Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng InfoGraphic trong dạy học Địa lí ở trường Huỳnh Thúc Kháng

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng InfoGraphic trong dạy học Địa lí ở trường Huỳnh Thúc Kháng

Trong thời đại số hiện nay, việc đưa khoa học kĩ thuật, công nghệ các phương tiện truyền thông hiện đại trở nên phổ biến trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống, trong đó có giáo dục. Việc sử dụng kết hợp, hỗ trợ của máy chiếu, thiết bị nghiên cứu và các ứng dụng, phần mềm (như PowerPoint, Kahoot, Menti)… đang góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Do vậy, ứng dụng công nghệ trong dạy học đã và đang là vấn đề quan tâm, thực nghiệm, thực hiện của rất nhiều quốc gia trên thế giới và là một xu thế tất yếu. Tuy nhiên, với lượng thông tin quá lớn yêu cầu học sinh cần ghi nhớ, vận dụng trong các môn học như hiện nay, rõ ràng việc cần có những phương tiện dạy học mới nhằm đơn giản hóa cách thức thể hiện thông tin để hỗ trợ đắc lực cho việc tiếp nhận của người học là một yêu cầu cấp thiết và infographic là một giải pháp hợp lý cho yêu cầu đó.

Infographic có đặc điểm nổi bật là khả năng tổng hợp, khái quát hóa, tính thẩm mĩ, tính sáng tạo cao. Nên infographic có thể trở thành một công cụ, một phương tiện và một giải pháp mới, góp phần nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập bộ môn. Những trang infographic ngắn gọn về nội dung, màu sắc và hình ảnh bắt mắt sẽ thu hút học sinh và hỗ trợ học sinh tốt hơn trong quá trình học môn Địa lí. Mặc dù có nhiều ưu thế nổi trội trong việc truyền tải thông tin, có tiềm năng trong việc cải thiện hứng thú học tập của học sinh nhưng trên thực tế, nghiên cứu và ứng dụng infographic trong dạy học Địa lí vẫn còn là một vấn đề mới mẻ, chưa được khai thác hiệu quả. Đây là cơ sở để giáo viên có thể sử dụng infographic trong dạy học để tối ưu hóa về mặt thời gian và gây hứng thú với người học.

Chương trình Địa lí THPT gắn liền với những kiến thức về tự nhiên, dân cư xã hội, các ngành kinh tế của thế giới, của các nước và Việt Nam. Hiểu biết về Địa lí THPT có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp học sinh hiểu biết về tự nhiên, dân cư xã hội kinh tế của thế giới, các nước cũng như Việt Nam. Phần Địa lí THPT có một lượng kiến thức lớn và nhiều phần nội dung rất hấp dẫn nhưng thời gian trên lớp bị hạn chế. Việc sử dụng infographic trong dạy học Địa lí là một giải pháp hiệu quả khắc phục được hạn chế về thời gian, tiết học trở nên hấp dẫn, sinh động hơn, học sinh chú ý nhiều hơn đến bài học, học sinh nhớ nhanh, nhớ lâu và tổng hợp được kiến thức tốt, giảm bớt đi căng thẳng, buồn chán mà vẫn đạt được mục tiêu học tập đề ra.

docx 65 trang Thu Kiều 11/10/2024 600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng InfoGraphic trong dạy học Địa lí ở trường Huỳnh Thúc Kháng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD & ĐT NGHỆ AN
 TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI :
 ỨNG DỰNG INFOGRAPHIC
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG HUỲNH THÚC KHÁNG 
 LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ
 Năm học 2022 – 2023 MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................1
1- Lí do chọn đề tài................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................1
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.................................................................2
3 1. Khách thể nghiên cứu.......................................................................................2
3.2. Đối tựợng nghiên cứu.......................................................................................2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................................2
5. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................2
6. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................2
7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài...........................................................3
8. Đóng góp mới của đề tài....................................................................................3
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................4
Chương 1. Cơ sở lý luận........................................................................................4
1. Khái quát về infographic ..................................................................................5
1.1 Khái niệm ..........................................................................................................5
1.2. Đặc điểm ..........................................................................................................6
1.3. Ưu điểm............................................................................................................6
1.4. Lợi ích ..............................................................................................................7
1.5. Bố cục...............................................................................................................8
2. Các bước xây dựng một infographic ...............................................................8
3. Vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng infographic Địa lí ở trường THPT ......10
3.1. Vai trò...............................................................................................................10
3.2. Ý nghĩa .............................................................................................................10
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN......................................................................13
1. Khái quát tình hình sử dụng infographic trong các trường phổ thông hiện 
nay...........................................................................................................................13
2. Thực trạng sử dụng infographic trong dạy học Địa lí ở trường THPT 
Huỳnh Thúc Kháng...............................................................................................14
2.1. Khái quát về đặc điểm của trường THPT Huỳnh Thúc Kháng ........................14
2.2. Thực trạng sử dụng infographic Địa lí ở trường Huỳnh Thúc Kháng..............14
2.3. Định hướng sử dụng infographic trong dạy học Địa lí ở trường THPT Huỳnh 
Thúc Kháng .............................................................................................................18 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
 Các chữ viết tắt Từ/cụm từ đầy đủ
THPT Trung học phổ thông
CNTT Công nghệ thông tin
GV Giáo viên
HS Học sinh
DH Dạy học
TB Trung bình
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
SGK Sách giáo khoa
LTTP Lương thực thực phẩm
TN Tốt nghiệp giáo dục học sinh, hình thành và phát triển một số phẩm chất và năng lực nói 
chung cho học sinh trong quá trình dạy học.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 
3 1. Khách thể nghiên cứu
 Khách thể nghiên cứu: toàn bộ quá trình dạy học Địa lí
3.2. Đối tựợng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình tổ chức các hoạt động dạy học có 
sử dụng infographic cho học sinh trong dạy học Địa lí trường THPT Huỳnh Thúc 
Kháng Nghệ An.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
 Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ứng dụng infographic trong 
dạy học Địa lí.
 Nghiên cứu về thực trạng dạy học bộ môn địa lí ở trường phổ thông và sử dụng 
infographic trong dạy học Địa lí THPT ở trường Huỳnh Thúc Kháng.
5. Phạm vi nghiên cứu.
- Về nội dung: Sử dụng infographic trong dạy học một số bài Địa lí 10 và 12
- Về không gian, thời gian:
 + Không gian thực nghiệm: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng.
 + Thời gian: Từ năm học 2021-2022 và năm học 2022-2023.
6. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu: Nguồn tài liệu được sử dụng có thể 
gồm các dạng: các văn bản Nghị định, Nghị quyết; các tài liệu tập huấn chuyên 
môn của Bộ giáo dục và đào tạo; các tài liệu, sách báo chuyên ngành của các tác 
giả, một số trang báo điện tử về giáo dục, sử dụng infograpphic trong dạy học, sách 
giáo khoa Địa lí 10,12...nhằm thu thập thông tin, số liệu liên quan phục vụ cho việc 
nghiên cứu đề tài.
 - Phương pháp phát phiếu điều tra, khảo sát: Tiến hành các cuộc nói chuyện dưới 
dạng hỏi - đáp trực tiếp và lấy phiếu thăm dò giáo viên và học sinh lớp 10 và 12 về 
hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin qua môn Địa lí để xây dựng kế 
hoạch dạy học theo hướng sử dụng infograpphic nhằm phát huy năng lực công 
nghệ cho học sinh thông qua chương trình Địa lí lớp 10, 12. Đây là một cơ sở quan 
trọng để có thể rút ra kết luận về tính hiệu quả của đề tài nghiên cứu.
 - Phương pháp quan sát: Trong quá trình thực hiện đề tài, giáo viên trực tiếp quan 
sát quá trình học sinh học tập tại lớp, trong giờ kiểm tra để tìm hiểu thái độ, hứng 
thú, tính tích cực học tập, kĩ năng làm bài, kĩ năng giải quyết vấn đề của học sinh
 2 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
 Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 được xây dựng theo mô hình 
phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các 
phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và 
phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kì vọng. Quan 
điểm này được thể hiện nhất quán ở nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và 
đánh giá kết quả giáo dục của các môn học.
 Theo Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính 
phủ Phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và 
hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng 
giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020 định hướng đến năm 2025. Ứng dụng và 
đẩy mạnh CNTT hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh 
giá trong tất cả các môn học. Ưu tiên triển khai việc sử dụng thiết bị công nghệ 
hiện đại và việc sử dụng đó phải thiết thực, có hiệu quả.
 Dựa vào công văn số: 2289/SGDĐT-KTKĐ về việc hướng dẫn thực hiện 
nhiệm vụ đổi mới dạy học năm học 2019 - 2020. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng 
CNTT; củng cố, bồi dưỡng kiến thức, phát huy năng lực đội ngũ cốt cán CNTT và 
đội ngũ giáo viên Tin học; khai thác hiệu quả phòng họp trực tuyến, các phần mềm 
quản lý, phần mềm dạy học và thiết bị CNTT đặc biệt là các thiết bị hỗ trợ dạy học 
thông minh. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp dạy 
và học, kiểm tra đánh giá trong tất cả các môn học. Ưu tiên triển khai các giải pháp 
có tính đồng bộ cao (bao gồm kho học liệu số, bài giảng e-learning, phần mềm 
thiết kế bài giảng điện tử, phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo và phần mềm dạy 
học); triển khai ứng dụng CNTT phải thiết thực, có hiệu quả. Với sự phát triển 
nhanh chóng của CNTT, sự xuất hiện của các phần mềm đồ họa hiện đại, 
infographic ngày càng xuất hiện nhiều, phát huy sự sáng tạo và nhanh chóng phổ 
biến trong mọi lĩnh vực. Infographic phát triển dưới nhiều dạng khác nhau và trở 
thành phương tiện truyền tải thông tin dữ liệu trực quan, có tính biểu thị dữ liệu 
theo cách có cấu trúc, đảm bảo tính ngắn gọn trong mục tiêu truyền tải thông tin.
 Vì thế, việc sử dụng infographic trong dạy học sẽ là một phương pháp dạy 
học trực quan mới, nhằm bắt kịp xu hướng của giáo dục hiện đại. Ngoài ra, còn có 
thể xem là một biện pháp hữu hiệu để nâng cao hứng thú học tập của học sinh trên 
lớp, định hướng hoạt động tự học ở nhà và góp phần rèn luyện các năng lực thực 
hành cho học sinh trong học tập.
 Sử dụng infographic trong dạy học nói chung, dạy học môn Địa lí còn là một 
cách tiếp cận của nền giáo dục với xu hướng chung của thời đại, nhằm góp phần 
tạo ra những thế hệ học sinh không chỉ giỏi kiến thức, tư duy sáng tạo mà còn có 
khả năng bắt kịp công nghệ, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
 4 Như vậy, infographic được hiểu đơn giản là thiết kế đồ họa thông tin, cụ thể 
chính là dạng thức thể hiện các thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức bằng hình ảnh 
trực quan. Đây là sản phẩm đồ họa mô tả thông tin về một lĩnh vực, vấn đề nào đó. 
Thông tin trong infographic được giải thích một cách trực quan thông qua các hình 
ảnh.
1.2. Đặc điểm
 Infographic là một sản phẩm độc đáo, thường mang dấu ấn cá nhân, đa dạng 
về màu sắc và cách trình bày. Mỗi infographic gồm có bố cục 3 phần là hình ảnh, 
nội dung và kiến thức. Hình ảnh là sản phẩm của sự phối hợp màu sắc và đồ họa. 
Mỗi một sản phẩm infographic là một sản phẩm thể hiện đồ họa riêng của người 
thiết kế. Cùng một nội dung, thông tin, nhưng cách thể hiện của mỗi người là hoàn 
toàn khác nhau tùy vào góc nhìn của mỗi người cũng như mục đích thành lập 
infographic đó. Nhưng nhìn chung, các infographic đều có chung các đặc điểm sau:
 - Đầu tiên ta thấy infographic mang tính khái quát cao: Tính khái quát của 
infographic được đảm bảo bởi hệ thống hình ảnh biểu tượng cho phép cung cấp 
một lượng lớn thông tin; vừa làm rõ những dữ liệu phức tạp, vừa tổng hợp thông 
tin thông qua cách sắp xếp các nội dung và biểu tượng. Cung cấp thông tin phức 
tạp qua các biểu tượng phù hợp; vừa làm rõ những dữ liệu phức tạp, vừa cho phép 
truyền tải một lượng lớn thông tin thông qua các biểu tượng.
 - Thứ hai, infographic có tính logic: Thông qua infographic, các thông tin sẽ 
trở thành một nội dung có giá trị được đơn giản hóa mà bất kì một người nào cũng 
có thể hiểu. Việc logic các nội dung kiến thức và hệ thống hóa theo một trật tự nhất 
định, được thể hiện trên một trang giấy thể hiện tính khoa học và logic của 
infographic.
 - Thứ ba, infographic có tính sáng tạo: Infographic là một sản phẩm độc đáo, 
mang đậm dấu ấn cá nhân của người thiết kế, đa dạng về màu sắc và ý tưởng trình 
bày. Mỗi một sản phẩm infographic là một sản phẩm thể hiện ý đồ riêng của người 
thiết kế.
 - Thứ tư, infographic có tính thẩm mĩ: So với cách truyền tải nội dung thông 
thường bẳng các đoạn văn bản, infographic gây ấn tượng và hứng thú với người 
đọc về màu sắc, cách thức thể hiện sáng tạo các nội dung. Sự sắp xếp hợp lý các 
hình ảnh, số liệu, thông tin ngắn gọn trong các bố cục hài hòa chính là cơ sở tạo 
nên tính thẩm mĩ của infographic.
1.3. Ưu điểm
 Thông tin trực quan: Infographic mang rất nhiều ưu điểm nổi bật so với hình 
thức trình bày thông tin như truyền thống. Bởi lẽ, thay vì trình bày thông tin dài, 
khô khan, khó tiếp thu và gây nhàm chán cho người đọc, chúng ta có thể thay thế 
thông tin đó bằng những hình ảnh sống động và cụ thể. Những infographic thường 
được bố trí khoa học, đẹp mắt và theo một cách dễ hiểu nhất nhằm giúp người đọc 
có thể hiểu được.
 6

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_infographic_trong_day_hoc_dia.docx
  • pdfVũ Thị Lê, Huỳnh Thúc Kháng, Địa Lý.pdf