SKKN Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc cho học sinh lớp 10 trường THPT Quan Sơn qua tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

SKKN Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc cho học sinh lớp 10 trường THPT Quan Sơn qua tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

Ngữ Văn là một môn học có tính đặc thù riêng. Bằng những hình tượng và ngôn từ phong phú sinh động của mình, nó cung cấp cho người đọc những tri thức về hiện thực khách quan cũng như những điều bí ẩn trong tâm hồn con người; khơi gợi lên một thế giới kì ảo, huyền diệu và lung linh sắc màu bởi vẻ đẹp nhân văn trong mỗi sự vật hiện tượng trong tác phẩm. Từ đó nó tác động tới tâm tư tình cảm và góp phần quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách cho con người. Hơn nữa lứa tuổi THPT là lứa tuổi giàu cảm xúc, dễ rung động trước cái đẹp. Nếu được thầy cô dẫn dắt, định hướng thì sự yêu thích cái chân – thiện – mĩ (những giá trị mà văn học đang hàm chứa) nhất định sẽ tăng lên, giúp các em học tốt hơn. Mặt khác, mục đích của môn Ngữ văn là hình thành nên những phẩm chất, kĩ năng để các em học sinh có thể vận dụng vào cuộc sống hằng ngày. Dạy học Ngữ văn là dạy học làm người. Qua môn học, học sinh học “để biết”, “để làm” và “để chung sống”. Đặc biệt là biết ứng xử trước những tình huống liên quan đến vận mệnh chung của đất nước.

Truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” vốn là một trong những tác phẩm tự sự dân gian có sức sống lâu bền. Từ bao đời, tác phẩm đã là dòng suối trong mát tưới tắm, nuôi dưỡng bao tâm hồn người Việt. Qua cốt truyện, hình tượng nghệ thuật đặc sắc, người đọc không chỉ yêu mến một An Dương Vương kiên trì xây thành dựng nước, mà còn cảm thông trước những sai lầm dẫn đến cơ đồ đắm biển sâu và bi kịch nước mất nhà tan. Nhưng trên hết người đọc được bồi đắp lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm công dân. Rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và đời sống xã hội; gắn kiến thức sách vở với thực tế đời sống, đó là vấn đề bức thiết đặt ra hiện nay. Để thỏa mãn những yêu cầu đó, tôi lựa chọn vấn đề “Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc cho học sinh lớp 10 trường THPT Quan Sơn qua tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”.

 

doc 21 trang thuychi01 5760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc cho học sinh lớp 10 trường THPT Quan Sơn qua tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
PHẦN A. PHẦN MỞ ĐẦU
2
I. Lí do chọn đề tài 
2
II. Mục đích nghiên cứu
2
III. Đối tượng nghiên cứu
3
IV. Phương pháp nghiên cứu
3
PHẦN B. PHẦN NỘI DUNG
4
I. Cơ sở lí luận 
4
1. Các quan điểm chỉ đạo của Đảng về giáo dục	
4
2. Vai trò của môn Ngữ văn trong giáo dục đạo đức, hình thành phẩm chất cho học sinh
5
II. Cơ sở thực tiễn
6
III. Các giải pháp giải quyết vấn đề
7
1. Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm công dân cho học sinh qua phần Tìm hiểu chung
8
2. Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm công dân cho học sinh qua phân tích nhân vật An Dương Vương
10
3. Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm công dân cho học sinh qua phân tích nhân vật Mị Châu 
12
4. Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm công dân qua phân tích cặp hình ảnh Ngọc trai – Giếng nước
14
5. Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm công dân cho học sinh qua phần củng cố bài học
15
III. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
16
 PHẦN C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
18
I. Kết luận
18
II. Kiến nghị
19
PHẦN A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài 
Ngữ Văn là một môn học có tính đặc thù riêng. Bằng những hình tượng và ngôn từ phong phú sinh động của mình, nó cung cấp cho người đọc những tri thức về hiện thực khách quan cũng như những điều bí ẩn trong tâm hồn con người; khơi gợi lên một thế giới kì ảo, huyền diệu và lung linh sắc màu bởi vẻ đẹp nhân văn trong mỗi sự vật hiện tượng trong tác phẩm. Từ đó nó tác động tới tâm tư tình cảm và góp phần quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách cho con người. Hơn nữa lứa tuổi THPT là lứa tuổi giàu cảm xúc, dễ rung động trước cái đẹp. Nếu được thầy cô dẫn dắt, định hướng thì sự yêu thích cái chân – thiện – mĩ (những giá trị mà văn học đang hàm chứa) nhất định sẽ tăng lên, giúp các em học tốt hơn. Mặt khác, mục đích của môn Ngữ văn là hình thành nên những phẩm chất, kĩ năng để các em học sinh có thể vận dụng vào cuộc sống hằng ngày. Dạy học Ngữ văn là dạy học làm người. Qua môn học, học sinh học “để biết”, “để làm” và “để chung sống”. Đặc biệt là biết ứng xử trước những tình huống liên quan đến vận mệnh chung của đất nước. 
Truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” vốn là một trong những tác phẩm tự sự dân gian có sức sống lâu bền. Từ bao đời, tác phẩm đã là dòng suối trong mát tưới tắm, nuôi dưỡng bao tâm hồn người Việt. Qua cốt truyện, hình tượng nghệ thuật đặc sắc, người đọc không chỉ yêu mến một An Dương Vương kiên trì xây thành dựng nước, mà còn cảm thông trước những sai lầm dẫn đến cơ đồ đắm biển sâu và bi kịch nước mất nhà tan. Nhưng trên hết người đọc được bồi đắp lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm công dân. Rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và đời sống xã hội; gắn kiến thức sách vở với thực tế đời sống, đó là vấn đề bức thiết đặt ra hiện nay. Để thỏa mãn những yêu cầu đó, tôi lựa chọn vấn đề “Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc cho học sinh lớp 10 trường THPT Quan Sơn qua tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”.
II. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, tôi hướng tới những mục đích sau:
- Xác định những nội dung kiến thức có thể lồng ghép bồi dưỡng ý thức trách nhiệm công dân cho học sinh.
- Vận dụng phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh trường THPT Quan Sơn.
- Định hướng để học sinh hiểu được ý thức trách nhiệm công dân và thấm nhuần, vận dụng vào bản thân để sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và quê hương đất nước.
III. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài hướng đến văn bản “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” theo chương trình Ngữ văn 10 Ban cơ bản. Trong đó tập trung vào vấn đề bồi dưỡng ý thức trách nhiệm công dân cho học sinh thông qua bài học. 
IV. Phương pháp nghiên cứu
Tôi đã áp dụng các phương pháp sau để thực hiện đề tài:
- Nghiên cứu, sưu tầm tài liệu.
- Phân tích, tổng hợp.
- Kiểm tra, đánh giá.
- Thực nghiệm sư phạm.
- Dự giờ các giáo viên cùng chuyên môn.
PHẦN B. PHẦN NỘI DUNG
 I. Cơ sở lí luận 
1. Các quan điểm chỉ đạo của Đảng về giáo dục	
 	Trong quá trình hội nhập nền kinh tế ngày nay, giáo dục được coi là một lĩnh vực rất quan trọng và luôn đi trước một bước trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Vì vậy, vấn đề chất lượng dạy - học nói chung và dạy học Ngữ Văn nói riêng ngày càng trở thành mối quan tâm chung của các nhà sư phạm cũng như các nhà quản lý giáo dục và xã hội. Đảng và nhà nước ta đã khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Điều đó đã được thể hiện trong các Nghị quyết của Trung ương.
 	Nghị quyết TW 4 khoá VII đã chỉ rõ phải “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học. Kết hợp học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội. Áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”[7].
 	Nghị quyết TW2 khoá VIII tiếp tục khẳng định phải “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”[7].
 	Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn của xã hội, môn Ngữ Văn trong nhà trường nói chung và môn Ngữ Văn 10 nói riêng không ngừng cải tiến chương trình, cải tiến phương pháp dạy học nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. 
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa thế giới (Unesco) xác định mục tiêu của giáo dục thế kỉ XXI là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống với nhau, học để tự khẳng định mình”. Luật Giáo dục Việt Nam, năm 2005 cũng khẳng định, mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Theo đó, trong những năm gần đây mục tiêu giáo dục của Việt Nam đã chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức là chủ yếu sang mục tiêu hình thành và phát triển những năng lực và kĩ năng sống cần thiết cho người học nhằm giúp người học có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống. 
 	Nghị quyết 29 Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI cũng chỉ ra: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”[7].
Hiện nay trong nhà trường luôn coi trọng và quán triệt sâu sắc, toàn diện việc giáo dục tố chất, lấy giáo dục con người làm gốc, giáo dục đạo đức là ưu tiên, coi sự nghiệp trồng người là nhiệm vụ cơ bản của giáo dục. Chúng ta phải nỗ lực bồi dưỡng con người phát triển toàn diện đức – trí – thể – mỹ với phương châm dạy chữ, dạy nghề, dạy làm người.
Nghị quyết của Bộ chính trị về cải cách giáo dục đã chỉ rõ: “Giáo dục thế hệ trẻ yêu quê hương, Tổ quốc XHCN và tinh thần quốc tế vô sản, ý thức làm chủ tập thể, tinh thần đoàn kết, thân ái, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, có ý thức kỷ luật, tôn trọng và bảo vệ của công, đức tính thật thà, khiêm tốn, dũng cảm”[7].
Trong giáo dục đạo đức cho học sinh, việc giáo dục đạo đức truyền thống của dân tộc là rất quan trọng. Những giá trị và chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam đã được lưu giữ, truyền lại cho các thế hệ và không ngừng được phát huy qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước rất hào hùng, oanh liệt. Giá trị và chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc ta tựu chung lại có những nội dung cơ bản:
- Sống hoà thuận, đoàn kết, thương yêu đồng bào, đồng loại “thương người như thể thương thân”, nhất là với những người gặp hoạn nạn, khốn khổ. Tình cảm mặn nồng đó thể hiện ở vô vàn hành vi ứng xử trong quan hệ cộng đồng của người Việt Nam.
- Căm thù giặc ngoại xâm, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.
- Sống thuỷ chung, biết ơn, tôn kính, noi gương những anh hùng, nghĩa sĩ có công đức với dân, với nước. Người Việt Nam luôn hướng về tương lai nhưng không bao giờ lãng quên quá khứ, quên tổ tông, vong ơn, bội nghĩa. Từ ngàn đời nay nhân dân ta luôn ghi nhớ những câu răn dạy như: “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”. 
2. Vai trò của môn Ngữ văn trong giáo dục đạo đức, hình thành phẩm chất cho học sinh
Trong chương trình giáo dục, đã có rất nhiều hình thức, môn học nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh như môn Giáo dục công dân, Ngữ văn, Lịch sử, tất cả các môn học này ngoài việc cung cấp kiến thức cho học sinh thì thông qua đó phải coi trọng và đặt lên hàng đầu nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh. ”Không thể giao phó nhiệm vụ ấy cho riêng một môn học nào mà cần có sự kết hợp chặt chẽ với nhau, biện chứng với nhau hướng tới một mục đích chung cuối cùng là giáo dưỡng, giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh”[1]. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tôi chỉ đề cập đến vấn đề giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh THPT thông qua hoạt động dạy và học môn Ngữ văn trong nhà trường.
Môn Ngữ văn có giá trị giáo dục rất to lớn như M.goorki đã nói Văn học là nhân học. Học văn chính là học cách làm người đồng thời môn Ngữ văn làm cho con người phát triển toàn diện.
	Giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức học sinh nói riêng nhằm hình thành hành vi ứng xử văn hoá cho học sinh là vấn đề hết sức cần thiết hiện nay. Đó chính là sự định hướng vào những bản chất tốt đẹp của con người Việt Nam mới, vừa giữ được thuần phong mỹ tục của dân tộc, vừa thể hiện sự thông minh sáng tạo của các thế hệ học sinh Việt Nam. Đây là việc làm vừa mang tính cấp bách, vừa có tính lâu dài và cũng không hề đơn giản trước những làn sóng nhiễu của thời kỳ hội nhập và kinh tế thị trường. Tuy nhiên, nếu xác định đúng các bước đi và biết sử dụng những biện pháp phù hợp cùng với sự chung tay của cả cộng đồng vì thế hệ trẻ thì nhất định chúng ta sẽ đào tạo được một lớp người mới vừa hồng vừa chuyên. Và đây đã được xác định là cả một sự nghiệp lớn của Đảng ta, cần có sự tham gia, chung sức, chung lòng của toàn hệ thống chính trị - xã hội, mà nòng cốt là từng gia đình (tế bào của xã hội) nhà trường, thầy cô giáo hết lòng chăm lo đến sự nghiệp giáo dục, hết lòng vì học sinh thân yêu, bản thân từng học sinh phải tự xác định trách nhiệm của mình đối với gia đình, xã hội, thì chắc chắn sự nghiệp giáo dục trong tương lai sẽ gặt hái những thành tích xứng đáng với lòng tin của Đảng, Nhà nước và toàn dân.
II. Cơ sở thực tiễn
Quan Sơn là một huyện vùng cao biên giới, nằm ở cửa ngõ phía Tây tỉnh Thanh Hoá, cách trung tâm tỉnh lỵ hơn 150 km, có vị trí địa lý:
Phía Đông giáp huyện Bá Thước và huyện Lang Chánh;
Phía Tây và phía Nam, giáp nước Cộng hòa DCND Lào; 
Phía Bắc giáp huyện Quan Hóa Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa, năm 2015
.
Quan Sơn có diện tích chiếm 8,35 % diện tích tự nhiên của tỉnh Thanh Hóa và là huyện có diện tích rộng thứ 3 của tỉnh sau các huyện Thường Xuân và Quan Hóa Theo số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa năm 2013
. Chiều dài huyện Quan Sơn gần 80 km, rộng gần 40 km, đường quốc lộ 217 chạy xuyên suốt từ đầu huyện đến cuối huyện qua cửa khẩu Quốc tế Na Mèo thông với nước Lào. Huyện có 64 km đường biên giới Việt- Lào, giáp địa phận với hai huyện Viêng Xay và Sầm Tớ của tỉnh Hủa Phăn .
“Chính nhờ vị trí địa lý đặc biệt đó mà trong suốt chiều dài lịch sử, lãnh thổ này đã trở thành điểm hẹn của cộng đồng người Thái, Mường, Mông, Kinh từ các vùng đất khác nhau mang theo những săc thái văn hóa, những kinh nghiệm sản xuất đa dạng hội tụ về đây khai phá thiên nhiên, lập nghiệp, sinh sống và cùng tạo nên tính phong phú và độc đáo của văn hóa Quan Sơn. 
Trong lịch sử, Quan Sơn là hậu phương quan trọng của Mặt trận Thượng Lào và chiến dịch Điện Biên Phủ, là địa bàn quan trọng về quốc phòng, an ninh của tỉnh, của Quân khu IV và cả nước, là đầu mối giao thương chính giữa hai tỉnh Thanh Hóa (Việt Nam) và Hủa Phăn (Lào). Hiện nay, vị trí địa lý này đang mở ra nhiều cơ hội để huyện khai thác những tiềm năng, lợi thế giúp cho Quan Sơn thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và phát triển”[5].
Tuy nhiên vị trí địa lí như trên cũng mang lại cho Quan Sơn không ít những khó khăn thách thức. Là một trong những huyện “phên giậu” của Tổ quốc, lại là cửa ngõ tiếp giáp giữa các vùng kinh tế Bắc Trung Bộ, Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng và hướng ra biển Đông nên tình hình trật tự xã hội, an ninh quốc phòng ở Quan Sơn rất nhạy cảm. Nếu không được giác ngộ sâu sắc và nâng cao tinh thần cảnh giác, không được tuyên truyền giáo dục ý thức trách nhiệm công dân thì đồng bào các dân tộc huyện Quan Sơn - trong đó có cả các em học sinh, những chủ nhân tương lai của huyện nhà – rất dễ bị mua chuộc, lôi kéo tham gia vào tệ nạn xã hội, các tổ chức chống phá nhà nước Hiện nay, âm mưu “Diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ” của các thế lực thù địch ngày càng tinh vi. 
Do công nghệ thông tin phát triển mang đến nhiều tiện ích cho cuộc sống hàng ngày, mạng xã hội và các tính năng dịch tiếng nước ngoài trên Internet ngày càng phổ biến mà việc kết hôn có yếu tố nước ngoài không còn là hiếm ở Quan Sơn. Pháp luật Việt Nam tôn trọng quyền tự do hôn nhân của công dân nhưng việc giáo dục ý thức trách nhiệm công dân trong các cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài cũng cần được chú trọng. Đối với học sinh trường THPT Quan Sơn, đây cũng là việc làm cần thiết.
Thực trạng trên đòi hỏi các thầy cô giáo ở Quan Sơn không chỉ đơn thuần truyền tải kiến thức khoa học mà qua bài học còn thực hiện nhiệm vụ chính trị. Với môn Ngữ văn, dạy học văn bản “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” là một phương tiện tuyệt vời.
Qua thực tiễn dự giờ các đồng nghiệp trường THPT Quan Sơn, tôi nhận thấy: hầu hết các giáo viên khi giảng dạy “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” đều bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng; làm rõ trọng tâm bài học, sử dụng phương pháp dạy học linh hoạt. Tuy nhiên phần liên hệ thực tiễn để rút ra bài học nhận thức còn chung chung, chưa gắn trực tiếp với thực tiễn địa phương để cụ thể hóa kiến thức bài học. 
III. Các giải pháp giải quyết vấn đề
Việc bồi dưỡng ý thức trách nhiệm công dân cho học sinh thông qua bài học là một yêu cầu tưởng chừng đơn giản mà khó thực hiện bởi lẽ nếu không vận dụng phương pháp linh hoạt dễ dẫn đến sự khô cứng, rời rạc. Vì vậy giáo viên cần tích hợp một cách hợp lí trong quá trình triển khai bài giảng. 
Trong xã hội, con người tồn tại trong các mối quan hệ. Trong tổng hoà các mối quan hệ đó và qua các mối quan hệ đó, nó thể hiện vai trò, vị thế, bản chất của con người, mỗi cá nhân cụ thể. Cộng đồng là hình thức thể hiện mối liên hệ, quan hệ giữa con người với con người. Để bảo đảm cho cộng đồng được phát triển lành mạnh cũng như bảo đảm quyền lợi, lợi ích, nghĩa vụ cho cá nhân thì cộng đồng giải quyết hợp lý quan hệ lợi ích riêng và chung, quyền lợi và nghĩa vụ cho mỗi cá nhân, nhờ đó cá nhân được phát triển và cùng với nó là cộng đồng sẽ phát triển trở nên lớn mạnh và vững chắc.
	“Trong một cộng đồng, ý thức trách nhiệm của cá nhân chính là sống nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác”[4]. 
	“Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy” là câu chuyện phảng phất bóng dáng lịch sử dân tộc ta trong buổi đầu dựng nước, chứa đựng nụ cười và nước mắt để đem đến cho chúng ta nhiều bài học quý báu về dựng nước và giữ nước, về gia đình và Tổ quốc, về chiến tranh và hòa bình.
1. Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm công dân cho học sinh qua phần Tìm hiểu chung
Ngoài việc hướng dẫn học sinh nắm những nội dung về đặc điểm của truyền thuyết, giáo viên nên tích hợp với kiến thức Lịch sử lớp 10 bài 23 về nước Văn Lang – Âu Lạc để các em học sinh có thêm hiểu biết về thời đại Vua Hùng, Vua Thục. Đồng thời dùng hình ảnh sinh động qua phương tiện trình chiếu để học sinh có hiểu biết nhất định về cụm di tích Thành Cổ Loa. Học sinh sẽ có cảm nhận về một câu chuyện gần gũi với cuộc sống bởi những dấu tích còn hiện hữu trong thực tế từ đó tạo tâm thế chủ động lĩnh hội tri thức ở các em. 
Đền thờ An Dương Vương Giếng Ngọc nhìn từ trên cao
Bức tượng không đầu
trong am thờ Mị Châu
Lễ hội Cổ Loa
 Lẫy nỏ Cổ Loa Những mũi tên đồng tìm thấy ở Cổ Loa
Ca dao Việt Nam có câu:
“Ai về qua huyện Đông Anh
Ghé thăm phong cảnh Loa Thành Thục Vương.”
    Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nhưng những địa danh, những di tích đó vẫn trường tồn và đọng mãi trong tâm trí chúng ta, bởi nó gắn liền với một truyền thuyết mà mỗi người Việt Nam ai cũng biết đến. Đó là truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy. Đây là một trong những truyền thuyết tiêu biểu hấp dẫn và có ý nghĩa nhất trong chuỗi truyền thuyết về Âu Lạc và An Dương Vương trong kho tàng văn học dân gian phong phú của dân tộc ta. Khi tìm hiểu về khu di tích Thành Cổ Loa, các em học sinh sẽ thêm tự hào về lịch sử dân tộc Việt Nam, có ý thức giữ gìn những di sản mà ông cha ta để lại. Đó chính là ý thức trách nhiệm công dân.
 2. Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm công dân cho học sinh qua phân tích nhân vật An Dương Vương
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh phân tích nhân vật ở hai khía cạnh: An Dương Vương – người có công xây thành, dựng nước và An Dương Vương – sai lầm nên cơ đồ đắm biển sâu.
Trong những năm đầu của triều đại, vua An Dương Vương đã làm được những công việc trọng đại để xây dựng và bảo vệ triều đại và đất nước. Giáo viên nên cho học sinh tìm hiểu những chi tiết: An Dương Vương cho xây thành “nhưng thành cứ xây xong là đổ”, “vua bèn lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần” là minh chứng về một ông vua kiên trì, quyết tâm, không nản chí trước thất bại tạm thời, hết lòng vì dân vì nước. Ông đã thu được thành công lớn, xây thành, chế nỏ, chiến thắng cuộc xâm lược của vua Triệu Đà. Được sự giúp đỡ của Rùa Vàng, An Dương Vương đã xây được Loa Thành kiên cố, là thành trì vững chắc để chống lại kẻ thù xâm lược. Tuy nhiên, tồn tại ngay giữa đồng bằng vắng vẻ, hơn ai hết An Dương Vương là người hiểu rõ, có thành cao hào sâu cũng chưa chắc giúp được Âu Lạc chống lại được kẻ thù nếu như không có vũ khí lợi hại. Đó cũng là điều mà nhà vua băn khoăn nhất sau khi xây được Loa Thành. Cảm động trước tấm lòng vì dân, vì nước của nhà vua, Rùa Vàng đã tháo vuốt của mình cho An Dương Vương để làm lẫy nỏ. Vua lại sai Cao Lỗ làm nỏ, lấy vuốt rùa làm lẫy thành nỏ thần có sức mạnh ghê gớm. Nhờ có Loa Thành - một hệ thống phòng thủ vô cùng kiên cố, có “Linh quang Kim Quy thần cơ”, một loại vũ khí tấn công từ xa hiệu nghiệm, An Dương Vương đã đánh tan quân Triệu Đà khi chúng sang xâm lược Âu Lạc, khiến chúng thua lớn “chạy về Trâu Sơn đắp luỹ không dám đối chiến, bèn xin hoà”. 
   	 Những việc làm của An Dương Vương chứng tỏ ông là nhà vua anh hùng, là thủ lĩnh bộ lạc anh minh, có trách nhiệm với dân với nước, được nhân dân và thần linh ủng hộ nên đã thành công lớn. Sự nghiệp của An Dương Vương là chính nghĩa, hợp lòng người nên được thần linh ủng hộ. Ta liên tưởng đến nhân vật Đăm Săn – vì chính nghĩa nên được Ông Trời bày kế giúp chiến thắng M’tao M’xây hay hình ảnh cô Tấm – thảo hiền nên được Ông Bụt hiện lên giúp đỡ mỗi lần bị mẹ con Cám ức hiếp trước khi cô Tấm vào cung.
Mặc dù đạt được thành công lớn được người đời ghi nhận như vậy, nhưng cuối cùng An Dương Vương lại để cơ đồ đắm biển sâu vì vô tình gả con gái Mị Châu cho con trai Triệu Đà là Trọng Thủy đặc biệt là cho phép Trọng Thuỷ ở rể ngay trong Loa Thành 3 năm. Hành động của nhà vua là rước rắn vào nhà, nuôi ong tay áo vô cùng nguy hiểm. Nhà vua còn để Trọng Thuỷ đi lại tự do, không giám sát đề phòng hắn, để cho Mị Châu dẫn chồng đi khắp Âu Lạc. Thậm chí, khi Trọng Thủy về nước, An Dương Vương không chút nghi ngờ. Nhà vua đã mất cảnh giác, thiếu sáng suốt không nhận ra mưu đồ và bản chất ngoan cố của kẻ thù.
    	Hơn nữa, khi nghe t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_boi_duong_y_thuc_trach_nhiem_cong_dan_trong_su_nghiep_x.doc