SKKN Biện pháp khắc phục những sai sót của học sinh THPT khi học môn GDQP – AN nội dung các tư thế động tác cơ bản vận động trên chiến trường

SKKN Biện pháp khắc phục những sai sót của học sinh THPT khi học môn GDQP – AN nội dung các tư thế động tác cơ bản vận động trên chiến trường

Giáo dục Quốc phòng – An ninh là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục quốc phòng toàn dân, là môn học chính khóa nằm trong chương trình giảng dạy của các trường Trung học phổ thông nhằm rèn luyện hình thành nhân cách, giúp phần nâng cao ý thức quốc phòng – An ninh, củng cố nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Nhận rõ vị trí, vai trò của nhiệm vụ trên Ban giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo nói chung và Sở Giáo dục Đào tạo Thanh Hóa nói riêng luôn quan tâm chỉ đạo và tổ chức, triển khai thực hiện tốt công tác Giáo dục quốc phòng – An ninh cho học sinh.

Đề tài này trình bày được dựa trên các tài liệu tham khảo, kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, qua sự trao đổi đồng nghiệp và trường bạn. Từ đó tích luỹ kinh nghiệm biên soạn đề tài tôi đã căn cứ vào tình hình học tập của học sinh Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên.

 Khi chọn đề tài về học môn GDQP – AN nội dung các tư thế động tác cơ bản vận động trên chiến trường là một nội dung khó, vì đặc điểm của học sinh lúc này đang ở lứa tuổi từ 17 đến 18 tuổi, hệ thống thần kinh trung ương khá hoàn thiện, võ não, tri giác có định hướng sâu sắc, khả năng nhận biết cấu trúc động tác được nâng cao, nhưng không tránh khỏi những sai sót trong khi luyện tập [2]. Để tránh những sai sót đó thì phải dựa vào các phương pháp để hướng dẫn cho học sinh thực hiện tốt những điểm còn sai sót.

 

doc 16 trang thuychi01 6881
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp khắc phục những sai sót của học sinh THPT khi học môn GDQP – AN nội dung các tư thế động tác cơ bản vận động trên chiến trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN NGHUYÊN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG SAI SÓT CỦA HỌC SINH THPT KHI HỌC MÔN GDQP - AN NỘI DUNG CÁC TƯ THẾ ĐỘNG TÁC CƠ BẢN VẬN ĐỘNG TRÊN CHIẾN TRƯỜNG 
 Người thực hiện: Nguyễn Trung Chính
Chức vụ : Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Giáo dục Quốc phòng - An ninh	 
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC	
Nội dung
Trang
I. Mở đầu...........
2
1.1. Lý do chọn đề tài........
2
1.2. Mục đích nghiên cứu....
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu.......
4
1.4. Phương pháp nghiên cứu. ...
4
II. Nội dung.............................................
4
2.1. Cơ sở lí luận ..
4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng......
5
2.2.1 Thực Trạng..
5
2.2.2 Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên....
5
2.3. Nghiên cứu thực tế
6
2.3.1. Khắc phục sai sót động tác đi khom .
6
2.3.2. Khắc phục sai sót động tác chạy khom..
6
2.3.3. Khắc phục sai sót động tác bò cao 
7
2.3.4. Khắc phục sai sót động tác lê.........
8
2.3.5. Khắc phục sai sót động tác trườn..........................................................
10
2.3.6. Khắc phục sai sót động tác vọt tiến......................................................
11
2.4. Kết quả nghiên cứu..................................................................................
12
III. Kết luận kiến nghị ....................................................................................
12
3.1. Kết luận......................................................................................................
12
3.2. Kiến nghị........
13
3.2.1. Đối với ban giám hiệu........................
13
3.2.2. Đối với giáo viên giảng dạy môn GDQP...
13
I. Mở đầu:
1.1. Lí do chọn đề tài:
Giáo dục Quốc phòng – An ninh là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục quốc phòng toàn dân, là môn học chính khóa nằm trong chương trình giảng dạy của các trường Trung học phổ thông nhằm rèn luyện hình thành nhân cách, giúp phần nâng cao ý thức quốc phòng – An ninh, củng cố nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Nhận rõ vị trí, vai trò của nhiệm vụ trên Ban giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo nói chung và Sở Giáo dục Đào tạo Thanh Hóa nói riêng luôn quan tâm chỉ đạo và tổ chức, triển khai thực hiện tốt công tác Giáo dục quốc phòng – An ninh cho học sinh. 
Đề tài này trình bày được dựa trên các tài liệu tham khảo, kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, qua sự trao đổi đồng nghiệp và trường bạn. Từ đó tích luỹ kinh nghiệm biên soạn đề tài tôi đã căn cứ vào tình hình học tập của học sinh Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên. 
 Khi chọn đề tài về học môn GDQP – AN nội dung các tư thế động tác cơ bản vận động trên chiến trường là một nội dung khó, vì đặc điểm của học sinh lúc này đang ở lứa tuổi từ 17 đến 18 tuổi, hệ thống thần kinh trung ương khá hoàn thiện, võ não, tri giác có định hướng sâu sắc, khả năng nhận biết cấu trúc động tác được nâng cao, nhưng không tránh khỏi những sai sót trong khi luyện tập [2]. Để tránh những sai sót đó thì phải dựa vào các phương pháp để hướng dẫn cho học sinh thực hiện tốt những điểm còn sai sót.
 Mặt khác khi nghiên cứu về vấn đề này còn giúp cho giáo viên cũng cố được những kiến thức sư phạm và những sai sót khi giảng dạy bộ môn giáo dục quốc phòng – An ninh trong trường THPT.
 Tuy nhiên trong quá trình dạy học dù chưa nhiều kinh nghiệm nhưng tôi nhận thấy có rất nhiều học sinh khi học môn giáo dục quốc phòng – An ninh còn mắc nhiều sai sót khi thực hiện các động tác trong nội dung thực hành. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Quốc phòng – An ninh ở trường trung học phổ thông, để góp phần nhỏ bé vào việc thực hiện nhiệm vụ nêu trên của ngành giáo dục đào tạo nói chung và bộ môn giáo dục quốc phòng – An ninh nói riêng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “ Biện pháp khắc phục những sai sót của học sinh THPT khi học môn GDQP – AN nội dung các tư thế động tác cơ bản vận động trên chiến trường”, để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Mặt khác tôi tự nhận thấy đây cũng là trách nhiệm của bản thân trong việc nghiên cứu trao dồi kinh nghiệm học tập để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu thực tế của môn học mà Đảng và nhà nước đề ra. 
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 Để nghiên cứu đề tài này chúng ta phải đi sát vào thực tế qua từng tiết dạy xem xét nhận biết từng cá nhân, nhóm, tập thể khi luyện tập.
 Qua đó đưa ra những phương pháp để huấn luyện cho học sinh còn bị mắc phải những sai sót không đáng có khi luyện tập, thì hiệu quả luyện tập sẽ không cao. Vì vậy cần kịp thời chỉ bảo nắn chỉnh ngay cho học sinh những sai sót khi mắc phải là điều rất quan trọng trong sự hình thành động tác của học sinh.
 Khi nghiên cứu về đối tượng mắc sai sót trong luyện tập “các tư thế động tác cơ bản vận động trên chiến trường” thì nhiệm vụ đặt ra cho chúng ta đầu tiên là: Thu thập tất cả các bài tập động tác liên quan đến tiết dạy để cũng cố lượng bài tập và hướng dẫn cho học sinh. Trong 1tiết dạy chỉ có 45 phút nên phải chia ra cũng cố hướng dần theo sự hoạt động của cá nhân, nhóm, tập thể để tiện cho việc củng cố, sửa sai cần lựa chọn và đưa ra lượng vận động phù hợp cho học sinh.
 Thường xuyên theo dõi quan sát học sinh luyện tập có thể sửa sai trực tiếp nếu sai sót đó không phức tạp, còn nếu động tác phức tạp thì chúng ta phải phân chia thành nhiều động tác nhỏ để sửa sai, vấn đề này cần nhiều thời gian để định hướng rõ ràng bài tập.
 Nói về học sinh mắc sai sót trong khi luyện tập là một vấn đề mà giáo viên quốc phòng - An ninh nào cũng quan tâm. Những phương pháp tối ưu nhất để hướng dẫn học sinh tránh xảy ra tình trạng không thực hiện được động tác dẫn đến sai sót thường gặp trong tập luyện các tư thế động tác cơ bản vận động trên chiến trường, giáo viên đề ra phương pháp, biện pháp để khắc phục những vấn đề cần quan tâm.
 Ta thấy trong môi trường học, luyện tập động tác có một số ít học sinh có cấu trúc chân, tay, giây chằng, xương, cơ... gặp một chút vấn đề thì việc sửa sai những động tác đơn giãn cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những động tác trong các tư thế động tác cơ bản vận động trên chiến trường, liên quan đến độ chính sác hơn [3].
 Vậy những vấn đề nói trên giáo viên cần điều tra xem xét và đưa ra những bài tập cho phù hợp với những đặc điểm của học sinh dựa trên những phương pháp đã được nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu : 
Các biện pháp khắc phục những sai sót của học sinh THPT khi học môn GDQP – AN nội dung các tư thế động tác cơ bản vận động trên chiến trường 
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 Theo như nhiệm vụ nghiên cứu thì phải thu thập rất nhiều bài tập và đưa ra nhiều phương pháp khác nhau. Sau đây là những phương pháp trong giảng dạy giáo dục quốc phòng đã và đang sử dụng.
1.4.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu:
Tiến hành nghiên cứu, phân tích, tổng hợp tài liệu có liên quan đặt ra các tiêu chí chung. 
1.4.2. Phương pháp giảng dạy động tác: 
- Phương pháp dùng lời nói.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp thực hành.
1.4.3. phương pháp thống kê:
Sau khi lấy được số lượng sai sót của học sinh tôi tiến hành thống kê kết quả. Tim ra nguyên nhân để khắc phục 
II. Nội dung 
2.1. Cơ sở lí luận:
 Như chúng ta đã thấy sự hình thành cơ bản được những động tác các tư thế cơ bản vận động trên chiến trường hình thành kĩ năng, kĩ xảo của học sinh, chịu sự ảnh hưởng đến môi trường tập luyện của học sinh . Nghĩa là chúng ta phủ định các yếu tố bẩm sinh, di truyền sự phát triển tâm lí, trí tuệ nhận thức nhân cách... của học sinh qua sự phát triển lĩnh hội những kĩ năng, kĩ xảo động tác, chắt lọc những kiến thức của nội dung các tư thế động tác cơ bản vận động trên chiến trường [1].
 Học sinh THPT là những thành viên không phải là nhỏ tuổi, nhưng cũng không phải là lớn tuổi, độ tuổi trung bình từ 17 đến 18 tuổi đây được gọi là “lứa tuổi bất tử” (trích trong cuốn sách giáo dục học II của trường Đại Học Vinh), hăng hái hăng say luyện tập cần có sự chỉ bảo đúng chổ. Lứa tuổi này dễ bị kích động ham muốn hoạt động nên sự chỉ bảo động tác cần được cũng cố theo nhiều phương pháp. Nếu bị mắc sai sót nhiều trong động tác học sinh cũng trở thành thói quen khó sửa sai. Khi rèn luyện các tư thế động tác cơ bản vận động trên chiến trường, học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh động tác, nhằm tranh sai sót, các động tác vận động cũng rất phức tạp, và khó tập vì vậy mà giáo viên phải luôn quan sát những động tác của học sinh nghiên cứu tìm ra cách giải quyết thích hợp [3]. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng
2.2.1. Thực trạng
Qua thực tế khi nghiên cứu đề tài ta thấy học sinh mắc phải những sai sót trong luyện tập rất nhiều, nhiệm vụ của chúng ta đặt ra là, phải sửa sai cho học sinh một cách thật cơ bản dễ hiểu, việc đầu tiên giáo viên phải làm là tìm hiểu quan sát học sinh luyện tập thông qua các giờ dạy nhìn thấy được những lỗi của học sinh thường mắc từ đó tìm ra cách sửa sai cho học sinh.
2.2.2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên
Qua thực trạng trên ta thấy được kết quả, hiệu quả khi nghiên cứu này đề tài này. Học sinh có thể nắm bắt được động tác một cách tốt nhất. Khi người giáo viên sửa sai phải kiên trì chỉ bảo hướng dẫn tận tình trong thời gian giảng dạy.
2.3. Nghiên cứu thực tế
 Theo dõi thực tế cho tôi thấy học sinh mắc rất nhiều lỗi qua luyện tập, đây là những lỗi cơ bản mà học sinh hay mắc phải giáo viên cần chú ý để sửa sai cho học sinh.
2.3.1. Khắc phục sai sót động tác đi khom
Gồm 2 động tác: - Hình ảnh đi khom cao [6].
	 - Hình ảnh đi khom thấp [6]. 
Là động tác được vận dụng trong trường hợp gần địch có địa hình, địa vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực hoặc đêm tối xương mù địch khó phát hiện . Khi học sinh tiếp súc với động tác này thì mắc 1 số lỗi cơ bản như:
Sai: 	Học sinh thuận tay trái nhưng vẫn cố gắng thực hiện tay phải cùng với nhóm tập.
Người nhấp nhô, không ôm súng. Khi tiến hai chân của học sinh không trùng xuống.
Cách sửa: Giáo viên hô khẩu lệnh, cho học sinh làm chậm bước từng bước để kịp thời chỉnh sửa, làm mẫu nhiều lần để học sinh hình thành thói quen, chú ý quan sát nhắc nhở nhiều lần.
2.3.2. Khắc phục sai sót động tác chạy khom:
	Động tác cần vận động nhanh từ địa hình này sang địa hình khác. 
Sai: 	Khi thực hiện động tác các em thường thẳng cả 2 chân, cố gắng đạt tốc độ cao nhất không quan sát địch. 
Tư thế người còn nghiêng ngả, hay nói chuyện cười đùa
Cách sửa: Giáo viên hô khẩu lệnh, làm mẫu, tập cho học sinh biết tư hô khẩu lệnh, để hình thành thói quen, chú ý quan sát nhắc nhở nhiều lần.
2.3.3. Khắc phục sai sót động tác bò cao: 
Gồm có: 
- Hình ảnh bò cao bằng hai chân, một tay [6].
- Hình ảnh bò cao bằng hai chân, hai tay [6].	
Thường vận dụng ở những nơi gần địch, có địa hình, địa vật cao ngang tư thế ngồi, nhưng chủ yếu vận động qua nơi địa hình, địa vật dễ phát ra tiếng động như: nơi gạch, ngói, sỏi, đá lởm chởm, cành khô, lá cây, ... cần dùng tay để dò mìn. 
Những điểm mà HS mắc sai sót là:
Sai: 
Tư thế chuẩn bị của người thực hiện động tác không vững vàng, xiên xẹo, 2 chân không kiểng, đặt cả bàn chân xuống đất, kẹp súng không chặt.
Khi tiến học sinh thường xoa cả bàn tay xuống đất, báng súng chạm xuống đất. 	
Cách sửa: 
Tập cho học sinh biết tự hô khẩu lệnh, làm như vậy sẻ tạo được thói quen và học sinh có trách nhiệm với động tác của mình khi thực hiện. 
 Phân chia từng nhóm tập, chia nhỏ động tác hướng dẫn học sinh tập luyện.
2.3.4. Khắc phục sai sót động tác lê: 
Gồm có: 
- Hình ảnh lê cao[6].
- Hình ảnh lê thấp [6].
	Động tác lê thường vận dụng khi gần địch, cần thu hệp mục tiêu, nơi địa hình, địa vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm người ngồi, động tác cần nhẹ nhàng, thận trọng. 	
Những điểm mà HS mắc sai sót là:
Sai: 
Tư thế chuẩn bị đa số học sinh ngồi không đúng tư thế, đù trái không vuông góc với hướng tiến, chân phải thì co lại. 
Khi tiến học sinh không dùng sức của chân và tay để nâng người lên mà kéo lê chậm đất, mắt không quan sát hướng địch.
Cách sửa: Giáo viên trực tiếp gọi những em mắc sai sót lại 1 nơi để điều chỉnh cho các em tập thành nhóm. Thực hiện làm những động tác được giáo viên phân chia động tác hợp lí. 
2.3.5. Khắc phục sai sót động tác trườn:
Gồm có:
- Hình ảnh trườn ở địa hình bằng phẳng [6].
- Hình ảnh trườn ở địa hình mấp mô [6].
Trườn thường được vận dụng ở nơi gần địch, để dò, gỡ mìn, chui qua hàng rào của địch, hoặc khi cần vượt qua địa hình bằng phẳng, nơi vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm người nằm. 
Sai: 
	Tư thế chuẩn bị thân người nằm không đúng tư thế, đặt súng không đúng thường xa thân người hoặc qua đầu, hộp tiếp đạn quay vào trong, hai tay của học sinh không đặt dưới cằm, thường xa hơn đặt vào phía trên, hai mũi bàn chân chìa sang 2 bên, không khếp lại. 
	Khi tiến hai tay đưa về trước ngắn.
Cách sửa: 
	Tại chổ tập nhiều lần, bước đầu làm chậm, sau đó làm nhanh dần, chú ý tập hai mũi bàn chân, 2 tay đúng tư thế. 
2.3.6. Khắc phục sai sót động tác vọt tiến
Gồm có:
- Động tác vọt tiến ở tư thế cao
- Động tác vọt tiến ở tư thế thấp
- Động tác vọt tiến vận dụng
	Vọt tiến thường vận dụng khi vượt qua địa hình trống trải, khi địch tậm ngừng hỏa lực. Vọt tiến được thực hiện ở các tư thế đứn, quỳ, nằm...
Sai: 
Học sinh khi thực hiện các tư thế chuyển từ nằm, bò, trườn thành tư thế vọt tiến còn sai sót như bước chân dài quá không vững được thân trên củ người, cười đùa khi thự hiện động tác.
Cách sửa:
Trong khi tập luyện GV luôn nhắc nhở hoặc gọi những HS còn sai sót nhiều lên để điều chỉnh, khi tập GV cho tập chậm với những động tác chuyển vị trí chân phù hợp với độ dài của bước, trọng tâm vững vàng khi làm động tác vọt tiến. 
	Các tư thế vận động trên chiến trường rất là khó yêu cầu HS phải tập trung lắng nghe, quan sát thì mới tránh được những sai sót cơ bản vì vậy khi chọn 6 nội dung để giới thiệu tôi đã nghiên cứu và quan sát học sinh tập luyện rất kĩ lưỡng, tôi đã tìm tòi và sử lí những sai sót của học sinh, có những trường hợp rất khó để sửa sai vì cấu tạo xương của các em gặp 1 chút vấn đề, hay những trường hợp bị gãy tay, rất khó cho điều chỉnh sửa sai. 
2.4. Kết quả nghiên cứu
Sau một thời gian quan sát và sửa sai cho học sinh khi dạy môn giáo dục quốc phòng ở trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên, tôi đã thấy được những kết quả khả quan, đặc biệt ở các lớp tôi trực tiếp giảng dạy
* Có những bài tập học sinh nam mắc sai sót ít hơn nữ và ngược lại.
* Khi sửa lần 1số lượng học sinh nam lĩnh hội và tiếp thu kiến thức nhanh hơn học sinh nữ.
* Khi sửa lần hai đa số học sinh đều nắm được động tác cơ bản, trong đó một số học sinh do cấu tạo về xương, cơ ...nên tiếp thu, thực hiện động tác có khó khăn.
 Ví dụ ở lớp 12C7 tổng số 45 trong đó: Nam 16 , Nữ 29 
TT
Nội dung
Số lượng HS sai
Sửa lần 1
Sửa lần 2
Còn lại
Ghi chú
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam 
Nữ
Nam 
Nữ
1
Động tác đi khom
9
10
4
4
5
5
0
1
Sửa nhiều lần
2
Động tác chạy khom
7
14
5
8
2
6
0
0
3
Động tác bò cao
5
13
4
6
1
7
0
0
4
Động tác lê
3
9
1
6
1
1
1
2
Sửa nhiều lần
5
Động tác trườn
12
17
6
8
4
6
2
3
Sửa nhiều lần
6
Động tác vọt tiến
11
15
5
7
4
7
2
1
Sửa nhiều lần
III. Kết luận kiến nghị 
3.1. Kết luận
	Luyện tập nội dung các tư thế động tác cơ bản vận động trên chiến trường là nội dung xây dựng Quân đội chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Mặc dù vậy trong những năm vừa qua, công tác giảng dạy và học tập, rèn luyện kỉ năng vận động còn hạn chế, kết quả không cao, còn một số ít học sinh thực hiện còn sai sót những động tác cơ bản trong vận động khi học luyện tập.
	Căn cứ vào tình hình thực tiễn của trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn đưa vào áp dụng nội dung này và có kết quả tốt.
	Trên đây là những kinh nghiệm của tôi đã được rút ra từ thực tế trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu.
3.2. Kiến nghị
3.2.1 Đối với ban giám hiệu: 
- Tạo nhiều điệu kiện hơn để giáo viên dạy môn giáo dục quốc phòng và học sinh có được những tài liệu tham khảo, tranh ảnh về nội dung các tư thế vận động trong chiến trường. 
3.2.2 Đối với giáo viên giảng dạy môn giáo dục quốc phòng:
- Quan sát nhắc nhở, chỉ bảo các em khi thực hiện động tác.
- Quan sát nhắc nhở, chỉ bảo các em không phải 1 hay 2 lần mà nên có sự kiên trì.
Tài liệu tham khảo
[1]. Lý luận dạy học môn GDQP (Trường Đại học Vinh) 
[2]. Giáo dục học 2(Trường Đại học Vinh)
[3]. Sinh lý học ( Khoa GDQP Trường Đại học Vinh)
[4]. Sách giáo viên 12 ( theo chương trình mới)
[5]. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10. năm 2007.
[6]. Sách giáo dục Quốc phòng – An ninh lớp 12 
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 30 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết, không sao chép nội dung của người khác
Nguyễn Trung Chính

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_khac_phuc_nhung_sai_sot_cua_hoc_sinh_thpt_khi.doc