SKKN Biện pháp giúp học sinh hát đúng giai điệu khi học môn âm nhạc ở trường Tiểu học

SKKN Biện pháp giúp học sinh hát đúng giai điệu khi học môn âm nhạc ở trường Tiểu học

 Nghành giáo dục ¬- với trọng trách đào tạo cho đất nước những công dân tương lai, những con người phát triển một cách toàn diện đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì mọi trẻ em trong độ tuổi phải được đến trường, được học đầy đủ các môn học, trong đó có môn Âm nhạc ngay từ bậc Tiểu học.Việc đưa môn Âm nhạc vào bậc Tiểu học nhất là ngay từ lớp 1 là rất quan trọng. Nó còn “tạo dựng cho học sinh có một trình độ văn hóa Âm nhạc phù hợp với lứa tuổi, góp phần xây dựng một lớp học toàn diện theo cấp học để hình thành nhân cách của người lao động mới đầy đủ các mặt: Đức - Trí - Thể - Mỹ - Lao động”

Giáo dục âm nhạc là một hình thức giáo dục nghệ thuật mang tính đặc thù. Nó có khả năng liên kết, sử dụng cũng như hỗ trợ xen lồng vào tất cả các hình thức, nội dung giáo dục khác làm cho chúng đạt đến hiệu quả cao trong việc thực hiện những yêu cầu mục tiêu giáo dục Tiểu học. Nhưng với nhiệm vụ, chức năng chủ yếu của mình giáo dục âm nhạc trước hết thể hiện cho được mục tiêu, yêu cầu giáo dục “trội bật” của mình là giáo dục thẩm mĩ. Giúp các em phát triển toàn diện về mọi mặt “Đức - trí - văn - thể - mỹ”, giúp các em có thể trang bị cho mình một vốn liếng mang tính “văn hoá phổ thông”, góp phần hình thành nhân cách các em, tạo cho các em một phong cách mạnh dạn, tự nhiên, tự tin hơn trong cuộc sống. Nhà sư phạm Xu-khôm-lin-ki đã tổng kết: “Tuổi thơ ấu không thể thiếu âm nhạc, trò chơi và chuyện cổ tích. Thiếu những cái đó, trẻ em chỉ là những bông hoa khô héo. Âm nhạc dẫn dắt trẻ đi vào thế giới của những điều thiện, tạo được sự đồng cảm và là một phương tiện bồi dưỡng năng lực trí tuệ mà không một phương tiện nào có thể sánh kịp. Thiếu giáo dục âm nhạc thì không thể phát triển trí tuệ của trẻ em một cách đầy đủ được”.

 

doc 19 trang thuychi01 8692
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp giúp học sinh hát đúng giai điệu khi học môn âm nhạc ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
 	Nghành giáo dục - với trọng trách đào tạo cho đất nước những công dân tương lai, những con người phát triển một cách toàn diện đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì mọi trẻ em trong độ tuổi phải được đến trường, được học đầy đủ các môn học, trong đó có môn Âm nhạc ngay từ bậc Tiểu học.Việc đưa môn Âm nhạc vào bậc Tiểu học nhất là ngay từ lớp 1 là rất quan trọng. Nó còn “tạo dựng cho học sinh có một trình độ văn hóa Âm nhạc phù hợp với lứa tuổi, góp phần xây dựng một lớp học toàn diện theo cấp học để hình thành nhân cách của người lao động mới đầy đủ các mặt: Đức - Trí - Thể - Mỹ - Lao động” 
Giáo dục âm nhạc là một hình thức giáo dục nghệ thuật mang tính đặc thù. Nó có khả năng liên kết, sử dụng cũng như hỗ trợ xen lồng vào tất cả các hình thức, nội dung giáo dục khác làm cho chúng đạt đến hiệu quả cao trong việc thực hiện những yêu cầu mục tiêu giáo dục Tiểu học. Nhưng với nhiệm vụ, chức năng chủ yếu của mình giáo dục âm nhạc trước hết thể hiện cho được mục tiêu, yêu cầu giáo dục “trội bật” của mình là giáo dục thẩm mĩ. Giúp các em phát triển toàn diện về mọi mặt “Đức - trí - văn - thể - mỹ”, giúp các em có thể trang bị cho mình một vốn liếng mang tính “văn hoá phổ thông”, góp phần hình thành nhân cách các em, tạo cho các em một phong cách mạnh dạn, tự nhiên, tự tin hơn trong cuộc sống. Nhà sư phạm Xu-khôm-lin-ki đã tổng kết: “Tuổi thơ ấu không thể thiếu âm nhạc, trò chơi và chuyện cổ tích. Thiếu những cái đó, trẻ em chỉ là những bông hoa khô héo. Âm nhạc dẫn dắt trẻ đi vào thế giới của những điều thiện, tạo được sự đồng cảm và là một phương tiện bồi dưỡng năng lực trí tuệ mà không một phương tiện nào có thể sánh kịp. Thiếu giáo dục âm nhạc thì không thể phát triển trí tuệ của trẻ em một cách đầy đủ được”.
 	Nghệ thuật Âm nhạc không giống các loại hình nghệ thuật khác là hình tượng âm thanh của âm nhạc không mang ý nghĩa cụ thể, rõ rệt như từ ngữ trong văn chương; không thể hiện thế giới khách quan bằng đường nét, bố cục, màu sắc trong hội họa... Đặc trưng diễn tả của Âm nhạc mang tính ước lệ và khái quát cao.
 	Khi bắt đầu vào Tiểu học, các em được làm quen với rất nhiều điều mới lạ, rất nhiều môn học khác nhau. Trong đó các em bắt đầu làm quen với bộ môn Âm nhạc. Mặc dù đây là môn học mới mẻ, đổi khác, thậm chí chưa được thực hiện rộng rãi ở nhiều địa phương, nhiều trường học. Nhưng các em lại rất thích thú, say mê với môn học này.
Bộ môn Âm nhạc mà các em học không phải là để đào tạo các em thành những ca sĩ, những nhạc sĩ. Mà thông qua môn học này làm cho âm nhạc đích thực đi vào các em, làm cho các em yêu thích, và hơn thế nữa còn tham gia tích cực vào việc sáng tạo nên cái hay,cái đẹp trong âm nhạc, bằng âm nhạc và qua âm nhạc. Nếu như các môn học khác đều được xây dựng và lấy tác động hình thành nhân cách học sinh theo hướng chủ yếu: từ trí tuệ đến tình cảm, thì ngược lại, môn học âm nhạc lại được xây dựng, lấy tác động hình thành nhân cách học sinh theo hướng chủ yếu, trực tiếp từ tình cảm đến trí tuệ, tạo ra một sự kết hợp hài hoà, và do đó nó là môn học không thể thiếu được.
Với yêu cầu của chuẩn kiến thức kỹ năng, học sinh tiểu học khi học môn âm nhạc phân môn cần phải đạt các yêu cầu: 
Thuộc lời ca
Hát đúng giai điệu
Biết gõ đệm và vận động theo nhạc
Tuy nhiên để học sinh tiểu học hát đúng giai điệu là một trong những yêu cầu còn gặp nhiều khó khăn, đa số học sinh chỉ hát đúng lời ca, chỉ số ít học sinh hát đúng giai điệu. Vậy làm thế nào để nâng cao kỹ năng hát, hạn chế những lỗi sai về giai điệu khi học hát. Đây là một câu hỏi luôn đặt ra không chỉ riêng tôi mà là của số đông giáo viên dạy âm nhạc ở tiểu học. Đó là lý do để tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “ Biện pháp giúp học sinh hát đúng giai điệu khi học môn âm nhạc ở trường Tiểu học”.
1.2. Mục địch nghiên cứu
Mục đích của sáng kiến nhằm nghiên cứu những biện pháp nâng cao khả năng hát đúng giai điệu bài hát cho học sinh tiểu học để giúp cho các em có khả năng cảm nhận đường nét, giai điệu, cảm nhận sự tinh tế trong âm nhạc một cách tự nhiên giúp học sinh thêm yêu thích môn học và học tập nghiêm túc.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Nghiên cứu nội dung chương trình và phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh trường Tiểu học Quảng Phú hát đúng giai điệu bài hát trong Bộ môn Âm nhạc Tiểu học
1.4. Phương pháp nghiên cứu
* Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu phương pháp dạy học môn âm nhạc, phân loại đối tượng học sinh phù hợp với từng địa phương... nhằm xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Kiểm tra, quan sát sư phạm, tổng kết kinh nghiệm..., đánh giá thực trạng học sinh để đưa ra phương pháp giáo dục trong môn âm nhạc cho phù hợp.
	2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
	2.1. Cơ sở lý luận
Âm nhạc trong nhà trường Tiểu học có nét đặc thù riêng, nó không chỉ mang tính giải trí đơn thuần mà nhằm giúp các em phát triển toàn diện, tác động vào thế giới tinh thần của các em những cái hay, cái đẹp, cái tích cực và có ý nghĩa to lớn của nghệ thuật Âm nhạc. Dạy - học Âm nhạc ở trường Tiểu học là nhằm hình thành ở các em năng lực cảm thụ, hiểu biết, đánh giá, yêu thích và thưởng thức nghệ thuật, nhu cầu hoạt động và tạo ra giá trị thẩm mỹ. Ngoài việc tạo ra giá trị thẩm mỹ, Âm nhạc còn là một trong những phương tiện hiệu quả nhất trong việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người. Phương pháp giảng dạy để học sinh hát đúng giai điệu khi học hát ở trường Tiểu học được dựa trên những cơ sở lý luận sau: 
- Thông qua các tác phẩm âm nhạc để giáo dục các em đến với những tác phẩm âm nhạc lành mạnh, mang đậm bản sắc dân tộc và như vậy sẽ góp phần làm cho tâm hồn các em thêm trong sáng. 
- Các tác phẩm âm nhạc trong điều kiện hiện nay rất gần gũi với các em, hầu hết mang tính nghệ thuật rất lớn chính vì vậy trong quá trình giảng dạy người giáo viên xác định, lựa chọn được phương pháp tốt để học sinh hát đúng giai điệu khi học hát sẽ khơi dậy giá trị nghệ thuật của tác phẩm và khơi dậy những tình cảm trong sáng trong tâm hồn học sinh.
- Người giáo viên giúp học sinh hát đúng giai điệu sẽ kích thích sự hứng thú của các em đối với tác phẩm và đó cũng chính là việc nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc cho học sinh.
- Thông qua các tác phẩm âm nhạc để các em có thêm niềm tự hào về dân tộc mình, từ đó các em cần phải làm gì để phát huy truyền thống dân tộc.
	2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
	Trong quá trình dạy phân môn học hát trong Trường Tiểu học còn gặp những khó khăn sau:
 - Sự tiếp thu của học sinh không đồng đều, mỗi em có một khiếu khác nhau, chất giọng khác nhau.
 - Có những bài hát học sinh hát thuộc lời trước khi được học hát nhưng các em hát chưa chính xác cao độ và trường độ.
 - Có bài hát các câu hát liền nhau giống nhau về lời ca nhưng khác nhau về cao độ, học sinh thường hát các câu đó cùng một cao độ như nhau. 
- Hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt có 6 thanh: huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng và thanh không (ngang), vì vậy khi hát lời ca, học sinh thường bị ảnh hưởng bởi
cảm giác của dấu thanh làm cho sai cao độ. Cụ thể như sau:
	* Thuộc bài hát nhưng có những chỗ hát chưa đúng cao độ như:
- Câu hát Vì nhân dân chiến đấu không ngừng trong bài hát Quốc ca Việt Nam- Nhạc và lời: Văn Cao (Bài hát lớp 3), hát đúng là:
nhưng học sinh thường hát là:
- Câu hát Nghe tiếng chiêng reo vui rộn ràng trong bài hát Xoè hoa- Dân ca Thái (Bài hát lớp 2), khi hát lời ca, học sinh thường bị ảnh hưởng bởi cảm giác của dấu thanh làm cho sai cao độ. Hát đúng phải là:
thì học sinh hát thành:
- Hai câu hát Hoà tiếng hát véo von, hoà tiếng hát véo von trong bài hát Con chim non- Dân ca Pháp (Bài hát lớp 3), giống nhau về lời ca nhưng khác nhau về cao độ, hát đúng là:
nhưng học sinh thường hát là:
- Câu hát Vui liên hoan thiếu nhi thế giới trong bài hát Thiếu nhi thế giới liên hoan - Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước (Bài hát lớp 4) tiếng thế hát đúng là:
nhưng học sinh thường hát không có luyến nên hát thành:
* Thuộc bài hát nhưng có những chỗ hát không đúng trường độ, tiết tấu:
- Câu hát Như yêu quê hương cắp sách đến trường trong bài hát Em yêu trường em- Nhạc và lời: Hoàng Vân (Bài hát lớp 3), hát đúng là:
nhưng học sinh thường hát thành:
- Câu hát Em yêu hoà bình yêu đất nước Việt Nam trong bài hát Em yêu hoà bình- Nhạc và lời: Nguyễn Đức Toàn (Bài hát lớp 4), hát đúng là: 
nhưng học sinh thường hát là:
- Câu hát Thật là hay hay trong bài hát Đi tới trường- Nhạc: Đức Bằng (Bài hát lớp 1), hát đúng là:
nhưng học sinh thường hát là:
- Câu hát Đường vinh quang xây xác quân thù trong bài hát Quốc ca Việt Nam- Nhạc và lời: Văn Cao (Bài hát lớp 3), hát đúng là:
 nhưng học sinh hát là:
Với thực trạng trên, ngay từ đầu năm học 2017 - 2018, tôi đã kiểm tra thử nghiệm những khối lớp tôi tham gia giảng dạy (khối 2, khối 3 và khối 4) để phân loại học sinh. Kết quả khảo sát đầu năm như sau:
Khối
Tổng số
Số HS hát đúng giai điệu
những bài hát đã thuộc lời ca
Số HS hát
chưa đúng giai điệu
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
2
142
78
55%
64
45%
3
131
77
59%
54
41%
4
128
80
63%
48
37%
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
 	Khi gặp những khó khăn như đã nêu ở trên, tôi đã thử áp dụng nhiều phương pháp để học sinh có thể tiếp thu bài có hiệu quả. Qua thời gian công tác, với những kinh nghiệm của bản thân, tôi xin được trình bày một số phương pháp mà tôi đã thực hiện để giúp học sinh hát đúng giai điệu khi học hát: 
2.3.1. Công tác chuẩn bị trước khi dạy hát
Từ đầu năm học, tôi tiến hành kiểm tra để phân loại học sinh vì trong một lớp học, khả năng cảm nhận âm thanh của học sinh không giống nhau, có em nghe tốt, hát tốt, có em tiếp thu đang còn chậm... Sau khi nắm được khả năng của từng em, tôi đã sắp xếp cho các em ngồi xen kẽ hợp lý. Sự bố trí chỗ ngồi đó giúp cho những em còn hạn chế về sự cảm nhận âm thanh được hát theo các bạn hát đúng, hát hay ngồi bên cạnh, dần dần các em có cảm nhận về âm nhạc tốt hơn, tiếp thu tốt hơn khi nghe cô giáo đàn và hát mẫu, từ đó các em thể hiện giai điệu chính xác hơn.
Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, tôi đã ghi chép lại những câu hát mà các em thường hát sai giai điệu, tìm hiểu phân tích kỹ nguyên nhân dẫn đến học sinh hát sai và tìm hướng khắc phục.
2.3.2. Sử dụng hiệu quả đồ dùng giảng dạy 
Với các thiết bị dạy học được cấp, tôi khai thác triệt đế tính năng của đàn phím điện tử trong giảng dạy bởi cao độ của đàn rất chính xác, hệ thống âm sắc và tiết tấu của đàn phong phú tạo cho học sinh sự hứng thú say mê khi học tập, âm nhạc thấm vào các em một cách tự nhiên hơn.
Kết hợp với sự dụng đàn tôi còn hướng dẫn học sinh hát đúng giai điệu, thể hiện được sắc thái tình cảm của bài hát thông qua giọng hát mẫu của cô, đặc biệt là những bài có sử dụng dấu luyến và có những ca từ khó phát âm. 
	Ngoài ra tôi còn ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học để gây hứng thú cho học sinh, download các tranh, hình ảnh minh họa nội dung bài hát giúp các em quan sát và hiểu thêm nội dung bài.
2.3.3. Biện pháp khắc phục lỗi sai ở các trường hợp cụ thể
* Trường hợp 1: Hát sai cao độ do cảm giác bị ảnh hưởng bởi dấu thanh
Với trường hợp này, khi hát học sinh hay nhầm thanh........ và tôi đã khắc phục bằng cách sử dụng phương pháp đổi dấu tạm thời.
Ví dụ: 
 	Câu hát Nghe tiếng chiêng reo vui rộn ràng trong bài hát Xoè hoa-Dân ca Thái (Bài hát lớp 2), khi học sinh hát tiếng vui, tôi tạm cho các em thêm dấu huyền thành tiếng vùi, các em đã nhanh chóng làm chủ được cao độ để hát đúng câu hát này.
(Ảnh minh họa)
Câu hát Giúp đỡ nhau xứng đáng trò ngoan trong bài hát Lớp chúng ta đoàn kết- Nhạc và lời: Mộng Lân (Bài hát lớp 3), tiếng xứng đáng cao độ là nốt la nhưng khi tập hát do cảm giác của dấu sắc nên các em thường hát cao lên nốt đố. Tôi đã cho học sinh tạm bỏ dấu sắc của tiếng xứng đáng để hát thành tiếng xưng đang. Với cách này, các em đã hát đúng được giai điệu câu hát.
(Ảnh minh họa)
Câu hát Sao cho xứng cháu Bác Hồ Chí Minh trong bài hát Khăn quàng thắm mãi vai em - Nhạc và lời: Ngô Ngọc Báu (Bài hát lớp 4), tiếng Sao cao độ là nốt la nhưng khi tập hát do cảm giác không dấu nên các em thường hát cao lên thành nốt si. Tôi đã cho học sinh thêm dấu huyền của tiếng sao để hát thành tiếng sào. Với cách này, các em đã hát đúng được giai điệu câu hát.
(Ảnh minh họa)
* Trường hợp 2: Học sinh hát sai cao độ
Trường hợp này học sinh thường hát thuộc lời ca nhưng hát không chính xác cao độ một vài chỗ trong bài, tôi đàn cho các em nghe cao độ chính xác và cao độ không chính xác mà các em đã hát, giúp các em phân biệt câu hát đúng và câu hát sai, kết hợp dùng tay ra hiệu độ cao- thấp của âm thanh. Học sinh vừa nghe vừa quan sát, tự ý thức để hát đúng giai điệu. Nếu học sinh hát vẫn chưa chuẩn, tôi cho các em hát nguyên ca từ đó nhiều lần đến khi có cảm giác quen cao độ đó thì các em đã sửa được.
(Ảnh minh họa)
* Trường hợp 3: Học sinh hát hai câu hát liền nhau, giống nhau về lời ca nhưng khác nhau về cao độ
Hai câu hát liền nhau giống nhau về lời ca nhưng khác nhau về cao độ, học sinh thường hát cùng một cao độ như câu hát Hoà tiếng hát véo von, hoà tiếng hát véo von trong bài hát Con chim non - Dân ca Pháp (Bài hát lớp 3). Trước hết tôi đàn cho học sinh nghe giai điệu của từng câu, nhấn mạnh tiếng von của câu 1 có cùng cao độ với tiếng hòa của câu 2 (nốt la). Tôi hướng dẫn học sinh hát tiếng von ngân đủ 2 phách và giữ nguyên cao độ để bắt sang tiếng hòa. Sau khi hướng dẫn và hát mẫu, học sinh đã hát đúng được câu hát trên.
* Trường hợp 4: Học sinh hát sai trường độ
Trường hợp học sinh thuộc bài hát trước nhưng hát không chính xác trường độ, tiết tấu, tôi đã cho học sinh đọc lời ca kết hợp gõ theo tiết tấu nhiều lần.
 	Ví dụ:
 - Câu hát Đường vinh quang xây xác quân thù trong bài hát Quốc ca Việt Nam- Nhạc và lời: Văn Cao (Bài hát lớp 3), tôi chép tiết tấu của câu hát lên bảng:
 - Câu hát Như yêu quê hương cắp sách đến trường trong bài hát Em yêu trường em - Nhạc và lời: Hoàng Vân (Bài hát lớp 3), tôi chép tiết tấu của câu hát lên bảng:
- Câu hát Làm mật ong nuôi đời trong bài hát Chị Ong nâu và em bé - Nhạc và lời: Tân Huyền (Bài hát lớp 3), tôi chép tiết tấu của câu hát lên bảng:
È \ È È q \ q E
 Làm mật ong nuôi đời
Hướng dẫn học sinh đọc lời ca kết hợp gõ tiết tấu nhiều lần cho đến khi thành thạo, sau đó tôi đàn giai điệu của câu hát cho học sinh nghe và hát mẫu rồi bắt nhịp cho học sinh hát. Với cách làm như vậy, học sinh đã sửa được lỗi mà các em hát sai trước đó.
2.3.4. Tạo hứng thú, tâm lý thoải mái cho học sinh khi học hát
Trong các tiết dạy, tôi luôn khen ngợi, động viên học sinh, điều đó đã khích lệ tinh thần học tập của các em thêm hứng thú, say mê, giúp các em nắm được bài học tốt hơn, tạo cho các em cảm giác: Học mà chơi- chơi mà học.
Tôi luôn lựa chọn các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực phù hợp trong mỗi tiết dạy như: kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật chia nhóm, kỹ thuật đóng vai, kỹ thuật trình bày một phút.... tạo cho học sinh chủ động phát huy tính tích cực của bản thân và hào hứng tham gia vào tiết học, nhất là khi học hát.
Từ những kinh nghiệm trên, tôi xin được minh họa một tiết dạy hát trong chương trình âm nhạc lớp 2 như sau:
ÂM NHẠC
 Tiết 4: Học bài hát: XOÈ HOA
 Dân ca Thái
 Lời mới : Phan Duy
I. Mục tiêu: 
- Biết đây là bài dân ca.
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
II. Chuẩn bị:
- Đàn phím điện tử.
- Nhạc cụ gõ: Thanh phách, song loan, mõ, trống.
- Tranh minh hoạ.
- Nắm được tiếng Thái: Xoè là múa
 Xoè hoa: Là múa hoa. 
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: (20’) Dạy hát
- Giới thiệu bài hát “Xoè hoa” là một trong những bài hát hay của đồng bào Thái. Theo tiếng Thái: xoè là múa, xoè hoa: múa hoa.
- GV hát mẫu. 
- Hỏi HS nhận xét về nhịp điệu bài hát: nhanh, chậm, vui tươi, sôi nổi hay nhẹ nhàng. 
- Chia bài hát thành 4 câu:
Câu 1: Bùng boong bính boong ngân nga tiếng cồng vang vang.
Câu 2: Nghe tiếng chiêng reo vui rộn ràng.
Câu 3: Theo tiếng khèn tiếng sáo vang lừng.
Câu 4: Tay nắm tay ta cùng xòe hoa.
- Hướng dẫn HS đọc lời ca.
- Đàn, hát mẫu và tập từng câu cho HS theo lối móc xích đến hết bài.
- Ghép cả bài.
- Cho hát lại nhiều lần để HS thuộc và nhớ giai điệu.
- Chú ý sửa sai cao độ câu hát: 
Nghe tiếng chiêng reo vui rộn ràng.
tạm cho học sinh hát thành:
Nghe tiếng chiêng reo vùi rộn ràng.
- Đệm đàn cho HS hát cả bài. 
- Kiểm tra theo tổ, nhóm, cá nhân.
Hoạt động 2: (15’) Hát kết hợp gõ đệm
- Hướng dẫn HS hát và gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu lời ca.
- Cho mỗi tổ sử dung 1 loại nhạc cụ gõ và thực hiện cả 3 cách nhịp phách tiết tấu lời ca.
- GV nhận xét.
- Cho HS lên bảng tập biễu diễn một tổ hát, một tổ làm nhạc công ( nhạc cụ gõ ) đệm theo tiết tấu lời ca.
* Hoạt động nối tiếp: (5’) 
- Cho cả lớp hát theo đàn cô giáo đệm.
- Nhận xét, nhắc nhở, dặn dò.
- Ngồi ngay ngắn, lắng nghe.
- HS nhắc lại tên bài hát.
- Nghe hát mẫu.
- Trả lời câu hỏi: Vui tươi, rộn ràng.
- Đọc đồng thanh.
- Thực hiện theo cô.
- Hát đúng cao độ, trường độ.
- Chú ý sửa sai.
- Hát theo đàn.
- Các tổ thực hiện.
- Các tổ sử dụng nhạc cụ gõ: Thanh phách, song loan, trống, mõ.
- Các tổ thi đua.
- Lên bảng biễu diễn.
- Đứng dậy hát theo nhạc đệm và nhún chân theo nhạc.
- Học sinh lắng nghe và ghi nhớ.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục học sinh
 Trong quá trình giảng dạy, trước đây tôi rất lúng túng khi học sinh hát tự do, chưa chính xác giai điệu bài hát. Qua áp dụng sáng kiến trên tôi rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân và áp dụng vào các bài giảng trên lớp. Với những biện pháp trên, tôi đã thành công trong các tiết dạy hát. Kết quả khảo sát của học sinh những khối lớp tôi tham gia giảng dạy vào thời điểm cuối tuần 28 như sau:
Khối
Tổng số
Số HS hát đúng giai điệu
những bài hát đã thuộc lời ca
Số HS hát
chưa đúng giai điệu
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
2
142
121
85%
21
15%
3
131
115
88%
16
12%
4
128
118
92%
10
8%
2.4.2. Đối với bản thân, đồng nghiệp
 Kết quả trên đã đem lại cho tôi sự say mê với nghề nghiệp, thêm yêu quý các em. Học sinh thêm yêu thích môn âm nhạc, từ đó tích cực tham gia các hoạt động ngoại khoá, tự tin, không còn rụt rè như trước.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Là một người giáo viên dạy môn âm nhạc, tôi luôn luôn mong muốn mang lại cho các em - thế hệ tương lai của đất nước một tâm hồn tươi đẹp bằng những giai điệu đẹp, giúp các em phát triển toàn diện, đặc biệt là khả năng cảm thụ âm nhạc và kỹ năng ca hát, hình thành trong các em thẩm mỹ nghệ thuật đúng đắn.
 Để học sinh hát đúng giai điệu mỗi câu hát và cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi lời ca, người giáo viên cần có lòng nhiệt huyết, có sự chuẩn bị chu đáo, hướng dẫn học sinh học tập có hệ thống sẽ đem lại kết quả tốt đẹp. Qua quá trình dạy học theo phương pháp đổi mới, người giáo viên biết vận dụng sáng tạo và trau dồi, đúc rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc sẽ đem lại một vốn kinh nghiệm quý báu. 
Bản thân tôi cũng đã rút ra được những kinh nghiệm rất bổ ích:
- Giáo viên yêu nghề, yêu trẻ, có lòng nhiệt tình, tính kiên nhẫn và luôn là người bạn bên cạnh các em, khen ngợi, động viên các em.
- Cần có năng lực sư phạm, có chuyên môn vững vàng và có năng khiếu thực sự. 
- Luôn luôn tìm tòi, sáng tạo để tìm ra những phương pháp giảng dạy dễ hiểu nhất để truyền đạt kiến thức đến học sinh một cách hiệu quả và phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Cần nghiên cứu và chuẩn bị tốt bài dạy trước khi lên lớp.
3.2. Kiến nghị
Để nâng cao chất lượng dạy hát cho học sinh tiểu học, qua thực tế giảng dạy tại trường tôi xin đề xuất một số ý kiến như sau:
- Về phía giáo viên:
+ Phải tìm ra những phương pháp dạy học mang tính gợi mở, lôi cuốn để học sinh dễ nắm bắt và hứng thú vui vẻ khi ghi nhớ những kiến thức âm nhạc.
+ Giáo viên cần khuyến khích tất cả các em tham gia vào các hoạt động âm nhạc.
+ Không nên nhận xét những em chưa tích cực tham gia ca hát, những em hát chưa đúng giai đ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_giup_hoc_sinh_hat_dung_giai_dieu_khi_hoc_mon.doc