Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức học ngoại ngữ cho cán bộ giáo viên trong trường Trung học Phổ thông chuyên Lào Cai

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức học ngoại ngữ cho cán bộ giáo viên trong trường Trung học Phổ thông chuyên Lào Cai

Chức năng của ngôn ngữ:

 Ngôn ngữ có nhiều chức năng khác nhau, trong đó có hai chức năng cơ bản, quan trọng nhất là chức năng làm phương tiện giao tiếp và làm phương tiện để tư duy.Khi nói về bản chất xã hội của ngôn ngữ là chúng ta nói về các chức năng khác nhau của ngôn ngữ trong xã hội. Ngôn ngữ mang trong mình nó cả những đặc điểm của cấu trúc lẫn chức năng, trong đó chức năng giao tiếp là chức năng nổi bật, chi phối các chức năng khác. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất bởi các lý do sau:

- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp được sử dụng rộng rãi trong xã hội, trong tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực chuyên môn khác nhau.

- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp gốc, giữ vai trò chủ đạo trong các phương tiện giao tiếp. Các phương tiện giao tiếp khác hoặc có tính chất phụ trợ (điệu bộ cử chỉ) hoặc có tính phái sinh, xuất hiện sau ngôn ngữ, dựa vào ngôn ngữ mà tồn tại, chỉ có thể giải thích được bằng ngôn ngữ.

- Ngôn ngữ là phương tiện phong phú nhất về khả năng giao tiếp, có thể biểu đạt chính xác tất cả các nội dung tư tưởng, tình cảm của con người.

Khi giao tiếp, tín hiệu ngôn ngữ đã tác động trực tiếp đến con người thông qua hai giác quan quan trọng nhất là thính giác và thị giác để có thể truyền đạt các thông tin.

 Vì vậy, học ngoại ngữ, tức là học một ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ, cũng không thể không tính đến các đặc trưng và chức năng ngôn ngữ của nó như là một công cụ để tìm hiểu, giao tiếp với một nên văn hóa khác.

 

doc 21 trang cuonglanz2a 5200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức học ngoại ngữ cho cán bộ giáo viên trong trường Trung học Phổ thông chuyên Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔ CHỨC HỌC NGOẠI NGỮ CHO CÁN BỘ GIÁO VIÊN
TRONG TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÀO CAI
	THÔNG TIN VỀ ĐỀ TÀI
Thời gian thực hiện đề tài : Từ 4/2009 đến 4/2013
Mục tiêu nghiên cứu 
Nghiên cứu nhiệm vụ, nhu cầu và khả năng học ngoại ngữ của giáo viên và học sinh trường THPT chuyên tỉnh Lào Cai, thực hiện các biện pháp để đáp ứng nhu cầu và phát triển năng lực học tiếng Anh, tiếng Trung cho các đối tượng này trong một thời gian đủ dài, dự kiến 5 năm.
Nội dung nghiên cứu
- Học tập kinh nghiệm dạy và học ngoại ngữ ở một số nước trên thế giới : mục đích học ngoại ngữ, tổ chức học và thi ngoại ngữ
- Đánh giá kinh nghiệm dạy và học ngoại ngữ của học sinh THCS và THPT trong những năm qua ở Việt Nam và Lào Cai;
- Tìm hiểu nhu cầu và khả năng học ngoại ngữ của giáo viên trường THPT chuyên Lào Cai
- Tổ chức học 2 ngoại ngữ tiếng Anh và tiếng Trung cho giáo viên nhà trường, theo dõi, điều chỉnh và đúc kết bài học kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả.
Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp đồng thời giữa nghiên cứu lý thuyết và tổ chức thực hiện, nghiên cứu thực tiễn:
- Nghiên cứu tình hình dạy học ngoại ngữ của các nước trên thế giới và Việt Nam, các văn bản, tài liệu, sách, báo, tạp chí,..liên quan đến dạy và học ngoại ngữ của học sinh phổ thông, sinh viên đại học, thông báo kết quả các hội thảo về dạy và học ngoại ngữ...
- Khảo sát, điều tra nhu cầu và khả năng học ngoại ngữ và tình hình dạy và học ngoại ngữ, trao đổi, phỏng vấn giáo viên, cán bộ quản lý, học sinh, lấy ý kiến chuyên gia, tổ chức các lớp học ngoại ngữ, đánh giá rút kinh nghiệm...
 - Tổ chức lớp học, khảo sát mức độ tiến bộ về ý thức, khả năng cũng như các khó khăn, vướng mắc nảy sinh để tìm giải pháp khắc phục
- Nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm để đưa ra các bài học nhằm áp dụng cho giai đoạn tiếp theo。
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. Cơ sở lí luận
 1. Chức năng của ngôn ngữ:
 Ngôn ngữ có nhiều chức năng khác nhau, trong đó có hai chức năng cơ bản, quan trọng nhất là chức năng làm phương tiện giao tiếp và làm phương tiện để tư duy.Khi nói về bản chất xã hội của ngôn ngữ là chúng ta nói về các chức năng khác nhau của ngôn ngữ trong xã hội. Ngôn ngữ mang trong mình nó cả những đặc điểm của cấu trúc lẫn chức năng, trong đó chức năng giao tiếp là chức năng nổi bật, chi phối các chức năng khác. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất bởi các lý do sau:
- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp được sử dụng rộng rãi trong xã hội, trong tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp gốc, giữ vai trò chủ đạo trong các phương tiện giao tiếp. Các phương tiện giao tiếp khác hoặc có tính chất phụ trợ (điệu bộ cử chỉ) hoặc có tính phái sinh, xuất hiện sau ngôn ngữ, dựa vào ngôn ngữ mà tồn tại, chỉ có thể giải thích được bằng ngôn ngữ.
- Ngôn ngữ là phương tiện phong phú nhất về khả năng giao tiếp, có thể biểu đạt chính xác tất cả các nội dung tư tưởng, tình cảm của con người. 
Khi giao tiếp, tín hiệu ngôn ngữ đã tác động trực tiếp đến con người thông qua hai giác quan quan trọng nhất là thính giác và thị giác để có thể truyền đạt các thông tin.
 Vì vậy, học ngoại ngữ, tức là học một ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ, cũng không thể không tính đến các đặc trưng và chức năng ngôn ngữ của nó như là một công cụ để tìm hiểu, giao tiếp với một nên văn hóa khác.
2. Nhu cầu học ngoại ngữ:
 Nhu cầu học ngoại ngữ của đối tượng nghiên cứu gồm nhu cầu chủ quan (liên quan đến người học) và nhu cầu khách quan (các yếu tố tác động đến việc học ngoại ngữ). 
 Nhu cầu học ngoại ngữ được thể hiện ở bảng tóm tắt sau:
Nhu cầu chủ quan
Nhu cầu chung
Vui chơi, học tập, giao tiếp 
Nhu cầu riêng
Các đặc tính tâm - sinh lí cá nhân
Nhu cầu khách quan
Nhu cầu trực tiếp
Chương trình, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học, giáo viên dạy
Nhu cầu gián tiếp
Môi trường, gia đình, xã hội, nhiệm vụ liên quan đến sử dụng ngoại ngữ
Nhu cầu học ngoại ngữ trước hết là do những nhu cầu khách quan tạo thành. Những nhu cầu khách quan tác động dần dần đến người học và khơi dậy nhu cầu chủ quan phát triển. Nhưng nhu cầu học ngoại ngữ của người lớn có nhiều điểm khác với nhu cầu học ngoại ngữ của lứa tuổi thiếu niên. Nếu như nhu cầu học ngoại ngữ của người lớn bắt đầu từ nhu cầu riêng của bản thân và đòi hỏi của công việc thì ở học sinh lại bắt đầu từ những yếu tố gần gũi, tác động trực tiếp đến việc học của các em.
            Khả năng học ngoại ngữ chính là những gì ảnh hưởng đến việc học ngoại ngữ nhanh hay chậm, dễ hay khó của một cá nhân trong một khóa học ngoại ngoại ngữ . 
Khả năng học ngoại ngữ của một cá nhân được biểu hiện ở các yếu tố: 
a/ Khả năng bên trong (chủ quan) tác động trực tiếp là các phẩm chất ngôn ngữ, phẩm chất sinh lí – thần kinh ngôn ngữ, gián tiếp tác động là các đặc điểm nhân cách, các yếu tố liên quan đến động cơ, ý chí, thái độ, động lực,..
b/ Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến khả năng học ngoại ngữ là độ tuổi bắt đầu học và thời gian học; 
c/ Yếu tố bên ngoài (khách quan): tác động trực tiếp là chương trình, sách giáo khoa, giáo viên và điều kiện, môi trường học tập, gián tiếp tác động là gia đình và môi trường xã hội.
II. Cơ sở thực tiễn
1. Thuận lợi:
 1.1 Về cơ sở pháp lý:
 - Ngay từ năm 1996 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản hướng dẫn chỉ đạo việc dạy học ngoại ngữ trong các trường học 2 buổi/ngày; Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông cũng đưa ra tiêu chí đánh giá cán bộ giáo viên về thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ.
 - Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020.
 - Trong Đề án phát triển hệ thống trường THPT chuyên đến năm 2020, Bộ Giáo dục đào tạo đã đề ra nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng để các giáo viên dạy 5 môn tự nhiên: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học và Tin học có thể dùng tiếng Anh để giảng dạy chuyên môn. Điều này tạo cơ sở pháp lý để các trường chuyên xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ cho giáo viên.
1.2 Về điều kiện dạy và học ngoại ngữ:
 - Trong những năm gần đây, Lào Cai đã có những chuyển biến rất tích cực cả về kinh tế, văn hoá, giáo dục. Đặc biệt, sự phát triển của kinh tế và du lịch đã đưa rất nhiều khách nước ngoài đến Lào Cai( Năm 2012 có 375.530 khách nước ngoài/ tổng số 948.610 du khách đến Lào Cai, bình quân mỗi ngày có hơn 1000 người nước ngoài đến Lào Cai). Vì vậy cơ hội giao tiếp cũng như nhu cầu học và sử dụng ngoại ngữ cho việc làm ăn, kinh doanh của địa phương ngày càng tăng .
 - Đội ngũ cán bộ giáo viên của trường hiện nay đa số còn trẻ, còn khả năng tiếp thu, lĩnh hội cái mới, có ý thức và quyết tâm học hỏi, phấn đấu vươn lên để khẳng định mình. Lãnh đạo nhà trường có ý thức gương mẫu trong học và sử dụng ngoại ngữ.
 - Học sinh nhà trường thông minh, có hứng thú học tập. Nhiều em có khả năng tự học, tự nghiên cứu tốt . Đã có nhiều giáo viên, học sinh của trường chuyên Lào Cai đi du học nước ngoài tạo tự tin và cung cấp kinh nghiệm cho các thế hệ đi sau, đặc biệt là kinh nghiệm học ngoại ngữ để có thể tham gia chương trình này.
- Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã tạo điều kiện thuận lợi cho thầy và trò tiếp cận thông tin mới và các tài liệu học tập phong phú và cũng là nhân tố tạo động lực cho việc thay đổi cách thức dạy và học ngoại ngữ. Sự quan tâm đầu tư, giúp đỡ của chính quyền, ngành giáo dục và cha mẹ học sinh đã giúp cho nhà trường có được đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ đủ năng lực, trình độ, có cả giáo viên bản ngữ và các trang thiết bị tương đối hiện đại, đầy đủ để phục vụ giảng dạy, học tập, trong đó có việc dạy và học ngoại ngữ.
 2. Khó khăn:
 2.1 Chương trình học ngoại ngữ ở Việt Nam còn lạc hậu, nặng về dạy ngữ pháp chạy theo thi cử, chưa chú trọng việc dạy ngoại ngữ như một công cụ giao tiếp.Việc này gây khó khăn cho các trường về thời lượng, nội dung và cách thức tổ chức học ngoại ngữ.
       2.2 Trình độ của giáo viên ngoại ngữ ở Lào Cai còn bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu tối thiểu của việc giảng dạy. Trong kỳ khảo sát trình độ giáo viên tiếng Anh theo chuẩn châu Âu do Sở Giáo dục-Đào tạo tổ chức năm 2012, hầu hết giáo viên tiếng Anh cua tỉnh không đạt chuẩn, nhất là về các kỹ năng giao tiếp như nghe, nói...    
 2.3 Nhiều người học ngoại ngữ có thái độ, tinh thần học tập đúng mực, nhưng lại thiếu phương pháp khi học môn học này. Gần 60% số người được hỏi cho biết, họ chỉ học và làm bài trước khi lên lớp hoặc trước khi thi mà không học hàng ngày, đặc biệt là ít bố trí thời gian luyện nghe và ngại nói.. 
 Qua đó ta thấy đa số người học nhận thức được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ, nhưng vẫn còn một tỷ lệ khác xa giữa nhận thức và thực tế. Họ cũng thấy được tầm quan trọng của môn học này, nhưng cũng chỉ có khoảng 30% là học tập nghiêm túc, có quyết tâm .
 Ví dụ: Tại hội nghị triển khai đề án dạy và học ngoại ngữ trong trường đại học ngày 23-12-2011 của Bộ Giáo dục và đào tạo có rất nhiều thông tin về sự bất cập nêu trên.
 + Với câu hỏi: “Có bao nhiêu phần trăm HS yếu kém kỹ năng nghe nói?”, “đáp số” ở HS là 78%, ở giáo viên (GV) là 70%, ở cán bộ quản lý là 73% và ở phụ huynh HS là 75%. Vào cuối năm 2011, theo kết quả đánh giá của các tổ chức như Hội đồng Anh, Trung tâm giáo dục Apollo về trình độ tiếng Anh theo tiêu chuẩn quốc tế của 20 nước được khảo sát thì HS Việt Nam xếp thứ 8/20 về khả năng đọc và viết, nhưng lại xếp thứ 18/20 về khả năng nghe nói.
 + Nguyên nhân thì có thể kể đến các yếu tố như chương trình, điều kiện dạy và học, đội ngũ GV và phương pháp đánh giá
Dù đã được biên soạn theo hướng giao tiếp với bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, nhưng chương trình môn tiếng Anh hiện vẫn chưa thực sự hiện đại, còn thiếu thời gian để chuyển tải, mức độ cập nhật không cao và vẫn rơi vào tình trạng người lớn buộc trẻ con học theo cách nghĩ của mình.
Theo các chuyên gia giáo dục, ngoại ngữ là môn dạy kỹ năng, nên đòi hỏi phải được rèn luyện nhiều, nghĩa là phải tổ chức nhiều hoạt động trong giờ học và quan trọng hơn cả là GV phải có kỹ năng nghe nói tốt. Thế nhưng nhiều giáo viên đều tốt nghiệp sư phạm tiếng Anh, thậm chí tốt nghiệp khá giỏi,có khi đã từng dạy tiếng Anh ở các trung tâm ngoại ngữ, nhưng khi có khách nước ngoài lại không thể làm phiên dịch. 
Khảo sát năng lực của đội ngũ GV tiếng Anh theo chuẩn châu Âu mới đây của một số địa phương đã cho kết quả hết sức bi quan. Theo thống kê chung, số GV tiếng Anh của tỉnh Hải Dương đạt chuẩn là 14% ở THCS và 4% ở THPT. Tại TP.HCM, dù kết quả khảo sát không được công bố chính thức, nhưng theo nguồn tin chúng tôi nắm được, nếu đúng chuẩn: GV có trình độ B2 mới được dạy THCS và trình độ C1 mới được dạy THPT thì tỷ lệ đạt chỉ là 5%, còn nếu buộc phải hạ tiêu chuẩn để có người dạy: B2 có thể dạy THPT và B1 có thể dạy THCS thì tỷ lệ đạt là 15%. Với chất lượng đội ngũ như thế, sẽ rất gay go nếu chuyển hướng dạy tiếng Anh giao tiếp!
 “Nếu ở môn học khác, bên cạnh những mặt còn hạn chế thì vẫn có thành công, nhưng với môn ngoại ngữ dạy mãi mà học sinh, sinh viên vẫn không sử dụng được. Đó thật sự là một thất bại”- Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã nói như thế tại hội thảo triển khai đề án ngoại ngữ ở các trường đại học do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 23-12.
TS Nguyễn Ngọc Hùng, trưởng bộ phận thường trực ban quản lý đề án ngoại ngữ quốc gia 2020, nhận xét một trong những nguyên nhân khiến việc “dạy học ngoại ngữ mãi vẫn kém” trong các trường đại học là do quan điểm coi ngoại ngữ như một môn học kiến thức chứ không phải kỹ năng. 
Chính vì vậy nên từ chương trình đến cách dạy, cách học đã không chú trọng việc rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho người học. Việc dạy và học chủ yếu phục vụ thi, trong khi các kỳ thi cuối cấp, thi vào đại học vẫn chỉ tập trung vào ngữ pháp. Quan niệm này giống như một cản trở lớn trong việc rèn luyện kỹ năng ngoại ngữ của học sinh, sinh viên.
 Khi tổ chức học ngoại ngữ cho cán bộ giáo viên, do ít áp lực thi cử nên nhà trường có điều kiện hơn khi xá định mục tiêu học là để giao tiếp và nghiên cứu tài liệu chuyên môn phục vụ giảng dạy.
	2.4 Khi mới bắt đầu triển khai học ngoại ngữ, hầu hết giáo viên tiếng Anh và giáo viên các môn khác đã học tiếng Anh ở bậc Đại học hay cao học đều phát âm không chuẩn, kỹ năng nghe nói rất hạn chế và việc phát âm sai rất khó sửa do đã hình thành quá lâu, thành thói quen.
	III. Tổ chức việc học ngoại ngữ
 1. Cải tiến việc dạy và học trong trường theo hướng chú trọng dạy giao tiếp trên cơ sở vẫn đảm bảo kiến thức về ngữ pháp, từ vựng để thi cử đạt kết quả.
 Sớm nhận thức được vấn đề ở cả hai mặt thuận lợi và khó khăn, chúng tôi đã kiên quyết thực hiện việc đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ ở trường THPT chuyên theo một lộ trình đảm bảo các yêu cầu sau : có kế hoạch, không nóng vội nhưng kiên trì và phù hợp với điều kiện thực tế. Cụ thể, nhà trường đã có những việc làm sau:
 1.1. Giai đoạn từ 2003-2008.
	Từ năm học 2004-2005, quy định các giáo viên ngoại ngữ không sử dụng tiếng Việt trong các buổi sinh hoạt chuyên môn để khắc phục dần tâm lý ngại nói tiếng Anh và rèn luyện kỹ năng nghe cho giáo viên tiếng Anh của trường.
	Từ năm học 2005-2006, quy định giáo viên ngoại ngữ tăng thời lượng sử dụng tiếng Anh trong giảng bài, giảm dần việc sử dụng tiếng Việt trong giờ học tiếng Anh ở các lớp chuyên Anh để rèn luyện kỹ năng nghe, nói cho học sinh các lớp chuyên Anh.
	Từ năm học 2006-2007, bắt đầu áp dụng quy định trên với các lớp không phải chuyên Anh, đồng thời yêu cầu giáo viên bố trí thời gian 5-7 phút mỗi tiết cho học sinh xem video tiếng Anh để làm quen với tiếng bản ngữ.
 Kết quả sau 5 năm thực hiện quy định trên :
 - Đội ngũ giáo viên và học sinh có nhiều tiến bộ về phát triển kỹ năng nghe, nói cùng với kiến thức về ngữ pháp, đọc, viết. Số học sinh thi đại học đạt điểm cao môn tiếng Anh và có giải tiếng Anh trong kỳ thi chọn HSG quốc gia tăng.
 - Đồng thời các giáo viên tiếng Anh cũng tự bộc lộ một số hạn chế : phát âm sai nhiều, nói không có ngữ điệu, khả năng nghe hạn chế dẫn đến năng lực giao tiếp với người nước ngoài kém. Những hạn chế này gây cho học sinh nhiều khó khăn khi học tiếng Anh ở bậc đại học hay khi muốn nhận học bổng du học, các em phải học thêm và mất rất nhiều thời gian, công sức để sửa lỗi do học các thầy cô ở Lào Cai.
	1.2. Giai đoạn từ 2009 đến nay
 - Đầu năm học 2009-2010 trong Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học, nhà trường đã tổ chức thảo luận và thống nhất đưa ra quy định: các cán bộ giáo viên từ 35 tuổi trở xuống ( sinh sau năm 1974) phải tham gia học ngoại ngữ ở tất cả các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Các cán bộ giáo viên trên 35 tuổi phải học ngoại ngữ để đọc, dịch tài liệu chuyên môn phục vụ giảng dạy.
 - Cũng từ thời điểm này, nhà trường tổ chức kiểm tra trình độ ngoại ngữ của cán bộ giáo viên, lấy kết quả kiểm tra làm một tiêu chí đánh giá phân xếp loại cuối năm.
- Năm học 2012-2013 đưa ra quy định bắt buộc giáo viên phải chú trọng sửa lỗi phát âm cho học sinh ( sau khi được giáo viên bản ngữ sửa lỗi cho giáo viên). 
Để các quy định trên được chấp nhận và khả thi, việc nhà trường phải tìm giải pháp để bồi dưỡng cho các giáo viên dạy ngoại ngữ và xây dựng môi trường học ngoại ngữ ngày một đa dạng, thuận tiện là điều cấp bách, buộc phải làm.
 2. Bồi dưỡng trình độ cho giáo viên dạy ngoại ngữ và giáo viên môn khác
 2.1 Các việc đã làm
 - Ngay từ khi mới thành lập năm 2003, nhà trường đã chú trọng đầu tư, trang bị các thiết bị phục vụ cho việc học tập, giảng dạy như : mua sắm máy tính, máy chiếu, kết nối mạng Internet, mua sách và tư liệu tham khảođồng thời đưa ra các quy định về soạn bài trên máy tính, sử dụng phần mềm Power Point, học khai thác mạng Internet để tham khảo tài liệu
 - Từ năm 2003 đến năm 2008, việc bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên tiếng Anh chủ yếu là tự bồi dưỡng và tham gia các lớp bồi dưỡng hè tập trung, tác dụng đối với việc nâng cao khả năng giao tiếp không cao
 - Từ tháng 4-2009, trường tổ chức cho giáo viên và học sinh tham gia lớp học tiếng Anh buổi tối do các giáo viên nước ngoài đến từ Oxtralia, Mỹ giảng dạy.Nội dung học chủ yếu là các kỹ năng nghe, nói nên đã giúp cho các thầy, cô và học sinh tự tin hơn khi sử dụng tiếng Anh.
 - Tháng 7-2009, Hiệu trưởng trường chuyên Lào Cai sang thăm và làm việc với trường Hoa Văn, Côn Minh, Trung Quốc để tìm hiểu về cơ hội và điều kiện học tập của du học sinh Việt Nam tại Vân Nam, Trung Quốc. Sau chuyến đi, nhà trường đã tham mưu cho Sở Giáo dục về việc mở lớp học tiếng Trung trong trường THPT chuyên.Trường đã tuyển dụng 1 giáo viên dạy tiếng Trung và hợp đồng ngắn hạn với một giáo viên người Trung Quốc của Trung tâm Hán ngữ để giảng dạy cho 2 lớp tiếng Trung đầu tiên của trường.
- Tháng 8-2009, được sự ủng hộ của Sở Giáo dục đào tạo và được phép của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, nhà trường đã tổ chức Đoàn cán bộ, giáo viên sang tham quan, tìm hiểu cơ hội hợp tác, giao lưu tại một số trường học ở Singapore. Kết quả, nhà trường đã có thỏa thuận giao lưu, hợp tác với trường Jurong Junior College trong lĩnh vực trao đổi giáo viên và giúp giáo viên trường chuyên Lào Cai bồi dưỡng, thực hành tiếng Anh.
- Tháng 8-2010, nhà trường cử Đoàn cán bộ, giáo viên sang làm việc với trường Jurong và mở rộng thêm quan hệ hợp tác với trường River Valley High School. Trường River Valley High School đồng ý tiếp nhận hàng năm 6-8 giáo viên trường chuyên Lào Cai sang làm việc trong khoảng thời gian một tháng để học hỏi tiếng Anh, bồi dưỡng trao đổi về chuyên môn.
- Năm 2011,2012 trường đã cử cán bộ giáo viên sang học tập tại Singapore theo tinh thần các thoả thuận trên.
- Từ tháng 4-2012 trường hợp đồng với một giáo viên người Anh đến giảng dạy tại trường trong thời gian 3 năm ( Mr David Julian Grundy).
Một buổi học tiếng Anh với thầy David Grundy
 Từ tháng 12-2012 trường hợp đồng với một giáo viên người Trung Quốc đến giảng dạy trong thời gian 2 năm ( 陈娟- Trần Quyên )
Từ tháng 3-2013 trường có thêm một giáo viên người Pháp đến dạy tiếng Pháp cho một lớp hỗn hợp giáo viên - học sinh của trường trong hai năm (Lucie Claire Marie Debiene).
 	IV. Quá trình nghiên cứu, đúc kết các bài học kinh nghiệm và điều chỉnh việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ
 1. Quá trình nghiên cứu, phát hiện thiếu sót, nhược điểm để điều chỉnh
 1.1 Về tổ chức các lớp học ngoại ngữ: 
	Giai đoạn đầu việc duy trì sĩ số lớp học không thành công do tổ chức học vào buổi tối, học viên vướng bận công việc gia đình, điều kiện thời tiết không thuận lợi, đi lại đêm hômlà những nguyên nhân làm số người nghỉ học nhiều, dẫn đến bỏ lớp dù có giáo viên giỏi người nước ngoài giảng dạy.
	Giai đoạn sau, lớp học được tổ chức vào các buổi chiều tại trường, học viên ít mắc những nguyên nhân nêu trên nên số lượt nghỉ học giảm nhiều, kết hợp với việc đưa tiêu chí về ý thức học và kết quả học ngoại ngữ vào đánh giá, phân xếp loại nên mọi người nỗ lực học hơn.
 Các lớp học ngoại ngữ của giáo viên đều có hiệu trưởng tham gia học cùng nên quản lý chặt chẽ được người học, nắm bắt kịp thời các vấn đề của lớp học.
 1.2 Về xác định mục đích, động cơ học ngoại ngữ:
 - Giai đoạn đầu, giáo viên đăng ký học ngoại ngữ chủ yếu do sở thích cá nhân hoặc theo phong trào, chưa lường hết các khó khăn trong quá trình học nên sau một thời gian học mới thấy hết các khó khăn về năng lực, sự kiên trì và công việc. Chỉ những người thực sự có say mê và động cơ, mục đích học rõ ràng mới có thể theo đuổi việc học đến cùng.
	- Để khắc phục tình trạng trên, nhà trường đã có các biện pháp nhằm giúp cán bộ giáo viên xác định rõ mục đích, động cơ và phương pháp học ngoại ngữ như: yêu cầu giáo viên đọc, dịch tài liệu chuyên môn tiếng nước ngoài để viết chuyên đề, đưa yêu cầu kiểm tra kỹ năng nghe, nói vào nội dung đánh giá bồi dưỡng chuyên môn, tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm học, điều chỉnh nội dung, tài liệu... 
Sinh hoạt 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_hoc_ngoai_ngu_cho_can_bo_giao.doc