “CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY BÀI THỰC HÀNH MÔN ĐỊA
LÝ LỚP 9 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI “ 
Sau một thời gian nghiên cứu và thực nghiệm nhận thấy kết quả nâng cao chất lượng giảng dạy các bài thực hành đảm bảo được nội dung kiến thức, kĩ năng; tích hợp được các nội dung về bảo vệ tài nguyên , môi trường , sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả...
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Mục đích của đề tài là tìm hiểu thực chất giảng dạy và học tập các bài thực hành của học sinh lớp 9 để tìm ra những vướng mắc của giáo viên, những sai sót học sinh thường gặp để đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các bài thực hành nói riêng và chất lượng dạy, học bộ môn Địa lí ở trường THCS Nguyễn Văn Trỗi nói chung.
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài sẽ nghiên cứu các giải pháp nhằm thực hiện được các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của 10 bài thực hành lớp 9. Khảo sát, đánh giá và phân tích kết quả học tập của học sinh khối 9 trường Trung học cơ sở Nguyễn Văn Trỗi trong quá trình thực nghiệm đề tài để đúc rút ra những bài học thực hiện bài thực hành Địa lí 9 tốt nhất.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 a. Phương pháp đọc và tham khảo tài liệu: các tài liệu gồm có nghị quyết về giáo dục, tài liệu bộ môn, tài liệu tích hợp, niên giám thống kê, thông tin trên mạng để chọn lọc các giải pháp đảm bảo tính khoa học. 
 b. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin: các thông tin số liệu cơ bản được thu thập chủ yếu từ tài liệu thống kê của tổng cục thống kê, tài liệu của Bộ giáo dục và đào tạo.
 c. Phương pháp điều tra, thực nghiệm: Các phiếu điều tra, giáo án thực nghiệm và kết quả thu được tiến hành ngay tại trường THCS Nguyễn Văn Trỗi.
 d. Phương pháp xử lí số liệu, thông tin: Các số liệu, thông tin thu thập được sẽ được lựa chọn, phân tích, so sánh và rút ra những kết luận khả thi phục vụ mục đích và nội dung nghiên cứu.
.
2. NỘI DUNG
2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 
 Bài thực hành vừa là phương pháp để học tốt phần kiến thức lí thuyêt đồng thời là môi trường để vận dụng kiến thức, kĩ năng và liên hệ thực tiễn. Thực hành là một trong những phương pháp tích cực để thâm nhập và làm rõ các khái niệm địa lí. Bài thực hành có vị trí quan trọng trong chương trình môn địa lí nói chung và địa lí lớp 9 nói riêng. Theo chương trình bài thực hành địa lí lớp 9 chiếm tới 23,3% ( 10 bài trong tổng số 43 bài ) và được quy định lấy kết quả 1 bài để tham gia đánh giá trong mỗi học kì với từng học sinh ( Thông tư 58 về hướng dẫn đánh giá xếp loại HS ). Hơn nữa, các kĩ năng được hoàn thiện ở bài thực hành còn được đánh giá thông qua các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì, học kì với tỉ lệ là 50% ( Theo ma trận đề kiểm tra môn địa lí THCS của BGD&ĐT ). Đây là một thách thức lớn đối với mỗi học sinh nếu các em không được trang bị đầy đủ các kĩ năng cần thiết khi làm bài kiểm tra. Mặt khác thông qua bài thực hành kiến thức học tập trong nhà trường sẽ được gắn kết với những vấn đề diễn ra trong thực tiễn cuộc sống như sản xuất, tiêu thụ, thị trường, vấn đề môi trường, sử dụng tài nguyên ... 
 Mặt khác bài thực hành rất đa dạng về loại hình và cách thể hiện. Mỗi loại bài tập thích hợp với một số vấn đề địa lí nhất định và có những cách thức, tiến trình thực hiện khác nhau. Có nhiều cách phân loại bài thực hành dựa trên cơ sở, tiêu chí khác nhau nhưng nhìn chung các bài thực hành trong chương trình địa lí phổ thông gồm có :
Loại bài dựa vào bảng số liệu: Tính toán, nhận xét, vẽ biểu đồ ...
Loại bài dựa vào sơ đồ, lược đồ, atlat: Đọc, phân tích tình hình, phân bố, mối quan hệ...vẽ sơ đồ, lược đồ ...
Loại bài dựa vào kiêt xuất thông tin từ Computer, sách tham khảo: báo cáo
Mỗi bài thực hành địa lí trong sách giáo khoa thường có nhiều nội dung mà mỗi nội dung là một loại hình bài tập khác nhau . Vì vậy với mỗi bài thực hành cần phải có phương pháp, tiến trình hợp lí mới đạt hiệu quả cao cho từng bài dạy 
2. 2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
 Kết quả khảo sát khối 9 thời điểm đầu năm học 2016 – 2017 ( % )
Tiêu chí
Lớp 9A1
Lớp 9A2
Lớp 9A3
Lớp 9A4 
Tỉ lệ kĩ năng đạt điểm khá trở lên
17,9
15,0
20,4
11,4
Tỉ lệ HS biết vận dụng kĩ năng
12,8
12,5
18,2
8,7
Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng kĩ năng học sinh chủ yếu là do ở lớp dưới các em chưa có phương pháp học, chưa tự rèn kỹ năng và nhất là trong chương trình lớp 6,7,8 có ít bài yêu cầu vẽ biểu đồ, nhận xét số liệu, Mặt khác học sinh không sử dụng atlat địa lí trong quá trình học nên kĩ năng chỉ được rèn trên lớp cùng bản đồ lớn treo tường mà At lat địa lí HS được phép mang vào phòng thi . 
 Từ thực tế giảng dạy chúng tôi nhận thấy việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giờ học các bài thực hành đòi hỏi phải có sự đổi mới đồng bộ cả quá trình dạy học từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện đồ dùng dạy học, học tập đến việc tổ chức đánh giá học sinh và đổi mới cách dạy học trên lớp. Như vậy, học sinh từ hiểu đúng dẫn đén hành động đúng và từ thực tiễn sinh động để hiểu nội dung bài học sâu sắc hơn, đặc biệt những thông tin, số liệu sách giáo khoa không thể cập nhật hết những thay đổi nhanh chóng của thực tiễn liên quan đến bài học.
 2.3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY BÀI THỰC HÀNH
 Thực chất của việc đổi mới cách dạy học trên lớp là xác định đúng quan điểm giáo dục tích cực, lấy học trò làm trung tâm. Người thầy đóng vai trò hướng dẫn, tổ chức hoạt động, là cố vấn giúp người học tự đánh giá, điều chỉnh theo yêu cầu của mục tiêu đào tạo còn học sinh phải tự mình tìm ra kiến thức bằng tự mình học, bằng hợp tác cùng bạn bè, bằng đối thoại với giáo viên đặc biệt là học sinh phải tự mình có cách học, độc lập trong giải quyết vấn đề. Bởi vậy trong mỗi tiết học , người giáo viên cần chú ý những vấn đề sau: 
2.3.1. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người thầy.
- Vững về trình độ chuyên môn, mạnh về nghiệp vụ sư phạm: Giáo viên phải không ngừng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đặc biệt là các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực; kỹ thuật sử dụng các phương tiện hiện đại trong các giờ học cho hiệu quả. Chuẩn trong kiến thưc, kĩ năng và hướng dẫn cho học sinh cách học bộ môn Địa lí. Đây là then chốt của việc nâng cao chất lượng dạy học 
- Nắm chắc kiến thức liên môn và các nội dung tích hợp: Giáo viên cần phải có những kiến thức liên môn như toán học, vật lí, hóa học, sinh học ...nhất là phải có trình độ nhất định về tin học để soạn giảng, truy cập thông tin, có những hiểu biết về các phần mềm và ứng dụng vào giảng dạy bộ môn địa lý. hiểu biết về các chủ đề tích hợp như bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo tồn di sản, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, kĩ năng sống, phát triển năng lực cho học sinh... để nội dung của các bài học không bị quá tải mà vẫn đảm bảo kiến thức, kĩ năng địa lí với tích hợp các nội dung theo yêu cầu chương trình của Bộ Giáo Dục .
Phân nhóm các bài thực hành lớp 9
Nhóm
Bài
Nội dung, kĩ năng chính
Nội dung tích hợp
I
5
Đọc biểu đồ tháp tuổi và phân tích mối liên hệ địa lí
Giáo dục dân số
19
Đọc lược đồ và phân tích mối liên hệ địa lí
Giáo dục BVMT và tiết kiệm năng lượng
40
Đọc biểu đồ cột nhóm, phân tích thông tin và mối liên hệ địa lí
Giáo dục BVMT và tiết kiệm năng lượng
II
10
Vẽ và phân tích biểu đồ tròn
16
Vẽ, phân tích biểu đồ miền cơ cấu
22
Vẽ biểu đồ đường và phân tích mối liên hệ địa lí
Giáo dục dân số
34
Vẽ biểu đồ cột đơn và phân tích mối liên hệ địa lí
Giáo dục BVMT
37
Vẽ biểu đồ cột cơ cấu và phân tích mối liên hệ địa lí
Giáo dục BVMT
III
27
Phân tích số liệu và mối liên hệ địa lí
Giáo dục về chủ quyền biển, đảo
IV
30
Phân tích thông tin để viết báo cáo
Vận dụng các kiến thức liên môn và chủ đê tích hợp ở bài 22
 - Môn Địa lí : 	
 + Tình hình sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng.
 + Sức ép dân số đông, mật độ dân số cao đến tài nguyên môi trường 
 ở Đồng bằng sông Hồng 
 + Vấn đề an ninh lương thực ở nước ta 
 - Môn Tin học:
	+ Thu thập thông tin trên mạng Internet, viết sản phẩm.
+ Sử dụng phần mềm MinMap, Excel, PowerPoint để trình bày và báo cáo sản phẩm
 - Môn Toán học:
	+ Tính toán và xử lí các số liệu
	+ Vẽ các biểu đồ 
 - Môn Hóa học: Các phản ứng xảy ra liên quan đến môi trường như phản 
 ứng cháy, phản ứng phân hủy thực vật ...
- Môn Ngữ văn: Sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bản báo cáo. 
 - Môn Giáo dục công dân: bài học về lòng yêu quê hương đất nước, ý thức về vấn đề dân số, kế hoạch hóa gia đình..
2.3.2. Đổi mới trong việc thiết kế bài thực hành 
 	Khi thiết kế bài học cần tập trung làm rõ các nội dung sau:
	 - Xác định mục tiêu của bài: mục tiêu phải thật cụ thể để có thể dựa vào đó mà đánh giá kết quả học tập của học sinh. Mục tiêu phải bao gồm cả việc biết ghi nhớ kiến thức, kĩ năng, phát triển tư duy và phương pháp học tập. Mỗi mục tiêu cần được phát triển bầng một động từ ở đầu câu như trình bày, so sánh, chứng minh, giải thích, biết vẽ, nhận xét ...
 - Lập kế hoạch chi tiết cho việc tổ chức hoạt động của thầy và trò ở trên lớp trong đó thể hiện rõ vai trò chủ đạo, hướng dẫn của thầy,vai trò chủ động, tích cực của trò trong việc chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng thông qua các hoạt động. Kế hoạch càng khoa học, cụ thể thì hiệu quả bài học càng cao
	 - Chú ý đến tính đặc trưng của các bài thực hành địa lí là rèn kĩ năng, củng cố kiến thức và phát huy tính tích cực chủ động tối đa từ học sinh. Để kế hoạch bài học thực hiên hiệu quả cũng cần phải quan tâm đến cả khâu chuẩn bị bài của cả thầy và trò.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh ở bài 19:
 * Nội dung làm bài trực tiếp trên lớp do giáo viên hướng dẫn: Xác định vị trí các mỏ khoáng sản, các nhà máy nhiệt điện, cảng xuất khẩu than Cửa Ông trên bản đồ; Tìm hiểu những ngành công nghiệp khai thác có điều kiện phát triển và ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên .
 * Nội dung chuẩn bị ở nhà của học sinh để báo cáo trên lớp: 
 - Vẽ và phân tích sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm than nước ta thời gian gần đây. 
 - Tìm hiểu về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả ở nước ta.
	+ Ý nghĩa việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả 
+ Thực trạng sản xuất và tiêu thụ điện những năm gần đây
+ Việc cần thiết phải sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả ở nước ta. 
+ Trách nhiệm của bản thân về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả 
 ơ
 - Phát huy hoạt động nối tiếp ở cuối và đầu mỗi tiết học: Giải pháp này hướng tới việc tích cực và chủ động rèn kĩ năng của học sinh ở nhà. Cụ thể sau mỗi tiết học giáo viên lựa chọn việc hướng dẫn học sinh hoàn thành các bài kĩ nằng ngay trong bài học như vẽ các biểu đồ, nhận xét các bảng số liệu và đọc thông tin ở kênh hình như tranh, ảnh, sơ đồ, lược đồ, biểu đồ cùng với làm các bài kĩ năng ở phần câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa. Các bài tập này được kiểm tra và chữa bài khó ở đầu giờ của tiết tiếp theo. Thống kê cho thấy nếu yêu cầu học sinh thực hành kĩ năng như vậy cơ hội được rèn luyện cao hơn gấp 2 - 10 lần so với chỉ làm bài ở phần câu hỏi, bài tập.
Kĩ năng ở bài thực hành
Kĩ năng ở phần câu hỏi, bài tập
Kĩ năng trong bài học trên lớp
Tính, nhận xét số liệu
1
3
31
Vẽ biểu đồ, sơ đồ, nhận xét
10
12
20
Đọc sơ đồ, lược đồ
1
2
30
2.3.3. Khai thác hiệu quả các phương tiện, đồ dùng dạy học.
 	Với mỗi bài thực hành đều có cách khai thác phương tiện đồ dùng riêng riêng dựa trên cơ sở nội dung của mỗi bài có trong bài thực hành. Bài 21 là loại bài dựa vào sơ đồ, lược đồ, atlat: Đọc, phân tích tình hình, phân bố, mối quan hệ...vẽ sơ đồ, lược đồ ...Bài 10 rèn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích số liệu và giải thích các mối liên hệ địa lí 
 	- Sử dụng các phương tiện dạy học Địa lí như là nguồn cung cấp kiến thức chứ không sử dụng theo cách minh hoạ kiến thức. Khuyến khích 100% học sinh sử dụng atlat địa lí trong quá trình học tập. Đây được coi như bước đột phá mới của giải pháp dạy bài thực hành vì atlat vừa là nguồn kiến thức, giảm việc ghi nhớ máy móc số liệu vừa là bài mẫu về kĩ năng vẽ các dạng biểu đồ và đặc biệt là học sinh được phép mang atlat vào phòng thi của các cuộc thi môn Địa lí.
 	- Với mỗi loại phương tiện, đồ dùng cần phải có hệ thống các câu hỏi bài tập để hướng dẫn học sinh khai thác hiệu quả kiến thức từ đồ dùng, phương tiện.
 	- Phối hợp các phương tiện đồ dùng với nhau và dành thời gian cho học sinh làm việc với các phương tiện đồ dùng đó. 
	- Hướng dẫn cho học sinh các kĩ năng tự học với các phương tiện, đồ dùng để có khả năng tham gia tích cực, chủ động vào các quá trình chuẩn bị bài, báo cáo bài ngay tại trên lớp trong mỗi tiết học. 
 2.3. 4. Chú ý trang bị các kỹ năng địa lý cho học sinh
Để học sinh tích cực chủ động trong mỗi giờ địa lý trước tiên giáo viên phải trao cho các em những chiếc chìa khoá khám phá tri thức. Bí quyết của những chiếc chìa khoá tri thức chính là các kỹ năng địa lý. Việc rèn kỹ năng cho học sinh có năng lực độc lập khi làm việc:
- Kỹ năng thu thập thông tin; Kỹ năng xử lý thông tin.
- Đặc biệt là các kỹ năng với các thông tin, số liệu, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh như đọc, vẽ, phân tích ... 
Ví dụ Vẽ biểu đồ tròn ở bài 10
- Hướng dẫn HS tính % ( Tổng tương ứng 100% ) và góc ở tâm (1% tương ứng góc ở tâm 3,60) và các bước vẽ biểu đồ: vẽ, chú giải, ghi tên .
- Vẽ biểu đồ tròn: bắt đầu vẽ từ tia 12h, theo chiều thuận kim đồng hồ. 
- GV vừa vẽ mẫu vừa hướng dẫn HS vẽ vào vở: 
	- HS tự hoàn thành(làm chú giải, ghi số liệu và ghi tên cho biểu đồ.
9040,0
12831,4
* Dành cho HS khá, giỏi : cách tính bán kính ( Chọn bán kính năm 1990 là 2cm thì bán kính năm 2002 là √ x 2 ) và tự làm thước đo % ( 50 phần của nửa hình tròn tương ứng với 50% 
Bảng xử lí số liệu ( Góc ở tâm không cần trình bày trong bài làm của HS)
Loại cây
Cơ cấu diện tích ( % )
Góc ở tâm ( độ )
1990
2002
1990
2002
Tổng số
100,0
100,0
360
360
Cây lương thực
71,6
64,84
258
233
Cây công nghiệp
13,3
18,22
48
66
Cây ăn quả, cây thực phẩm và cây khác
15,1
16,94
54
61
N¨m1990
N¨m 2002
Chú giải : Cây lương thực Cây công nghiệp
 Cây ăn quả, cây thực phẩm, cây khác
Biểu đồ cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây
 năm 1990 và năm 2002 (%)
Đặc biệt là việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh theo yêu cầu từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với yêu cầu chương trình để học sinh hoàn thiện dần kỹ năng. Ví dụ: Đối với kỹ năng đọc biểu đồ khí hậu lúc đầu phải hướng dẫn học sinh tỉ mỉ cách dùng thước để tìm tháng có nhiệt độ cao nhất, thấp nhất, nhiệt độ trung bình ... nhưng khi đã thành thạo thì học sinh sẽ tự báo cáo kết quả và yêu cầu về kỹ năng cũng tuỳ thuộc vào trình độ của mỗi học sinh để giúp đỡ những em yếu hoàn thiện kỹ năng, những em khá nâng cao dần kỹ năng cho mình.
2.3.5. Đổi mới trong hoạt động dạy học ở trên lớp.
a. Dạy học thông qua tổ chức hoạt động học sinh.
+ Tổ chức cho học sinh thu thập thông tin.
+ Tổ chức cho học sinh xử lí thông tin.
+ Tổ chức cho học sinh trình bày thông tin.
b. Đa dạng hoá cách làm việc của học sinh 
Trong mỗi tiết học, trong giờ học trên lớp, để tạo được nhiều cơ hội cho các em phát huy kỹ năng, chúng tôi đã bước đầu đa dạng hoá cách làm việc của học sinh.
- Có nội dung học sinh làm việc các nhân với sách giáo khoa, với biểu đồ, bản đồ, tranh ảnh .... để tìm ra những kiến thức theo yêu cầu của giáo viên.
- Có nội dung các em được thảo luận với bạn (thảo luận cặp) hoặc cả lớp.
- Có nội dung các em được thảo luận, trao đổi trong các nhóm rồi thống nhất kết quả báo cáo, thảo luận chung rồi giáo viên mới giúp học sinh chuẩn kiến thức thông qua phiếu học tập, phiếu thông tin phản hồi. Phiếu nhóm được phát cho mỗi bàn học sinh, phiếu được đặt vào vị trí giữa nhóm, giáo viên hướng dẫn nhóm trao đổi, thống nhất đáp án sau đó cho các nhóm báo cáo. Việc đánh giá kết quả làm việc các nhóm có thể do giáo viên chấm chữa trực tiếp qua đáp án hoặc nhóm học sinh chấm chữa chéo cho nhau. Phiếu học tập nhóm được thiết kế vừa sức học sinh, tạo ra những cơ hội bàn luận và hình thức nội dung thay đổi đa dạng theo nội dung từng bài.
- Cho học sinh học bằng các trò chơi ngay trên lớp nhằm thay đổi không khí lớp học, phù hợp với lứa tuổi học sinh.
- Cho học sinh ngoại khoá ngay trên lớp bằng cách cho các em tìm hiểu một số vấn đề của bài học có liên quan đến thực tế hoặc gần gũi với học sinh .
Ngoài ra có những nội dung giáo viên gợi mở để học sinh suy nghĩ trả lời ở tiết học sau hoặc ở sân chơi trí tuệ của nhà trường đặc biệt là việc hướng dẫn học sinh học bài, chuẩn bị cho bài sau ở nhà cho bài thực hành để báo cáo trên lớp phải được hướng dẫn cụ thể.
 Hướng dẫn các bước thực hiện báo cáo bài 19:
+ Sau tiết học 12 giáo viên yêu cầu các học sinh của tổ 1 chuẩn bị nội dung theo phân công ( bài 19 )
+ Tìm hiểu tài liệu, thu thập thông tin
+ Viết các ý chính theo hướng dẫn của giáo viên
+ Trao đổi, chọn lọc thông tin giữa các bạn trong tổ với cô giáo
+ Cá nhân tổng hợp để viết thành bản báo cáo. 
 Viết báo cáo trên Microsoft Word
+ Tiết 17 học sinh nạp lại đề cương báo cáo để giáo viên đánh giá.
+ Giáo viên chọn người báo cáo và góp ý hoàn thiện nội dung. 
+ Chuẩn bị phương án báo cáo và báo cáo thử
 Chuyển báo cáo sang trình diễn trên Microsoft Office PowerPoint 
+ Phần 1: Phân tích sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm than
+ Phần 2: Báo cáo về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả ở nước ta
 Trình bày thử sản phẩm: học sinh có sản phẩm được chọn báo cáo thử 
 để rút kinh nghiệm.
 Trình bày sản phẩm vào 15 phút cuối của tiết 21 ở lớp.
c. Khai thác các mặt tích cực ở các phương pháp day học và kết hợp nhiều phương pháp dạy học tuỳ từng tiết học.
Trong tiết học, nếu có thể việc kết hợp mặt tích cực của các phương pháp dạy học tạo sự hứng thú cho học sinh với mỗi giờ học như kể chuyện, đọc thơ ...kết hợp làm việc với phương tiện đồ dùng và các phương pháp khác để tìm ra kiến thức, rèn luyện kĩ năng giúp các em say mê bộ môn, khắc hoạ kiến thức.
	Đặc biệt với các bài thực hành có thể vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để phát huy tính tích cực chủ động cho học sinh. Ví dụ với các bài thực hành ở phần vùng giáo viên đưa ra dự án chuẩn bị bài với một số nội dung tích hợp như sau: 
Bài 19 ( Tổ 1 )
 Bài 22 ( Tổ 2 )
Bài 27 ( Tổ 3 )
Bài 30 ( Tổ 4 )
Phân tích sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm than từ đó nâng cao nhận thức về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả ở nước ta. 
 Viết báo cáo tìm hiểu về ảnh hưởng của dân số đông, mật độ dân số cao đến tài nguyên môi trường ở Đồng bằng sông Hồng
Viết báo cáo về việc phát triển kinh tế biển ở Duyên hải miền Trung và vấn đề chủ quyền biển đảo ở nước ta
Viết báo cáo

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_cac_giai_phap_nham_nang_cao_chat_luong_day_bai_thuc_han.doc
  • docBia.doc
  • docDanh muc de tai SKKN da duoc xep giai cua tac gia.doc
  • docmục lục SKKN.doc