Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng các phương pháp dạy học mới vào Sinh học Lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng các phương pháp dạy học mới vào Sinh học Lớp 9

Sơ đồ hóa là phương pháp diễn đạt nội dung dạy học bằng ngôn ngữ sơ đồ, ngôn ngữ sơ đồ được thể hiện bằng các ký hiệu khác nhau như hình vẽ lược đồ, đồ thị, bảng biểu...

Phương pháp sơ đồ: là phương pháp khoa học sử dụng sơ đồ để mô tả sự vật hoạt động cho phép hình dung một cách trực quan các mối liên hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc của sự vật, hoạt động, cấu trúc logic của quy trình triển khai hoạt động giúp con người quy hoạch tối ưu, điều khiển tối ưu các hoạt động.

Sinh học là một môn học nghiên cứu các đối tượng sống (cấu tạo, quá trình sinh lý, sinh hóa, mối quan hệ giữa các tổ chức sống với nhau và với môi trường) thì sơ đồ là một kênh truyền tải thông tin có ưu thế tuyệt đối bởi những ưu điểm cơ bản sau:

+ Ngôn ngữ sơ đồ vừa cụ thể, trực quan, chi tiết vừa có tính khái quát, trừu tượng và hệ thống cao. Sơ đồ hóa cho phép tiếp cận với nội dung tri thức bằng con đường logic tổng hợp, phân tích, hệ thống tức là vừa cùng một lúc phân tích đối tượng thành các sự kiện, các yếu tố cấu thành, lại vừa tổng hợp, hệ thống hóa các sự kiện, các yếu tố đó thành một chỉnh thể thống nhất thuậ lợi cho việc khái quát hóa, hình thành khái niệm khoa học- sản phẩm của tư duy lý thuyết.

+ Sơ đồ hóa cho phép phản ánh một cách trực quan cùng một lúc mặt tĩnh và mặt động của sự vật hiện tư­ợng theo không gian, thời gian. Trong dạy học Sinh học ­ưu việt này đ­ược khai thác một cách thuận lợi. Mặt tĩnh th­ường phản ánh yếu tố cấu trúc, mặt động phản ánh hoạt động - chức năng sinh học của các cấu trúc đó. Như­ vậy, sơ đồ hóa nội dung kiến thức sinh học là hình thức diễn đạt tối ­ưu mối quan hệ giữa các yếu tố cấu trúc, giữa các chức năng sinh học, giữa cấu trúc với chức năng của đối t­ượng nghiên cứu.

doc 31 trang Mai Loan 02/05/2025 520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng các phương pháp dạy học mới vào Sinh học Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Mục lục
 Nội dung Trang
 Phần I: MỞ ĐẦU 3
1. Lí do chọn đề tài 3
2. Mục tiêu nghiên cứu 4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4
5. Phạm vi nghiên cứu 4
6. Phương pháp nghiên cứu 4
7. Cấu trúc SKKN 5
 Phần II: NỘI DUNG 5
I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài 5
II. Thực trạng dạy học 6
III. Mô tả và phân tích các giải pháp 8
1.Quy trình xây dựng sơ đồ 8
2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 8
3. Đề xuất các biện pháp 9
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 
3.2. Đề xuất các biện pháp 
IV. Vận dụng phương pháp sơ đồ hóa trong dạy học sinh học 10
phần sinh vật và môi trường
1. Phân tích cấu trúc, nội dung phần sinh vật và môi trường 10
2. Khả năng vận dụng 11
3. Phân loại sơ đồ 11
4. Vận dụng sơ đồ hóa trong thiết kế bài giảng 17
 1 PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
 Sinh học là khoa học về sự sống có mối liên hệ chặt chẽ với môi trường, học 
sinh học không chỉ để biết mà còn để hành động, đặc biệt trong tình hình môi 
trường “đèn đỏ” như hiện nay, tính hiện thực càng rõ ràng hơn bao giờ hết. Lớp 
thế hệ ngay tiếp sau này, các em là người “thừa hưởng” chính yếu nhất những 
tác động của môi trường, vậy sự thật không thể chối cãi, trách nhiệm giữ gìn 
môi trường chính thuộc về các em. Chúng ta đã làm được gì cho các em ngoại 
trừ để một môi trường đầy bất ổn? Chúng ta đã dạy cho các em biết yêu quý 
thiên nhiên, các sinh vật khác, biết tôn trọng và bảo vệ chúng như để chắc chắn 
chương trình sinh học phần “Sinh vật và môi trường” được viết, như là kiến thức 
sinh học trước lúc các em bước vào đời. Nhưng vấn đề lại được đặt ra, làm sao 
học sinh thái thật “dễ”, thật “sâu”, nhớ lâu, dễ áp dụng? Phương pháp sơ đồ hóa 
ra đời nhằm giải quyết tận gốc các vấn đề trên. Bởi vì sơ đồ là một dạng kênh 
thông tin rất thú vị.
 Ngôn ngữ sơ đồ vừa cụ thể, trực quan, chi tiết lại vừa có tính khái quát, trừu 
tượng và hệ thống cao. Nhìn vào sơ đồ, người xem sẽ thấy được từng chi tiết cụ 
thể trong hệ thống toàn diện, tránh cái nhìn phiện diện cục bộ hay quá “vĩ mô”.
 Kênh thông tin chữ thường phản ánh sự vật trong tĩnh tại, nó có ưu thế trong 
việc mô tả liệt kê sự vật, hiện tượng, nó không có khả năng phản ánh trực quan 
sự vận động, phát triển của sự vật hiện tượng như kênh hình đặc biệt là sơ đồ lại 
rất ưu thế về vấn đề này. Sơ đồ cho phép phản ánh một cách trực quan cùng một 
lúc mặt tĩnh và mặt động của các sự vật, hiện tượng theo không gian, thời gian. 
 Phương pháp dạy học bằng sơ đồ hóa luôn bám sát quá trình học tập từ việc: 
hình thành kiến thức mới, củng cố hoàn thiện kiến thức, kiểm tra đánh giá kiến 
thức sau mỗi bài, mỗi chương hay mỗi phần một cách sáng tạo, buộc học sinh 
luôn đặt tư duy trong hoạt động vì vậy dạy bằng sơ đồ hóa cũng gián tiếp rèn 
luyện tư duy logic cho học sinh.
 Phần sinh vật và môi trường cung cấp cho học sinh hệ thống tri thức khoa học 
vững chắc về môi trường, các thành tố môi trường, sự tương tác, vận động phát 
triển và kết quả của chúng. Vì vậy các tri thức môi trường rất thuận lợi được 
diễn đạt bằng sơ đồ, trong đó sơ đồ tĩnh giới thiệu các sự kiện, liệt kê các yếu tố, 
sơ đồ diễn đạt nội dung các kiến thức một cách ngắn gọn, có logic về mặt không 
gian, thể hiện mối quan hệ toàn thể bộ phận, giữa “ giống và loài”, giữa cái 
 3 - Nghiên cứu chương trình sinh học 9 phần sinh vật và môi trường, các giáo trình 
về sinh vật và môi trường làm cơ sở cho việc xây dựng, vận dụng sơ đồ hoá trong 
dạy học.
6.2. Phương pháp điều tra
- Điều tra tình hình giảng dạy phần sinh vật và môi trường ở các trường trung 
học cơ sở.
- Điều tra bằng phiếu hỏi để xác định:
 + Việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nói chung và phương pháp 
sơ đồ hoá nói riêng ở các trường trung học cơ sở.
 + Điều tra phỏng vấn trao đổi: Trao đổi trực tiếp với giáo viên và học sinh để 
thu thập thông tin về vận dụng các phương pháp dạy học tích cực nói chung và 
phương pháp sơ đồ hoá nói riêng ở các trường trung học cơ sở.
6.3. Phương pháp thực nghiệm
 Thực nghiệm giảng dạy sinh học 9 phần Sinh vật và môi trường bằng vận 
dụng phương pháp sơ đồ hoá.
 Sau mỗi bài học, hoặc kiểm tra 15 phút trước mỗi bài học tôi sử dụng một số 
loại sơ đồ hoá để kiểm định chất lượng lĩnh hội kiến thức bằng phương pháp sơ 
đồ hoá.
 Sau khi học hết phần Sinh vật và môi trường tôi tổ chức cho học sinh thực hiện 
bài kiểm tra 45 phút để đánh giá chất lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh.
7. Cấu trúc của SKKN
 Phần I: Mở đầu (7 mục).
 Phần II: Nội dung (5 mục).
 Phần III: Kết luận và kiến nghị .
 PHẦN II: NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
 Sơ đồ hóa là phương pháp diễn đạt nội dung dạy học bằng ngôn ngữ sơ đồ, 
ngôn ngữ sơ đồ được thể hiện bằng các ký hiệu khác nhau như hình vẽ lược đồ, 
đồ thị, bảng biểu...
 Phương pháp sơ đồ: là phương pháp khoa học sử dụng sơ đồ để mô tả sự vật 
hoạt động cho phép hình dung một cách trực quan các mối liên hệ giữa các yếu 
tố trong cấu trúc của sự vật, hoạt động, cấu trúc logic của quy trình triển khai 
hoạt động giúp con người quy hoạch tối ưu, điều khiển tối ưu các hoạt động.
 5 viên sử dụng phương pháp dạy học tích cực, hay hệ thống hóa kiến thức. Vì vậy, 
học sinh không có cái nhìn tổng quát về nội dung kiến thức đang học. Đặc biệt, 
rất ít giáo viên nghe nói đến phương pháp dạy học theo dự án và hầu như chưa 
bao giờ sử dụng mặc dù đây là phương pháp được sử dụng phổ biến ở các nước 
tiên tiến.
 Về phía giáo viên, nguyên nhân chưa đạt yêu cầu là do nhận thức chưa đầy đủ 
của đổi mới phương pháp dạy học, sau đó là hạn chế về trình độ và lòng yêu 
nghề, sự cống hiến cho công việc. Kết quả điều tra thực trạng cho thấy mặc dù 
đã có sự đổi mới trong phương pháp dạy học, tuy nhiên phương pháp đọc chép, 
giảng giải một chiều vẫn là phương pháp dạy học chính. Đó chính là nguyên 
nhân tạo cho học sinh thói quen thụ động trong học tập và làm giảm hứng thú 
đối với môn học. Bên cạnh đó, có rất nhiều giáo viên có trình độ chưa tốt nên 
kiến thức chưa sâu rộng, dẫn tới ngại khai thác kiến thức bài học, ngại trao đổi 
kiến thức với học sinh, giáo viên chưa tích cực bồi dưỡng chuyên môn nghiệp 
vụ, chưa có sự đầu tư chuẩn bị cho từng bài dạy, kiến thức trong mỗi bài dạy, 
kiến thức trong mỗi bài học thường không được hệ thống và liên kết chặt chẽ 
với nhau, nên tạo thành các mảng rời rạc nên học sinh khó nắm bắt. Hầu hết các 
giờ học tốt về cả nội dung lẫn kiến thức và phương pháp đều là các giờ thao 
giảng, dự giờ, kiểm tra hay thi giáo viên dạy giỏi.
 Về phía học sinh, môn sinh học vẫn thường được coi là khó học, thậm chí 
nhiều học sinh có tư tưởng học để thi cử vẫn coi môn học thuộc môn phụ, vì vậy 
các em vẫn thường coi môn đó là môn học bắt buộc phải hoàn thành, dẫn tới 
cách học để lấy điểm. Học sinh vẫn theo nếp học thụ động, lĩnh hội kiến thức 
một chiều từ giáo viên chứ không có sự đào sâu mở rộng hay tư duy phê phán. 
Vì vậy kiến thức thu thập được ít có khả năng ứng dụng thực tế hay sử dụng để 
giải quyết vấn đề. Do cách học và cách dạy không hiệu quả từ ban đầu, rất nhiều 
học sinh bị hổng kiến thức của lớp dưới một cách nghiêm trọng, vì vậy các em 
không còn khả năng lĩnh hội thêm kiến thức mới gây khó khăn cho giáo viên khi 
chuẩn bị và thực hiện bài giảng.
 Chương trình môn học cũng như sách giáo khoa sinh học cũng còn nhiều bất 
cập và là một nguyên nhân gây ra thực trạng trên. Khối lượng kiến thức khá lớn, 
nội dung kiến thức trong sách giáo khoa mới có nhiều điểm khó, tài liệu tham 
khảo còn nhiều hạn chế cũng gây nhiều khó khăn cho công tác giảng dạy của 
giáo viên.m
 7 3. Đề xuất các biện pháp
- Để sử dụng phương pháp sơ đồ hoá trong dạy học phần sinh vật và môi trường, 
trước hết người giáo viên phải nắm vững cấu trúc hệ thống của chương trình 
sinh thái học và tính hệ thống của từng chương, từng bài, từng mục.
- Người giáo viên phải biết kích thích sự hứng thú học tập và phát triển tư duy 
sáng tạo cho học sinh. Muốn vậy phải làm cho bài giảng của mình sinh động, 
hấp dẫn và sâu sắc, kiến thức phải được mở rộng ngoài sách giáo khoa và liên hệ 
kiến thức sách giáo khoa với thực tiễn đời sống nhằm làm phong phú thêm kiến 
thức cho học sinh nhưng phải xác định rõ nhiệm vụ học tập và các bước thực 
hiện nhiệm vụ đó, nghĩa là phải xác định cụ thể mục tiêu bài giảng.
- Trong giờ dạy giáo viên phải biết tạo ra tình huống có vấn đề bằng những câu 
hỏi đúng lúc, gây được sự tò mò cho học sinh, kích thích các em trả lời để giải 
quyết vấn đề. Khi giải quyết được vấn đề, kiến thức của các em sẽ được nâng 
lên một mức cao hơn. Câu trả lời có thể các em phải vận dụng kiến thức thực 
tiễn, kiến thức cũ đã học hay trong sách giáo khoa và các tài liệu khác. Giáo viên 
cần gợi ý cho các em đi đúng chủ đề và trả lời đúng câu hỏi. Muốn làm được 
như vậy giáo viên cần chỉ dẫn chu đáo cho học sinh cách giải quyết vấn đề từng 
bước một, mặt khác phải hình thành và rèn luyện cho các em kỹ năng, kỹ xảo 
nghiên cứu sách giáo khoa.
- Trong mỗi bài giáo viên cần định hướng cho các em mục nào có thể sử dụng 
trong sơ đồ, lập sơ đồ trong tình huống nào là hợp lý và có hiệu quả nhất.
- Giáo viên phải dần hình thành cho các em khả năng tự xây dựng sơ đồ thể hiện 
nội dung của một phần nào đó và cách nhớ bài học theo ngôn ngữ sơ đồ, đọc nội 
dung từ sơ đồ. Đây là một công việc khó khăn và yêu cầu phải hiểu một cách 
sâu sắc bài học. Nhờ đó làm cho học sinh có khả năng tự lực ngày càng cao.
 Tóm lại phần kiến thức sinh vật và môi trường có thể sử dụng phương pháp sơ 
đồ một cách hợp lý nhất bởi tính hệ thống của các kiến thức và mối quan hệ qua 
lại giữa các yếu tố trong chương trình cũng như các quan hệ tác động qua lại 
giữa các yếu tố trong chương trình cũng như các quan hệ tác động tương hỗ giữa 
các cấp tổ chức sống với nhau và với môi trường được đề cập trong sinh thái 
học. Tuy nhiên để sử dụng được phương pháp sơ đồ hoá trong dạy học, giáo 
viên phải hướng học sinh nắm vững cấu trúc bài học, hệ thống các khái niệm 
trong từng bài, từng chương rồi mới đi vào từng phần cụ thể, muốn vậy phải 
 9

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_cac_phuong_phap_day_hoc_moi_v.doc