Sáng kiến kinh nghiệm Văn hóa ứng xử của học sinh trung học phổ thông Lam Kinh

Sáng kiến kinh nghiệm Văn hóa ứng xử của học sinh trung học phổ thông Lam Kinh

Văn hóa ứng xử là một đặc trưng quan trọng nhất trong hành vi của con người, là điều kiện cơ bản trong sự hình thành và phát triển tâm lí, ý thức, nhân cách của cá nhân. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi xã hội ngày càng văn minh thì nhu cầu về giao tiếp, ứng xử cũng đòi hỏi ngày càng cao. Có thể nói ứng xử một cách có văn hóa thông minh, khôn khéo, tế nhị, có hiệu quả được coi là kĩ năng dẫn đến thành công. Nhận định về văn hóa ứng xử học đường nhà tư vấn tâm lý Phạm Thị Thuý cho rằng: “Văn hoá ứng xử học đường Việt Nam đang ở vào cấp độ báo động đỏ”. Thực tế cho thấy trong môi trường học đường bên cạnh phần đông các em học sinh có kiến thức sâu rộng, nhanh nhạy trong nắm bắt thông tin, có tinh thần cầu thị trong học tập, biết quý trọng thầy cô, đoàn kết với bạn bè, sống có kỷ cương, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập và trong cuộc sống. Đâu đó vẫn có một bộ phận không nhỏ các em đang ứng xử thiếu văn hoá. Hiện tượng học sinh đánh nhau hay hệ lụy của việc yêu đương quá sớm không còn xa lạ với lứa tuổi học sinh. Tình trạng chia rẽ lập ra các hội chơi để “xử nhau” chỉ vì những lí do rất trẻ con như “nhìn đểu”, không cho chép bài, nói xấu, ghen tuông hoặc chỉ đơn giản là đánh cho bõ ghét.

 Tại trường PTTH Lam Kinh, bên cạnh các nam thanh, nữ tú rất thanh lịch và có ý thức vẫn còn tồn tại một số học sinh nói tục, chửi bậy và có các hành vi ứng xử thiếu văn hoá. Một số học sinh có quan niệm nói tục, chửi bậy là phương pháp giảm căng thẳng. Thậm chí có học sinh cho rằng dám nói tức là dám thể hiện “cá tính” của bản thân. Một bộ phận học sinh còn bị ảnh hưởng bởi các thần tượng nổi tiếng với các phát ngôn gây sốc khiến các bạn lầm tưởng rằng đó là cách gây được sự chú ý và áp dụng ngay vào bản thân. Một số bạn nữ còn tô son đánh phấn, một số bạn nam có các kiểu tóc, cách ăn mặc gây phản cảm Ngoài ra còn có số ít học sinh thích thể hiện cá tính không kiểm soát được hành vi và rất dễ bị kích động .

 

doc 32 trang thuychi01 40396
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Văn hóa ứng xử của học sinh trung học phổ thông Lam Kinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
	Văn hóa ứng xử là một đặc trưng quan trọng nhất trong hành vi của con người, là điều kiện cơ bản trong sự hình thành và phát triển tâm lí, ý thức, nhân cách của cá nhân. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi xã hội ngày càng văn minh thì nhu cầu về giao tiếp, ứng xử cũng đòi hỏi ngày càng cao. Có thể nói ứng xử một cách có văn hóa thông minh, khôn khéo, tế nhị, có hiệu quả được coi là kĩ năng dẫn đến thành công. Nhận định về văn hóa ứng xử học đường nhà tư vấn tâm lý Phạm Thị Thuý cho rằng: “Văn hoá ứng xử học đường Việt Nam đang ở vào cấp độ báo động đỏ”. Thực tế cho thấy trong môi trường học đường bên cạnh phần đông các em học sinh có kiến thức sâu rộng, nhanh nhạy trong nắm bắt thông tin, có tinh thần cầu thị trong học tập, biết quý trọng thầy cô, đoàn kết với bạn bè, sống có kỷ cương, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập và trong cuộc sống. Đâu đó vẫn có một bộ phận không nhỏ các em đang ứng xử thiếu văn hoá. Hiện tượng học sinh đánh nhau hay hệ lụy của việc yêu đương quá sớm không còn xa lạ với lứa tuổi học sinh. Tình trạng chia rẽ lập ra các hội chơi để “xử nhau” chỉ vì những lí do rất trẻ con như “nhìn đểu”, không cho chép bài, nói xấu, ghen tuông hoặc chỉ đơn giản là đánh cho bõ ghét.
	Tại trường PTTH Lam Kinh, bên cạnh các nam thanh, nữ tú rất thanh lịch và có ý thức vẫn còn tồn tại một số học sinh nói tục, chửi bậy và có các hành vi ứng xử thiếu văn hoá. Một số học sinh có quan niệm nói tục, chửi bậy là phương pháp giảm căng thẳng. Thậm chí có học sinh cho rằng dám nói tức là dám thể hiện “cá tính” của bản thân. Một bộ phận học sinh còn bị ảnh hưởng bởi các thần tượng nổi tiếng với các phát ngôn gây sốc khiến các bạn lầm tưởng rằng đó là cách gây được sự chú ý và áp dụng ngay vào bản thân. Một số bạn nữ còn tô son đánh phấn, một số bạn nam có các kiểu tóc, cách ăn mặc gây phản cảmNgoài ra còn có số ít học sinh thích thể hiện cá tính không kiểm soát được hành vi và rất dễ bị kích động . 
	Thấy được thực tế đó, trường THPT Lam Kinh đặc biệt quan tâm đến việc trang bị văn hóa ứng xử cho học sinh, là một trong những nhiệm vụ cơ bản trong giáo dục đạo đức. Việc trang bị văn hoá ứng xử cho học sinh được thực hiện ở nhiều khâu, nhiều phía và có sự kết hợp của nhiều ban ngành như Ban giám hiệu, hội phụ huynh, Đoàn thanh niên và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm...Ngoài ra văn hoá ứng xử còn được lồng ghép trong giảng dạy ở nhiều môn học như văn học, lịch sử, địa lý, tiếng anh, GDCD.... Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “ Văn hóa ứng xử của học sinh trung học phổ thông Lam Kinh” để tìm hiểu những thực trạng, biểu hiện cũng như nguyên nhân tác động đến văn hóa ứng xử của học sinh trong nhà trường. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao văn hóa ứng xử cho các em. Hy vọng được góp phần mình giúp các em có thêm kĩ năng, ứng xử có văn hoá trong các mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội. Đồng thời đóng góp phần mình trong việc thực hiện nét đẹp ứng xử theo truyền thống “Tiên học lễ - hậu học văn” của nhà trường.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu về văn hóa ứng xử của học sinh trường trung học phổ thông Lam Kinh. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu điều tra, khảo sát:
- Đối tượng: Học sinh trường THPT Lam Kinh.
- Thực hiện bằng phiếu với câu hỏi trắc nghiệm nhằm đánh giá thực trạng văn hóa ứng xử của học sinh trong nhà trường. 
2.2.3. Phương pháp quan sát:
-Thực hiện quan sát từ các hoạt động học tập,vui chơi trong đời sống hàng ngày.
2.2.4. Phương pháp thống kê: 
- Thống kê kết quả khảo sát dựa trên việc thu thập phiếu khảo sát từ phía học sinh.
- Thống kê, đánh giá việc thực hiện các hành vi “chuẩn” và “lệch chuẩn” của các em trong văn hoá ứng xử.
2.2.5. Phương pháp tìm kiếm thông tin trên nguồn internet.
3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
3.1. Mục tiêu:
- Thực hiện được việc điều tra, khảo sát thực trạng và tìm ra nguyên nhân của văn hoá ứng xử ở học sinh trường trung học phổ thông Lam Kinh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm điều chỉnh các hành vi “lệch chuẩn” của một bộ phận chưa thực hiện tốt văn hoá ứng xử trong các mối quan hệ của cá nhân.
- Một số kiến nghị góp phần nâng cao nhận thức của các bạn về văn hoá ứng xử.
3.2. Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về văn hóa ứng xử của học sinh trường trung học phổ thông Lam Kinh .
- Đánh giá về thực trạng văn hoá ứng xử của học sinh trường trung học phổ thông Lam Kinh. Từ đó tìm ra nguyên nhân dẫn đến những hành vi ứng xử lệch chuẩn của các em.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm điều chỉnh các hành vi sai lệch trong văn hóa ứng xử của học sinh và rút ra ý nghĩa của đề tài.
4. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT ĐƯỢC:
- Góp phần trang bị kĩ năng sống cho chính cá nhân.
- Nâng cao ý thức tự giác trong văn hoá ứng xử của chính bản thân.
- Nâng cao chất lượng văn hoá ứng xử cho các em học sinh trong toàn trường.
- Góp phần tạo thêm nét đẹp trong đạo đức, nhân cách của học sinh toàn trường.
B. NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Văn hoá ứng xử là một trong những yêu cầu quan trọng của giao tiếp có văn hoá. Nó góp phần thể hiện hành vi đạo đức, diện mạo nhân cách của cá nhân trong xã hội. Văn hoá ứng xử mang trong nó những giá trị đạo đức, thẩm mĩ phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc. Là sự kết tinh giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại, giữa văn hóa dân tộc và quốc tế. Ở mỗi cá nhân, văn hoá ứng xử chính là cái đẹp, là giá trị, cốt cách của cá nhân. Không những thế, nó còn thể hiện thái độ, khuôn mẫu, kĩ năng ứng xử của cá nhân dựa trên những chuẩn mực của xã hội nhằm hướng tới chân – thiện – mĩ. 
Trường trung học phổ thông Lam Kinh đóng trên địa bàn của khu công nghiệp Lam sơn – Sao vàng, dân cư đến từ khắp các vùng miền trên nhiều tỉnh thành trong cả nước. Vì vậy văn hóa ứng xử của các em cũng thể hiện nhiều bản sắc phong phú. Nhiều học sinh thích ứng nhanh những nét đẹp ứng xử mà các em được tiếp cận trong đời sống hàng ngày. Cách nói năng nhỏ nhẹ, xưng hô thân thiện, chào hỏi lịch sự, xử lí tình huống khéo léo, tế nhịđược các em học hỏi một cách tự nhiên. Tuy nhiên, vẫn còn một số em bị lôi kéo vào lối sống thực dụng, đua đòi. Tự đánh mất dần những nét đẹp trong nhân cách, lối sống, xa rời các chuẩn mực trong ứng xử. Thực tế, nếu các hành vi này không uốn nắn kịp thời thì nhà trường không thể thực hiện tốt chức năng truyền tải những giá trị, những tri thức quí báu và cũng không rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cho học sinh được. Chính vì vậy, xây dựng văn hóa ứng xử được coi là việc làm cần thiết khắc phục sự lệch chuẩn ngay từ khi mới bắt đầu để không lan truyền, nhân rộng trong môi trường học tập.
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: 
Trước các cơ sở mà tôi đã trình bày ở trên thì việc giáo dục, định hướng văn hoá ứng xử cho các em học sinh trong nhà trường là nhiệm vụ rất quan trọng. Để thực sự nắm bắt được thực trạng văn hóa ứng xử trong trường tôi đã tiến hành khảo sát 1050 học sinh toàn trường về các hành vi ứng xử ở các phương diện sau: 
2.1. Văn hóa ứng xử qua cách xưng hô: 
	Chúng ta được biết xưng hô là từ dùng để tự xưng mình và gọi tên người đối diện. Tại trường THPT Lam Kinh học sinh thường sử dụng văn hoá xưng hô rất phong phú, đa dạng. Phần lớn các em có cách xưng hô đúng yêu cầu, chuẩn mực. Một số bạn có cách xưng hô với mọi người tùy theo tâm trạng, sự hứng thú của bản thân. Thực tế cho thấy cách xưng hô đúng chuẩn mực bao giờ cũng sẽ tạo ra sự gần gũi, thân thiện giúp cho mọi người dễ dàng cảm thông, thấu hiểu. Nếu để cách xưng hô lệch chuẩn được học sinh thường xuyên sử dụng dù chỉ là một bộ phận không nhiều thì sớm muộn nó cũng sẽ nhân rộng và làm mất dần các giá trị đạo đức của bản thân và ảnh hưởng tới các mối quan hệ xã hội.
Để nắm được một cách khái quát thực trạng văn hóa xưng hô của học sinh trường THPT Lam Kinh, tôi đã thực hiện thăm dò bằng cách phát phiếu cho học sinh trả lời các câu hỏi (Phụ lục 1 – Phiếu khảo sát số 1). Kết quả cho thấy số học sinh thường xuyên xưng hô đúng mực chiếm 65.42%; Số học sinh xưng hô đúng mực chưa thường xuyên chiếm 33.7%, số học sinh chưa bao giờ xưng hô đúng mực chiếm 0,88%.
2.2. Văn hóa ứng xử qua cách chào hỏi: 
Người Việt ta thường có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Bởi vậy, chào hỏi rất được coi trọng, thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau đồng thời thể hiện phẩm chất, cốt cách và ý thức của cá nhân. Tại trường THPT Lam Kinh phần lớn học sinh khi gặp giáo viên hoặc cán bộ nhân viên trong nhà trường đều chào hỏi một cách lịch sự, đúng chuẩn mực. Tuy nhiên, có một số bạn còn ngại ngùng khi chào hỏi hoặc chỉ chào hỏi một cách qua loa chiếu lệ.
Để nắm được tình hình này, tôi đã phát phiếu điều tra bằng cách cho các em trả lời các câu hỏi (Phụ lục 1 – Phiếu khảo sát số 2). Kết quả cho thấy 75.80% số học sinh thường xuyên sử dụng cách chào hỏi lễ phép; 23,99% các em chào hỏi lễ phép nhưng chưa thường xuyên; Số học sinh chưa chào hỏi lễ phép vẫn còn tồn tại 0,21%.
2.3. Văn hóa ứng xử qua cách khen chê:
	Chúng ta biết rằng “khen và chê” là những biểu hiện của văn hóa ứng xử. Nếu biết cách khen chê tế nhị, đúng thời điểm, đúng sự việc sẽ giúp người đó thấy được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để họ khắc phục và tự vươn lên, hoàn thiện mình.
Để nắm bắt được quan điểm, hành vi của các em học sinh trong văn hóa khen chê, tôi đã thực hiện việc khảo sát (Phụ lục 1 – Phiếu khảo sát số 3). 
Kết quả khảo sát về hành vi này khá tích cực, có tới 77.9% các em thường xuyên khen chê thích hợp; 21.8% đã biết khen chê nhưng chưa thường xuyên; còn tồn tại 0,3% các em chưa tỏ rõ thái độ khen chê thích hợp.
2.4. Văn hóa ứng xử qua lời “Cảm ơn và Xin lỗi”
	Cảm ơn và xin lỗi là những nét đẹp trong văn hóa ứng xử. Nếu chúng ta biết bày tỏ thái độ cảm ơn trước sự giúp đỡ của ai đó, thái độ hối lỗi và nói xin lỗi khi làm sai việc gì đó thì chúng ta đã biết sống có văn hóa và giàu lòng tự trọng. Cảm ơn và xin lỗi đúng lúc, đúng chỗ, đúng người, đúng việc sẽ giúp các mối quan hệ thêm gắn bó, khăng khít, thấu hiểu và cảm thông hơn trong mọi việc.
Tại trường THPT Lam Kinh ,văn hoá nói lời cảm ơn và xin lỗi được đánh giá khá cao. Phần đa số các em đã biết bộc lộ cảm xúc qua lời cảm ơn và xin lỗi. Để nắm rõ hơn, tôi thực hiện khảo sát bằng một số câu hỏi (Phụ lục 1 – Phiếu khảo sát số 4). Qua khảo sát cho thấy 75.14% học sinh thường xuyên biết nói lời cảm ơn và xin lỗi đúng việc, đúng người; 24.65% các em chưa thường xuyên nói lời cảm ơn và xin lỗi; tồn tại 0.21% chưa nói lời cảm ơn và xin lỗi trước các tình huống diễn ra trong đời sống.
	2.5. Văn hóa ứng xử qua cách lắng nghe:
	Chúng ta biết im lặng lắng nghe người khác nói cũng là thể hiện nét đẹp cá nhân trong văn hóa ứng xử. Mặt khác, nó còn thể hiện được giá trị nhân cách mỗi con người trong thực tế đời sống.
Tại trường THPT Lam Kinh, văn hoá lắng nghe chưa được học sinh chú trọng đúng mực. Trong các giờ sinh hoạt tập thể sự chú ý lắng nghe của các em chưa nhiều. Có lúc nhiều học sinh cùng nhao nhao đề xuất ý kiến mà không để ý đến hiệu quả. Để hiểu được nét văn hóa này tôi cũng tiến hành thăm dò ý kiến của các em (Phụ lục 1 – Phiếu khảo sát số 5). Chỉ có 56.47% các em biết lắng nghe lời nói của người đối diện; 42.75% các em lắng nghe những vấn đề mà các em quan tâm, những vấn đề khác gần như các em chỉ lắng nghe một cách qua loa chiếu lệ; 0,78% các em không quan tâm lắng nghe sự truyền tải thông tin từ người khác mặc dù những thông tin đó rất hữu ích đối với các em.
2.6. Văn hóa ứng xử qua thái độ đúng giờ:
Đúng giờ cũng là một nội dung quan trọng trong văn hóa ứng xử của con người, bởi nó bộc lộ lên giá trị nhân cách mỗi cá nhân. Thực hiện văn hóa đúng giờ là biểu hiện của việc tôn trọng bản thân và tôn trọng mọi người xung quanh. Nếu chúng ta thường xuyên đi muộn sẽ thể hiện lối sống ích kỉ, thiếu kỉ luật, coi thường người khác.
Việc thực hiện nề nếp trong học tập, đi học đúng giờ luôn được đề cao. Tuy nhiên vẫn có nhiều biểu hiện về “giờ cao su”, “giờ lệch chuẩn”... Để hiểu rõ, tôi đã thực hiện khảo sát (Phụ lục 1 – Phiếu khảo sát số 6). Kết quả cho thấy 65.9% các em thường xuyên thực hiện kỉ luật đúng giờ, có sự chuẩn bị kĩ lưỡng khi đến trường, đến lớp để thực hiện các công việc; 32,56% các em đã thực hiện việc đúng giờ nhưng chưa thường xuyên; 1.14% chưa quan tâm đến việc đúng giờ, đúng hẹn. 
2.7. Văn hóa ứng xử trong kĩ năng xử lí tình huống:
	Kĩ năng xử lí tình huống thể hiện độ nhạy bén trong văn hóa ứng xử của mỗi con người. Em ứng xử tình huống đã phù hợp chưa? Em có hay được các bạn khác tham khảo ý kiến trong các tình huống thường gặp phải không? Điều đó thể hiện sự tiếp nhận các kĩ năng ứng xử của bản thân.
Văn hóa xử lí tình huống của học sinh thể hiện rất đa dạng. Tôi đã tiến hành khảo sát quan điểm các em bằng cách phát phiếu trả lời một số câu hỏi (Phụ lục 1 – Phiếu khảo sát số 7). Có 51.33% học sinh có kĩ năng ứng xử tốt trong mọi tình huống; 46.66% các em đã biết ứng xử nhưng con nhiều thiếu xót, cần được rèn luyện uốn nắn nhiều hơn; 2.01% học sinh chưa có kĩ năng xử lí, các em còn quá nóng nảy hoặc xử lí quá hời hợt chưa đúng với lứa tuổi.
2.8. Văn hóa ứng xử qua việc nói tục, chửi thề:
	Văn hóa nói tục - chửi thề là biểu hiện sai lệch trong văn hóa ứng xử. Nếu chúng ta mới gặp ai đó, trước khi nói chuyện, nếu họ nói tục - chửi thề thì chúng ta sẽ không có thiện cảm với người đó.
Tại trường THPT Lam Kinh, văn hóa nói tục chửi thề vẫn còn tồn tại. Một số bạn coi việc nói tục – chửi thề như là một thói quen cửa miệng khi có tâm trạng không vui. Để hiểu rõ hơn về quan niệm của các em, tôi cũng thực hiện khảo sát học sinh bằng một số câu hỏi (Phụ lục 1 – Phiếu khảo sát số 8). Có 54.3% các em không bao giờ sử dụng cách nói tục, chửi thề; 42,66% các em có sử dụng nhưng không thường xuyên; 3,04% các em coi nói tục, chửi thề là câu cửa miệng, là thói quen khó chữa.
*Tổng hợp kết quả điều tra:
Tổng hợp kết quả điều tra theo khối lớp:
Stt
Tên khối lớp
Số HS được điều tra
Hành vi ứng xử đúng
Hành vi ứng xử chưa đúng
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
1
KHỐI 10
360
237
65.8
123
34.2
2
KHỐI 11
370
251
67.8
119
32.2
3
KHỐI 12
320
228
71.25
92
28.75
 (Nguồn điều tra thực tế)
Tổng hợp kết quả điều tra theo khối lớp thông qua biểu đồ hình tròn:
Tổng hợp kết quả điều tra theo hành vi:
TT
Hành vi thực hiện
Mức độ
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Hiếm khi
Không bao giờ
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
Văn hoá ứng xử qua cách xưng hô đúng mực.
687
65.42
282
26.85
72
6.85
9
0.88
2
Văn hoá ứng xử qua cách chào hỏi lễ phép.
796
75.80
226
21.52
26
2.47
2
0,21
3
Văn hoá ứng xử qua cách khen chê thích hợp.
818
77.9
207
19.71
22
2.09
3
0.3
4
Văn hoá ứng xử qua cách nói lời “Cảm ơn – xin lỗi”
789
75.14
227
21.61
32
3.04
2
0.21
5
Văn hoá ứng xử qua cách lắng nghe
593
56.47
325
30.95
124
11.8
8
0.78
6
Văn hoá ứng xử qua thái độ đúng giờ
692
65.90
265
25.23
81
7.33
12
1.14
7
Văn hoá ứng xử qua cách xử lí tình huống một cách phù hợp.
539
51.33
318
30.28
172
16.38
21
2.01
8
Văn hoá ứng xử qua cách nói tục, chửi thề.
32
3,04
152
14.47
296
28.19
570
54.3
 (Nguồn điều tra thực tế)
Tổng hợp kết quả điều tra theo hành vi thông qua biểu đồ hình cột:
Tỷ lệ
Hành vi
Như vậy, sau khi tiến hành khảo sát, thu nhận các phiếu điều tra trên, tôi nhận thấy phần lớn các em thực hiện khá tốt về văn hóa chào hỏi, văn hóa cảm ơn - xin lỗi và văn hóa khen chê, thực hiện văn hóa xưng hô, văn hóa đúng giờ ở mức trung bình. Đồng thời, văn hóa lắng nghe, văn hóa xử lí tình huống và quan niệm về nói tục chửi thề còn nhiều báo động. Biểu hiện như trong giờ sinh hoạt tập thể, các em mới chỉ chú trọng lắng nghe những nội dung văn nghệ hay những tin nóng mang tính thời sự. Những tin tức khác chưa được chú ý, quan tâm nhiều. Việc xử lí tình huống xung đột của học sinh cần được quan tâm và chỉnh đốn. Chỉ cần bị bạn “nhìn đểu” hay “đụng chạm” trên Facebook thì sẽ bị “xử đẹp” bằng việc đánh nhau hay dằn mặt. Một số bạn học sinh còn coi việc “nói tục chửi thề” như là một cách giảm căng thẳng, stress hay thể hiện cá tính bản thân. Trước thực trạng trên, để văn hóa ứng xử đi vào thói quen trong hành vi của học sinh, chúng ta cần tìm ra nguyên nhân và giải pháp cụ thể, hợp lí để tạo được môi trường văn hóa ứng xử văn minh.
3. NGUYÊN NHÂN:
3.1. Nguyên nhân chủ quan: 
- Bản thân các em có ý thức rèn luyện tu dưỡng đạo đức kém, còn lơ là, đối phó.
- Chưa đề cao chú trọng việc trang bị các kĩ năng sống tích cực cho bản thân.
- Có tư tưởng chây lười, ỉ lại. Chưa thực sự trau dồi các hành vi trong văn hóa ứng xử.
- Một số bạn do có thói quen sinh hoạt từ nhỏ không được uốn nắn kịp thời.
3.2. Nguyên nhân khách quan:
- Do các em còn thiếu sự quan tâm của gia đình. Một số gia đình bố mẹ quá bận rộn để mưu sinh chưa quan tâm con cái đúng mực, chưa uốn nắn kịp thời những hành vi sai lệch của con cái.
- Học chương trình THPT tương ứng với lượng nội dung kiến thức nhiều, sâu, rộng hơn. Vì vậy, trong các trường học việc truyền thụ kiến thức theo yêu cầu của chuyên môn được chú trọng. Từ đó việc giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống chưa được quan tâm thường xuyên, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.
- Một bộ phận học sinh bị ảnh hưởng bởi lối sống lệch lạc của một số thanh niên hư hỏng bên ngoài. Các em muốn cố gắng chứng tỏ cho “bằng chị, bằng anh” nên còn tồn tại những hành vi sai lệch.
4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP:
	Đã đến lúc chúng ta phải thấy được sự cần thiết của việc giáo dục tư tưởng đạo đức và lối ứng xử có văn hoá cho thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh. Từ đó, xây dựng một thế hệ trẻ có sức khoẻ, có trí lực, lòng nhiệt huyết, luôn trau dồi về lý tưởng và đạo đức cách mạng, giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn. Ngoài ra, trong cuộc sống luôn chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, gương mẫu trong cộng đồng, làm tròn bổn phận của người công dân. Do đó tôi thấy cần có một số giải pháp như sau:
4.1. Tìm hiểu chung về văn hóa và văn hóa ứng xử.
4.1.1. Khái niệm văn hóa là gì?
	Văn hóa là toàn bộ những sản phẩm vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình lao động và hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.
Văn hóa biểu hiện trình độ phát triển của xã hội trong từng thời kì lịch sử nhất định
4.1.2.Văn hóa ứng xử là gì?
	Ứng xử là gì? “Ứng xử” là từ gồm có “ứng” và “xử”. Trong đó, “ứng” là ứng phó; “xử” là xử sự, xử lí. Vậy ứng xử là phản ứng của con người trước sự tác động của người khác đến bản thân trong một tình huống cụ thể nhất định.
	Văn hóa ứng xử là gì? Văn hóa ứng xử là cái đẹp, cái giá trị trong ứng xử, nghĩa là ứng xử có văn hóa. Hành vi này bao gồm hệ thống thái độ, khuôn mẫu, kĩ năng ứng xử của cá nhân và cộng đồng người trong mối quan hệ với môi trường xung quanh dựa trên những chuẩn mực của xã hội hướng tới chân – thiện – mĩ.
Hành vi ứng xử văn hóa là những biểu hiện hoạt động bên ngoài của con người, được thể hiện ở lối sống, suy nghĩ và cách ứng xử của con người với môi trường xung quanh trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, hành vi ứng xử văn hóa của cá nhân là khác nhau, nó được hình thành qua quá trình học tập, rèn luyện và trưởng thành của cá nhân trong xã hội.
4.1.3.Yêu cầu của văn hóa ứng xử trong nhà trường THPT Lam Kinh
	Tại trường THPT Lam Kinh, nhà trường luôn coi công tác giáo dục đạo đức là yếu tố cốt lõi trong công tác giáo dục. Đặc biệt trong văn hóa ứng xử của học sinh toàn trường việc đặt ra những yêu cầu nhất định để giữ gìn và phát huy truyền thống của nhà trường được thể hiện khá rõ nét. Cụ thể:
4.1.3.1.Đối với giáo viên, nhân viên nhà trường, khách đến thăm hoặc làm việc với nhà trường:
-Khi giao tiếp phải đảm bảo sự kính trọng, lễ phép. Thái độ khi giao tiếp phải lịch sự, nhã nhặn.
- Khi được hỏi hoặc trả lời phải rõ ràng, đảm bảo trật tự trên – dưới.
-Câu hỏi và câu trả lời phải ngắn gọn, có thưa gửi, cảm ơn.
4.1.3.2.Đối với bạn bè:
-Trong xưng hô phải thân mật, cởi mở, trong sáng.
-Trong quan hệ bạn bè phải đảm bảo tôn trọng, thân thiện.
-Không nên 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_hoa_ung_xu_cua_hoc_sinh_trung_hoc.doc