Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin giảng dạy bài máy điện xoay chiều 3 pha Công nghệ 12

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin giảng dạy bài máy điện xoay chiều 3 pha Công nghệ 12

Cơ sở lý luận

Đầu thập kỷ 90 của thế kỉ XX, việc sử dụng CNTT để tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học đã trở thành một xu thế mạnh mẽ trên thế giới. Khu vực châu Á đã sửa đổi phần mềm phục vụ cho việc dạy các môn học. Tổ chức NSCU được thành lập cung cấp chương trình giảng dạy máy tính cho học sinh trung học. Ở các nước như: Hoa kỳ, Anh, Ustralia mọi trẻ em đến trường đều được cung cấp các kiến thức về máy vi tính, mạng Internet. Ở Nhật, máy tính và các phần mềm được sử dụng làm công cụ để trình bày kiến thức, rèn luyện kĩ năng, tiếp thu bài mới và giải quyết những vấn đề đặt ra trong tiết học.

Ở Việt Nam, Bộ GD&ĐT đã thành lập trung tâm CNTT để nâng cao xây dựng mô hình thực hành đổi mới phương pháp và nội dung dạy học ở các bậc học. Thực hiện chủ trương này, hầu hết các trường ĐH, CĐ, TH và trường tiểu học đã tự trang bị máy vi tính để học sinh làm quen với CNTT. Như vậy ứng dụng CNTT trong dạy học đã trở thành nhu cầu cấp thiết và đòi hỏi được vận dụng sâu rộng trong các nhà trường. Tuy nhiên, thực hiện có hiệu quả vấn đề này cần phải xây dựng một quy trình ứng dụng CNTT trong dạy học môn học cụ thể, để làm được điều này trước tiên cần phải nắm vững nhiệm vụ và bản chất của quá trình dạy học. Dạy học là một hoạt động nhiều mặt và phức tạp. Để đào tạo được con người phát triển toàn diện. Ngày nay, khoa học kĩ thuật phát triển mạnh như vũ bão khối lượng tri thức của nhân loại tăng và thay đổi theo từng ngày, thì nhiệm vụ phát triển được đặt cao hơn so với hai nhiệm vụ trên, có xu hướng bao quát xuyên suốt quá trình dạy học.

Để hiểu rõ vai trò của nhiệm vụ phát triển chúng ta cần đề cập đến một số vấn đề sau:

- Quá trình dạy học là một quá trình nhận thức được tổ chức một cách đặc biệt. Mục đích của quá trình dạy học là giúp cho học sinh lĩnh hội được những kinh nghiệm xã hội loài người, có điểm đáng lưu ý sau:

- Đó là sự phản ánh những hiện tượng thực tiễn một cách tích cực, chọn lọc.

- Cơ chế của quá trình nhận thức tuân theo công thức nhận thức luận nổi tiếng của Lê - Nin: "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lí, nhận thức hiện thực khách quan."

- Quá trình vận động từ không có kiến thức đến có kiến thức là một quá trình vận động biện chứng đầy mâu thuẫn.

+ Quá trinh dạy học là một quá trình xã hội.

+ Quá trinh dạy học là một quá trình tâm lý. Ngày nay, tâm lý học đã chú ý tới "dạy học phát triển" và đưa ra những kết luận sau:

- Quá trình phát triển không diễn ra như nhau mà mỗi lứa tuổi một hoạt động chủ đạo tương ứng.

- Vấn đề phát triển động cơ học tập có ý nghĩa rất quan trọng đến hiệu quả của quá trình dạy học.

- Phát triển hứng thú nhận thức cũng là một vấn đề quan trọng vì nó tác động trực tiếp tới kết quả học tập, nó diễn ra ngay trong quá trình nhận thức và là điều mà thầy giáo có thể điều khiển trực tiếp trong quá trình dạy học.

Ngày nay, khoa học kĩ thuật đang phát triển mạnh để thích ứng với yêu cầu của xã hội là đào tạo con người phát triển toàn diện, có trí tuệ, đạo đức và có khả năng tự hoàn thiện tri thức của mình, Quá trinh dạy học phải thực hiện song song nhiệm vụ trang bị nội dung tri thức, giáo dục đạo đức và chú trọng trang bị công cụ nhận thức chính là tư duy (nhiệm vụ phát triển).

 

doc 24 trang cuonglanz2a 8883
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin giảng dạy bài máy điện xoay chiều 3 pha Công nghệ 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Đối tượng nghiên cứu của Công nghệ là quá trình lao động kỹ thuật của con người. Đó là quá trình tác động vào thế giới tự nhiên để tạo ra sản phẩm phục vụ lợi ích của con người. Khi nghiên cứu về kỹ thuật - công nghệ cần phải đặt nó trong mối quan hệ với con người, với xã hội, với tự nhiên và môi trường theo quan điểm sinh thái học. Vì cuộc cách mạng Khoa học công nghệ đang đưa đến cho loài người những niềm hy vọng với cả những nỗi lo tai hoạ khôn lường cho nhân loại, tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm...
Đất nước ta đang trên đường tiến tới CNH - HĐH điều đó đặt ra cho môn học Công nghệ ở trường THPT có một nhiệm vụ quan trọng là phải trang bị hiểu biết kĩ thuật, khoa học công nghệ, óc sáng tạo kĩ thuật cho học sinh như thế nào để các em thích ứng với thời đại mới. Để thực hiện được điều này bộ môn Công nghệ phải tự hoàn thiện, tự hiện đại hoá trong việc cải tiến nội dung, phương pháp, tăng cường, đưa thiết bị, phương tiện dạy học tiên tiến vào công tác giảng dạy.
Trong quá trình giảng dạy bộ môn này, môn công nghệ là một môn khó với học sinh vì nó vừa mang tính trừu tượng, vừa mang tính trực quan. Giáo viên khó diễn tả, được các khái niệm, nguyên lí làm việc, khó mô phỏng được cấu tạo của các thiết bị điện, điện tử, máy điệnnên cần sự hỗ trợ của CNTT để mô phỏng kiến thức trừu tượng, tạo hứng thú học tập cho học sinh, việc ứng dụng CNTT vào dạy học các môn học nói chung và môn công nghệ 12 nói riêng là rất thiết thực và mang lại hiệu quả tốt hơn với phần tìm hiểu từ các linh kiện điện tử cho đến các mạch điện tử còn có nhiều khó khăn cả về vấn đề giảng dạy của người thầy, sự tiếp thu của học trò. Xuất phát từ tình hình thực tế trong những năm gần đây Công nghệ thông tin được coi là một trong những ngành khoa học có tốc độ phát triển nhanh nhất, nó mang lại hiệu quả cao cho tất cả các ngành nghề khác nhau trong xã hội nói chung và trong giáo dục nói riêng. Các phần mềm dạy học, các hình ảnh, video và các thiết bị trợ giảng khác có thể trợ giúp các thầy cô trong quá trình giảng dạy. Việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong bài dạy đã góp phần thay thế một số công việc của người giáo viên, cách dạy này đã thể hiện nhiều ưu điểm về mặt sư phạm như khuyến khích sự làm việc độc lập của học sinh, đảm bảo mối liên hệ ngược và cá biệt hoá quá trình học tập. Hiện nay các trường đều được trang bị phòng máy chiếu trong có đầy đủ các thiết bị hiện đại như máy chiếu đa năng, máy chiếu vật thể, máy tính phục vụ cho việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy là rất phù hợp. Chính vì vậy tôi lựa chọn đề tài là “ ứng dụng công nghệ thông tin giảng dạy bài máy điện xoay chiều 3 pha công nghệ 12”. Đây chính là lý do chọn đề tài này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Ứng dụng CNTT trong dạy học phần kỹ thuật điện môn công nghệ 12 ở trường THPT số 1 Bảo Yên nhằm phát triển tư duy kĩ thuật cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Quá trình dạy học, phương pháp dạy học tích cực, ứng dụng CNTT trong dạy học phần kỹ thuật điện tử lớp 12A1, 12A2 ở trường THPT số 1 Bảo Yên.
3.2. Khách thể nghiên cứu. 
Hoạt động dạy, hoạt động học, nội dung và phương pháp dạy học tác động của CNTT đến quá trình dạy của giáo viên và học của học sinh.
3.3. Phạm vi nghiên cứu.
Khai thác và sử phần mềm CAMTASIA STUDIO 9, Adobe Photoshop 7.0, Dùng phần mềm Total Video Converte 3.11, phần mềm Media Player Classie và Macro Media Flash Player 7.0 r14, để đọc các Video Clip và chạy các siêu liên kết trong bài giảng.
Sử dụng các phần mềm thí nghiệm ảo như: Circuitmaker 2000, EAGLE_v4.11Professional Bilingual, Orcad9.2, CrocPhys, proteus 6.9 sp3 để mô phỏng nguyên lý làm việc của các mạch điện tử điều khiển động cơ điện, máy điện.
 để thiết kế những hình ảnh động, các đoạn video, chỉnh sửa ảnh. 
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài SKKN.
4.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu.
Ứng dụng công nghệ thông tin giảng dạy phần kỹ thuật điện tử công nghệ 12.
4.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu.
Nghiên cứu thực trạng quản lý của TTCM ở trường THPT số 1 Bảo Yên.
4.3. Khách thể khảo sát.
Khảo sát, lấy số liệu từ học sinh lớp 12A1, 12A2 ở trường THPT số 1 Bảo Yên
5. Phương pháp nghiên cứu. 
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: nghiên cứu các tài liệu và phương pháp dạy học tích cực, các phần mềm dạy học, chương trình phần kỹ thuật điện tử môn công nghệ 12
- Phương pháp quan sát: Theo dõi, phát hiện và tìm biện pháp giải quyết các vấn đề cấp bách đòi hỏi phải nghiên cứu.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Để khẳng định tính khả thi và hiệu quả của quá trình ứng dụng CNTT vào bài giảng được thiết kế và xây dựng.
6. Những đóng góp chính đề tài.
- Úng dụng CNTT trong dạy học.
- Đối với phân phối chương trình của môn Công nghệ 12 các bài máy điện xoay chiều 3 pha theo phương án sách giáo khoa mới chương trình đại trà
PHẦN II. NỘI DUNG
Chương I: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
Đầu thập kỷ 90 của thế kỉ XX, việc sử dụng CNTT để tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học đã trở thành một xu thế mạnh mẽ trên thế giới. Khu vực châu Á đã sửa đổi phần mềm phục vụ cho việc dạy các môn học. Tổ chức NSCU được thành lập cung cấp chương trình giảng dạy máy tính cho học sinh trung học. Ở các nước như: Hoa kỳ, Anh, Ustralia mọi trẻ em đến trường đều được cung cấp các kiến thức về máy vi tính, mạng Internet. Ở Nhật, máy tính và các phần mềm được sử dụng làm công cụ để trình bày kiến thức, rèn luyện kĩ năng, tiếp thu bài mới và giải quyết những vấn đề đặt ra trong tiết học.
Ở Việt Nam, Bộ GD&ĐT đã thành lập trung tâm CNTT để nâng cao xây dựng mô hình thực hành đổi mới phương pháp và nội dung dạy học ở các bậc học. Thực hiện chủ trương này, hầu hết các trường ĐH, CĐ, TH và trường tiểu học đã tự trang bị máy vi tính để học sinh làm quen với CNTT. Như vậy ứng dụng CNTT trong dạy học đã trở thành nhu cầu cấp thiết và đòi hỏi được vận dụng sâu rộng trong các nhà trường. Tuy nhiên, thực hiện có hiệu quả vấn đề này cần phải xây dựng một quy trình ứng dụng CNTT trong dạy học môn học cụ thể, để làm được điều này trước tiên cần phải nắm vững nhiệm vụ và bản chất của quá trình dạy học. Dạy học là một hoạt động nhiều mặt và phức tạp. Để đào tạo được con người phát triển toàn diện. Ngày nay, khoa học kĩ thuật phát triển mạnh như vũ bão khối lượng tri thức của nhân loại tăng và thay đổi theo từng ngày, thì nhiệm vụ phát triển được đặt cao hơn so với hai nhiệm vụ trên, có xu hướng bao quát xuyên suốt quá trình dạy học.
Để hiểu rõ vai trò của nhiệm vụ phát triển chúng ta cần đề cập đến một số vấn đề sau:
- Quá trình dạy học là một quá trình nhận thức được tổ chức một cách đặc biệt. Mục đích của quá trình dạy học là giúp cho học sinh lĩnh hội được những kinh nghiệm xã hội loài người, có điểm đáng lưu ý sau:
- Đó là sự phản ánh những hiện tượng thực tiễn một cách tích cực, chọn lọc.
- Cơ chế của quá trình nhận thức tuân theo công thức nhận thức luận nổi tiếng của Lê - Nin: "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lí, nhận thức hiện thực khách quan."
- Quá trình vận động từ không có kiến thức đến có kiến thức là một quá trình vận động biện chứng đầy mâu thuẫn.
+ Quá trinh dạy học là một quá trình xã hội.
+ Quá trinh dạy học là một quá trình tâm lý. Ngày nay, tâm lý học đã chú ý tới "dạy học phát triển" và đưa ra những kết luận sau:
- Quá trình phát triển không diễn ra như nhau mà mỗi lứa tuổi một hoạt động chủ đạo tương ứng. 
- Vấn đề phát triển động cơ học tập có ý nghĩa rất quan trọng đến hiệu quả của quá trình dạy học.
- Phát triển hứng thú nhận thức cũng là một vấn đề quan trọng vì nó tác động trực tiếp tới kết quả học tập, nó diễn ra ngay trong quá trình nhận thức và là điều mà thầy giáo có thể điều khiển trực tiếp trong quá trình dạy học.
Ngày nay, khoa học kĩ thuật đang phát triển mạnh để thích ứng với yêu cầu của xã hội là đào tạo con người phát triển toàn diện, có trí tuệ, đạo đức và có khả năng tự hoàn thiện tri thức của mình, Quá trinh dạy học phải thực hiện song song nhiệm vụ trang bị nội dung tri thức, giáo dục đạo đức và chú trọng trang bị công cụ nhận thức chính là tư duy (nhiệm vụ phát triển).
1.1. Bản chất của quá trinh dạy học
Quá trinh dạy học là quá trình tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh dưới sự chỉ đạo của giáo viên nhằm đạt mục đích dạy học. Trong đó, nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan bởi con người và là quá trình tạo tri thức được lưu trữ trong óc của con người.
Quá trình nhận thức gồm hai giai đoạn: 
- Nhận thức cảm tính là sự phản ánh những thuộc tính bên ngoài của hiện thực khách quan, khi chúng tác động trực tiếp đến các giác quan của con người.
- Nhận thức lí tính là quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong nhận thức khách quan, mà trước đó ta chưa biết.
Trong đó nhận thức cảm tính là cơ sở của nhận thức lí tính,nhận thức lí tính tác động trở lại nhận thức cảm tính, nó chi phối khả năng phản ánh của cảm giác, tri giác của con người làm cho cảm giác của con người tinh vi, nhạy bén hơn và làm cho tri giác của con người mang tính lựa chọn và tính ý nghĩa.
Như vậy việc xây dựng một quá trình ứng dụng CNTT trong dạy học chính là xây dựng quá trình tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh với sự hỗ trợ của CNTT, thông qua hai giai đoạn của quá trình nhận thức và đặc biệt là tư duy.
Trong khuôn khổ của đề tài là ứng dụng CNTT trong dạy học môn công nghệ lớp 12 nên ở đây em chỉ đề cập đến phát triển tư duy kĩ thuật cho học sinh.
1.2. Tư duy kĩ thuật 
1.2.1. Khái niệm cấu trúc và đặc điểm của tư duy kỹ thuật
a. Khái niệm 
Một số giáo trình tâm lí giáo dục học về kĩ thuật và dạy nghề ở nước ta mới đưa ra ý kiến ở dạng khái quát "TDKT là một loại tư duy, một dạng hoạt động trí tuệ, của con người khi nghiên cứu, giải quyết các vấn đề xảy ra trong lĩnh vực kĩ thuật.
Như vậy TDKT là một quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật hay hiện tượng mang tính kỹ thuật. Tư duy kỹ thuật biểu hiện sự thống nhất chặt chẽ giữa các thành phần lý thuyết và thực hành của hành động, trong đó sự tác động qua lại và kết hợp không ngừng giữa các hành động trí óc với hành động thực hành.
Như vậy muốn phát triển TDKT, đồng thời tiến hành hàng loạt các thao tác trí óc, kết hợp với các hành động thực hành, làm cho chúng hỗ trợ, kiểm tra và thúc đẩy lẫn nhau. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học sẽ nâng cao khả năng cung cấp, củng cố kiến thức lý thuyết cho học sinh thông qua thao tác tìm kiếm lựa chọn và so sánh các thông tin, đồng thời với sự hỗ trợ của các phần mềm, học sinh được quan sát và thao tác trực tiếp trên máy tính. Tư duy kỹ thuật có mối liên hệ lẫn nhau rất chặt chẽ giữa các thành phần hình ảnh và khái niệm của hoạt động. Sự tưởng tượng không gian có ý nghĩa nhất định trong lĩnh hội một số tri thức lý thuyết. Thành phần hình ảnh đóng vai trò là điểm tựa khi lĩnh hội các tri thức lý thuyết, tạo điều kiện dễ dàng cho quá trình nắm vững và cụ thể hoá khái niệm. Điều này có ở trong nhiều dạng hoạt động và trong cả một loạt các lĩnh vực dạy học. Đối với tư duy kỹ thuật, hai thành phần hình ảnh và khái niệm có giá trị như nhau và cần thiết ngang nhau. Tư duy kĩ thuật có tính tính thiết thực và linh hoạt cao, tính thiết thực và linh hoạt được biểu hiện; quá trình tư duy kỹ thuật được giải quyết bằng bài toán kĩ thuật hay một bài toán công nghệ cần phải được hoàn thiện trong một thời gian hạn chế. Việc xử lý các tình huống kĩ thuật để đảm bảo thời gian là một đòi hỏi của thực tiễn hoạt động; con người phải biết định hướng, xử lý thật nhanh lượng thông tin truyền tới, vận dụng thuần thục những tri thức sẵn có; Khi tiến hành tư duy kỹ thuật tính linh hoạt của nó không chỉ thể hiện tính sẵn sàng được áp dụng vào thời điểm cần thiết mà còn thể hiện ở khả năng con người biết vận dụng hợp lý và có hiệu quả các tri thức đã có vào những điều kiện khác nhau thể hiện mối quan hệ giữa ba thành phần trong cấu trúc của TDKT: Khái niệm, hình ảnh, thực hành. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học có tác dụng trực tiếp đến các mối quan hệ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trực quan sự vật và hiện tượng tạo dựng hình ảnh về đối tượng, cụ thể hoá các khái niệm và đặc biệt có thể luyện tập các thao tác đối tượng thông qua mô hình động.
2. Khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học.
Ứng dụng CNTT trong dạy học có rất nhiều ưu điểm nổi bật phù hợp với mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông. Để có thể ứng dụng CNTT vào dạy học trong nhà trường thì trước tiên giáo viên phải hiểu biết hay nhận thức đúng về vấn đề này. Tìm ra những ưu nhược điểm của việc ứng dụng CNTT trong dạy học để phối hợp với các phương pháp dạy học nhằm đạt được hiệu quả dạy học. Với mục đích như vậy em đã tiến hành khảo sát việc ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung và môn công nghệ 12 nói riêng 
2.1. Đối tượng và nội dung khảo sát.
	* Đặc điểm tình hình học sinh trong trường THPT số 1 Bảo Yên	. 
	Một vấn đề cần quan tâm là đối tượng học sinh tôi trực tiếp giảng dạy là Học sinh khối 12 trường THPT số 1 huyện Bảo Yên với đặc điểm học sinh ở vùng miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Trình độ nhận thức các em không đồng đều, các em đại đa số không thích học môn Công nghệ. Mặt khác địa bàn khu vực còn chưa có nền công nghiệp phát triển. Như vậy việc áp dụng phương pháp dạy học mới để tiếp cận phù hợp với đối tượng học sinh là rất khó khăn. Tuy nhiên, với việc hình thành phương pháp học mới cho học sinh sẽ có tác dụng cho học sinh cảm thấy hứng thú và yêu thích môn học.
	* Từ thực tế sau khi khảo sát một số học sinh lớp 12 tại trường THPT số 1 Bảo Yên về một số mặt:
	- Nhận thức của học sinh về ứng dụng CNTT trong dạy học 
	- Mục đích của việc ứng dụng CNTT trong dạy học 
	- Tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng tới thực trạng nói trên 
	- Sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT trong dạy học.
	2.2.Phương pháp khảo sát	
	Trong quá trình nghiên cứu và khảo sát em đã sử dụng một số phương pháp sau: Phương pháp quan sát: Tiến hành dự giờ của một số thầy cô trong trường, theo dõi quá trình giáo viên sử dụng chuẩn giáo án, phương tiện dạy học, cơ sở vật chất và tiến trình lên lớp, tổ chức hướng dẫn học sinh học tập chiếm lĩnh tri thức, từ đó biết được giáo viên đã sử dụng những phương pháp dạy học nào, những phương tiện gì cho từng nội dung dạy học đánh giá sơ bộ về kết quả dạy học. Phương pháp đàm thoại: Để thu nhận trực tiếp thông tin phản hồi về vấn đề cần tìm hiểu, em đã trực tiếp trao đổi với cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh để thấy được quan điểm ứng dụng CNTT trong dạy học.
	2.3. Kết quả khảo sát.
	Tiến hành khảo sát tại các lớp 12A1, 12A2, 12A9, 12A10 trường THPT số 1 Bảo Yên với tổng số phiếu phát ra là 137 phiếu ( lớp 12A1, 12A2 lớp mũi nhọn của nhà trường)
	* Kết quả:
TT
Mức độ
Lớp 12A1, 12A2
Lớp 12A9, 12A10
Số phiếu
Tỉ lệ
(%)
Số phiếu
Tỉ lệ
(%)
1
Rất muốn
67
100,0
64
91,4
2
Bình thường
0
0,0
4
5,71
3
Không cần thiết
0
0,0
2
2,85
	* Kết luận quá trình khảo sát
	Dạy học theo hướng ứng dụng CNTT trong dạy học cho phép nâng cao được tính tích cực của học sinh, giúp học sinh lĩnh hội được các tri thức một cách hiệu quả, làm cho quá trình dạy học đạt kết quả cao hơn.
CHƯƠNGII
ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC CÔNG NGHỆ 12
1. Ứng dụng CNTT trong dạy học công nghệ 12
	Việc ứng dụng CNTT trong dạy học là một công cụ phục vụ đắc lực giúp cho việc xây dựng các kiến thức mới, tăng cường cho học sinh trực quan sinh động các đối tượng kĩ thuật để tạo dựng hình ảnh trực quan cảm tính, làm cho bài giảng trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn bằng những phần mềm dạy học và kết hợp với các phươp pháp dạy học khác. Khai thác, trải nghiệm kiến thức và có thể trực tiếp thao tác trên máy vi tính,hình thành vững chắc cho học sinh các khái niệm kĩ thuật, tạo dựng và khắc sâu trong học sinh hình ảnh về đối tượng mà khái niệm nói tới, rèn luyện khả năng quan sát và thao tác, góp phần hình thành và phát triển TDKT, làm cho người học thấy hứng thú hơn, giờ học trở nên sôi nổi hơn, học sinh tiếp thu bài nhanh hơn.
2. Tình hình sử dụng máy tính và phần mềm trong dạy học môn công nghệ 12
	2.1. Phần mềm dạy học.
	Phần mềm dạy học thực chất là một chương trình với những thông tin và quá trình xử lý tự động cho máy tính tuỳ theo bản thân của thông tin và chất lượng xử lý các thông tin đó mà người ta phân thành các dạng phần mềm sau:
 + Dạy học có sự hỗ trợ của máy tính trong đó máy tính làm chức năng là công cụ học tập một nội dung.
 + Trình bày bài giảng nhờ máy tính.
 + Học tập do máy tính quản lý trong đó máy tính làm chức năng là công cụ quản lý học tập 
 Đặc biệt khi khai thác và sử dụng phần mềm thì tuỳ theo mục đích của người sử dụng mà chọn phần mềm đóng hay mở. Phần mềm mở là người sử có thể đưa được ý đồ sư phạm hoặc ý kiến cá nhân của mình.
 2.2. Vai trò của phần mềm trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
	Phần mềm dạy học công nghệ đa phương tiện có khả năng trình bày một cách trực quan, tinh giản, dễ hiểu, giúp học sinh nhanh chóng tiếp thu được kiến thức. Phần mềm dạy học, công nghệ đa phương tiện dễ dàng cung cấp những tài liệu cần thiết cho mỗi môn học, thích hợp với nhiều đối tượng học sinh.
	Trước đây giao tiếp với người với máy tính dựa trên giao tiếp bằng văn bản đơn thuần, kém hấp dẫn. Ngày nay giao tiếp với công nghệ đa phương tiện: thể hiện bằng âm thanh, hình ảnh, tiếng nói, phim, đồ hoạ và văn bản được kết hợp với nhau thành một chỉnh thể rất hấp dẫn đối với học sinh. Học sinh thông qua hoạt động của đôi tay và bộ não sẽ rất thích thú khi yêu cầu của mình đề ra được thực hiện gần như tức thời, điều này có tác dụng kích thích hứng thú mạnh mẽ trong hoạt động tự học.
	Những hình ảnh rõ ràng, màu sắc sinh động, kèm theo những đoạn văn bản, giọng nói, điệu nhạc tác động đồng thời hoặc kế tiếp nhau lên các giác quan sẽ giúp học sinh tự mình "mắt thấy tai nghe, tay làm, óc nghĩ" trong quá trình học tập và rèn luyện, nhờ đó mà học sinh có thể nắm vững kiến thức,dần dần hình thành được kĩ năng, kĩ xảo cần thiết.
	Phần mềm cho phép giáo viên lựa chọn các tài liệu trực quan cần thiết cho từng phần của bài học và sử dụng chúng thuận tiện trong dạy học. Nó cho phép giáo viên mô phỏng, minh hoạ nhiều quá trình, hiện tượng trong thực tiễn xã hội mà học sinh có thể quan sát trực tiếp trên lớp, trong điều kiện nhà trường hoặc khó có thể thực hiện nhờ các phương tiện khác. Phần mềm dạy học có thể giúp cho việc cá thể hoá cao độ do nó có khả năng mô phỏng kiến thức cần trình bày một cách phù hợp với trình độ học tập của từng học sinh.
	Như vậy, day học bằng CNTT đã tái thiết ở trình độ cao hơn hình thức dạy học cá nhân trong dạy học truyền thống, máy tính làm việc với toàn bộ học sinh nhưng theo tiến độ riêng cho từng học sinh.
	Học sinh không bị hạn chế theo thời gian biểu, việc dạy học có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi do máy tính có thể đấu thành mạng trong phạm vi một trường, nhiều trường, trong cả nước thậm trí một số nước hoặc trên mạng Internet. Như vậy máy tính càng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong quá trình dạy học vì:
	+ Máy tính là phương tiện hữu hiệu để giáo viên cung cấp thông tin, tín hiệu và xử lý các tín hiệu bên ngoài, tín hiệu phản hồi. Học sinh tự thu nhận tín hiệu và các mối quan hệ ngược bên trong một cách thường xuyên để tự kiểm tra và tự điều khiển quá trình học tập.
	+ Máy tính mở rộng đáng kể khả năng cung cấp thông tin học tập.
	+ Cho phép tăng cường hứng thú, lôi cuốn một cách tích cực học sinh trong quá trình học tập.
 + Mở rộng sự lựa chọn các bài tập áp dụng.
2.3. Giới thiệu về phần mềm trong việc đổi mới phương pháp dạy học
* Phần mềm Crocodile Physics dạy bài động cơ không đồng bộ 3 pha.
* Phần mềm Crocodile POWERPOINT.
* Phần mềm Adobe Photoshop 7.0
* Phần mềm Ulead VideoStudio 9
Cát, chỉnh sửa, định dạng các đoạn video
* Phần mềm Macromedia FLASH
Vẽ, thiết kế c

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_giang_day.doc
  • docBang tom tăt SKKN.doc