Sáng kiến Một vài biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm ở lớp 2 học theo mô hình trường học mới Trường Tiểu học Danh Coi, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang

Sáng kiến Một vài biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm ở lớp 2 học theo mô hình trường học mới Trường Tiểu học Danh Coi, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang

Là một giáo viên đứng lớp lại làm công tác chủ nhiệm nên tôi luôn coi trọng đến việc hình thành và phát triển nhân cách của các em. Chính vì vậy tôi luôn tìm hiểu, nghiên cứu các thông tư và điều lệ trường Tiểu học. Từ đó tôi đã xác định rõ vai trò nhiệm vụ của người giáo viên Tiểu học.

Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; viết nhật kí, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục. Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh, thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền lợi chính đáng của học sinh. Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.

- Dành một thời gian nhất định để hướng dẫn cho hội đồng tự quản.Đó là sự tự tin, chăm ngoan và nghiêm túc trong công việc được giao.

- Cuối tuần cần sinh hoạt lớp nghiêm túc. Trước hết là để hội đồng tự quản của lớp cụ thể là chủ tịch hội đồng tự quản cùng các nhóm tự sinh hoạt, sau đó giáo viên nhận xét chung giúp các em nhận biết được hành vi đúng, sai, nêu gương người tốt việc tốt những hiện tượng, khuyết điểm cần nhắc nhở để phát huy và sửa chữa.

 

docx 4 trang tuyettranh 24/12/2022 9881
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến Một vài biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm ở lớp 2 học theo mô hình trường học mới Trường Tiểu học Danh Coi, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độclập - Tự do - Hạnhphúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mãsố(do thườngtrực HĐghi):
1. Tênsángkiến: Một vài biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm ở lớp 2 học theo Mô hình trường học mới ”Trường Tiểu học Danh Coi, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang, nămhọc 2019-2020.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
- Chuyên môn bậc Tiểu học.
3. Mô tả sáng kiến:
3.1. Trình trạng giải pháp:
Là một giáo viên đứng lớp lại làm công tác chủ nhiệm nên tôi luôn coi trọng đến việc hình thành và phát triển nhân cách của các em. Chính vì vậy tôi luôn tìm hiểu, nghiên cứu các thông tư và điều lệ trường Tiểu học. Từ đó tôi đã xác định rõ vai trò nhiệm vụ của người giáo viên Tiểu học.
Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; viết nhật kí, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục. Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh, thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền lợi chính đáng của học sinh. Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.
- Dành một thời gian nhất định để hướng dẫn cho hội đồng tự quản.Đó là sự tự tin, chăm ngoan và nghiêm túc trong công việc được giao.
- Cuối tuần cần sinh hoạt lớp nghiêm túc. Trước hết là để hội đồng tự quản của lớp cụ thể là chủ tịch hội đồng tự quản cùng các nhóm tự sinh hoạt, sau đó giáo viên nhận xét chung giúp các em nhận biết được hành vi đúng, sai, nêu gương người tốt việc tốt những hiện tượng, khuyết điểm cần nhắc nhở để phát huy và sửa chữa.
- Luôn nhắc nhở học sinh làm tốt công tác hội đồng tự quản; chẳng hạn ôn bài trước lúc vào học, đọc sách báo
- Thường xuyên xây dựng nề nếp học tập, giáo viên nắm rõ năng lực học tập của từng em để có sự sắp xếp chỗ ngồi, phân công những em hoàn thành xuất sắc cũng như giáo viên có biện pháp giúp đỡ động viên kịp thời.
- Liên hệ kịp thời với gia đình học sinh, trao đổi những vấn đề cần có sự phối hợp để đảm bảo hiệu quả công việc.
- Trong các giờ sinh hoạt, vui chơi cũng như sinh hoạt theo chủ điểm của đội, giáo viên phải thường xuyên theo sát các em, cùng vui chơi và gần gũi với các em, tạo môi trường thoải mái, tự tin để bước vào các công việc khác một cách nhẹ nhàng.
- Liên hệ, kết hợp chặt chẽ cùng Đội thiếu nhi, giáo viên bộ môn trong các hoạt động, học tập để nhận được sự phản hồi kịp thời và có phương hướng điều chỉnh.
- Đối với một số em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thì giáo viên cần phải tận tình thăm hỏi, nắm tình hình để động viên cũng như có các biện pháp hỗ trợ và giúp đỡ.
- Đó là giáo viên chủ nhiệm phải luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự hợp tác của nhiều học sinh.
- Phân công việc cụ thể cho từng thành viên của hội đồng tự quản, luôn nhắc nhở, đề cao vai trò của các nhóm trưởng. Từ đó tạo cho các em sự hứng thú trong công việc và đem lại hiệu quả cao.
- Phương pháp tác động học sinh chưa hoàn thành các môn học và giáo dục tập thể học sinh. Phương pháp tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh,định hướng giúp học sinh ham thích đến trường và học tập được tốt hơn.
3.2.Nội dung giải pháp:
3.2.1.Mục đích của giải pháp:
 * Đối với học sinh
-Học sinh Tiểu học tư duy cảm xúc chiếm ưu thế, vì vậy cần sử dụng, tận dụng và kết hợp các phương pháp, hình thức dạy học, giáo dục, các điều kiện, yếu tố, các sự kiện, hiện tượng của tự nhiên và xã hội xảy ra xung quanh các em để các em phát triển óc tưởng tượng, rèn luyện hành vi, bộc lộ cảm xúc, tình cảm. 
 - Phát triển đúng đắn còn có nghĩa là những kiến thức cung cấp cho trẻ phải chính xác, khoa học, đơn giản, dễ hiểu. Những kỹ năng, thói quen hành vi giáo dục cho trẻ phải chính xác. Phải hướng dẫn trẻ rèn luyện những hành vi, thói quen đúng mục tiêu giáo dục nhân cách. Giáo dục rèn luyện cho trẻ hiểu đúng, làm đúng những quy định chung của truyền thống đạo lý, biết tôn trọng nguyên tắc sống và quy định của pháp luật là nền tảng hình thành các năng lực sau này.
- Phần nề nếp tác phong của các em được cải thiện rõ rệt so với đầu năm, công tác chuyên cần của các em thực hiện tốt hơn.  
- Khi ra vào lớp đều xin phép rõ ràng được sự đồng ý của giáo viên hay của Hội đồng tự quản mới thực hiện.	
- Trong học tập với đặc thù của mô hình VNEN là tự học và học theo nhóm thì hầu như các em đều có sự phối hợp, giúp đỡ nhau tương đối tốt.
- Trong khi tham gia các cuộc sinh hoạt các em đều nhiệt tình, nghiêm túc và có hứng thú.
- Kết quả học tập kể cả các em chưa hoàn thành các môn học cũng được cải thiện và nâng dần khả năng của mình.
- Qua khảo sát một số phụ huynh, ở nhà các em thể hiện tốt hơn vai trò của người con ngoan: lễ phép, chào hỏi, thưa gửi
*. Đối với nhà trường và giáo viên:
-Giáo viên chủ nhiệm là người rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách người học. Bởi giáo viên chủ nhiệm chính là người mẹ thứ 2 dìu dắt và giúp đỡ học sinh. Các em luôn tin tưởng và tin vào từng cử chỉ của người giáo viên chủ nhiệm, giáo viên nắm vai trò then chốt trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ một cách toàn diện.
- Giáo viên cần thể hiện sự nghiêm khắc nhưng cũng hết sức thân mật gần gũi, nhẹ nhàng với học sinh ngay từ đầu vào học và làm quen cách học theo MHTHM hiện nay.
3.2.2.1.Tên các giải pháp:
 (i) Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp.
	(ii) Lập kế hoạch chủ nhiệm.
	(iii) Thiết lập nội quy, kỉ luật, nề nếp trong lớp học.
3.2.2.2. Giải pháp mới trong sáng kiến:
 * Nhận thức đúng đắn hơn về:
	(i) Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh cùng thực hiện lớp học tích cực, thân thiện: học sinh sẽ trình bày các sản phẩm học tập của các em, ghi những bài học cần nhớ, sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến các kiến thức được học và tự học.
	-Học sinh được làm quen với cách dạy- học theo Mô hình trường học mới, các em đã biết cách lĩnh hội kiến thức và luyện tập thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên và HĐTQ.
Thường xuyên xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong học tập, hoạt động khác.
(ii) Giải pháp 2: Giáo viên chủ nhiệm phảiluôn gần gũi, quan tâm đến trẻ, phát huy tính tích cực, tự giác ,chủ động sáng tạo, rèn luyện thói quen khả năng tự học, tinh thần hợp tác, tập cho các em có thói quen tự giác làm việc, biết tự tìm hiểu cuộc sống xung quanh mình bằng cách yêu cầu các em đọc sách báo, xem ti vi, nghe tin tức... Sau đó các em cùng trao đổi, chia sẻ với bạn để cùng nhau hiểu biết về cuộc sống xung quanh. 
	(iii) Giải pháp 3: Thiết lập nội quy, kỉ luật, nề nếp trong học tập.
	Đối với học sinh lớp 2, sự cần thiết phải thiết lập nội quy, kỉ luật, nề nếp trong lớp. Đó là những điều cần thiết để giáo dục, nuôi dưỡng và đảm bảo sự phát triển lành mạnh, an toàn cho học sinh. Giúp học sinh có nề nếp, kỉ luật tốt trong học tập và rèn luyện. Hơn nữa lớp 2 là đối tượng mới tiếp nhận mô hình lớp học Vnen.
	- Hành động 1 để thực hiện giải pháp: Tôi luôn hướng dẫn các em rõ ràng, cụ thể ở những tuần đầu năm học. Từ đồ dùng học tập, cách trình bày tập khi viết. Khi học phải tự giác nhìn vào yêu cầu của các hoạt động để phối hợp thực hiện, không chờ nhóm trưởng nhắc nhở.
	- Hành động 1 để thực hiện giải pháp: Sau khi hướng dẫn kĩ, tôi thường xuyên nhắc nhở các em để giúp các em suy nghĩ và nhớ lại sau đó quyết định hành động. (VD: Khi học bài mới các em phải làm gì ? - ...gạch ngang, viết thứ, ngày..., - Khi viết chính tả các em phải làm gì? - ...gạch lỗi. Khi học bài, hoạt động hình1 người em làm gì? -... em tự học. -... hình 2 người? -... em học cùng bạn,...). Sau khi học sinh có nề nếp, kỉ luật, thói quen thì tôi không cần phải nhắc nhở nữa.
3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp:
- Áp dụng cho học sinh các lớp tiểu học.
-Áp dụng dạy ở tổ chuyên môn,cụm chuyên môn.
- Cho giáo viên dạy giỏi vòng trường, vòng huyện,chiến sĩ thi đua cơ sở.
3.4. Hiệu quả,lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp, lớp 2/1 đã đạt được kết quả tốt.
+ Đối với học sinh:
 - Đi học phải tuân thủ theo các nội quy trường, lớp.
- Sách vở đồ dùng đã được bảo quản và mang đi học tương đối đầy đủ.
- Tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài theo sự hướng dẫn của các bạn HĐTQ, nhóm trưởng, thầy cô.
 - Các em có ý thức trách nhiệm khi được phân công làm nhóm trưởng, thành viên trong ban điều hành.
- Chữ viết của các em tiến bộ nhiều hơn so với đầu năm .
 - Học sinh trong lớp 2/1 luôn đoàn kết và giúp đỡ nhau trong học tập.
- Các em không có thái độ phân biệt với các bạn trong lớp.
+ Đối với giáo viên:Việc đổi mới một vài biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp 2/1 là rất quan trọng, nó giúp cho học sinh học tập tốt hơn; bên cạnh đó còn giúp cho học sinh tích cực tham gia các phong trào của lớp, của nhà trường. Tôi nghĩ rằng đây không phải là thành quả của riêng tôi mà là sự nỗ lực phấn đấu của học sinh, của phụ huynh, của đồng nghiệp và sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu Nhà trường. Từ đó tôi nhận thấy rằng vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Mỗi người thầy người cô luôn giải quyết công việc bằng cái tâm của mình. Tôi thiết nghĩ mình phải luôn công tâm trước học sinh thì mới mong mang lại kết quả tốt. Muốn như vậy, người giáo viên chủ nhiệm phải luôn học hỏi và có hệ thống kiến thức vững vàng, có kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục, có phẩm chất của một nhà giáo: Tận tụy, tận tâm với nghề. Luôn là tấm gương sáng để học sinh noi theo. Với học sinh tiếp thu kiến thức chậm phải luôn nhẹ nhàng, kiên nhẫn, kiên trì thì mới mong mang lại kết quả tốt.
+ Đối với Nhà trường:Bộ phận chuyên môn nhà trường định hướng đổi mới phương pháp 
	Người giáo viên chủ nhiệm luôn có trách nhiệm,sáng tạo trong quá trình dạy học tích cực cho học sinh nhằm đạt kết quả tốt nhất ở trường học.
 3.5. Tài liệu kèm theo gồm:
 - Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến (01 bản).
 - Ảnh lớp: Các hoạt động trong giờ chào cờ cũng như trong các tiết học.
 Danh Coi, ngày 18 tháng 05năm 2020
Người mô tả
LAN ĐANG
 Nguyễn Văn Tròn

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_mot_vai_bien_phap_tich_cuc_trong_cong_tac_chu_nhie.docx