Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng một số công cụ trực tuyến vào việc dạy và học Tiếng Anh

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng một số công cụ trực tuyến vào việc dạy và học Tiếng Anh

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta hiện nay và trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin trong bối cảnh toàn cầu, làm thế nào để có thể đi tắt, đón đầu, để con người Việt Nam có thể vươn lên tầm cao trí tuệ mới? – Câu trả lời chắc chắn là phải đầu tư, phát triển giáo dục, phải biết ngoại ngữ.

Ngoại ngữ có một vai trò và vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và trong sự phát triển của đất nước. Nói chung, không những vì biết ngoại ngữ là nhu cầu tất yếu của lao động có kĩ thuật cao nhằm đáp ứng các quy trình công nghệ thường xuyên được đổi mới, mà biết ngoại ngữ còn là một năng lực cần thiết với ngườiViệt Nam hiện đại.

Để có thể tiếp cận được tri thức thế giới, trước hết là phải giỏi ngoại ngữ nhằm nuôi dưỡng hiểu biết ngang tầm thời đại. Mỗi người cần phải thông thạo ít nhất một ngoại ngữ, thành thạo chứ không phải biết sơ sài chủ yếu chỉ nhằm ở ứng phó, lấy điểm trung bình để “qua ải” các kì thi của Việt Nam.

Hướng tớithế giới tri thức hiện nay, chúng ta có một phương tiện hữu hiệu vô song: Internet. Việc mở rộng công cụ internet, công nghệ thông tin là khâu quyết định cho việc cập nhật tri thức mới mẻ, hiện đại. Trong hệ thống kiến thức, kỹ năng và thái độ cần hình thành và phát triển vốn hiểu biết cho mọi người, ngoại ngữ có một vị trí vô cùng quan trọng, ngoại ngữ không chỉ là công cụ hữu hiệu trong tay người lao động trong việc khai thác thông tin, tiếp thuthành tựu khoa học kĩ thuật cao và học hỏi kinh nghiệm tốt của các nước trên thế giới về lĩnh vực chuyên ngành của mình mà còn là phương tiện hữu ích cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần cho con người. Nắm được ngoại ngữ, con người có thể hiểu biết sâu sắc hơn nữa về nền văn minh thế giới, mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưuvà phát triển tiềm năng của chính mình.

docx 20 trang Mai Loan 20/12/2023 10077
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng một số công cụ trực tuyến vào việc dạy và học Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Đầu tiên cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban giám hiệu trường THCS Thái Thịnh, những người đã tạo điều kiện để tôi nghiên cứu và thử nghiệm đề tài của mình.
Xin chân thành cám ơn các anh/chị/em đồng nghiệp, đặc biệt các đồng chí giáo viên trong tổ Ngoại ngữ của trường THCS Thái Thịnh và các em học sinh đã giúp tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài.
Đây là sáng kiến kinh nghiệm bắt nguồn và đúc kết từ thực tế giảng dạy của tôi trong 15 năm qua. Các nội dung được dùng để minh họa trong sáng kiến kinh nghiệm này đều mang lại hiệu quả đáng khích lệ trong công tác giảng dạy và được bạn bè đồng nghiệp đánh giá cao. Tôi rất tâm huyết với đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học Ngoại ngữ cấp THCS” và dự định hoàn thiện kinh nghiệm này trong những năm học tiếp theo.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu, nhưng đây chỉ là ý kiến của cá nhân nên không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy rất mong Ban giám hiệu và các đồng chí đồng nghiệp đóng góp ý kiến để đề tài được sớm hoàn thiện.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2018 Người viết
Nguyễn Nguyệt Ngư
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
“ỨNG DỤNG MỘT SỐ CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN VÀO VIỆC DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH”
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta hiện nay và trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin trong bối cảnh toàn cầu, làm thế nào để có thể đi tắt, đón đầu, để con người Việt Nam có thể vươn lên tầm cao trí tuệ mới? – Câu trả lời chắc chắn là phải đầu tư, phát triển giáo dục, phải biết ngoại ngữ.
Ngoại ngữ có một vai trò và vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và trong sự phát triển của đất nước. Nói chung, không những vì biết ngoại ngữ là nhu cầu tất yếu của lao động có kĩ thuật cao nhằm đáp ứng các quy trình công nghệ thường xuyên được đổi mới, mà biết ngoại ngữ còn là một năng lực cần thiết với người Việt Nam hiện đại.
Để có thể tiếp cận được tri thức thế giới, trước hết là phải giỏi ngoại ngữ nhằm nuôi dưỡng hiểu biết ngang tầm thời đại. Mỗi người cần phải thông thạo ít nhất một ngoại ngữ, thành thạo chứ không phải biết sơ sài chủ yếu chỉ nhằm ở ứng phó, lấy điểm trung bình để “qua ải” các kì thi của Việt Nam.
Hướng tới thế giới tri thức hiện nay, chúng ta có một phương tiện hữu hiệu vô song: Internet. Việc mở rộng công cụ internet, công nghệ thông tin là khâu quyết định cho việc cập nhật tri thức mới mẻ, hiện đại. Trong hệ thống kiến thức, kỹ năng và thái độ cần hình thành và phát triển vốn hiểu biết cho mọi người, ngoại ngữ có một vị trí vô cùng quan trọng, ngoại ngữ không chỉ là công cụ hữu hiệu trong tay người lao động trong việc khai thác thông tin, tiếp thu thành tựu khoa học kĩ thuật cao và học hỏi kinh nghiệm tốt của các nước trên thế giới về lĩnh vực chuyên ngành của mình mà còn là phương tiện hữu ích cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần cho con người. Nắm được ngoại ngữ, con người có thể hiểu biết sâu sắc hơn nữa về nền văn minh thế giới, mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu và phát triển tiềm năng của chính mình.
Sự bùng nổ của công nghệ thông tin kéo theo hàng loạt những ứng dụng của nó vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó không thể không kể đến giáo dục đào tạo. Đối với môn Tiếng Anh, việc ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong giảng dạy đóng vai trò rất quan trọng vào sự thành công của quá trình dạy và học. Hiện nay, việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy cho học sinh thể hiện rõ nét nhất qua các “bài giảng điện tử”. Việc ứng dụng CNTT
trong dạy và học Tiếng Anh giúp giáo viên có cơ hội rèn luyện kỹ năng nghe, nói, khả năng diễn đạt Tiếng Anh, khắc phục những hạn chế về ngữ âm, trọng âm, ngữ điệu và là động lực để giáo viên cố gắng vươn lên. Khi ứng dụng CNTT trong giảng dạy làm cho bài giảng của giáo viên luôn uyển chuyển, linh hoạt, thúc đẩy sự tương tác giữa người dạy và người học. CNTT trong đó có máy tính nối mạng Internet là kho dữ liệu khổng lồ phục vụ cho việc giảng dạy, giúp giáo viên và học sinh chia sẻ thông tin, tăng thời gian tự học, tự giải quyết vấn đề (nếu thấy còn vướng mắc trong việc dạy và học).
MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu
Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong việc dạy và học Ngoại ngữ, tôi thấy các thầy cô cần khai thác nhiều hơn nữa kho học liệu sẵn có trên mạng internet để đưa vào bài dạy của mình nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và chất lượng học tập của học sinh. Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mạnh dạn đề xuất một số công cụ trực tuyến hữu hiệu mà các thầy cô có thể khai thác để thiết kế các hoạt động học cũng như xây dựng một bài kiểm tra có chất lượng.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp quan sát: Là phương pháp thu thập thông tin bằng cách tri giác trực tiếp.
Phương pháp tổng hợp tài liệu: Là phương pháp tìm hiểu những sáng kiến kinh nghiệm khác, những bài viết có liên quan đến việc ứng dụng CNTT vào dạy học Ngoại Ngữ.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Là phương pháp kết hợp lí luận với thực tiễn tại trường, đem lý luận phân tích kinh nghiệm của thực tiễn rồi từ những phân tích đó rút ra kết luận những bài học thành công và thất bại, những phát hiện mới và phát triển để hoàn thiện.
ĐÔI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 7A3, 7A6, 8G, 9D, 9E trường THCS Thái Thịnh.
Phạm vi nghiên cứu: Áp dụng cho việc ôn luyện, củng cố kiến thức từ vựng, ngữ pháp, kĩ năng (Nói-Nghe-Đọc-Viết) cho các lớp 6, 7, 8, 9.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2018 đến tháng 3/2019.
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN VÀO VIỆC DẠY HỌC TIẾNG ANH
Cơ sở lý luận
Học ngoại ngữ là một quá trình tiếp nhận, bắt chước, sử dụng máy móc và hình thành kĩ năng kĩ xảo. Do vậy, giai đoạn tiếp nhận kiến thức đóng vai trò cực kì quan trọng trong toàn bộ quá trình học. Nếu học sinh có cách tiếp nhận đúng, phù hợp với khả năng của mình, các em sẽ ghi nhớ rất nhanh và có thể sử dụng linh hoạt ở các giai đoạn tiếp theo.
Theo Howard Earl Gardner, nhà tâm lí học giáo dục người Mỹ, có 8 loại hình trí thông minh:
Thông minh về mặt ngôn ngữ (Word smart): Là trí thông minh bằng lời nói và ngôn ngữ, kể cả nói và viết. Sở hữu loại hình này, học sinh có khả năng truyền tải suy nghĩ và cảm xúc phong phú hơn, thuyết phục hơn. Và “Những người sở hữu trí thông minh ngôn ngữ cũng học ngoại ngữ dễ dàng hơn.”
Thông minh về logic – toán học (Logic smart): Đây là vùng phải làm việc với logic, trừu tượng, lập luận và những con số, giúp học sinh hình thành lối tư duy rõ ràng, khoa học cùng óc phân tích, suy luận đáng nể.
Trí thông minh thiên nhiên (Nature smart): Bao gồm cả khả năng quan sát sâu sắc, sự hiểu biết và yêu thích đối với thế giới tự nhiên. Cũng giống với tương tác giao tiếp, trí thông minh tự nhiên khiến học sinh nhận được năng lượng thông qua tương tác cùng thế giới.
Trí thông minh vận động (Body smart): Đây là vùng dành cho những chuyển động cơ thể. Những học sinh có ưu thế này thường thể hiện sự nổi trội trong các hoạt động thể chất đòi hỏi sự nhanh nhẹn, khéo léo, nhạy bén như các môn thể
thao, diễn xuất hay làm đồ thủ công.
Trí thông minh âm nhạc (Music smart): Đây là vùng trí tuệ phải làm với các giai điệu, âm nhạc và thính giác. Dễ dàng nhận thấy những học sinh có năng khiếu về ca hát, chơi nhạc cụ, sáng tác sở hữu trí thông minh này. Mọi thứ có liên quan đến giai điệu và thính giác đều có thể khơi gợi sự hứng thú và nâng cao khả năng tiếp thu ở học sinh. Vì thế, truyền đạt một kiến thức nào đó thông qua âm nhạc để tận dụng trí thông minh này cũng là một hướng đi rất đúng đắn.
Trí thông minh giao tiếp (People smart): Đây là khu vực phải làm việc với sự tương tác giữa người với người, đặc trưng thường thấy ở những người hướng
ngoại. Khả năng này khiến trẻ dễ dàng kết bạn, mau chóng hòa nhập trong môi trường mới và tiếp nhận năng lượng tích cực thông qua tương tác với bên ngoài.
Trí thông minh nội tâm (Self smart): Đây là vùng phải làm việc hướng nội và phản chiếu năng lực của chính chủ thể. Trí thông minh này giúp học sinh hiểu được bản thân, bao gồm ưu điểm và nhược điểm, khả năng và mong muốn của mình. Nắm được điều này, cha mẹ hoàn toàn có thể chủ động đồng hành cùng con lựa chọn những phương thức phát triển phù hợp.
Trí thông minh không gian - thị giác (Picture smart): Đây là vùng phải làm việc với những tầm nhìn và phán đoán không gian. Điều này giúp học sinh tương tác tốt hơn với thế giới bên ngoài và trau dồi sự nhận thức. Khả năng về thị giác, phương hướng nhạy bén hơn so với mặt bằng chung cũng khiến học sinh sở hữu trí thông minh này có khuynh hướng nghệ thuật phong phú.
Trong một lớp học, mỗi học sinh có một loại hình thông minh khác nhau. Có em thông minh về mặt ngôn ngữ, em khác thông minh về vận động, hoặc về không gian – thị giác. Vậy làm thế nào để cùng một vấn đề kiến thức, với năng lực của học sinh khác nhau mà các em vẫn có thể tiếp thu và ghi nhớ bài như nhau? Chỉ có thể kiến thức đó được tiếp cận dưới nhiều loại hình như: hình ảnh, âm thanh, vận động, giao tiếp, âm nhạc  Nếu một tiết học chỉ đơn thuần chỉ có sách giáo khoa, phấn và bảng thì không thể giúp phần lớn học sinh ghi nhớ được bài. Trong khi các công cụ dạy học tiếng Anh trực tuyến có thể đáp ứng được phần lớn vấn đề này.
Hầu hết tất cả các công cụ trực tuyến được ứng dụng trong việc giảng dạy tiếng Anh đều có hình ảnh, màu sắc đẹp, âm thanh sống động. Các hoạt động mang tính giao tiếp cao, trong đó có cả những hoạt động yêu cầu học sinh phải vận động trong lớp. Chính vì những ưu điểm đó, khi khai thác những công cụ này vào việc dạy học, học sinh trở nên rất hứng thú với bài học. Các em ghi nhớ bài rất nhanh, ghi nhớ lâu hơn và khả năng vận dụng kiến thức tốt hơn.
Thực trạng của việc ứng dụng các công cụ trực tuyến trong việc giảng dạy tiếng Anh tại trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội.
Trong những năm gần đây, trường THCS Thái Thịnh, Đống Đa đã có những chuyển biến lớn lao về phong trào giảng dạy của giáo viên và phong trào học tập của học sinh. Rõ nét nhất là việc ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học ở nhiều bộ môn. Phong trào thiết kế bài giảng điện tử (E-learning) luôn được Ban giám hiệu quan tâm và khởi xướng đầu mỗi năm học. Nhà trường đều có nhiều giải cao cho các bài giảng E-learning hàng năm. Rõ ràng là việc ứng dụng CNTT vào việc giảng dạy luôn được nhà trường quan tâm hàng đầu nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học của thầy và trò trường THCS Thái Thịnh.
Mặc dù hầu hết các phòng học đều được trang bị máy chiếu, nhưng hệ thống wi-fi chưa được phổ biến rộng khắp đến từng phòng học. Giáo viên muốn sử dụng CNTT cho tiết học của mình chủ yếu chỉ dừng lại ở bài giảng được thiết kế trên Powerpoint chứ chưa trực tiếp khai thác các công cụ trực tuyến vào việc tìm kiếm thông tin và thiết kế các hoạt động dạy học. Do đó, phương pháp dạy về lí thuyết là có sự thay đổi tích cực, nhưng trên thực tế vẫn tạo sự nhàm chán cho người học. Đó là chưa kể một bộ phận giáo viên lâu năm, trình độ ứng dụng CNTT chậm, ngại thiết kế các bài giảng trên Powerpoint, dẫn đến việc mặc dù nhà trường có đầu tư lắp đặt máy chiếu thì việc khai thác những trang thiết bị đó cũng chưa thường xuyên hiệu quả.
Riêng về bộ môn Tiếng Anh, đội ngũ giáo viên gồm nhiều thầy cô trẻ, trình độ chuyên môn tốt, khả năng ứng dụng và khai thác CNTT nhanh. Việc ứng dụng CNTT trong các giờ học Ngoại Ngữ đã giúp học sinh có thêm nhiều hứng thú về bộ môn. Điều này được thể hiện rõ trong các giờ học Tiếng Anh trên lớp, các con hăng hái phát biểu, tập trung lắng nghe, tích cực làm việc nhóm, thậm chí chủ động tìm hiểu thông tin về những chủ đề được học trong sách. Tuy nhiên, hứng thú này có thể được tăng lên gấp nhiều lần nếu như các thầy cô khai thác được thêm những công cụ thiết kế các hoạt động học trên internet.
CHƯƠNG 2: NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
KHẢO SÁT HỨNG THÚ HỌC SINH ĐẦU NĂM HỌC 2018 – 2019 Thực tế cho thấy, học lực cũng ảnh hưởng đến hứng thú học tập của học sinh. Các em có học lực khá giỏi thường rất yêu thích môn học. Ngược lại, các em có học lực yếu kém thường không yêu thích, thậm chí là ghét và sợ môn học đó. Chính vì vậy, trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi có đưa kết quả học tập môn tiếng Anh của năm học 2017 – 2018, và kết quả khảo sát hứng thú đối với môn tiếng Anh đầu năm học 2018 – 2019.
Kết quả học lực môn tiếng Anh năm học 2017 – 2018
Lớp
Sĩ số
Giỏi
(%)
Khá
(%)
Trung
bình (%)
Yếu
(%)
Kém
(%)
6A3
51
11,7
27,5
35,2
23,5
2,1
6A6
53
9,4
37,7
20,8
30
2,1
7G
55
55,5
33,3
11,2
0
0
8D
50
8
24
46
22
0
8E
54
20,4
46,3
22,2
11,1
0
Tổng:
263
Khảo sát hứng thú học môn tiếng Anh đầu năm học 2018 – 2019
Lớp
Sĩ số
Rất thích
(%)
Thích (%)
Hơi thích
(%)
Bình thường
(%)
Không thích
(%)
7A3
50
10
30
20
22
18
7A6
53
13
23
23
25
16
8G
54
40
28
19
13
0
9D
50
10
20
18
30
22
9E
54
11
31
13
22,5
22,5
Tổng:
261
GIỚI THIỆU MỘT SỐ CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN HỮU ÍCH CHO VIỆC THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
https://create.kahoot.it/
Giới thiệu về công cụ
Kahoot! là một công cụ học tập dựa trên nền tảng trò chơi, được áp dụng trong công nghệ giáo dục tại các trường học. Trò chơi được sử dụng ở đây là những câu hỏi trắc nghiệm, không chỉ là những câu hỏi lý thuyết đơn thuần, người dùng có thể tích hợp thêm hình ảnh và video vào bài.
Bản chất của Kahoot! là một website, vì thế, người học có thể trả lời những câu hỏi thông qua trình duyệt web trên mọi thiết bị có kết nối internet.
Kahoot! được sử dụng trong hệ thống lớp học tương tác, và câu hỏi sẽ được chiếu trên một màn hình chung. Tất cả người chơi sẽ sử dụng thiết bị của họ (điện thoại thông minh, laptop, PC ...) để trả lời các câu hỏi do giáo viên đưa ra. Những câu hỏi này có thể được tính điểm, và người chơi trả lời nhanh nhất sẽ được cộng điểm thưởng. Điểm sau đó sẽ hiển thị trên bảng thành tích sau mỗi câu hỏi.
Ưu điểm của Kahoot!
Có phiên bản miễn phí;
Dễ sử dụng;
Có sự tương tác cao giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh;
Gây hứng thú cho người học;
Có thể lưu giữ các bài giáo viên đã soạn và chia sẻ với nhiều người khác.
Nhược điểm của Kahoot!
Lớp học cần có kết nối internet;
Học sinh phải có các thiết bị cá nhân như điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng.
Cách khai thác tài liệu sẵn có trên Kahoot!
Mở trang: https://create.kahoot.it/
Đăng kí theo hướng dẫn, sau đó đăng nhập.
Sau khi đăng nhập, giao diện dưới đây sẽ hiện ra.
Mục Discover cho phép người dùng tiếp cận nhiều bài câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến rất nhiều chủ đề trong bài học.
VD: English 9 – Unit 10 (Space travel), giáo viên có thể sử dụng luôn những câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến chủ đề (như trong phần đánh dấu trên) để học sinh có cơ hội tìm hiểu thêm về các hành tinh trong hệ mặt trời.
Cách tạo bài câu hỏi trắc nghiệm trên Kahoot!
Chọn tab Kahoots trên thanh công cụ.
Chọn Create new
Giao diện sau sẽ hiện ra:
Chọn Quiz để tạo các câu hỏi trắc nghiệm; Jumble để tạo các câu hỏi kéo thả đáp án; Survey để thu thập ý kiến người chơi.
Ví dụ về cách tạo câu hỏi trắc nghiệm trên công cụ Kahoot!
Chọn Quiz. Nhấn Create new
Trang hiện ra có giao diện như bên dưới. Viết tên tiêu đề và mô tả tiêu đề. Sau đó nhấn OK, go.
Giao diện sau hiện ra:
Nhấn vào Add question.
1
2
3
4
5
1: Nhập nội dung câu hỏi
2: Chọn thời gian giới hạn cho mỗi câu hỏi
3: Chọn Yes nếu có điểm thưởng cho mỗi câu trả lời đúng
4: Nhập nội dung các đáp án
5: Chọn nếu đó là đáp án đúng
Nhấn Next để nhập câu hỏi tiếp theo. Sau đó chọn Save để lưu lại phần câu hỏi vừa thiết kế.
Cho phép chỉnh sửa nội dung vừa tạo.
Xem trước nội dung vừa tạo.
Bắt đầu chơi với nội dung vừa tạo.
 Chia sẻ nội dung vừa tạo cho người khác.
Tổ chức cho học sinh chơi bằng cách nhấn vào Play it.
Chọn Classic để chơi cá nhân. Chọn Team mode để chơi theo đội. Ví dụ: Chọn Classic
Màn hình máy tính sẽ hiển thị giao diện dưới đây:
Yêu cầu học sinh nhập mã PIN như trên vào thiết bị thông minh cá nhân (điện thoại thông minh, máy tính bảng) và bắt đầu chọn các đáp án của các câu hỏi trắc nghiệm. Học sinh nào có câu trả lời đúng và nhanh nhất sẽ ghi số điểm cao nhất.
Ví dụ minh họa về việc khai thác Kahoot! trong dạy tiếng Anh
Nội dung: English 9 – Unit 11 – Lesson 6 (Skills 2) Mục đích của hoạt động: Chốt phần Listening.
Link: https://create.kahoot.it/details/consolidation/1169ce1d-8796-40c8-9558- 415f40fd9083
https://www.cambridgeenglish.org/teaching-english/
Giới thiệu về công cụ
Cambridgeenglish.org là website chính thức của Nhà xuất bản Đại học Cambridge chuyên về mảng dạy học tiếng Anh. Trang web này dành cho mọi đối tượng (học sinh, giáo viên, phụ huynh, những người nghiên cứu về dạy học tiếng Anh).
Cambridgeenglish.org ngoài việc cung cấp những thông tin hữu ích về các kì thi tiếng Anh Cambridge còn là một kho dữ liệu khổng lồ có thể khai thác cho việc dạy học trên lớp, phù hợp với mọi lứa tuổi. Những dữ liệu này có thể dưới dạng trò chơi, video, bài tập về từ vựng, ngữ pháp giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian chuẩn bị, học sinh lại có hứng thú với bài học.
Cách khai thác
Các hoạt động giao tiếp
Vào trang https://www.cambridgeenglish.org/teaching-english/
Chọn Learning English. Chọn Free activities.
Xuất hiện giao diện:
Ở đây, một loạt các hoạt động được thiết kế theo chủ đề từ vựng hoặc ngữ pháp, có ghi sẵn trình độ tương ứng với từng hoạt động và thời gian dự kiến để tiến hành hoạt động này trên lớp. Giáo viên sẽ không mất nhiều thời gian để chọn hoạt động phù hợp với bài học của mình.
Ví dụ: English 9 – Unit 7 (Recipes and Eating Habits), giáo viên có thể lựa chọn hoạt động như trên. Hoạt động này đúng theo chủ điểm Food, trình độ A1-A2 phù hợp với đối tượng học sinh lớp 9. Thời lượng khoảng 5 phút, thích hợp cho việc khởi động đầu giờ hoặc củng cố cuối bài.
Các trò chơi và phương tiện xã hội
Vào trang https://www.cambridgeenglish.org/teaching-english/
Chọn Learning English. Chọn Games and social media.
Giao diện sẽ hiện ra một danh sách các trò chơi với trình độ khác nhau. Giáo viên có thể khai thác sao cho phù hợp với nội dung bài học và đối tượng học sinh lớp mình.
Đặc biệt khi chọn Youtube – Cambridge English TV, giáo viên có thể cung cấp thêm thông tin cho học sinh về các kì thi Nói theo chuẩn quốc tế.
https://www.onlinevideoconverter.com/youtube-converter
Giới thiệu về công cụ
onlinevideoconverter.com là trang web cho phép người dùng tải một video trên Youtube.com để sử dụng làm tư liệu giảng dạy. Ngoài chức năng này, nó còn là công cụ đổi đuổi các file video, tạo điều kiện cho các file tương thích với các phần mềm trình chiếu trong quá trình soạn giảng.
Cách khai thác
Ví dụ: English 8 – Unit 11 (Communication)
Học sinh được học về các nhà khoa học và các phát minh của họ. Giáo viên có thể tìm kiếm 1 video liên quan đến 1 nhà khoa học trên Youtube.com sau đó đưa vào bài giảng powerpoint của mình.
Bước 1: Mở trang https://www.youtube.com/
Bước 2: Gõ vào cửa sổ tìm kiếm tên 1 nhà khoa học
Bước 3: Chọn 1 video phù hợp với nội dung bài học Bước 4: Sao chép đường link của video trên Youtube.
Bước 5: Mở trang https://www.onlinevideoconverter.com/youtube-converter Bước 6: Dán đường link vào cửa sổ bên dưới và nhấn Start!
Bước 7: Nhấn vào Download để tải video vừa chọn.
Vậy là giáo viên có ngay 1 file video hay, dễ hiểu, đúng chủ điểm và phù hợp với trình độ của học sinh. Và trên hết, video này tạo được hứng thú cho các em khi học một bài có nội dung được đánh giá là không thật sự hợp lí cho học sinh như bài Communication này.
https://mp3cutter.co/
Giới thiệu về công cụ
mp3cutter là công cụ cắt ghép và chỉnh sửa trực tuyến những file âm thanh và hình ảnh.
Công cụ này rất dễ sử dụng, độ chính xác cao, rất thuận tiện, giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian trong quá trình soạn giảng.
Cách khai thác
Cắt 1 file âm thanh
Mở trang https://mp3cutter.co/
Trang có giao diện như trên.
Nhấn Choose files để chọn file cần cắt đã được lưu trong máy tính.
Chọn đoạn âm thanh cần cắt, sau đó nhấn CUT.
Sau khi công cụ xử lí xong file âm thanh đã cắt

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_mot_so_cong_cu_truc_tuyen_vao.docx
  • pdfNgoại_ngữ-Nguyễn_Nguyệt_Ngư.pdf