SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động thư viện ở trường Tiểu học Nga Lĩnh

SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động thư viện ở trường Tiểu học Nga Lĩnh

Để tiếp thu những kiến thức văn minh của nhân loại, việc thường xuyên đọc sách đóng vai trò không nhỏ. Đọc sách đã góp phần làm giàu thêm về trí tuệ, phong phú về tâm hồn, cao đẹp về phẩm hạnh, lành mạnh về lối sống của mỗi con người trong xã hội ngày nay. Đúng như V.A.SuKhomlinsky đã nói: “Không thể trở thành một con người chân chính mà lại không có sách”. Bàn về tầm quan trọng của sách đối với đời sống xã hội, VI.LÊNIN cũng đã nhận định: “không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa cộng sản’’

 Sách, báo có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó là người bạn gần gũi nhất, là học liệu cần thiết nhất của thầy và trò. Học sinh cần có sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo để học tập và luyện tập. Giáo viên cần có tài liệu để giảng dạy và bồi dưỡng chuyên môn, không ngừng nâng cao kiến thức. Ngoài sách, các loại báo, tạp chí, truyện tranh cũng là nguồn tài liệu tham khảo hết sức quan trọng đối với giáo viên và học sinh trong nhà trường.

 Thực hiện triết lý học tập suốt đời với tư tưởng tự học là một trong những mục tiêu giáo dục được thực hiện ngay từ bậc học phổ thông. Thư viện bằng các hoạt động nghiệp vụ của mình góp phần hình thành cho học sinh thói quen đọc sách thường xuyên, kỹ năng đọc sách, kỹ năng tìm kiếm thông tin, tiếp nhận thông tin với tinh thần chủ động, sáng tạo trong học tập. Qua đó các em phát triển tư duy độc lập, tự nâng cao vốn tri thức của mình, rèn luyện kỹ năng tự học. Để thư viện có thể thực hiện tốt điều này, trước tiên cần phải xây dựng hệ thống thư viện một cách toàn diện, từ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho đến các loại sách báo tạp chí.nhằm thu hút nhiều bạn đọc.

 Để phát huy một cách tốt nhất cơ sở vật chất trọng yếu và là trung tâm sinh hoạt văn hóa của nhà trường thì việc tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách báo thư viện là một khâu nghiệp vụ hết sức quan trọng. Làm tốt khâu nghiệp vụ này là đã góp phần rất lớn vào việc hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, giúp cho các em đến với một sân chơi bổ ích và lý thú. Và từ sân chơi này, các em có thể tự mình khám phá bao điều mới mẻ ẩn sau những trang sách, bài báo hoặc rèn luyện cho mình phương pháp tự học, tự bồi dưỡng, chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động và sáng tạo. Chính vì vậy mà tôi chọn nghiên cứu và đưa ra “Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động thư viện ở trường Tiểu học Nga Lĩnh” với mong muốn các hoạt động thư viên trở lên có hiệu quả góp phần vào việc giúp giáo viên và học sinh giảng dạy và học tập tốt hơn.

 

doc 23 trang thuychi01 6190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động thư viện ở trường Tiểu học Nga Lĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TT
MỤC LỤC
Trang
1
Mở đầu
1
1.1
Lí do chọn đề tài 
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
1
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2
Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2
Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
3
2.3
Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
2.3.1
Thực hiện tốt công tác tham mưu bổ sung cơ sở vật chất, tài liệu cho thư viện.
4
2.3.2
Nghiên cứu nhu cầu hứng thú đọc của học sinh để xây dựng vốn tài liệu và tổ chức phục vụ học sinh trong nhà trường.
8
2.3.3
 Xây dựng kế hoạch đọc sách và văn hóa đọc sách cho học sinh.
9
2.3.4
Tuyên truyền, giới thiệu sách, báo đến bạn đọc.
13
2.3.5
Hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách, báo thư viện.
16
2.3.6
Sử dụng tổ cộng tác viên thư viện trường học.
17
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
18
3
Kết luận, kiến nghị
19
- Kết luận
19
- Kiến nghị
20
1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
 	Để tiếp thu những kiến thức văn minh của nhân loại, việc thường xuyên đọc sách đóng vai trò không nhỏ. Đọc sách đã góp phần làm giàu thêm về trí tuệ, phong phú về tâm hồn, cao đẹp về phẩm hạnh, lành mạnh về lối sống của mỗi con người trong xã hội ngày nay. Đúng như V.A.SuKhomlinsky đã nói: “Không thể trở thành một con người chân chính mà lại không có sách”. Bàn về tầm quan trọng của sách đối với đời sống xã hội, VI.LÊNIN cũng đã nhận định: “không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa cộng sản’’
 	Sách, báo có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó là người bạn gần gũi nhất, là học liệu cần thiết nhất của thầy và trò. Học sinh cần có sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo để học tập và luyện tập. Giáo viên cần có tài liệu để giảng dạy và bồi dưỡng chuyên môn, không ngừng nâng cao kiến thức. Ngoài sách, các loại báo, tạp chí, truyện tranhcũng là nguồn tài liệu tham khảo hết sức quan trọng đối với giáo viên và học sinh trong nhà trường.
 	Thực hiện triết lý học tập suốt đời với tư tưởng tự học là một trong những mục tiêu giáo dục được thực hiện ngay từ bậc học phổ thông. Thư viện bằng các hoạt động nghiệp vụ của mình góp phần hình thành cho học sinh thói quen đọc sách thường xuyên, kỹ năng đọc sách, kỹ năng tìm kiếm thông tin, tiếp nhận thông tin với tinh thần chủ động, sáng tạo trong học tập. Qua đó các em phát triển tư duy độc lập, tự nâng cao vốn tri thức của mình, rèn luyện kỹ năng tự học. Để thư viện có thể thực hiện tốt điều này, trước tiên cần phải xây dựng hệ thống thư viện một cách toàn diện, từ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho đến các loại sách báo tạp chí...nhằm thu hút nhiều bạn đọc.
 	Để phát huy một cách tốt nhất cơ sở vật chất trọng yếu và là trung tâm sinh hoạt văn hóa của nhà trường thì việc tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách báo thư viện là một khâu nghiệp vụ hết sức quan trọng. Làm tốt khâu nghiệp vụ này là đã góp phần rất lớn vào việc hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, giúp cho các em đến với một sân chơi bổ ích và lý thú. Và từ sân chơi này, các em có thể tự mình khám phá bao điều mới mẻ ẩn sau những trang sách, bài báo hoặc rèn luyện cho mình phương pháp tự học, tự bồi dưỡng, chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động và sáng tạo. Chính vì vậy mà tôi chọn nghiên cứu và đưa ra “Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động thư viện ở trường Tiểu học Nga Lĩnh” với mong muốn các hoạt động thư viên trở lên có hiệu quả góp phần vào việc giúp giáo viên và học sinh giảng dạy và học tập tốt hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Kinh nghiệm giúp giáo viên, học sinh nhận thức được vai trò và vị trí của thư viện. Xây dựng được phương pháp học tập và cách đọc sách, làm việc khoa học. Biết sử dụng sách báo, tạp chí có trong thư viện một cách có hiệu quả, có hệ thống trong công tác học tập và giảng dạy trong nhà trường.
 - Nhằm nâng cao chất lượng công tác phục vụ bạn đọc ở thư viện trường Tiểu học Nga Lĩnh huyện Nga Sơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Hứng thú đọc sách, văn hóa đọc của giáo viên và học sinh của trường Tiểu học Nga Lĩnh.
- Công tác phục vụ bạn đọc của thư viện nhà trường.
- Các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động thư viện nhà trường.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và nghiên cứu một số tài liệu về các hoạt động của thư viện ở trường tiểu học.
- Phương pháp điều tra: Qua điều tra bằng văn bản và cả bằng phỏng vấn hoặc trao đổi ngẫu nhiên trong giao tiếp. 
- Phương pháp khảo sát: Khảo sát toàn bộ húng thú đọc sách của giáo viên, học sinh.
	- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: là hệ thống các phương pháp dùng để thu thập, xử lý và phân tích các số liệu và rút ra kết luận về những vấn đề liên quan đến chất lượng hoạt động thư viện ở trường tiểu học
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Quan điểm về thư viện và bạn đọc.
 - Thư viện là nơi thông tin được tổ chức một cách có trật tự, nơi dễ dàng tìm thấy thông tin chúng ta cần hoặc muốn. Thư viện chỉ có giá trị khi nó có thông tin và có người biến thông tin đó trở nên hữu ích. 
 - Bạn đọc là một bộ phận không thể thiếu trong các yếu tố tạo thành thư viện. Vốn tài liệu chỉ thực sự phát huy được giá trị khi nó được bạn đọc sử dụng. Phục vụ bạn đọc là mục tiêu cuối cùng của bất kỳ một thư viện nào. Hoạt động của thư viện nhằm thu hút, tuyên truyền, giới thiệu giúp đỡ người tới thư viện lựa chọn và sử dụng tài liệu một cách thích hợp. Công tác này được tiến hành bởi sự kết hợp các quá trình liên quan chặt chẽ với nhau của việc phục vụ đọc, mượn tài liệu, phục vụ thông tin tra cứu.
 Tuyên truyền, giới thiệu sách là hành động truyền bá thông tin với mục đích thúc đẩy thái độ, suy nghĩ, tâm lý và ý kiến của giáo viên, học sinh theo chiều hướng có lợi cho phong trào đọc sách trong nhµ tr­êng. Mục tiêu tối hậu của tuyên truyền, giới thiệu hiện đại không dừng lại ở thay đổi suy nghĩ hay thái độ của giáo viên, học sinh, mà cần phải tạo thành hành động tích cực hoạt động thư viện.
2.1.2. Vị trí của thư viện.
 - Thư viện là nơi tập trung đầy đủ sách, có khả năng và phương tiện để phục vụ tốt nhất, tiết kiệm nhất những yêu cầu, những thắc mắc của giáo viên, học sinh trong việc dạy và học.
 - Thư viện là chiếc cầu nối giữa người đọc và tri thức. Để nâng cao chất lượng giảng dạy thầy phải học, đọc. Để nâng cao chất lượng học và bổ sung kiến thức trò phải học, đọc.
 Vì vậy công tác tuyên truyền thu hút bạn đọc phải gắn liền với việc dạy và học. Phải lấy mục tiêu đào tạo và nhiệm vụ năm học của nhà trường làm mục tiêu và nhiệm vụ của thư viện nhà trường.
2.1.3. Tầm quan trọng của việc tuyên truyền đọc sách.
 - Tuyên truyền là công tác trung tâm của mỗi thư viện bằng cách dùng mọi hình thức, nhanh chóng luân chuyển để thỏa mãn nhu cầu đọc của giáo viên và học sinh. Các công tác khác trong thư viện như: bổ sung, đăng ký, phân loại đều có mục đích cuối cùng là phục vụ bạn đọc. Nếu thư viện có nhiều tài liệu hay mà cán bộ thư viện không biết tuyên truyền, giới thiệu thì giáo viên và học sinh không biết tới tài liệu này. Như vậy, có thể nói thư viện chưa hoàn thành nhiệm vụ.
 - Để đánh giá hoạt động của thư viện, người ta phải đánh giá, xem xét bạn đọc được phục vụ như thế nào, sách báo để mượn đọc có dễ dàng và đúng yêu cầu hay không. Đặc biệt là xem thư viện đã có tác dụng như thế nào đến việc nâng cao chất lượng dạy học, đã góp phần vào việc giáo dục và gây thói quen đọc sách ra sao.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
* Về phía nhà trường.
Thư viện trường Tiểu học Nga Lĩnh được công nhận là thư viện tiên tiến năm 2010 nên thư viện đã đi vào hoạt động thường xuyên và có chất lượng. Giáo viên và học sinh đã có nền nếp trong việc đọc scahs báo và tham khảo các tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập. Song việc đọc của giáo viên và học sinh vẫn chưa mang lại hiệu quả cao. Thư viện nhà trường vẫn chưa phát huy hết vai trò, chức năng trong việc cung cấp thông tin phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập góp phần nâng cao chất lượng trong nhà trường.
* Về phía giáo viên. 
Trường Tiểu hoc Nga Lĩnh là trường chuẩn Quốc gia mức độ II. Nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày nên giáo viên trong trường tương đối bận, thời gian chủ yếu dành cho công tác chuyên môn và các hoạt động đoàn thể. Do vậy, giáo viên ít có thời gian lên thư viện nhà trường để tìm tòi, mượn sách, báo để đọc, để tham khảo phục vụ cho bài dạy. Vì thế trong thư viện nhà trường, có thời điểm nhiều loại tài liệu có giá trị nhưng ít được sử dụng. Mặt khác giáo viên có lên thư viện cũng chỉ chủ yếu mượn sách giáo khoa, sách giáo viên và một vài tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy ngay tại lớp. Việc mượn để đọc, để nghiên cứu thêm ở nhà còn rất hạn chế. Các loại sách báo tạp chí ít được cán bộ giáo viên lựa chọn để đọc.
* Về phía học sinh. 
 	- Thời gian dành cho đọc sách trên thư viện chưa nhiều, chưa kích thích được sự ham đọc sách cho học sinh, học sinh học hai buổi/ngày nên không có nhiều thời gian lên thư viện. Những năm đầu, nhà trường chưa xây dựng kế hoạch tổ chức cho học sinh lên đọc sách tại thư viện. Nên học sinh chỉ có một số em lên đọc theo ý thích, tập trung vào đối tượng học sinh khá giỏi. 
 	- Học sinh cũng chỉ mượn đọc một số loại truyện tranh, báo thiếu niên nhi đồng. Các loại truyện đạo đức, sách phục vụ cho việc học tập ít được học sinh quan tâm. 
	* Kết quả khảo sát vào cuối năm học 2016-2017. 
- Số lượng giáo viên và học sinh tham gia đọc sách tại thư viện:
Tổng số học sinh
Tỷ lệ HS đọc và thường xuyên mượn sách tại thư viện
Tổng số CBGV
Tỷ lệ GV tham gia đọc và mượn thường xuyên
268 HS
SL
%
21
SL
%
135
50,4
13
61,9
 	- Mức độ hài lòng của giáo viên và học sinh về quy trình và chất lượng phục vụ của thư viện:
Đối tượng
SL được điều tra
Chất lượng phục vụ
Quy trình phục vụ
Ghi chú
Tốt
Chưa tốt
Hợp lý
Chưa hợp lý
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
GV
21
7
33,3
14
66,7
5
23,8
16
76,2
HS
150
63
42,0
87
58,0
59
39,3
91
60,7
HS K4+5
Từ kết quả thực trạng và bảng số liệu trên cho thấy: Số lượng giáo viên và học sinh tham gia đọc và mượn sách tại thư viện thường xuyên chưa nhiều. Văn hoá đọc trong nhà trường chưa thực sự phát triển, nhất là đối tượng học sinh. Thư viện chưa phát huy được vai trò, tác dụng của mình. Qua tìm hiểu tôi thấy nổi lên ở một số nguyên nhân sau: 
Một là: Hình thức tuyên truyền về văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh chưa phong phú đa dạng nên cả giáo viên và học sinh chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của đọc sách. 
 	Hai là: Cơ sở vật chất, không gian phòng đọc chưa bắt mắt để tạo dấu ấn đối với bạn đọc.
Ba là: Chưa xây dựng cụ thể kế hoạch đọc sách và văn hóa đọc sách thư viện. Việc tuyên truyền sách báo, tạp chí chưa thật tốt để cuốn hút bạn đọc.
Bốn là: Việc hướng dẫn bạn đọc đọc sách chưa đạt hiệu quả cao trong thư viện trường học. Chưa phát huy được vai trò của tổ cộng tác viên.	
Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao văn hoá đọc, làm thế nào để sách đến được với mọi cán bộ giáo viên, học sinh trong trường, làm thế nào để phát huy được vai trò của thư viện trong việc cung cấp thông tin, phục vụ cho nhu cầu giảng dạy và học tập góp phần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập là nhiệm vụ đặt ra cho người làm công tác thư viện. Chính vì thế tôi đã tìm tòi, học hỏi, trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt là việc tuyên truyền và giới thiệu sách đến bạn đọc. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn áp dụng các biện pháp sau:
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Thực hiện tốt công tác tham mưu bổ sung cơ sở vật chất, tài liệu cho thư viện.
a. Về cơ sở vật chất.
 	Cơ sở vật chất trong thư viện là yếu tố cơ bản quyết định chất lượng thư viện đó. Các trang thiết bị trong thư viện phải phù hợp với lứa tuổi, chiều cao của bạn đọc. Đối với lứa tuổi tiểu học - các em còn nhỏ, chiều cao còn hạn chế nên các trang thiết bị trong thư viện phải phù hợp với các em: vừa tầm, dễ tìm, dễ lấy. Sau khi khảo sát các trang thiết bị có trong thư viện, tôi đã đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường cho mua sắm, tu bổ cải tạo các trang thiết bị phù hợp với lứa tuổi các em học sinh tiểu học: Cụ thể
* Các giá sách.
	- Giá sách ở trong kho sách là các giá bằng gỗ (có kích thước, chiều cao, chiều rộng) theo đúng tiêu chuẩn kích thước quy định.
	- Giá sách ngoài phòng đọc của học sinh được làm bằng gỗ có chiều cao vừa phải 1m đến 1,2m. Được chia ra các ngăn nhỏ để các loại sách. Có tủ kính treo tường và giá gỗ quay để giới thiệu sách mới và giới thiệu sách theo chủ đề.
* Bàn ghế.
- Bàn ghế của học sinh được thiết kế bằng gỗ hình hình chữ nhật và được đánh bóng cho đẹp mắt.
Cơ sở vật chất trong phòng đọc
b. Về vốn tài liệu.
 	Để nắm bắt được trong kho sách của mình có số lượng mỗi loại là bao nhiêu và mỗi loại có bao nhiêu đầu sách, bao nhiêu thể loại: tôi đã tiến hành kiểm kê toàn bộ kho sách - sau khi kiểm kê tôi thấy số lượng cụ thể như sau :
 - Sách giáo khoa: số lượng 1560 cuốn
 - Sách nghiệp vụ: số lượng 1120 cuốn
 - Sách tham khảo: số lượng 2995 cuốn
 - Truyện thiếu nhi: số lượng 2119 cuốn
 - Tạp chí: số lượng 470 cuốn
 Tổng cộng : 7284 cuốn
 	Rà soát theo các tiêu chuẩn quy định, tôi thấy số lượng sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo, truyện thiếu nhi, báo, tạp chí đã đủ so với yêu cầu về số lượng: nhưng để thư viện hoạt động được tốt và thu hút bạn đọc đến với thư viện thì các loại sách phải được bổ sung mới thường xuyên nhằm đưa kho sách đến mục tiêu đảm bảo chất lượng và cập nhật những thông tin mới. Tôi tham mưu và đề xuất với Ban giám hiệu, phối kết hợp với các đoàn thể trong nhà trường để tăng vốn sách như sau:
- Phát động phong trào "Góp một cuốn sách nhỏ để được đọc nhiều cuốn sách hay" phong trào phát động trong toàn trường giáo viên và học sinh cùng tham gia. Để phong trào được tập trung và chất lượng sách quyên góp đảm bảo chất lượng, số lượng, tôi kết hợp với đồng chí tổng phụ trách soạn thảo bảng thông báo và có quy định cụ thể.
Hinh ảnh học sinh quyên góp sách
- Để động viên phong trào và khen thưởng những lớp, cá nhân làm tốt chúng tôi đề nghị với Ban giám hiệu nhà trường khen thưởng kịp thời và có phần thưởng xứng đáng cho các cá nhân và các lớp đạt số lượng quyên góp nhiều nhất và có nhiều sách hay nhất.
- Tham mưu để làm tốt xã hội hóa công tác thư viện với hội phụ huynh toàn trường và các doanh nghiệp cơ quan đóng trên địa bàn của xã phường, nhằm thu hút thêm nguồn vốn (tiền và sách) để tăng vốn sách tài liệu cho thư viện.
Công tác xã hội hoá về nguồn sách bổ sung vào Thư viện nhà trường
- Thực hiện chi tiêu kinh phí bổ sung sách vào thư viện theo quy định. Khi bổ sung sách tôi lựa chọn các danh mục sách được phép đưa vào thư viện và những sách phát hành mới nhất phù hợp với cấp học, môn học phù hợp với chương trình cải cách mới, phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe của học sinh.
c. Sắp xếp thư viện gọn gàng, ngăn nắp.
 	Để tổ chức sắp xếp kho sách phù hợp với thư viện trường Tiểu học và phù hợp với lứa tuổi học sinh tôi đã tiến hành một số biện pháp nghiệp vụ đã được tập huấn.
- Đối với các sách tham khảo, sách nghiệp vụ sách giáo khoa tôi tiến hành xử lý nghiệp vụ theo quy định của công tác nghiệp vụ thư viện, đăng ký, phân loại vào sổ cá biệt từng loại sách, mô tả ấn phẩm, tổ chức sắp xếp sách trong kho theo từng kho sách, tổ chức sắp xếp phích phân loại theo từng môn loại ở tủ mục lục để giáo viên và các em học sinh dễ tra cứu, chọn sách theo yêu cầu, nhu cầu.
- Đối với các sách truyện thiếu nhi tôi áp dụng phân loại theo mã màu (vì đối tượng học sinh tiểu học nhất là các em học sinh lớp một, lớp hai các em còn nhỏ mới tiếp xúc với con chữ, con số, nhiều hình thức nghiệp vụ thư viện còn rất mới mẻ với các em) vì vậy phân loại truyện theo mã màu sẽ rất thuận tiện cho các em khi đến thư viện và lựa chọn sách. Tôi tiến hành phân loại truyện theo mã màu (có quy định cụ thể cho từng loại truyện). 
	Ví dụ:
 - ĐV1 tác phẩm văn học thiếu nhi - định mã màu là màu đỏ
 - ĐV2 khoa học thiếu nhi - định mã màu là màu xanh cốm...
 - ĐV3 thơ thiếu nhi - định mã màu là hồng nhạt
 - ĐV4 kịch thiếu nhi - định mã màu là màu xanh lơ
 - ĐV5 truyện ngắn, truyện dài - định mã màu là màu hồng phấn
 - ĐV6 ký sự - định mã màu là màu xanh nõn chuối
 - ĐV7 thư tín - định mã màu là màu tím
 - ĐV8 truyện dân gian - định mã màu là màu cam
 - ĐV9 truyện tranh - định mã màu là màu vàng nhạt
 - ĐV10 các thể loại khác - định mã mầu là màu hồng đậm.
Hệ thống tủ giá được phân loại theo nghiệp vụ Thư viện
 	Sau khi phân loại truyện theo mã màu, tôi tiến hành các thao tác dán mã màu cho từng cuốn truyện (để mã màu được bền và sắp xếp trên giá đều, đẹp: trước khi dán tôi kẻ vạch quy định và có dán băng dính trắng để giữ chắc mã màu)
 	Lập bảng hướng dẫn sử dụng mã màu treo bên ngoài phòng đọc học sinh để các em nhận biết được các màu quy định từng loại truyện. Từ đó các em chọn sách theo đúng yêu cầu mà mình thích nhanh chóng thuận tiện (cũng như khi đọc xong các em lại cất sách vào đúng nơi quy định)
d. Trang trí trong thư viện: Học sinh tiểu học ở lứa tuổi này với các em "học mà chơi, chơi mà học" vì vậy tổ chức sắp xếp sách trên giá, chỗ để các em ngồi đọc rất cần thiết đảm bảo phù hợp với lứa tuổi, tâm lý. Nắm bắt được điều đó, tôi đề nghị với Ban giám hiệu nhà trường cho mua sắm các trang thiết bị bàn ghế, giá tủ ở phòng đọc học sinh phải phù hợp với các em. Bàn ghế giá tủ phải được làm bằng các chất liệu gỗ có sơn các loại màu, trên tường trang trí một số khẩu hiệu tranh ảnh sinh động để thu hút các em. Trên các giá sách lựa chọn các tiêu đề dễ hiểu, dễ nhớ, trang trí hoa văn nghệ thuật như "Em yêu văn học" "Thế giới truyện cổ tích" "Em thích truyện tranh" "Em tìm hiểu, khám phá khoa học"... và trong các ngăn sách đặt các cuốn sách đã được phân loại dán mã màu 
theo quy định.
Một góc trang trí trong phòng đọc thư viện.
  Vì có sự tham mưu tốt của cán bộ thư viện và có sự quan tâm, sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, đến nay nhà trường đã có một thư viện đạt chuẩn, sạch đẹp, có đủ sách để phục vụ cho giáo viên và học sinh trong trường.
2.3.2. Nghiên cứu nhu cầu hứng thú đọc của học sinh để xây dựng vốn tài liệu và tổ chức phục vụ học sinh trong nhà trường.
 	Để nắm được hứng thú đọc sách của học sinh, tôi đã vận dụng rất nhiều hình thức. Tôi trực tiếp gần gũi học sinh, trò chuyện, hỏi han các em để tìm hiểu về nhu cầu đọc. Tìm hiểu thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp và giáo viên Tổng phụ trách Đội. Đồng thời trên cuộc họp phụ huynh của trường, tôi cũng tham khảo ý kiến của các phụ huynh để nắm bắt một cách chính xác nhu cầu, hứng thú đọc sách của học sinh trong trường.
 Mặt khác, vào ngày thứ 2 đầu tuần của tháng 9, trong tiết chào cờ, tôi phát cho học sinh mẫu phiếu điều tra. Hướng dẫn cho học sinh cách nghiên cứu, đọc phiếu, tôi tổ chức cho các em điền các thông tin theo ý thích của mình vào phiếu. Sau đó, tôi thu nạp kết quả theo hình thức cho học sinh bỏ phiếu điều tra vào hòm phiếu. Với hình thức điều tra trực tiếp này, tôi thu nhận được kết quả tương đối chính xác về nhu cầu đọc của các em.
Thư viện đang thu thập, tìm hiểu hứng thú đọc của học sinh.
 	Đây là phiếu điều tra được thực hiện ngay tại trường nên các em không tham khảo được ý kiến của cha mẹ, anh chị mà đó chính là ý thích của các em. 
 	Sau khi tổng hợp, tôi thu được kết quả như sau:
Thể loại
Số lượng
Tỷ lệ%
Ghi chú
Cổ tích
55
19,6
Truyện vui bốn phương
50
17,9
Truyện Bác Hồ 
51
18,3
Tạp chí tuổi thơ...
30
10,8
Báo hoa học trò
31
11,1
Toán tuổi thơ
32
11,2
Tài liệu tham khảo khác
31
11,1
	Từ kết quả trên cho thấy, số lượng học sinh thích đọc các loại truyện nhiều hơn các thể loại khác. Trong các loại truyện thì truyện cổ tích các em vẫn thích hơn. Số lượng các em đọc tạp chí để tìm hiểu thế giới xung quanh còn ít. Do vậy cán bộ thư viện phải tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu những cái hay, cái đẹp, những ích lợi của các thể loại báo, tạp chí... để hướng các em vào các hoạt động đọc nhằm tăng cường vốn kiến thức cho h

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_thu_vien_o_truo.doc