Sáng kiến Xây dựng các dự án học tập môn Địa lí lớp 11 theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học định hướng hành động, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành để tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, giáo viên chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ. Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn liền với thực tiễn, kết hợp lý thuyết với thực hành và đánh giá kết quả. Kết quả của dự án là một sản phẩm hành động có thể giới thiệu được. Sử dụng dạy học theo dự án không chỉ giúp học sinh hứng thú, chủ động trong học tập mà còn rèn luyện, củng cố rất nhiều kỹ năng. Căn cứ vào đặc điểm môn học và với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học, tôi chọn đề tài “Xây dựng các dự án học tập môn Địa lí 11 theo định phát triển năng lực, phẩm chất họcsinh”
II – MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Thấy được tầm quan trọng của dạy học dự án trong việc phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực cho học sinh, tôi đã áp dụng hình thức dạy học theo dự án trong một số chủ đề thuộc chương trình Địa lí 11 tại trường THPT Phạm Hồng Thái và đã đạt được nhiều kết quả tốt. Tôi chia sẻ kinh nghiệm dạy học dự án của mình cho đồng nghiệp để góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Địa lí.
Nghiên cứu đề tài giải quyết các vấn đề sau:
- Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học dự án.
- Thiết kế các dự án học tập môn Địa lí lớp 11.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại đơn vị công tác và các đơn vị khác.
- Khảo sát kết quả thử nghiệm đề tài thông qua lấy ý kiến của đồng nghiệp và học sinh.
SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT PHẠM HỒNG THÁI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN ĐỊA LÍ ĐỀ TÀI XÂY DỰNG CÁC DỰ ÁN HỌC TẬP MÔN ĐỊA LÍ LỚP 11 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT HỌC SINH Họ và tên: Hoàng Thị Thu Hà Giảng dạy môn: Địa lí Địa chỉ Email: Hoangthuha0612@gmail.com Số ĐT: 0942929212 NĂM HỌC: 2022 - 2023 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 30 1. Những bài học kinh nghiệm rút ra.. 30 2. Những kiến nghị đề xuất 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 31 PHỤ LỤC 32-71 - CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN Cụm từ viết tắt Nghĩa từ THPT Trung học phổ thông GV Giáo viên HS Học sinh DHTDA Dạy học theo dự án DHDA Dạy học dự án PPDH Phương pháp dạy học Trang 3 3.2. Thời gian áp dụng - Áp dụng đề tài và đạt kết quả cao từ năm học 2022 - 2023. IV- NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI 1. Giả thuyết khoa học Đối với đề tài “Xây dựng các dự án học tập môn Địa lí 11 theo định phát triển năng lực, phẩm chất học sinh ” sẽ tạo cơ hội cho học sinh hoạt động nhóm, trải nghiệm thực tiễn cuộc sống, phát triển tư duy sáng tạo và niềm đam mê trong học tập, để từ đó cố gắng nỗ lực học tập để đạt kết quả tốt hơn. Mặt khác sự hợp tác các bạn trong nhóm sẽ tạo cơ hội cho sự phát triển các năng lực giao tiếp, trình bày. Như vậy phương pháp dạy học dự án sẽ có hiệu quả cao hơn về chất lượng dạy học so với áp dụng phương pháp dạy học truyền thống. 2. Những đóng góp của đề tài a. Tính mới - Tác giả đã tổ chức việc dạy và học cả trong và ngoài lớp, do đó đã tạo không gian mở cho lớp học, tăng được thời lượng nghiên cứu chủ đề, giúp HS có nhiều thời gian tìm tòi, nghiên cứu khắc sâu kiến thức và rèn luyện được rất nhiều kĩ năng. - Thời lượng dành cho chủ đề nhiều hơn. Do đó, GV có thể áp dụng nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học phát huy được toàn diện phẩm chất, năng lực người học. - Tác giả cũng sử dụng đa dạng các hình thức dạy học trong dự án nhằm tăng cường hứng thú của HS đối với môn học: + Tổ chức các diễn đàn, các buổi tư vấn du học, chọn nghề, + Tổ chức các buổi triển lãm (kĩ thuật phòng tranh) để HS trưng bày và thuyết trình ý tưởng, sản phẩm của mình. + Hướng dẫn HS truyền tải nội dung bài học qua các bài báo, truyện tranh, bộ lịch, Infographic, Prochure, đã làm cho kiến thức hàn lâm, khô khan trong SGK trở nên gần gũi, cuốn hút hơn với các em. b. Hiệu quả áp dụng - Sau khi thực nghiệm phương pháp dạy học theo dự án ở một số lớp, tác giả đã phát phiếu khảo sát ở cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, thu được kết quả 3. Cấu trúc của đề tài Cấu trúc của sáng kiến này gồm 3 phần: + Phần I- Đặt vấn đề. + Phần II- Nội dung nghiên cứu. + Phần III- Kết luận và khuyến nghị. Trang 5 1.2.3. Phân loại theo qũy thời gian thực hiện dự án Dự án nhỏ: thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2 đến 6 giờ. Dự án trung bình: thực hiện trong một số ngày (còn gọi là ngày dự án) nhưng giới hạn trong một tuần hoặc 40 giờ học. Dự án lớn: được thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần, có thể kéo dài trong nhiều tuần. 1.2.4. Phân loại theo nhiệm vụ Dự án tìm hiểu: là dự án khảo sát thực trạng đối tượng. Dự án nghiên cứu: nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tượng, quá trình. Dự án kiến tạo: tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc thực hiện các hành động thực tiễn, nhằm thực hiện những nhiệm vụ như trang trí, trưng bày, biểu diễn, sáng tác. 1.2.5. Phân loại theo mức độ phức hợp của nội dung học tập Dự án mang tính thực hành: là dự án có trong tâm là việc thực hiện một nhiệm vụ thực hành mang tính phức hợp trên cơ sở vận dụng kiến thức, kỹ năng cơ bản đã học nhằm tạo ra một sản phẩm vật chất Dự án mang tính tích hợp: là dự án mang nội dung tích hợp nhiều nội dung hoạt động như tìm hiểu thực tiễn, nghiên cứu lí thuyết, giải quyết vấn đề, thực hiện các hoạt động thực hành, thực tiễn Ngoài các cách phân loại trên, còn có thể phân loại theo chuyên môn (dự án môn học, dự án liên môn, dự án ngoài môn học); theo sự tham gia của người học (dự án cá nhân, dự án nhóm, dự án lớp). 1.3. Ưu, nhược điểm của dạy học dự án 1.3.1. Ưu điểm Các đặc điểm của DHDA đã thể hiện những ưu điểm của phương pháp dạy học này. Có thể tóm tắt những ưu điểm cơ bản sau đây của dạy học theo dự án: - Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội; - Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học; - Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm; - Phát triển khả năng sáng tạo; - Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp; - Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn; - Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc; - Phát triển năng lực đánh giá. 1.3.2. Nhược điểm - DHDA không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lý thuyết mang tính trừu tượng, hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kỹ năng cơ bản; - DHDA đòi hỏi nhiều thời gian. Vì vậy DHDA không thay thế cho PP thuyết trình và luyện tập, mà là hình thức dạy học bổ sung cần thiết cho các PPDH truyền thống. - DHDA đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp. 1.4. Những lưu ý khi thực hiện dạy học theo dự án - Các dự án học tập cần góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội; có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào hoạt động thực tiễn, thực hành. Trang 7 1.6.1. Khái niệm năng lực Năng lực được định nghĩa theo rất nhiều cách khác nhau bằng sự lựa chọn loại dấu hiệu khác nhau. Có thể phân thành hai nhóm chính: - Nhóm lấy dấu hiệu tố chất tâm lý để định nghĩa. Ví dụ: “Năng lực là một thuộc tính tích hợp của nhân cách, là tổ hợp các đặc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động xác định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt đẹp”. “Năng lực là một thuộc tính tâm lý phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm”, “Năng lực là tổ hợp các kỹ năng của cá nhân đảm bảo thực hiện được một dạng hoạt động nào đó”, “Năng lực được thể hiện như một hệ thống khả năng, sự thành thạo hoặc những kỹ năng thiết yếu, có thể giúp con người đủ điều kiện vươn tới một mục đích cụ thể”. Dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá HS về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống, nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV – HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức, kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn chuyên ngành, cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. 1.6.2. Đặc điểm năng lực. Theo Nguyễn Công Khanh, năng lực có những đặc điểm sau: - Có sự tác động của một cá nhân cụ thể tới một đối tượng cụ thể (kiến thức, quan hệ xã hội,) để có một sản phẩm nhất định; do đó có thể phân biệt người này với người khác. - Năng lực là một yếu tố cấu thành trong một hoạt động cụ thể. Năng lực chỉ tồn tại trong quá trình vận động, phát triển của một hoạt động cụ thể. Vì vậy, năng lực vừa là mục tiêu, vừa là kết quả hoạt động. - Đề cập tới xu thế đạt được một kết quả nào đó của một công việc cụ thể, do một con người cụ thể thực hiện (năng lực học tập, năng lực tư duy, năng lực tự quản lý bản thân, Vậy không tồn tại năng lực chung chung. Bảng 1.5. Đặc điểm về định hướng năng lực Yếu tố Dạy học theo định hướng năng lực Mục tiêu Kết quả học tập cần đạt được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được; thể hiện được mức độ tiến bộ của HS một cách liên tục. Nội dung dạy Lựa chọn những nội dung nhằm đạt được kết quả đầu ra đã quy định, gắn học với các tình huống thực tiễn. Chương trình chỉ quy định những nội dung chính, không quy định chi tiết. PPDH GV chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ HS tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức. Chú trọng sự phát triển khả năng giải quyết vấn đề, giao tiếp, Chú trọng sử dụng các quan điểm, PP và kỹ thuật dạy học tích cực; các PPDH thực hành Hình thứcdạy GV chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ HS tự lực và tích cực lĩnh hội tri học thức. Chú trọng sự phát triển khả năng giải quyết vấn đề, giao tiếp, Chú trọng sử dụng các quan điểm, PP và kỹ thuật dạy học tích cực; các PPDH thực hành Đánh giá kết Tổ chức hình thức học tập đa dạng; chú ý các hoạt động xã hội, ngoại quả học tập của khóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo; đẩy mạnh ứng dụng HS công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học. Trang 9 Nội dung dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ giới hạn trong tri thức và kỹ năng chuyên môn mà gồm những nhóm nội dung nhằm phát triển các lĩnh vực năng lực: Học nội dung Học phương pháp - Học giao tiếp Học tự trải nghiệm chuyên môn chiến lược -Xã hội - đánh giá - Các tri thức - Lập kế hoạch học - Làm việc trong - Tự đánh giá điểm chuyên môn (các tập, kế hoạch làm nhóm mạnh, điểm yếu. khái niệm, phạm việc - Tạo điều kiện cho - XD kế hoạch phát trù, quy luật, mối - Các phương pháp sự hiểu biết về triển cá nhân. quan hệ). nhận thức chung: Thu phương diện xã hội. - Đánh giá, hình - Các kỹ năng thâp, xử lý, đánh giá, - Học cách ứng xử, thành các chuẩn chuyên môn. trình bày thông tin tinh thần trách nhiệm, mực giá trị, đạo đức - Úng dụng, đánh - Các phương pháp khả năng giải quyết và văn hoá, lòng tự giá chuyên môn. chuyên môn. xung đột. trọng Năng lực chuyên Năng lực Năng lực xã Năng lực nhân môn phương pháp hội cách 1.6.4. Năng lực của học sinh. Theo Đỗ Hương Trà (2015): Năng lực học sinh là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ,... phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lí vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống. Có ba dấu hiệu quan trọng cần lưu ý về năng lực của học sinh: - Năng lực không chỉ là khả năng tái hiện tri thức, thông hiểu tri thức, kĩ năng học được..., mà quan trọng là khả năng hành động, ứng dụng/vận dụng tri thức, kĩ năng học được để giải quyết những vấn đề của cuộc sống đang đặt ra với các em. - Năng lực không chỉ là vốn kiến thức, kĩ năng, thái độ sống phù hợp với lứa tuổi mà là sự kết hợp hài hòa của ba yếu tố này, thể hiện ở khả năng hành động (thực hiện) hiệu quả, muốn hành động và sẵn sàng hành động đạt mục đích đề ra (gồm động cơ, ý chí, sự tự tin và trách nhiệm xã hội,...). - Năng lực được hình thành, phát triển trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trong lớp học và học ở ngoài lớp học. Nhà trường là môi trường giáo dục chính thống giúp học sinh hình thành những năng lực chung, năng lực chuyên biệt phù hợp với lứa tuổi, song đó không phải là duy nhất. Những môi trường khác như gia đình, cộng đồng,... cùng góp phần bổ sung và hoàn thiện các năng lực của các em. 1.6.5. Quá trình hình thành năng lực Quá trình hình thành năng lực có thể mô tả bằng một sơ đồ hình bậc thang, gồm các bước tăng tiến hình thành năng lực như sau: (Sơ đồ 1.1) 1 - Tiếp nhận thông tin 2 – Xử lí thông tin (thể hiện hiểu biết/ kiến thức) 3 - Áp dụng/ vận dụng kiến thức (thể hiện khả năng) 4 - Thái độ và hành động 5 – Sự kết hợp đầy đủ các yếu tố trên để tạo thành năng lực. Sự kế hợp 5 bước trên tạo thành năng lực ở người học. Tuy nhiên, cần kết hợp nhiều năng lực mới tạo ra sự chuyên nghiệp, kết hợp với học hỏi kinh nghiệm mới có thể năng lực nghề nghiệp. 6 - Tính trách nhiệm, thể hiện sự chuyên nghiệp/ thành thạo 7- Kết hợp với kinh nghiệm/ trải nghiệm thể hiện năng lực nghề Trang 11
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_xay_dung_cac_du_an_hoc_tap_mon_dia_li_lop_11_theo.docx
- Hoàng Thị Thu Hà -THPT Phạm Hồng Thái - Địa lí.pdf