SKKN Biện pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay

Trong những năm gần đây, thuật ngữ kỹ năng sống xuất hiện ngày càng nhiều ở mọi nơi trên thế giới. Việc sử dụng thuật ngữ này có ở tất cả các loại nước: phát triển, đang phát triển, có thu nhập cao, trung bình, thấp và các vùng giáo dục cho mọi người.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm kỹ năng sống:
- Có quan niệm cho rằng: Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày.
- Quan niệm khác lại cho rằng kỹ năng sống là những kỹ năng thiết thực mà con người cần để có cuộc sống an toàn và khoẻ mạnh.
- Theo Tổ chức y tế thế giới, kỹ năng sống là những khả năng tâm lý- xã hội để tương tác với người khác và giải quyết những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày một cách có hiệu quả.
- Có quan niệm cho rằng kỹ năng sống là những khả năng tâm lý xã hội của mỗi người cho những hành vi thích hợp và tích cực, giúp cho bản thân đối phó hiệu quả với những đòi hỏi và thử thách của cuộc sống.
Kỹ năng sống vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội. Nó cần thiết đối với thanh thiếu niên để họ có thể ứng phó một cách tự tin, tự chủ và hoàn thiện hành vi của bản thân trong giao tiếp, giải quyết các vấn đề của cuộc sống với mọi người xung quanh, mang lại cho mỗi cá nhân cuộc sống thoải mái, lành mạnh về thể chất, tinh thần và các mối quan hệ xã hội.
Kỹ năng sống được hình thành và củng cố qua quá trình thực hành và trải nghiệm của bản thân, nó giúp cho mỗi cá nhân nâng cao năng lực ứng phó trong mọi tình huống căng thẳng mà mỗi người phải gặp hàng ngày.
BÁO CÁO KẾT QUẢ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Lời giới thiệu: Khi công cuộc đổi mới của đất nước càng đi vào chiều sâu thì bên cạnh những thời cơ mới là những thách thức của cơ chế thị trường, cám dỗ của những giao lưu hội nhập, vì vậy mà thanh niên cần được rèn luyện để không bị lôi cuốn vào những lối sống buông thả, phi nhân tính, thực dụng... Vì vậy mà chưa bao giờ, vấn đề giáo dục kỹ năng sống lại được đề cập nhiều như lúc này, vì cuộc sống đã đặt ra quá nhiều thách thức cho mỗi người nói chung và HS nói riêng. Thực tế cho thấy, con người chỉ tồn tại và phát triển khi có những kỹ năng sống phù hợp. Kỹ năng sống được xem như một năng lực quan trọng để con người làm chủ được bản thân và chung sống với những người xung quanh cũng như xã hội một cách hiệu quả. Với sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, ngành Giáo dục đã có những bước đi đúng đắn trong việc triển khai và nhân rộng công tác giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niên. Từ năm 2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông qua dự án: “Giáo dục sống khoẻ mạnh, kỹ năng sống cho trẻ và vị thành niên” với sáng kiến và hỗ trợ của UNICEF tại Việt Nam... Song song với việc triển khai những dự án, chương trình cụ thể, Bộ Giáo dục và đào tạo cũng đã phát động những phong trào rộng khắp liên quan trực tiếp đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Đó là cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008 - 2013 trên toàn ngành giáo dục. Bắt đầu từ năm học 2009 - 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào chỉ thị của việc thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp, bậc học . Tuy nhiên, trên thực tế ở các trường học hiện nay, vấn đề giáo dục kỹ năng sống vẫn còn rất mới mẻ không chỉ đối với các em học sinh mà còn đối với cả các thầy cô giáo và các nhà quản lý giáo dục. Từ những lý do trên đã nêu, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Biện pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay”. 2. Tên sáng kiến: Biện pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 3. Tác giả sáng kiến 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Về mặt lý luận Hơn hai mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế xã hội, làm thay đổi bộ mặt đất nước và cải thiện đời sống của nhân dân. Đối với giáo dục và đào tạo cũng đạt được những thành tựu to lớn và quan trọng trên cả ba mặt: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Tuy nhiên do mặt trái của cơ chế thị trường đang tác động mạnh mẽ đến tư tưởng và lối sống của một bộ phận dân cư trong đó số lượng thanh thiếu niên là tương đối. Một vấn đề gây nhiều nỗi lo cho nhà trường, cho các bậc cha mẹ và cho xã hội là đạo đức nhân cách, lối sống của nhiều thanh thiếu niên xuống cấp nghiêm trọng. Trong những năm gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội có xu hướng gia tăng. Bên cạnh đó là sự bùng phát hiện tượng học sinh phổ thông hút thuốc lá, uống rượu, tiêm chích ma tuý, quan hệ tình dục sớm... thậm chí là tự sát khi gặp vấn đề vướng mắc trong cuộc sống. Trên thực tế cũng có nhiều em học giỏi, chăm ngoan, nhưng ngoài việc học để đạt điểm cao thì khả năng tự chủ và kỹ năng giao tiếp lại rất kém. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng theo các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kỹ năng sống. Các em chưa bao giờ được dạy cách đương đầu với những khó khăn của cuộc sống như: Cha mẹ ly hôn, kết quả học tập kém, gia đình phá sản, người thân mất,... các em cũng không được dạy để hiểu về giá trị của cuộc sống. 1.2. Về mặt thực tiễn Khi công cuộc đổi mới của đất nước càng đi vào chiều sâu thì bên cạnh những thời cơ mới là những thách thức của cơ chế thị trường, cám dỗ của những giao lưu hội nhập, vì vậy mà thanh niên cần được rèn luyện để không bị lôi cuốn vào những lối sống buông thả, phi nhân tính, thực dụng... Vì vậy mà chưa bao giờ, vấn đề giáo dục kỹ năng sống lại được đề cập nhiều như lúc này, vì cuộc sống đã đặt ra quá nhiều thách thức cho mỗi người nói chung và HS nói riêng. Thực tế cho thấy, con người chỉ tồn tại và phát triển khi có những kỹ năng sống phù hợp. Kỹ năng sống được xem như một năng lực quan trọng để con người làm chủ được bản thân và chung sống với những người xung quanh cũng như xã hội một cách hiệu quả. Với sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, ngành Giáo dục đã có những bước đi đúng đắn trong việc triển khai và nhân rộng công tác giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niên. Từ năm 2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông qua dự án: “Giáo dục sống khoẻ mạnh, kỹ năng sống cho trẻ và vị thành niên” với sáng kiến và hỗ trợ của UNICEF tại Việt Nam... Song song với việc triển khai những dự án, chương trình cụ thể, Bộ Giáo dục và đào tạo cũng đã phát động những phong trào 3 - Phương pháp điều tra bằng ankét. - Phỏng vấn trực tiếp. -Phương pháp quan sát: Nhằm thu thập thông tin về các vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, khảo nghiệm sư phạm 6.3. Nhóm phương pháp bổ trợ: Thống kê toán học để xử lý số liệu thu được. 7. Đóng góp của đề tài - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về giáo dục kỹ năng sống, quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. - Đề xuất hoàn thiện các giải pháp quản lý có tính khả thi, hiệu quả về công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT, đặc biệt phù hợp với tình hình cấp bách hiện nay và phù hợp với thực tiễn ở địa phương. 5 Như vậy, giáo dục kỹ năng sống được xem như là một cách tiếp cận giáo dục nhằm mục đích giúp con người có những khả năng tâm lý xã hội để tương tác với người khác và giải quyết những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày một cách có hiệu quả. Giáo dục kỹ năng sống là không thể thiếu được trong giáo dục, cả giáo dục chính qui và không chính qui. 1.3. Khái niệm về quản lý. Quản lí là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể (người quản lí, tổ chức quản lí) lên khách thể (đối tượng quản lí) về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế... bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng. Quản lý phải bao gồm các yếu tố sau: - Phải có ít nhất một chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động và ít nhất là một đối tượng bị quản lý tiếp nhận trực tiếp các tác động của chủ thể quản lý tạo ra và các khách thể khác chịu các tác động gián tiếp của chủ thể quản lý. Tác động có thể chỉ là một lần mà cũng có thể là liên tục nhiều lần. Sự tác động của quản lý bằng cách nào đó để người bị quản lý luôn luôn hồ hởi, phấn khởi đem hết tài lực và trí tuệ của mình để sáng tạo ra giá trị vật chất và tinh thần cho tập thể tạo ra các tác động. - Phải có mục tiêu và một quỹ đạo đặt ra cho cả đối tượng và chủ thể, mục tiêu này là căn cứ để chủ thể tạo ra tác động. - Chủ thể phải thực hành việc tác động. Như vậy, có thể khái quát: quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích đã đề ra. Quản lý là hoạt động thiết yếu nẩy sinh khi con người hoạt động tập thể, là sự tác động của chủ thể vào khách thể, trong đó quan trọng nhất là khách thể con người, nhằm thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức. Chúng ta có thể thống nhất với định nghĩa khái quát như sau: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được các mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường” 1.4. Giải pháp quản lý công tác GDKNS cho học sinh Giải pháp quản lý công tác GDKNS cho học sinh THPT là cách thức tác động của chủ thể quản lý đến đội ngũ cán bộ giáo viên, các lực lượng giáo dục 7 tình nhưng có trở ngại lại dễ buông xuôi, chán nản. Nhìn chung đa số các em đều vui vẻ, hạnh phúc, yêu đời, tự chủ, đề cao công việc và học tập, tự tin, cảm xúc tích cực và tin rằng mình có thể chống chọi với những bất trắc của cuộc đời. Đối với các em ở lứa tuổi này, cái gì cũng dễ dàng, đơn giản, các em luôn ở trạng thái hiếu thắng hoặc tự ti vì thế dễ dàng đi đến những hành động thiếu suy nghĩ chín chắn, nhiều lúc vi phạm mà vẫn không biết. Đời sống tình cảm của HS THPT rất phong phú, đặc biệt là tình bạn. Các em có nhu cầu lớn về tình bạn và đặt ra những nhu cầu cao trong tình bạn như sự chân thành, tin tưởng, đồng cảm, giúp đỡ lẫn nhau. Tình bạn của các em mang tính xúc cảm cao, thường được lý tưởng hoá. Mối quan hệ nam - nữ ở lứa tuổi này có sự phân hoá rõ rệt. Do vậy, nhu cầu về tình bạn khác giới tăng. Ở một số em, xuất hiện những dấu hiệu của một tình cảm mới: tình yêu. Tình yêu ở HS THPT thường trong sáng, hồn nhiên, giàu cảm xúc và khá chân thành. Vì vậy, nhà trường cần phải giáo dục cho HS một tình yêu chân chính dựa trên cơ sở thông cảm, hiểu biết, tôn trọng và cùng có một mục đích, lý tưởng chung. Chính vì vậy, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh, các tổ chức trong xã hội cần quan tâm động viên kịp thời để hướng các em có những suy nghĩ và hành động đúng. - Học sinh THPT - tuổi thanh niên mới lớn là lứa tuổi quyết định sự hình thành của thế giới quan. Đây là nét chủ yếu trong sự phát triển tâm lý của tuổi thanh niên HS. Chỉ số đầu tiên của sự hình thành thế giới quan là sự phát triển của hứng thú nhận thức với các vấn đề tự nhiên, XH thông qua các môn học ở bậc THPT, ở lứa tuổi mới lớn quan tâm nhiều nhất đến các vấn đề liên quan đến con người. Vai trò của con người trong lịch sử, quan hệ giữa con người và XH, giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa tình cảm và trách nhiệm. Nói chung các em có khuynh hướng sống một cuộc sống tích cực vì XH. Trong điều kiện hiện nay, cần đặc biệt giúp các em phân tích, đánh giá các hiện tượng XH, các thang giá trị đang có những diễn biến không đơn giản, biết ủng hộ, bảo vệ cái đúng, phản đối ngăn chặn cái sai, biết chống mê tín dị đoan và các tư tưởng duy tâm khác. 1.2.3. Tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT Giáo dục kỹ năng sống là cầu nối giúp con người biến kiến thức thành những hành động cụ thể, những thói quen lành mạnh. Người có kỹ năng sống là những người luôn vững vàng trước khó khăn, thử thách, họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và luôn làm chủ được cuộc sống của mình. Đối với HSTHPT, giáo dục kỹ năng sống có tầm quan trọng đặc biệt, bởi lẽ: 9
Tài liệu đính kèm:
skkn_bien_phap_quan_ly_cong_tac_giao_duc_ky_nang_song_cho_ho.doc
BÌA.docx