SKKN Biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Nguyễn Viết Xuân

SKKN Biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Nguyễn Viết Xuân

Sự hình thành và phát triển nhân cách con người chịu tác động của nhiều yếu tố như di truyền, môi trường, giáo dục và quan trọng nhất là hoạt động của cá nhân – hình thức biểu hiện quan trọng nhất các mối quan hệ tích cực, chủ động của con người với thực tiễn xung quanh. Hoạt động còn là phương thức tồn tại đồng thời là điều kiện, là phương tiện, là con đường hình thành và phát triển nhân cách của con người, trong đó HĐGD giữ vai trò chủ đạo, được thể hiện ở 2 cấp độ:

Theo nghĩa rộng: HĐGD là loại hình giáo dục đặc thù của xã hội loài người nhằm tái sản xuất nhữngnhu cầu và năng lực của con người để duy trì phát triển xã hội, để hoàn thiện các mối quan hệ xã hội thông qua các hình thức, nội dung, biện pháp tác động có hệ thống, có phương pháp, có chủ định đến đối tượng nhằm hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách trên tất cả các mặt đức, trí, thể, mĩ.

Theo nghĩa hẹp: HĐGD của nhà giáo dục được tổ chức theo kế hoạch chương trình nhằm hình thành nhân sinh quan, phẩm chất đạo đức, đồng thời bồi dưỡng thị hiếu thẩm mĩ và phát triển thể chất của học sinh thông qua hệ thống tác động sư phạm tới tư tưởng, tình cảm, lối sống của các em kết hợp với các biện pháp giáo dục gia đình và xã hội, phát huy mặt tốt, khắc phục mặt hạn chế, tiêu cực trong suy nghĩ và hành động của các em.

Có thể nói, các HĐGD trong nhà trường được xác định theo mục tiêu giáo dục; do đó, trong nhà trường có bao nhiêu mặt giáo dục thì sẽ có bấy nhiêu HĐGD và được dựa trên nền tảng dạy học, bao gồm hoạt động trong giờ lên lớp và HĐGDNGLL nhằm tạo môi trường cho hoạt động của học sinh và chính những hoạt động này quyết định sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân; giúp học sinh phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động; vì vậy, HĐGD phải được tổ chức thuận lợi phù hợp và không đi quá xa so với hoạt động cơ bản của học sinh thì mới mang lại hiệu quả cao. Hoạt động của học sinh có thể chia làm hai loại: hoạt động cơ bản và không cơ bản. Những hoạt động cơ bản của học sinh bao gồm các hoạt động gắn liền với đời sống học đường do học sinh tiến hành; trong đó sẽ có hoạt động được xác định là hoạt động chủ đạo; còn lại là hoạt động không cơ bản. Tuy nhiên, hoạt động của học sinh không phải định hướng bởi các HĐGD và không thể thay thế cho nhau được; do vậy, các HĐGD trong nhà trường và các hoạt động của học sinh cần phải hoạch định để ưu tiên phát huy tốt nhất vai trò chủ động, sáng tạo của học sinh [2].

docx 26 trang Mai Loan 27/03/2025 960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Nguyễn Viết Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
 TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN
 =====***=====
 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: 
 BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC 
 ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN
 Tác giả sáng kiến: Lương Ngọc Việt
 Mã sáng kiến: 22.68
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 Vĩnh Phúc, Năm 2016 2 học sinh. Vì vậy tôi thấy việc nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm 
này là việc làm cần thiết và có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay.
2. Tên sáng kiến: Biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo 
đức học sinh ở trường THPT Nguyễn Viết Xuân.
3. Tác giả sáng kiến:
 - Họ và tên: Lương Ngọc Việt
 - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Nguyễn Viết Xuân – Huyện 
Vĩnh Tường - Tỉnh Vĩnh Phúc.
 - Số điện thoại: 0915166640 E_mail: vietngoc.toan@gmail.com
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Lương Ngọc Việt
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý 
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Từ tháng 08/2017 
đến tháng 01/2019. 
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
- Về nội dung của sáng kiến: 
 DANH MỤC VIẾT TẮT
 GDĐĐ : Giáo dục đạo đức
 GD-ĐT : Giáo dục và Đào tạo
 GgggggGVCN : Giáo viên chủ nhiệm
 HĐGD : Hoạt động giáo dục
 HĐNGLL : Hoạt động ngoài giờ lên lớp
 PHHS : Phụ huynh học sinh
 THCS ; Trung học cơ sở
 THPT : Trung học phổ thông
 BGH : Ban giám hiệu
 ĐTN : Đoàn thanh niên
 SLLĐT : OSổ liên lạc điện tử
 4 đạo đức cách mạng cho đời sau là một việc làm hết sức quan trọng và cần 
thiết", và “thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong 
không ngại khó khăn, có chí tiến thủ, Đảng cần bồi dưỡng họ thành những 
người kế tục sự nghiệp cách mạng vừa hồng vừa chuyên".
 Vì vậy việc đào tạo con người Việt Nam nói chung, giáo dục đạo đức học 
sinh nói riêng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
 Bác Hồ đã từng nói: “Người có tài mà không có đức là người vô dụng”. 
Nhà trường xã hội chủ nghĩa phải là nơi giáo dục đạo đức cho học sinh một cách 
đầy đủ và toàn diện nhất.
 Trong thời gian qua, các trường THPT trong khu vực huyện Vĩnh Tường đã 
có nhiều cố gắng và đạt được những thành tích nhất định về việc giáo dục toàn 
diện cho học sinh. Nhưng do ảnh hưởng của xu hướng hội nhập cùng với những 
tiêu cực nảy sinh từ nền kinh tế thị trường đã có những tác động mạnh mẽ đến 
tâm lý, đời sống của mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Vì vậy, việc nghiên cứu để 
tìm ra những biện pháp chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là vấn đề 
trở nên hết sức cần thiết. 
 Xuất phát từ tính cấp thiết nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Biện pháp 
chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT 
Nguyễn Viết Xuân” là cần thiết và thực sự có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay.
 2. Mục đích nghiên cứu
 Đề xuất biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học 
sinh ở trường THPT Nguyễn Viết Xuân để góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo 
dục nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, đáp ứng yêu cầu mới của xã hội.
 3. Nhiệm vụ nghiên cứu
 3.1 Xác định cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý của một số biện pháp chỉ đạo 
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Nguyễn 
Viết Xuân trong việc tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường 
THPT Nguyễn Viết Xuân.
 6 PHẦN II : NỘI DUNG
 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC CHỈ ĐẠO 
 GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRONG TRƯỜNG THPT
 1.1 Một số cơ sở lý luận của việc chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh 
 trong trường THPT 
 1.1.1 Biện pháp: Là cách làm, cách giải quyết vấn đề.
 1.1.2 Trường trung học phổ thông:
 Trung học phổ thông là một loại hình đào tạo chính quy trong hệ thống giáo 
dục ở Việt Nam hiện nay, cao hơn tiểu học, trung học cơ sở và thấp hơn cao 
đẳng hoặc đại học. Cơ sở giáo dục của bậc học này gọi là trường THPT, dành 
cho lứa tuổi từ 15 tới 18 (không kể một số trường hợp đặc biệt) được thực hiện 
trong 3 năm học, từ lớp 10 đến lớp 12. Để được công nhận tốt nghiệp bậc học 
này, học sinh phải vượt qua kì thi THPT quốc gia vào cuối năm học lớp 12 [10].
 1.1.3 Hoạt động giáo dục: 
Sự hình thành và phát triển nhân cách con người chịu tác động của nhiều yếu tố 
như di truyền, môi trường, giáo dục và quan trọng nhất là hoạt động của cá 
nhân – hình thức biểu hiện quan trọng nhất các mối quan hệ tích cực, chủ động 
của con người với thực tiễn xung quanh. Hoạt động còn là phương thức tồn tại 
đồng thời là điều kiện, là phương tiện, là con đường hình thành và phát triển 
nhân cách của con người, trong đó HĐGD giữ vai trò chủ đạo, được thể hiện ở 
2 cấp độ:
 Theo nghĩa rộng: HĐGD là loại hình giáo dục đặc thù của xã hội loài 
người nhằm tái sản xuất những nhu cầu và năng lực của con người để duy trì 
phát triển xã hội, để hoàn thiện các mối quan hệ xã hội thông qua các hình thức, 
nội dung, biện pháp tác động có hệ thống, có phương pháp, có chủ định đến đối 
tượng nhằm hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách trên tất cả các mặt 
đức, trí, thể, mĩ.
 8 Theo Makarenko: “GDĐĐ có nghĩa là rèn luyện những phẩm chất tốt cho
học sinh (tính trung thực, thật thà, thái độ tận tâm, tinh thần trách nhiệm, ý thức 
kỷ luật, lòng yêu thích học tập, thái độ XHCN đối với người lao động, chủ 
nghĩa yêu nước) và trên cơ sở đó uốn nắn những sai sót của chúng” [6].
 Như vậy ta có thể hiểu, GDĐĐ là hoạt động của các nhà giáo dục tác động 
có hệ thống lên người được giáo dục một cách có mục đích, có kế hoạch những 
phẩm chất và tư tưởng mà nhà giáo dục kỳ vọng, chuyển hoá những quan điểm, 
yêu cầu và ý thức xã hội có liên quan thành phẩm chất đạo đức, tư tưởng và 
hành vi đạo đức của mỗi cá nhân. 
 Về bản chất, GDĐĐ là quá trình biến hệ thống các chuẩn mực đạo đức từ 
những đòi hỏi bên ngoài của xã hội đối với cá nhân thành những đòi hỏi bên 
trong của cá nhân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục. 
Trong đó mục tiêu quan trọng nhất của GDĐĐ là hình thành thói quen hành vi 
đạo đức [8].
 1.1.6. Con đường giáo dục đạo đức
 Giáo dục đạo đức được tiến hành thông qua nhiều con đường giáo dục 
khác nhau:
 Thứ nhất: Giáo dục trong nhà trường có vai trò chủ đạo trong việc hình 
thành nhân cách. Giáo dục đạo đức trong nhà trường được thực hiện theo hai 
 Thông qua hoạt động dạy học, dạy chữ để dạy người. Các môn khoa học 
xã hội và nhân văn có tiềm năng to lớn trong việc giáo dục các giá trị, chuẩn 
mực đạo đức và cách ứng xử hành vi đạo đức trong xã hội. Các môn khoa học 
tự nhiên có tác dụng giúp người học hình thành thế giới quan duy vật biện 
chứng... Các môn văn học, thể dục thể thao giúp người học phát triển những 
cảm xúc tâm hồn, năng lực thẩm mỹ, rèn luyện sức khoẻ và ý chí...
 Thông qua chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp như: ngoại khoá, hoạt 
động đoàn thể, hoạt động từ thiện nhân đạo... để giáo dục chính trị tư tưởng, 
đạo đức lối sống, giáo dục pháp luậtcho học sinh.
 10 nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ 
quốc, công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị 
văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại, phát 
huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát 
huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, 
có tư duy sáng tạo, có tính tổ chức kỷ luật cao là những con người kế thừa và 
xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên”.
 - Điều 2 Chương I của Luật giáo dục 2005 nêu rõ; ‘Mục tiêu giáo dục là 
đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, 
thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa 
xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công 
dân; đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
 - Điều 27 mục 2 chương III luật giáo dục 2005 khẳng định “Mục tiêu của 
giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể 
chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng 
động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, 
xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học 
lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
 - Giáo dục đạo đức cho học sinh phải được tiến hành bằng nhiều biện 
pháp, có mục tiêu phù hợp. Phải được xây dựng nội dung, kế hoạch cụ thể và 
được thực hiện thường xuyên liên tục và đảm bảo tính hệ thống mới đạt được 
kết quả cao. 
 - Giáo dục đạo đức cho học sinh phải được tiến hành bằng nhiều hình 
thức phong phú, linh hoạt, phù hợp với tâm sinh lý và lứa tuổi của học sinh. 
Thông qua các hoạt động giáo dục trong và ngoài trường. Đồng thời phải biết 
kết hợp giáo dục giữa 3 môi trường: Nhà trường – Gia đình – xã hội để tạo nên 
sức mạnh tổng hợp. Huy động mọi nguồn lực, mọi sự hỗ trợ của tất cả các tổ 
chức, các cơ quan ban ngành, cùng đoàn thể cùng phối hợp để thực hiện tốt xã 
hội hoá giáo dục, góp phần nâng cao đạo đức, chất lượng học sinh, góp phần 
 12 - Công tác giáo dục đạo đức học sinh được BGH quan tâm và đặt lên hàng 
đầu.
 - Nhà trường đã xây dựng và duy trì được nền nếp tất cả các mặt từ nhiều 
năm. Học sinh được tuyển chọn chủ yếu là con nông dân nên có bản chất hiền 
lành chất phác và có ý thức tự rèn luyện phấn đấu trở thành học sinh ngoan, giỏi.
 - Nhiều năm liên tục nhà trường được nhận cờ thi đua của UBND tỉnh Vĩnh 
Phúc, năm học 2017-2018 nhà trường đón nhận Huân chương lao động hạng 
nhì.
 Kết quả giáo dục đạo đức học sinh năm học 2017-2018 như sau [3]:
 Xếp loại
 Các Số T. Số 
 Tt Tốt Khá TB Yếu
 mặt lớp HS
 SL % SL % SL % SL %
 Hạnh 
 1 30 1054 1003 95.16 44 4.17 7 0.66 0 0.00
 kiểm
 2.1.2 Khó khăn
 - Sự quan tâm đến giáo dục đạo đức học sinh của các giáo viên trong nhà 
trường còn chưa đồng đều; còn có những giáo viên chưa thực sự tâm huyết, 
chưa kiên quyết trong việc giáo dục học sinh.
 - Năng lực chủ nhiệm của một số giáo viên còn hạn chế nên chưa tạo được 
sự chuyển biến mạnh mẽ đối với những học sinh có ý thức yếu, những học sinh 
cá biệt.
 - Còn có những giáo viên chủ nhiệm dạy môn phụ ít giờ lên lớp nên sự 
quan tâm đến học sinh còn ít.
 - GVCN chưa phát huy được hiệu quả tối đa của các giờ sinh hoạt lớp, nội 
dung sinh hoạt chưa phong phú.
 - Kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm của một số giáo viên còn hạn 
chế.
 14

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_chi_dao_nham_nang_cao_chat_luong_giao_duc_dao.docx
  • docMau 1.1_ Don de nghi cong nhan sang kien cap co so.doc