Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT với chủ đề Tình yêu tuổi học trò

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT với chủ đề Tình yêu tuổi học trò

Quá trình giáo dục bao giờ cũng bao hàm hai mặt. Một mặt là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của những người làm công tác giáo dục để gây ảnh hưởng đến các mặt nhân cách của người học. Mặt khác, là sự hưởng ứng tích cực, chủ động của người học, tự giác hoàn thiện nhân cách bản thân. Bản chất của quá trình giáo dục là sự thống nhất giữa tác động sư phạm của thầy và hoạt động tự giác hoàn thiện nhân cách của trò. Quá trình giáo dục phải bao hàm và phải dẫn đến quá trình tự giáo dục. Sự hoàn thiện nhân cách của học sinh (HS) trong nhà trường thông qua hai con đường hai con đường cơ bản là con đường dạy học và con đường hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) [1].

 Đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà, Bộ Giáo dục và Đào tạo thường xuyên đề ra nhiều biện pháp nhằm đổi mới, nhằm phát huy vai trò tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức của học sinh trong mọi hoạt động dạy và học. Để làm được điều đó, bên cạnh việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học thì sự phối hợp các hình thức tổ chức dạy học là một việc làm cần thiết. Một trong những hình thức tổ chức dạy học tiêu biểu là tổ chức HĐGDNGLL. Đây là hình thức bổ trợ cho việc học chính khoá, giúp học sinh có thể lĩnh hội kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, từ đó làm phong phú thêm vốn tri thức của các em. Đồng thời, hoạt động này còn giúp học sinh hoàn thiện nhân cách và phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự hoạt bát, tự tin và khẳng định bản thân. Bên cạnh đó, nhà trường, thầy cô giáo có thể giáo dục được kĩ năng sống cơ bản cho học sinh. Không ít trường hợp, những tài năng hội hoạ, âm nhạc, thể thao được phát hiện từ các hoạt động ngoại khoá.

 

docx 21 trang thuychi01 12022
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT với chủ đề Tình yêu tuổi học trò", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1.
Mở đầu
1
1.1.
Lý do chọn đề tài.
1
1.2.
Mục đích nghiên cứu.
1
1.3. 
Đối tượng nghiên cứu.
2
1.4.
Phương pháp nghiên cứu.
2
2. 
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1. 
Cơ sở lí luận.
2
2.1.1. 
HĐGDNGLL là gì?
2
2.1.2.
Vị trí của HĐGDNGLL.
3
2.1.3.
Mục tiêu của HĐGDNGLL.
 3
2.1.4.
Các hình thức chủ yếu để HĐGDNGLL có hiệu quả.
3
2.2.
2.2.1
2.2.2
Thực trạng của HĐGDNGLL.
Thực trạng của HĐGDNGLL nói chung. 
Thực trạng của HĐGDNGLL ở trường THPT Lưu Đình Chất.
 4 4
2.3.
Giải pháp và tổ chức thực hiện.
5
2.3.1.
Các bước chuẩn bị.
6
2.3.2.
Thực hiện.
8
2.4.
Kết quả đạt được.
14
3.
3.1.
3.2.
Kết luận và đề xuất
Kết luận.
Đề xuất và kiến nghị.
15
1 . MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
	Quá trình giáo dục bao giờ cũng bao hàm hai mặt. Một mặt là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của những người làm công tác giáo dục để gây ảnh hưởng đến các mặt nhân cách của người học. Mặt khác, là sự hưởng ứng tích cực, chủ động của người học, tự giác hoàn thiện nhân cách bản thân. Bản chất của quá trình giáo dục là sự thống nhất giữa tác động sư phạm của thầy và hoạt động tự giác hoàn thiện nhân cách của trò. Quá trình giáo dục phải bao hàm và phải dẫn đến quá trình tự giáo dục. Sự hoàn thiện nhân cách của học sinh (HS) trong nhà trường thông qua hai con đường hai con đường cơ bản là con đường dạy học và con đường hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) [1].
	Đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà, Bộ Giáo dục và Đào tạo thường xuyên đề ra nhiều biện pháp nhằm đổi mới, nhằm phát huy vai trò tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức của học sinh trong mọi hoạt động dạy và học. Để làm được điều đó, bên cạnh việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học thì sự phối hợp các hình thức tổ chức dạy học là một việc làm cần thiết. Một trong những hình thức tổ chức dạy học tiêu biểu là tổ chức HĐGDNGLL. Đây là hình thức bổ trợ cho việc học chính khoá, giúp học sinh có thể lĩnh hội kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, từ đó làm phong phú thêm vốn tri thức của các em. Đồng thời, hoạt động này còn giúp học sinh hoàn thiện nhân cách và phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự hoạt bát, tự tin và khẳng định bản thân. Bên cạnh đó, nhà trường, thầy cô giáo có thể giáo dục được kĩ năng sống cơ bản cho học sinh. Không ít trường hợp, những tài năng hội hoạ, âm nhạc, thể thao được phát hiện từ các hoạt động ngoại khoá. 
	Với kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm môn GDCD ở trường trung học phổ thông (THPT) và tìm hiểu thực tế, cũng như qua tham gia trực tiếp vào việc tổ chức chương trình HĐGDNGLL thành công, tôi mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm của bản thân qua đề tài: “Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT với chủ đề Tình yêu tuổi học trò”. Cụ thể trong đề tài này là buổi HĐGDNGLL nhân kỉ niệm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM 26/03. Hi vọng những kinh nghiệm nhỏ này sẽ giúp ích cho các thầy cô và các bạn đồng nghiệp trong việc tổ chức các buổi HĐGDNGLL ở trường THPT.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
	Mục tiêu của tôi khi nghiên cứu đề tài này là đề xuất một số biện pháp tổ chức HĐGDNGLL nhằm giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản về tình bạn, tình yêu, SKSS và hình thành được những kĩ năng cần thiết, hữu ích ở tuổi học trò. Thông qua đó giúp các em rèn luyện và nâng cao khả năng viết, trình bày các bài tham luận trước tập thể, thể hiện được sự tự tin trong giao tiếp.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Đối tượng nghiên cứu mà tôi áp dụng cho đề tài này là toàn bộ học sinh trường THPT Lưu Đình Chất - Hoằng Hoá - Thanh Hoá.	
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	Để thực hiện tốt đề tài, phương pháp nghiên cứu của tôi là:
	- Bồi dưỡng thường xuyên module THPT 34 - Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THPT.
	- Nghiên cứu các tài liệu, các Nghị quyết Trung Ương Đảng, các văn bản pháp quy của Nhà nước, Luật Giáo dục, Điều lệ trường THPT.
 - Tham khảo các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá của các trường THPT khác trong huyện và trong tỉnh. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận.
2.1.1. HĐGDNGLL là gì?
	HĐGDNGLL là một bộ phận của quá trình giáo dục ở nhà trường THPT. Đó là những hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài giờ học với các môn văn hóa ở trên lớp. HĐGDNGLL là sự tiếp nối, bổ sung, hỗ trợ hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin đúng đắn ở học sinh. HĐGDNGLL là một chương trình bắt buộc, là một bộ phận trong quy trình giáo dục toàn diện học sinh [1].
	Theo Điều 26 - Điều lệ trường THPT của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành ngày 28/11/2011, HĐGDNGLL bao gồm:
	+ Các hoạt động ngoại khoá về văn học, thể dục, thể thao nhằm phát triển năng lực toàn diện của học sinh và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu.
	+ Các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giáo dục văn hoá, các hoạt động giáo dục môi trường. 
	+ Các hoạt động lao động công ích, các hoạt động xã hội, các hoạt động từ thiện phù hợp với đặc điểm sinh lý lứa tuổi học sinh.
	Hoạt động này do nhà trường quản lý, tiến hành ngoài giờ dạy trên lớp (theo kế hoạch năm học của nhà trường). Nó được tiến hành xen kẽ hoặc nối tiếp chương trình dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội, được diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục, làm cho quá trình đó có thể được thực hiện mọi lúc, mọi nơi [7].
2.1.2. Vị trí của HĐGDNGLL.
	Hoạt động giáo dục trong nhà trường bao gồm hai bộ phận: Hoạt động dạy học trên lớp và HĐGDNGLL. HĐGDNGLL là một bộ phận cấu thành trong hoạt động giáo dục và thực sự là một bộ phận quan trọng trong hoạt động giáo dục ở trường phổ thông [1].
	HĐGDNGLL bồi dưỡng, xây dựng cho học sinh lối sống phù hợp với đạo đức, chấp hành pháp luật, truyền thống tốt đẹp của địa phương, đất nước.
	HĐGDNGLL bồi dưỡng cho học sinh tính tích cực, năng động, sáng tạo, sẵn sàng tham gia cá hoạt động xã hội, hoạt động tập thể của nhà trường, của lớp vì lợi ích chung, vì sự trưởng thành và tiến bộ của bản thân [7].
2.1.3. Mục tiêu của HĐGDNGLL
2.1.3.1. Về kiến thức
Củng cố, bổ sung kiến thức các môn học văn hóa, khoa học, mở rộng và nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể của học sinh.
2.1.3.2. Về tư tưởng
	Bồi dưỡng cho học sinh tình cảm, đạo đức trong sáng, thái độ yêu ghét rõ ràng. Trực tiếp rèn luyện phẩm chất, nhân cách, tài năng và thiên hướng nghề nghiệp cá nhân, hình thành các mối quan hệ giữa con người với đời sống xã hội, với thiên nhiên và môi trường sống.
2.1.3.3.Về kĩ năng
	Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng cơ bản đã được hình thành từ các cấp học trước để trên cơ sở đó phát trển một số năng lực chủ yếu như: năng tự hoàn thiện, năng lực giao tiếp,...[7]. Qua đó hình thành ở các em tố chất thông minh, nhanh nhẹn, có tính quyết đoán cao, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết tự đánh giá và tự điều chỉnh để hoàn thiện bản thân mình.
2.1.4. Các hình thức chủ yếu để HĐGDNGLL có hiệu quả
	Các hình thức HĐGDNGLL rất phong phú, đa dạng. Từ yêu cầu thực tiễn, ở lứa tuổi học sinh THPT cần tập trung vào ba con đường chủ yếu để thực hiện hoạt động giáo dục này:
	- HĐGDNGLL thông qua tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần và sinh hoạt lớp cuối tuần
	- HĐGDNGLL thông qua các hình thức giáo dục thực tế.
	- HĐGDNGLL thông qua hoạt động theo chủ điểm trong tháng.	
2.2. Thực trạng của HĐGDNGLL 
2.2.1. Thực trạng của HĐGDNGLL nói chung
	Bộ Giáo dục& đào tạo đã ban hành nội dung dạy học trong đó có HĐGDNGLL. Tuy nhiên, công bằng mà nói, các tiết HĐGDNGLL thời lượng ít, hệ thống cơ sở vật chất và kinh phí phục vụ còn thiếu, áp lực thi cử đã làm cho học sinh không có nhiều thời gian dành cho hoạt động này. Hơn nữa tài liệu hướng dẫn HĐGDNGLL còn hạn chế, bản thân nhiều giáo viên cũng không coi trọng hoạt động này. Bên cạnh đó, việc định hướng cách thức, nội dung tổ chức các HĐGDNGLL ở nhiều trường còn thiếu, đôi khi chỉ là tự phát. Các chủ điểm được tiến hành chỉ tập trung vào các ngày lễ lớn trong năm, nhưng nội dung cũng chưa phong phú. Đây là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trắng các HĐGDNGLL của bộ môn ở rất nhiều trường. 
	Nhìn chung tất cả các lực lượng tham gia vào chỉ đạo, tổ chức thực hiện và phối hợp thực hiện HĐGDNGLL đều có nhận thức rất tốt về vai trò, vị trí, ý nghĩa của HĐGDNGLL đối với việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là việc thực hiện hoạt động này còn đơn điệu, khô khan, cứng nhắc.
	Đối với HĐGDNGLL thông qua tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần thường là tập trung học sinh toàn trường, BGH đánh giá tình hình tuần trước, phổ biến kế hoạch của tuần, nhắc nhở một số nhiệm vụ cần thực hiện trong tuần. Sau đó, đại diện BCH Đoàn trường đánh giá xếp loại thi đua các lớp tuần trước. Những hoạt động như vậy được lặp đi lặp lại trong suốt năm học.
	Đối với HĐGDNGLL thông qua các hình thức giáo dục thực tế, việc thực hiện hình thức này rất hạn chế do việc tổ chức các hoạt động này đòi hỏi nguồn kinh phí lớn trong khi đó nguồn kinh phí của các nhà trường đều hạn hẹp. Ngoài ra, việc tổ chức các hình thức giáo dục thực tế đòi hỏi các nhà trường phải có kinh nghiệm trong khâu quản lí học sinh khi tham gia các hoạt động bên ngoài nhà trường.
	Còn HĐGDNGLL theo chủ điểm thì chưa được thực hiện thường xuyên. Hằng năm các trường học chỉ tổ chức tập trung vào hai ngày lễ lớn là 20/11, 26/3 với hình thức diễn đàn, văn nghệ, thể thao, giao lưu chủ yếu do Đoàn trường chịu trách nhiệm tổ chức.
2.2.2. Thực trạng của HĐGDNGLL ở trường THPT Lưu Đình Chất
	Trường THPT Lưu Đình Chất nằm trên địa bàn huyện Hoằng Hóa được thành lập năm 2000. Trường có trên 70 cán bộ giáo viên, nhân viên với 17 lớp học. Được sự quan tâm sâu sát của các cấp ban ngành, sự tin tưởng của nhân dân trong vùng, nhà trường đã và đang dần khẳng định thương hiệu của mình. BGH nhà trường, các tổ chức đoàn thể cùng các cán bộ giáo viên nhận thức sâu sắc vai trò của HĐGDNGLL đối với sự phát triển toàn diện của học sinh nên đã có những hình thức, giải pháp thiết thực để tổ chức các HĐGDNGLL hiệu quả.
	Thời gian qua, trường THPT Lưu Đình Chất đã tổ chức được nhiều HĐGDNGLL thiết thực. Trong các giờ sinh hoạt đầu tuần, dưới sự chỉ đạo của BGH nhà trường, Đoàn trường đã tổ chức các hoạt động bổ ích như: thi diễn thuyết, thi múa dân vũ Hầu hết học sinh đều rất hứng thú với các hoạt động này.
	Ngoài các giờ học chính khóa, nhà trường còn tổ chức cho học sinh đi tham quan và học tập tại nhiều địa danh nổi tiếng và có ý nghĩa giáo dục. Năm học 2014 - 2015, nhà trường đã tổ chức cho học sinh tham quan, học tập tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Lăng Bác và một số làng nghề truyền thống ở ngoại thành Hà Nội. Năm học 2015 - 2016, học sinh được về thăm Làng Sen quê Bác, Ngã ba Đồng Lộc,. Năm học 2016 - 2017, đoàn học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp trường được trải nghiệm thực tế ở rừng Cúc Phương,... 
	Bên cạnh đó, nhà trường còn tổ chức các hoạt động ngoại khóa (HĐNK), các diễn đàn tại trường với các chủ đề, chủ điểm như: “Học sinh THPT với An toàn giao thông”, “Học sinh THPT nói không với HIV-AIDS”, “Tổ quốc gọi tên mình”, “Tình yêu tuổi học trò”, “Biểu diễn trang phục học đường” ... Đoàn trường THPT Lưu Đình Chất cũng đã tổ chức nhiều hoạt động bổ ích như: Múa hát sân trường, các trò chơi dân gian (nhảy bao bố, kéo co, đi cà kheo, ). 
	Tuy nhiên, qua thống kê và khảo sát học sinh toàn trường, hầu hết học sinh đều muốn có nhiều hoạt động ngoại khóa với nội dung và hình thức phong phú hơn nữa. Nhận thức rõ ý nghĩa, vai trò của việc tổ chức các HĐGDNGLL, ngay từ đầu năm học 2015 - 2016, Ban giám hiệu (BGH) trường THPT Lưu Đình Chất đã có kế hoạch gắn kết các hoạt động giáo dục, đặc biệt là giữa hoạt động học tập chính khoá và HĐGDNGLL. Các kế hoạch này của nhà trường đã được sự hưởng ứng tích cực của toàn thể giáo viên và học sinh.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
	Quán triệt kế hoạch năm học của nhà trường đề ra, tôi đã cùng tổ Sử - Địa - GDCD, phối hợp với Đoàn trường, mạnh dạn đầu tư suy nghĩ, lên kế hoạch và trình lên BGH nhà trường kế hoạch tổ chức buổi HĐGDNGLL cho học sinh dưới hình thức diễn đàn để trang bị các kiến thức cơ bản về sự phát triển tâm - sinh lí ở lứa tuổi học trò. Được đồng ý của BGH, sự phối kết hợp của các tổ chức đoàn thể, buổi HĐGDNGLL cho học sinh toàn trường nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM 26.03.2016 với chủ đề “Tình yêu tuổi học trò” đã diễn ra thành công. Dưới đây là những kinh nghiệm của bản thân:
2.3.1. Các bước chuần bị.
Bước 1: Lựa chọn và đặt tên cho hoạt động 
	 Tháng Ba hàng năm, hoạt động của nhà trường gắn với nhiều ngày kỉ niệm: ngày Quốc tế phụ nữ, ngày thành lập Đoàn TNCSHCM. Vì vậy, tổ Sử - Địa - GDCD đã tổ chức buổi HĐGDNGLL trong tháng 3.2016 với chủ đề “ Tình yêu tuổi học trò”. 
Bước 2: Xác định mục đích yêu cầu, đối tượng tham gia. Cụ thể:
	- Mục đích yêu cầu: 
	+ Về kiến thức: 
- Học sinh hiểu được vẻ đẹp của tình bạn, tình yêu trong sáng, lành mạnh ở tuổi học trò và ý nghĩa quan trọng của những tình cảm đó trong việc hình thành nhân cách của các em [5].
- Hiểu rõ học sinh THPT được tự do giao kết bạn bè, được bảo vệ danh dự và bí mật riêng tư, có quyền được bày tỏ và bảo vệ quan điểm của mình về tình bạn, tình yêu trong quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội [5].
+ Về tư tưởng: 
	- Học sinh nhận thức rõ hơn về tình bạn khác giới, tình yêu tuổi học trò: học sinh có quyền được giao kết bạn bè, được tôn trọng sự giao kết đó.
	- Đồng thời các em cũng phải xác định rõ trách nhiệm của bản thân trong quan hệ bạn bè, tình yêu và gia đình. Có thái độ đúng đắn trong việc xây dựng tình bạn, tình yêu đẹp đẽ, trong sáng và bình đẳng.
	+ Về kĩ năng: 
	- Rèn luyện các kĩ năng ứng xử phù hợp trong tình bạn, tình yêu và gia đình. Biết cách giao tiếp có văn hóa và cùng hợp tác xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, bình đẳng trong tình bạn, tình yêu.
	- Học sinh biết phân biệt tình bạn với tình yêu, tình yêu trong sáng, lành mạnh và tình yêu không chân chính trong thời hiện đại; biết dừng lại ở giới hạn của tình bạn và tình yêu, biết kiềm chế những cảm xúc nhất thời để giữ gìn sự trong sáng của tuổi học trò, đặt ra được mục tiêu đúng đắn cho tương lai để biết sống đẹp, sống có ích. 
	+ Về năng lực hướng tới: 
	Thông qua buổi ngoại khoá, học sinh có thể tự tin giao lưu, phát biểu các quan điểm, suy nghĩ của mình trước tập thể, có thể truyền đạt thông điệp tới học sinh toàn trường.
	- Đối tượng tham gia: Tất cả học sinh trường THPT Lưu Đình Chất cùng toàn thể các thầy cô giáo trong trường.
Bước 3: Xác định hình thức tổ chức và nội dung chương trình:
	- Hình thức: Buổi HĐGDNGLL được tổ chức với nhiều hình thức như: tư vấn tâm lí lứa tuổi, văn nghệ, diễn đàn.
	- Nội dung chương trình: 
	Học sinh được lắng nghe, mạnh dạn trao đổi với người tư vấn (người dẫn chương trình), với bạn bè và thầy cô giáo; được trình bày quan điểm của mình về chủ đề tình bạn, tình yêu thông qua các hoạt động tư vấn, các bài tham luận. 
	Chương trình có sự tích hợp kiến thức liên môn với môn Sinh học, môn Ngữ Văn, môn GDCD.
Bước 4: Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Chuẩn bị của giáo viên:
	Tổ Sử - Địa - GDCD phối hợp với BCH Đoàn trường họp phân công nhiệm vụ cho các tổ viên chuẩn bị cho buổi ngoại khoá, gồm: 
	+ Viết kịch bản chương trình và trình BGH phê duyệt chương trình.
	+ Phổ biến kế hoạch cho giáo viên chủ nhiệm và học sinh toàn trường, định hướng nội dung hoạt động diễn đàn.
	+ Giới thiệu tài liệu và hướng dẫn học sinh tìm đọc, sưu tầm các tài liệu liên quan đến nội dung chương trình, mỗi lớp chuẩn bị một bài tham luận.
	+ Chuẩn bị câu hỏi, một số tình huống có thể gặp phải, chuẩn bị maket chương trình, phần thưởng cho học sinh; lên kế hoạch thời gian sơ khảo các bài tham luận; bố trí tiếp đón khách mời.
	+ Phân công lớp trực trang trí phông rạp, sân khấu, kê dọn bàn ghế, loa đài.
Chuẩn bị của học sinh:
	+ Chuẩn bị một số bài tham luận về chủ đề tình bạn, tình yêu, một số câu hỏi, tìm hiểu kiến thức liên quan đến chủ đề.
+ Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ. 
Bước 5: Xác định thời gian và địa điểm:
	- Thời gian: 1 buổi, sáng ngày 26.3.2016
	- Địa điểm: Sân trường THPT Lưu Đình Chất
Bước 6: Xây dựng kịch bản chương trình:
	Được sự định hướng của BGH nhà trường, sự tin tưởng của tổ, tôi đã viết kịch bản của chương trình gồm hai phần:
Phần 1: Hoạt động tư vấn tâm lí lứa tuổi.	
	+ Người dẫn chương trình (đồng thời là người tư vấn) giới thiệu chủ đề và lí do tổ chức chương trình.
	+ Người tư vấn nêu câu hỏi, đồng thời khơi gợi, hướng dẫn để các em nêu câu hỏi bằng cách hỏi trực tiếp hoặc viết giấy chuyển lên cho nhà tư vấn.
	+ Người tư vấn lựa chọn câu hỏi có tính đại diện và phù hợp chủ đề để tư vấn, giải đáp thắc mắc, băn khoăn của học sinh.
Phần 2: Hội thi:Tham luận về tình bạn, tình yêu, SKSSVTN.
	+ Đại diện học sinh các lớp trình bày các bài tham luận đã được tuyển chọn qua vòng sơ khảo.
	+ Đại diện nhà trường trao phần thưởng.
	Ngoài ra, xen kẽ các hoạt động trên là các tiết mục văn nghệ .
2.3.2. Thực hiện.
	Từ quá trình chuẩn bị trên, ngày 26/03/2016, tổ Sử - Địa - GDCD trường THPT Lưu Đình Chất đã tổ chức buổi HĐGDNGLL cho học sinh toàn trường.
	Tôi cùng với thầy Đoàn Văn Thọ - Bí thư Đoàn trường dẫn chương trình. 
Dưới đây là toàn bộ kịch bản chương trình ngoại khoá với chủ đề:
 Tình yêu tuổi học trò
Cô Hiền: Xin kính chào các quý vị đại biểu và các thầy cô giáo! 
 Xin chào toàn thể các em học sinh có mặt đông đủ ở đây, ngày hôm nay, trong buổi ngoại khóa kỉ niệm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM với chủ đề “Tình yêu tuổi học trò”!
	Trước khi vào chương trình ngoại khóa, xin kính mời các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thưởng thức một số tiết mục văn nghệ chào mừng. Mở đầu là một ca khúc của nhạc sĩ Xuân Phương dành cho tuổi học trò - Áo trắng sân trường do tốp ca lớp 11C2 thể hiện.
Tốp ca 11C2: Thể hiện ca khúc “Áo trắng sân trường”.
Thầy Thọ: Cảm ơn phần trình bày của các bạn HS lớp 11C2! Đề nghị các thầy cô giáo và các em HS hãy dành cho tốp ca một tràng pháo tay.
	Chúng ta vừa được nghe những giai điệu vui nhộn của ca khúc “Áo trắng sân trường”. Và bây giờ mời các thầy cô giáo và các bạn cùng lắng nghe ca khúc “Phượng hồng”, một sáng tác của nhạc sĩ Vũ Hoàng, lời thơ Đỗ Trung Quân do bạn Lê Mạnh Cường – HS lớp 12A3 thể hiện.
HS Lê Mạnh Cường: Thể hiện bài hát Phượng hồng.
Cô Hiền: 
	Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng,
	Em chở mùa hè của tôi đi đâu,
	Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám,
	Thưở chẳng ai hay thầm lặng mối tình đầu.
	Tuổi học trò, tuổi gắn với chùm phượng vĩ, gắn với những xao xuyến của mối tình đầu. Các em học sinh yêu quý, ai trong chúng ta ở tuổi học trò cũng từng bâng khuâng mỗi khi hè về, hoa phượng nở rực góc sân, từng rộn ràng con tim khi bắt gặp một ánh nhìn trìu mến. Tuổi học trò là tuổi chứa đựng nhiều cảm xúc chợt đến rồi chợt đi, là tuổi dễ nảy sinh những tình cảm đầu đời mà người ta thường gọi nó là tình yêu tuổi học trò.
 	Kính thưa quý vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng các em học sinh yêu quý!
	Tình yêu tuổi học trò là tình cảm đẹp nhất, trong sáng và giàu mơ mộng nhất. Đó là những rung động đầu đời rất đỗi đáng yêu của con người. Những cử chỉ quan tâm, hay một nụ cười thân thiện của người bạn khác giới cũng có thể khiến trái tim bạn rung lên bao cảm xúc.
Thầy Thọ: Tuy nhiên, nếu học trò chúng ta yêu một cách đúng nghĩa thì tình yêu sẽ là động lực để thúc đẩy chúng ta sống tốt hơn, hoàn thiện hơn. Tình yêu tuổi học trò đã chắp cánh cho rất nhiều đôi bạn cùng nhau bước chân vào giảng đường Đại học. Nhưng nếu có một chút lầm lỡ, một giây phút bồng bột trong tình yêu cũng đủ làm tòa lâu đài tương lai của bạn sụp đổ [4]. Ngày nay, tình yêu dường như đã len lỏi rất sâu vào thế giới học đường. Có rất nhiều bạn học sinh đã đi quá giới hạn của tình yêu tuổi học trò và đã đánh mất ý nghĩa cao đẹp của nó. Họ đã đánh mất cuộc đời trong những giây phút bồng bột nhất thời. Tuổi học trò cần được tư vấn và định

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_giao_duc_ngoai_gio_l.docx
  • docBia SKKN 2017.doc