SKKN Biện pháp chỉ đạo tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học Xuân Lâm

SKKN Biện pháp chỉ đạo tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học Xuân Lâm

Hiện nay, môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường đã và đang là một vấn đề được cả thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng đặc biệt quan tâm. Tình trạng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, huỷ hoại giống loài, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người đang trở thành hiểm họa đối với đời sống của sinh giới và cả con người ở bất kỳ phạm vi nào. Theo các nguồn thông tin của Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Ước tính tổng thiệt hại kinh tế của nước ta do ô nhiễm môi trường gây ra trong thời gian qua chiếm từ 1,5-3% GDP. Hầu hết môi trường từ đất, nước, không khí, các khu dân cư, khu công nghiệp từ thành thị đến nông thôn đã và đang bị xuống cấp, trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội”. Năm 1987, tại Hội nghị về môi trường ở Moscow do UNEP và UNESCO đồng tổ chức, đã đưa ra kết luận về tầm quan trọng của giáo dục môi trường: “Nếu không nâng cao được sự hiểu biết của công chúng về những mối quan hệ mật thiết giữa chất lượng môi trường với quá trình cung ứng liên tục các nhu cầu ngày càng tăng của họ, thì sau này sẽ khó làm giảm bớt được những mối nguy cơ về môi trường ở các địa phương cũng như trên toàn thế giới. Bởi vì, hành động của con người tùy thuộc vào động cơ của họ và động cơ này lại tùy thuộc vào chính nhận thức và trình độ hiểu biết của họ. Do đó, giáo dục môi trường là một phương tiện không thể thiếu để giúp mọi người hiểu biết về môi trường”. Mục đích cuối cùng của giáo dục môi trường là tạo ra các công dân có nhận thức, có trách nhiệm với môi trường, biết sống vì môi trường.

Tiểu học là bậc học cơ bản, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc đào tạo trẻ em trở thành công dân tốt cho đất nước. Mục đích quan trọng của giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ làm cho các em hiểu rõ tầm quan trọng của bảo vệ môi trường mà là phải hình thành thói quen, hành vi ứng xử văn minh, thân thiện với môi trường. Nếu ở cấp học này các em chưa hình thành được tình yêu thiên nhiên, sống hòa đồng với thiên nhiên, quan tâm tới thế giới xung quanh, có thói quen sống ngăn nắp, vệ sinh thì ở các cấp sau khó có thể bù đắp được. Vì vậy, nội dung và cách thức bảo vệ môi trường trong trường Tiểu học mang tính quyết định đối với việc hình thành những phẩm chất đó. Hơn nữa, số lượng học sinh Tiểu học rất đông chiếm khoảng gần 10% dân số. Con số này sẽ nhân lên nhiều lần nếu các em biết và thực hiện được tuyên truyền về bảo vệ môi trường trong cộng đồng, tiến tới tương lai có cả một thế hệ biết bảo vệ môi trường.

 

doc 28 trang thuychi01 9300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp chỉ đạo tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học Xuân Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
 1.1. Lí do chọn vấn đề nghiên cứu:
Hiện nay, môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường đã và đang là một vấn đề được cả thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng đặc biệt quan tâm. Tình trạng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, huỷ hoại giống loài, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người đang trở thành hiểm họa đối với đời sống của sinh giới và cả con người ở bất kỳ phạm vi nào. Theo các nguồn thông tin của Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Ước tính tổng thiệt hại kinh tế của nước ta do ô nhiễm môi trường gây ra trong thời gian qua chiếm từ 1,5-3% GDP. Hầu hết môi trường từ đất, nước, không khí, các khu dân cư, khu công nghiệp từ thành thị đến nông thôn đã và đang bị xuống cấp, trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội”. Năm 1987, tại Hội nghị về môi trường ở Moscow do UNEP và UNESCO đồng tổ chức, đã đưa ra kết luận về tầm quan trọng của giáo dục môi trường: “Nếu không nâng cao được sự hiểu biết của công chúng về những mối quan hệ mật thiết giữa chất lượng môi trường với quá trình cung ứng liên tục các nhu cầu ngày càng tăng của họ, thì sau này sẽ khó làm giảm bớt được những mối nguy cơ về môi trường ở các địa phương cũng như trên toàn thế giới. Bởi vì, hành động của con người tùy thuộc vào động cơ của họ và động cơ này lại tùy thuộc vào chính nhận thức và trình độ hiểu biết của họ. Do đó, giáo dục môi trường  là một phương tiện không thể thiếu để giúp mọi người hiểu biết về môi trường”. Mục đích cuối cùng của giáo dục môi trường là tạo ra các công dân có nhận thức, có trách  nhiệm với môi trường, biết sống vì môi trường.
Tiểu học là bậc học cơ bản, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc đào tạo trẻ em trở thành công dân tốt cho đất nước. Mục đích quan trọng của giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ làm cho các em hiểu rõ tầm quan trọng của bảo vệ môi trường mà là phải hình thành thói quen, hành vi ứng xử văn minh, thân thiện với môi trường. Nếu ở cấp  học này các em chưa hình thành được tình yêu thiên nhiên, sống hòa đồng với thiên nhiên, quan tâm tới  thế  giới xung quanh, có thói quen sống ngăn nắp, vệ sinh thì ở các cấp sau khó có thể bù đắp được. Vì vậy, nội dung và cách thức bảo vệ môi trường trong trường Tiểu học mang tính quyết định đối với việc hình thành những phẩm chất đó. Hơn nữa, số lượng học sinh Tiểu học rất đông chiếm khoảng gần 10% dân số. Con số này sẽ nhân lên nhiều lần nếu các em biết và thực hiện được tuyên truyền về bảo vệ môi trường trong cộng đồng, tiến tới tương lai có cả một thế hệ biết bảo vệ môi trường.
Môn Tiếng việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng việt (nghe, nói, đọc, viết). Để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua hoạt động dạy và học môn Tiếng việt góp phần rèn luyện các thao tác tư duy, mở rộng hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người. Do vậy, chương trình và nội dung dạy học môn Tiếng việt ở Tiểu học chứa đựng nhiều nội dung liên quan đến môi trường và có khả năng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường rất cao. Khả năng giáo dục giáo dục bảo vệ môi trường của môn Tiếng việt không chỉ thể hiện ở nội dung môn học mà còn được thể hiện qua phương pháp dạy học của giáo viên. 
Chỉ đạo tốt việc tích hợp bảo vệ môi trường trong môn Tiếng Việt là một trong những giải pháp hiệu quả nhất góp phần xây dựng môi trường sống trong sạch, lành mạnh trong trường học và cộng đồng. 
 Là một cán bộ quản lí, tôi luôn mong muốn có được một môi trường dạy, học tốt tạo điều kiện cho các em học tập. Qua 2 năm nghiên cứu, trải nghiệm thực tế tôi đã tìm ra được một số giải pháp, vận dụng phù hợp với đơn vị mình và được rút kinh nghiệm qua từng năm mang lại hiệu quả thiết thực. Với mong muốn rút được kinh nghiệm cho bản thân và chia sẻ cho bạn bè, đồng nghiệp tham khảo SKKN: “ Biện pháp chỉ đạo tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học Xuân Lâm ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 	Góp phần thực hiện tốt phong trào dạy học áp dụng tích hợp bảo vệ môi trường trong môn Tiếng Việt. Tạo môi trường thân thiện với học sinh, nâng cao hiệu quả giáo dục.
 	Phát huy vai trò Giáo viên trong khi sử dụng các phương pháp dạy học, luôn có ý thức tích hợp bảo vệ môi trường nhất là môn Tiếng Việt.
Giúp học sinh hiểu được vai trò vô cùng cần thiết của môi trường. Có thái độ, kĩ năng, thói quen giữ gin và bảo vệ môi trường bằng những việc làm cụ thể hàng ngày.
Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên về sự cần thiết của môi trường học tập. Tranh thủ sự hỗ trợ của địa phương, cha mẹ học sinh trong việc xây dựng môi trường giáo dục cho nhà trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Biện pháp chỉ đạo tích hợp bảo vệ môi trường trong môn Tiếng Việt.
- Giáo viên, học sinh trường TH Xuân Lâm.
- Ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể khác trong và ngoài nhà trường.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát: Dùng phương pháp này để quan sát các hoạt động, việc làm của giáo viên- học sinh.
- Phương pháp phân tích: Phân tích tài liệu để nghiên cứu, các biểu, bảng báo cáo xếp loại nề nếp, vệ sinh các lớp.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn giáo viên, học sinh trong trường.
- Phương pháp đàm thoại: Nói chuyện với cán bộ giáo viên, với cha mẹ học sinh, với các em học sinh.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận:
* Môi trường là gì?
	* Có nhiều quan niệm về môi trường:
Môi trường là một tập hợp các yếu tố xung quanh hay là các điều kiện bên ngoài có tác động qua lại (trực tiếp, gián tiếp) tới sự tồn tại và phát triển của sinh vật. Theo điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường (2005) “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người.
* Môi trường nhà trường: Bao gồm không gian trường, cơ sở vật chất trong trường như phòng học, phòng thí nghiệm, thầy giáo, cô giáo, học sinh, nội quy của trường, các tổ chức xã hội như Đoàn, Đội.
* Giáo dục môi trường:
 	Là một quá trình nhằm phát triển ở người học sự hiểu biết và quan tâm trước những vấn đề môi trường, bao gồm: Kiến thức, thái độ, hành vi, trách nhiệm và kĩ năng để tự mình và cùng tập thể đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề môi trường trước mắt cũng như lâu dài ( Bộ Giáo dục và Đào tạo/ Chương trình phát triển Liên hợp quốc 1998).
*Mục tiêu tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Tiếng Việt nhằm giúp học sinh:
 Hiểu biết về một số cảnh quan thiên nhiên, về cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội gần gũi với HS qua ngữ liệu dùng để dạy các kĩ năng đọc (Học vần, Tập đọc), viết (Chính tả, Tập viết, Tập làm văn), nghe - nói (Kể chuyện).
	 Hình thành những thói quen, thái độ ứng xử đúng đắn và thân thiện với môi trường xung quanh.
 	 Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường Xanh - Sạch - Đẹp qua các hành vi ứng xử cụ thể : Bảo vệ cây xanh, giữ gìn vệ sinh môi trường và danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước; bước đầu biết nhắc nhở mọi người bảo vệ môi trường để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
 Như vậy: Chỉ đạo tích hợp bảo vệ môi trường trong môn Tiếng Việt sẽ góp phần giáo dục học sinh phát triển toàn diện.
2.2. Thực trạng của việc tích hợp bảo vệ môi trường trong môn Tiếng Việt cho học sinh hiện nay:
2.2.1. Thực trạng chung:
 	Trong những năm trước đây ở nước ta việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh chưa thực sự được coi trọng, chưa lồng ghép bảo vệ môi trường vào quá trình giảng dạy. Nhiều cán bộ quản lý còn chưa thể hiện sự quan tâm đúng mức đến tầm quan trọng của môi trường hoặc còn xem nhẹ vấn đề bảo vệ môi trường. Nhiều nhà trường xây dựng trường học xanh sạch, đẹp an toàn không có quy hoạch cũng đã tác động đến các hoạt động giáo dục của nhà trường. Một số trường học không chú trọng đến việc giáo dục ý thức tham gia giữ gìn, xây dựng cảnh quan  nhà trường như thuê người làm vệ sinh lớp học, sân trường mà không yêu cầu các học sinh phải chung sức vệ sinh góp phân xây dựng trường lớp  xanh, sạch, đẹp dẫn đến dẫn đến thái độ thờ ơ với xã hội, cộng đồng. Bên cạnh đó, Cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, hệ thống xử lý nước, rác thải của địa phương chưa được đầu tư đúng mức. Công tác bảo vệ môi trường là vấn đề chưa được người dân quan tâm, chăn nuôi trâu bò thả rông, chăn dắt vào trong khu vực gần sân trường làm hư hại các bồn cỏ, gây mất vệ sinhTất cả những thực trạng trên đều tác động xấu và làm ô nhiễm môi trường. 
2.2.2. Thực trạng ở trường Tiểu học Xuân Lâm:
Trường TH Xuân Lâm với tổng số: 479 học sinh. Số lớp học là:16 lớp; diện tích đất khoảng 5400m2 Số phòng học là: 16 phòng. Những năm trước đây bàn ghế hư hỏng nhiều, mùa nắng bụi, mùa mưa đọng nước, quang cảnh chưa đẹp. Ban giám hiệu, giáo viên và học sinh đã có ý thức trong việc xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp. Song, một số em ăn quà xong vẫn bỏ bọc ni lông, giấy gói xuống sân trường thay vì bỏ vào thùng rác, một số em còn vẽ bậy, ăn kẹo cao su nhả bã kẹo bừa bãi, một số học sinh còn tùy tiện khi đi vệ sinh, còn vất giấy cứng lỗ đi tiêu gây tắc nghẽn bồn cầu .... Việc giáo dục các em thực hiện bảo vệ môi trường thông qua các bài giảng có tích hợp giáo dục môi trường chưa thường xuyên, chưa lưu ý đến giáo dục hành vi thực tế ngoài cuộc sống cho các em mà chủ yếu là truyền đạt lý thuyết trên lớp học. Chưa thực hiện tốt phương châm “Học đi đôi với hành”. Trong dạy học giáo viên bám chặt vào các yêu cầu của chuẩn kiến thức kỹ năng, việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề giáo viên vẫn còn băn khoăn, e dè, sợ đi lệch mục tiêu bài dạy. Đối với học sinh tiểu học, các em được lĩnh hội kiến thức về môi trường và bảo vệ môi trường qua các môn học về mặt lý thuyết còn mờ nhạt, các hoạt động lao động vệ sinh trường lớp, chăm sóc bồn hoa cây cảnh, giữ vệ sinh lớp học đều được các em tham gia dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên theo kế hoạch của nhà trường chứ các em chưa thực sự có được ý thức tự giác, chưa có những hành động cụ thể thiết thực để góp phần nhỏ bé của mình vào bảo vệ môi trường nơi cư trú và môi trường nhà trường xanh - sạch - đẹp và an toàn.
Bằng những câu hỏi qua trò chuyện, khảo sát phù hợp với từng khối học sinh đầu năm học tôi thu được kết quả sau:
BẢNG KHẢO SÁT VỀ KIẾN THỨC, KĨ NĂNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Khối
Tổng số học sinh tham gia khảo sát
Học sinh có kiến thức và kỹ năng bảo vệ môi trường tốt
Học sinh nắm được kiến thức và kỹ năng bảo vệ môi trường
Học sinh chưa có kiến thức và kỹ năng bảo vệ môi trường
SL
%
SL
%
SL
%
1
96
35
36.5
45
46.9
16
16.6
2-3
205
115
56.1
62
30.2
28
13.7
4-5
178
113
63.5
54
30.3
11
6.2
Cộng
479
263
54.9
161
33.6
55
11.5
Nhìn vào bảng khảo sát ta nhận thấy rằng: Học sinh có hiểu biết về ý thức bảo vệ môi trường nhưng kĩ năng chưa cao, chưa thường xuyên thực hiện hoặc chỉ biết sơ giản bằng những việc làm cụ thể mà cô giáo nhắc nhở. Vì vậy, tôi mạnh dạn đề xuất với nhà trường áp dụng một số: “Biện pháp chỉ đạo tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học Xuân Lâm” và đã có kết quả khả quan rõ rệt.
2.3. Một số giải pháp chỉ đạo thực hiện. 
Việc chỉ đạo tích hợp bảo vệ môi trường trong môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học cần phải thay đổi tư duy, tiếp đó là tiến hành các biện pháp cụ thể. Từ
 thực trạng chung và thực trạng ở cơ sở. Tôi đã áp dụng các biện pháp sau:
2.3.1. Xây dựng kế hoạch, điều chỉnh các địa chỉ tích hợp ở môn Tiếng Việt theo mô hình trường học mới VNEN có nội dug bảo vệ môi trường:
 	Xây dựng kế hoạch điều chỉnh là khâu hết sức quan trọng, là định hướng để chỉ đạo hoạt động có hiệu quả. Từ thực tế của đơn vị mình, dựa vào các kỹ năng bảo vệ môi trường cơ bản mà học sinh có được, căn cứ vào năng lực, sở trường của mỗi giáo viên trong từng năm học. Tôi tham mưu cho Hiệu trưởng phân công giáo viên chủ nhiệm lớp phù hợp để tạo điều kiện cho họ phát huy hết khả năng của bản thân, sau đó tôi xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn của năm học, đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào kế hoạch và coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác chuyên môn nhà trường. Tiếp theo chỉ đạo cho tổ trưởng các tổ trưởng lồng ghép xây dựng giáo dục bảo vệ môi trường trong kế hoạch hoạt động chuyên môn của tổ dựa trên kế hoạch chuyên môn của nhà trường.
Trường Tiểu học Xuân Lâm là một trong bốn trường trong huyện đang dạy chương trình thử nghiệm VNEN. Tất cả các loại tài liệu hướng dẫn học đã khác về cấu trúc so với chương trình hiện hành. Vì vậy, mọi địa chỉ tích hợp về bảo vệ môi trường ở tất cả các môn học từ lớp 2- lớp 5 ( Trừ lớp 1) không theo tài liệu Giáo dục bảo vệ môi trường năm 2008 của Bộ Giáo dục nữa. Vì vậy, tôi đã tham mưu cùng nhà trường chỉ đạo những giáo viên có năng lực, đam mê, am hiểu và nhiệt tình cùng chuyên môn sử dụng tài liệu của chương trình SGK 2000 điều chỉnh, liệt kê theo những bài học trong phân môn Tiếng Việt có nội dung tích hợp về bảo vệ môi trường của chương trình VNEN cho thật phù hợp. Hai năm gần đây nhà trường đều có 16 lớp nên sinh hoạt chuyên môn được chia thành 2 tổ ( tổ 1, 2,3 và tổ 4,5), mỗi tổ phải xây dựng kế hoạch riêng phù hợp với tổ của mình. Mỗi cá nhân có kế hoạch cá nhân phù hợp với lớp.
Sau một thời gian, chúng tôi đã thống nhất các nội dung tích hợp. giao cho tổ chuyên môn cùng giáo viên các lớp thực hiện. Đưa nội dung tích hợp bảo vệ môi trường trong nhật ký giảng dạy của các môn học nói chung và phân môn Tiếng Việt nói riêng. Triển khai nội dung này trong sinh hoạt chuyên môn đầu năm học.
Ví dụ: GỢI Ý NỘI DUNG, ĐỊA CHỈ VÀ MỨC ĐỘ TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ
 MÔI TRƯỜNG LỚP 4 - CHƯƠNG TRÌNH VNEN ( Từ tuần 1- tuần 15)
Tuần
Bài học
Nội dung tích hợp về GDBVMT
Phương thức tích hợp
1
Bài 1B Thương người, người thương
( HĐ 8,9)
- Giáo dục ý thức BVMT, khắc phục hậu quả do thiên nhiên gây ra (lũ lụt).
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
3
Bài 3A: Thông cảm và chia sẻ HĐ1- HĐ5)
- HS trả lời các câu hỏi : Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng ? Tìm những câu cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng. Qua đó GV kết hợp liên hệ về ý thức BVMT : Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người. Để hạn chế lũ lụt, con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên.
- Khai thác gián tiếp nội dung bài.
Bài 3C: Nhân hậu- Đoàn kết
( HDD1- HĐ 4 HĐthực hành)
- Giáo dục tính hướng thiện cho HS (biết sống nhận hậu và biết đoàn kết với mọi người).
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
4
Bài 4B: Con người Việt Nam (HĐ1- HĐ6)
- GV kết hợp GDBVMT thông qua câu hỏi 2 : Em thích những hình ảnh nào về cây tre và búp măng non ? Vì sao ? (Sau khi HS trả lời, GV có thể nhấn mạnh : Những hình ảnh đó vừa cho thấy vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, vừa mang ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống).
- Khai thác gián tiếp nội dung bài.
7
Bài 7B: Thế giới ước mơ
( HĐ1- HĐ5 HĐ thực hành)
- GV kết hợp khai thác vẻ đẹp của ánh trăng để thấy được giá trị của môi trường thiên nhiên với cuộc sống con người (đem đến niềm hi vọng tốt đẹp).
- Khai thác gián tiếp nội dung bài.
Bài 7A: Ước mơ của anh chiến sĩ( HĐ 3- HĐ5 – HĐthực hành)
- Giáo dục tình cảm yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước. 
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
15
Bài 15A: Cánh diều tuổi thơ( HĐ 1- HĐ 2 HĐ thực hành)
- Giáo dục ý thức yêu thích cái đẹp của thiên nhiên và quý trọng những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.
..
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
Các khối lớp đều có địa chỉ tích hợp như trên. Tôi giao nhiệm vụ và chỉ đạo, theo dõi sát sao trong việc thực hiện nhiệm vụ này. Các tổ có trách nhiệm phối hợp, đôn đốc chỉ đạo giáo viên, học sinh trong tổ thực hiện theo kế hoạch chung của nhà trường và kế hoạch cụ thể của tổ. Bên cạnh đó, nhà trường cũng ban hành những quy định cụ thể về việc bảo vệ cảnh quan môi trường lớp học, nhà trường,... đưa ý thức bảo vệ môi trường thành một tiêu chí để đánh giá, xếp loại giáo viên, học sinh. Treo các khẩu hiệu, thùng đựng rác đúng quy cách về giữ gìn môi trường dọc lối ra vào trường để các em hàng ngày đều nhìn thấy. Những quy định này được đưa ra để bàn bạc và thống nhất vào nghị quyết hội nghị viên chức đầu năm học.
2.3.2. Chỉ đạo tốt việc học tập chuyên đề, hội thảo, tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức, phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh qua môn Tiếng Việt ở nhà trường.
 	Để mọi người hiểu được về mục đích, ý nghĩa, vai trò của việc tích hợp bảo vệ môi trường tôi đã tổ chức cho cán bộ, giáo viên, học sinh tham gia các buổi tuyên truyền, ngoại khóa từ đó nâng cao nhận thức về sự cần thiết, trách nhiệm của mỗi người để tự giác, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ chăm sóc môi trường trường học. Biết yêu quí thành quả xây dựng và thái độ thân thiện với môi trường.
Ngay từ đầu năm học cùng với việc triển khai nhiệm vụ năm học, nhà trường đã triển khai chuyên đề: “Giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học ở Tiểu học” sau khi tiếp thu ở Sở, Phòng giáo dục về trường một cách sớm nhất. Làm cho Cán bộ - Giáo viên hiểu được tính cấp bách của việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh hiện nay như các vấn đề: Những kiến thức cơ bản về môi trường, những hiểu biết về môi trường tự nhiên, sự ô nhiễm môi trường, phương pháp bảo vệ môi trường, đặc biệt giáo dục cho học sinh có ý thức gìn giữ, bảo vệ môi trường sống và tình yêu quê hương, đất nước.
 	Bên cạnh đó tìm hiểu và lựa chọn tài liệu cho phù hợp. Mỗi giáo viên phải có các tài liệu cần thiết như: Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học; Giáo dục bảo vệ môi trường trong từng môn học ở lớp mình dạy. Đặc biệt tôi đưa ra thiết kế mẫu một số mô đun giáo dục môi trường ở trường phổ thông qua môn Tiếng Việt. Khai thác từ tài liệu hướng dẫn học từ lớp 2 đến lớp 5 ( VNEN) và Sách giáo khoa lớp 1 chương trình hiện hành.
* Thiết kế mẫu chung giáo dục bảo vệ môi trường như sau:
1. Tên việc làm: Đặt tên cho một việc làm rõ ràng
2. Tên bài: Tên bài học trong tài liệu, có thể ở hoạt động nào.
3. Loại hình: Khai thác từ nội dung tài liệu hay hoạt động ngoại khóa.
4. Mục đích: Cần lựa chọn một hoặc nhiều hơn trong số 4 nội dung giáo dục môi trường cần hình thành và phát triển.
5.Hệ thống các việc làm: Các việc làm của giáo viên, học sinh
Từ đó xin ý kiến của nhà trường tổ chức hội thi: “Thiết kế mẫu có nội dung tích hợp bảo vệ môi trường trong môn Tiếng Việt” Mỗi tổ chuyên môn đều phải thảo luận, tìm hiểu và sau đó sẽ thiết kế các mẫu MÔ- ĐUN giáo dục môi trường ở môn Tiếng Việt theo mẫu chung mà tôi đã trình bày. Tổ chức hội thi này cùng kết hợp với thi văn nghệ, năng khiếu mang lại rất nhiều điều thú vị và bổ ích, giáo viên hiểu được thêm kiến thức về bảo vệ môi trường, xác định được tầm quan trọng của vấn đề hơn. Nhiều mẫu đã được các tổ trình bày bằng hình ảnh rất đẹp và mang tính khả thi cao ( Khối lớp 5, khối lớp 1)
* Ví dụ minh họa cho thiết kế mẫu cụ thể: 
- MÔ- ĐUN thiết kế của khối 1:
Mẫu 1: Giá trị của cây xanh:
1. Tên bài: Cây bàng ( Tuần 10 – Phân môn: Tập đọc)
2. Loại hình: GDMT khai thác từ môn Tiếng Việt lớp 1
3. Mục tiêu: Làm rõ giá trị của cây bàng đối với môi trường và thái độ yêu cây, bảo vệ cây xanh.
4. Chuẩn bị: 
 - Hình ảnh cây bàng trong tài liệu học, một số hình ảnh trên màn hình, cây bàng của trường em.
Hình ảnh cây bàng theo các mùa mà khối 1 đã trình chiếu mẫu thiết kế
Hệ thống các việc làm:
Việc 1: Thảo luận ích lợi của cây bàng
Việc 2: Học sinh trả lời câu hỏi: Theo em cây bàng đẹp nhất vào mùa nào?
Việc 3: Thảo luận nhóm đôi: Để có cây bàng đẹp vào mùa thu, nó phải được nuôi dưỡng và bảo vệ ở những mùa nào?
Việc 4: Luyện nói: Kể tên những cây được trồng trong sân trường em? Em đã làm gì để làm cho những cây xanh đó luôn tươi tốt?...
- MÔ- ĐUN thiết kế của khối 5:
Mẫu 4: Khôi phục và bảo tồn rừng ngập mặn:
1. Tên bài: Bài 13B- Lớp 5: Cho rừng luôn xanh (Tuần 13 -Từ hoạt động 1 đến hoạt động 5)
2. Loại hình: GDMT khai thác từ môn Tiếng Việt lớp 5
3. Mục tiêu: - Thông qua nhận thức học sinh hiểu được rừng ngập mặn ở Việt Nam là tài nguyên quý, có ý nghĩa lớn về môi trường cần phải biết trồng thêm, khai thác và bảo vệ tốt. 
 Giúp các em nhận biết rừng ngập mặn và một số loại cây đại diện của rừng ngập mặn. Bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên, khôi phục

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_chi_dao_tich_hop_giao_duc_bao_ve_moi_truong_t.doc