Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học khám phá phần Địa lí tự nhiên Lớp 10 theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học khám phá phần Địa lí tự nhiên Lớp 10 theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực

Mục tiêu quan trọng của Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) năm 2018 hướng tới là phát triển giáo dục toàn diện cho học sinh (HS) nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Ngày 31/8/2021, Sở Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Nghệ An đã có văn bản số 1749/SGD&ĐT- GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2021-2022 trong đó chú trọng tăng cường sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực; tiếp tục triển khai dạy học gắn liền với thực tiễn; tổ chức dạy học theo dự án, theo phương thức giáo dục STEM. Một trong những phương pháp dạy học (PPDH) hướng tới sự phát triển phẩm chất, năng lực, khả năng sáng tạo, có năng lực khám phá, vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn của HS hiện nay là phương pháp dạy học khám phá (DHKP).

DHKP là một PPDH tích cực, giúp HS phát huy được nội lực, tư duy chủ động, sáng tạo và khơi dậy hứng thú học tập trong các em. DHKP có vai trò nhằm xây dựng nên những kiến thức mới từ những kiến thức, kinh nghiệm sẵn có của HS dưới sự hướng dẫn của giáo viên (GV), hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực thiết yếu để từ đó phát huy và vận dụng tối đa khả năng của mình vào thực tiễn Tổ chức DHKP

trong môn Địa lí tạo cơ hội cho HS được học tập thông qua việc sử dụng các phương pháp, thái độ và kĩ năng tương tự như các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu khoa học. Trong quá trình đó, với định hướng chú trọng phát triển năng lực cho HS, giúp HS không những chiếm lĩnh được tri thức mới mà còn chiếm lĩnh được những năng lực khác như: phát hiện và giải quyết vấn đề, tư duy, tìm tòi, khám phá....

Nội dung Địa lí tự nhiên lớp 10 trong Chương trình GDPT năm 2006 và năm 2018 tập trung vào những kiến thức về địa lí tự nhiên, nhiều nội dung gắn liền với thực tế nên rất phù hợp với việc thiết kế các hoạt động học tập sử dụng phương pháp DHKP theo định hướng phát triển năng lực HS.

docx 94 trang Thu Kiều 15/09/2024 1070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học khám phá phần Địa lí tự nhiên Lớp 10 theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 ----
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI:
 TỔ CHỨC DẠY HỌC KHÁM PHÁ PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN 
LỚP 10 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC
 NĂM HỌC: 2022 – 2023 MỤC LỤC
 Trang
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. Lí do chọn đề tài. 1
2. Mục đích nghiên cứu. 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
4. Giả thuyết khoa học. 2
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu. 2
6. Phương pháp nghiên cứu. 3
7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài. 3
8. Đóng góp mới của đề tài. 3
 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
Chương 1. Cơ sở lí luận 4
1.1. Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực. 4
1.2. Dạy học khám phá. 4
1.3. Mối liên hệ giữa dạy học khám phá và dạy học phát triển phẩm 8
chất, năng lực.
Chương 2. Cơ sở thực trạng. 9
2.1. Mục tiêu và nội dung phần Địa Lí tự nhiên lớp 10 chương trình 9
GDPT 2018.
2.2. Khảo sát thực trạng của việc vận dụng dạy học khám phá trong 10
phần Địa Lí tự nhiên lớp 10
Chương 3: Tổ chức dạy học khám phá trong phần Địa Lí tự nhiên 12
lớp 10.
3.1. Tổ chức dạy học khám phá trong phần Địa Lí tự nhiên lớp 12
10.
3.1.1. Thiết kế các nhiệm vụ khám phá trong phần Địa Lí tự nhiên lớp 12
10.
3.1.1.1. Nguyên tắc thiết kế NVKP. 12 3.4.3. Kết quả thực nghiệm. 35
3.5. Hiệu quả đề tài. 36
3.5.1. Hiệu quả. 36
3.5.2. Mức độ vận dụng. 37
 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 38
1. Kết luận. 38
2. Khuyến nghị. 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát về thực trạng tổ chức DHKP của GV
Phụ lục 2: Phiếu khảo sát thực trạng học tập môn Địa Lí của HS.
Phụ lục 3: Phiếu hỏi ý kiến HS sau khi được tham gia các HĐ KP 
trong phần Địa Lí tự nhiên lớp 10.
Phụ lục 4: Kế hoạch bài dạy thực nghiệm 1 – Bài 6: Thạch quyển
Phụ lục 5: Kế hoạch bài dạy thực nghiệm 2 – Bài 7: Nội lực và ngoại lực
Phụ lục 6: Một số hình ảnh thực nghiệm. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
 Trang
Bảng 1. Các nhiệm vụ khám phá trong phần Địa lí tự nhiên 10 14
Bảng 2. Quy trình chung cho tổ chức DHKP Phần Địa Lí tự 21
nhiên lớp 10
Bảng 3: Đối tượng khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các 31
giải pháp tổ chức DHKP phần Địa Lí tự nhiên lớp 10.
Bảng 4: Kết quả khảo sát sự cấp thiết của các giải pháp tổ chức 31
DHKP phần Địa Lí tự nhiên lớp 10.
Bảng 5: Kết quả khảo sát sự tính khả thi của các giải pháp tổ 32
chức DHKP phần Địa Lí tự nhiên lớp 10.
Bảng 6: Tổ chức thực nghiệm 34
Bảng 7. Kết quả kiểm tra sau bài thực nghiệm số 1 35
Bảng 8. Kết quả kiểm tra sau bài thực nghiệm số 2 35
 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
 Trang
Biểu đồ 1: Mức độ sử dụng các biện pháp để tổ chức có hiệu quả 11
DHKP trong phần Địa Lí tự nhiên 10
Biểu đồ 2: Mức độ sử dụng có hiệu quả các biện pháp để tổ chức 11
DHKP trong phần Địa Lí tự nhiên 10
Biểu đồ 3: Tương quan giữa mức cấp thiết và khả thi của các giải 33
pháp đề xuất để tổ chức DHKP phần Địa Lí tự nhiên lớp 10.
Biểu đồ 4: so sánh kết quả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau 35
bài thực nghiệm số 1
Biểu đồ 5: So sánh kết quả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 36
sau bài thực nghiệm số 2. động khám phá vào quá trình dạy học hướng tới sự phát triển phẩm chất, năng 
lực, phát triển năng lực số để tiến tới trở thành những công dân số trong thời đại 
Công nghiệp 4.0 là cần thiết hơn bao giờ hết.
 2 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
 - Phương pháp nghiên cứu lí luận: tìm kiếm các tài liệu tham khảo (sách, 
báo, mạng Internet) để nghiên cứu các vấn đề về dạy học phát triển phẩm chất, 
năng lực và dạy học khám phá.
 - Phương pháp khảo sát: khảo sát bằng bảng hỏi để tìm hiểu thực trạng tổ 
chức DHKP của GV ở hai trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An và thực 
trạng học tập môn Địa Lí của HS dân tộc nội trú.
 - Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn GV, HS để bổ sung thêm một kênh 
thông tin, khẳng định thực trạng nghiên cứu của đề tài.
 - Phương pháp thu thập, xử lí số liệu: sau khi khảo sát bằng bảng hỏi, tác 
giả sử dụng phần mềm Exel để phân tích, xử lí số liệu.
 - Phương pháp thực nghiệm: GV áp dụng các giải pháp tổ chức DHKP tại 
một số lớp cụ thể (lớp thực nghiệm), sau đó phân tích, so sánh với một số lớp 
không thực hiện giải pháp (lớp đối chứng). Từ đó, tác giả có cơ sở đề khẳng định 
tính hiệu quả, khả thi của đề tài thực hiện.
7. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CẦN BẢO VỆ CỦA ĐỀ TÀI.
 - Tổ chức dạy học khám phá phải đảm bảo mục tiêu dạy học.
 -Tổ chức DHKP phải phát triển năng lực cho HS, kích thích được hứng thú, tính tự 
giác chủ động học tập, tìm tòi, sáng tạo của HS.
 - Tổ chức DHKP phát triển năng lực cho HS phải gắn liền với việc chủ động tiếp 
thu kiến thức mới, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề cuộc sống.
 - DHKP cùng với các PPDH tích cực khác nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy 
học môn Địa Lí nói chung.
8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI.
 - Làm rõ cơ sở lí luận về DHKP - phương pháp dạy học tích cực, nâng cao 
hiệu quả dạy học nhưng nhiều GV chưa biết đến hoặc còn lúng túng khi sử dụng.
 - Lần đầu tiên phương pháp DHKP được vận dụng vào chương trình Địa Lí 
lớp 10, chương GDPT 2018. Đề tài sẽ trở thành tài liệu tham khảo hữu ích cho 
các GV giảng dạy môn Địa Lí vì đề tài đã đưa ra cách thức tổ chức DHKP một 
cách chi tiết, rõ ràng từ thiết kế nhiệm vụ khám phá, đề xuất quy trình và vận dụng 
quy trình để tổ chức DHKP trong phần Địa Lí tự nhiên lớp 10. Ngoài ra, đề tài 
còn đưa ra và phân tích các biện pháp để nâng cao hiệu quả tổ chức DHKP môn 
Địa Lí nói chung và phần Địa Lí tự nhiên lớp 10 nói riêng.
 4 ❖ Khái niệm khám phá (Inquiry):
 Theo từ điển Tiếng Việt, “Khám phá” có nghĩa là “tìm ra”. Đây là hoạt động của 
con người tác động đến đối tượng nhằm tìm ra bản chất bên trong của đối tượng, những 
điều mà con người chưa từng biết trước đó. Khám phá là quá trình hoạt động và tư duy, 
có thể bao gồm quan sát, phân tích, nhận đinh, đánh giá, nêu giả thuyết, suy luận nhằm 
đưa ra những khái niệm, phát hiện ra những tính chất, quy luật trong các sự vật, hiện 
tượng và các mối liên hệ giữa chúng.
 ❖ Khái niệm về dạy học khám phá (Inquiry Teaching) :
 Có rất nhiều cách phát biểu khác nhau về DHKP nhưng nhưng hầu hết các 
tác giả đều nhấn mạnh đây là phương pháp dạy học trong đó dưới sự hướng dẫn 
của giáo viên, thông qua các hoạt động, học sinh tự mình khám phá và lĩnh hội 
tri thức mới nào đó(đối với học sinh) trong chương trình môn học.
 Bản chất của phương pháp dạy học khám phá là một phương pháp dạy học 
tích cực, đặt người học vào vị trí trung tâm và thể hiện rõ quan điểm: Sản phẩm 
giáo dục là do người học tự tạo ra, không ai có thể làm thay họ được, nếu không 
sản phẩm đó sẽ không còn là của họ, không thể biến thành năng lực, sức mạnh, 
tinh thần và thể chất của chính họ. Người dạy có vai trò hướng dẫn chứ không 
phải là làm hộ học sinh, luôn “đi cùng” học sinh, thậm chí “đi sau” học sinh để 
tạo cơ hội cho học sinh “khám phá”.
1.2.2. Ưu, nhược điểm của phương pháp dạy học khám phá.
 ❖ Ưu điểm:
 - Phát triển được tính tự giác, tự chủ của học sinh trong vấn đề tìm hiểu kiến 
thức mới.
 - Qua các hoạt động khám phá theo nhóm, HS phát triển các năng lực xã 
hội, năng lực ngôn ngữ, hợp tác. Tăng tính sôi nổi, tích cực cho lớp học tạo động 
lực học tập cho học sinh.
 - Các hoạt động khám phá kích thích HS đặt ra những câu hỏi cho các vấn 
đề xuất hiện. Nhờ vậy, HS bị thu hút và tò mò hơn và ham muốn tìm hiểu kiến 
thức mới hơn.
 - Khi thực hiện học tập khám phá, học sinh cũng trở thành một nhà diễn 
thuyết. Các em phải tự trình bày được về các kết quả khám phá của mình và bảo 
vệ nó trước cả lớp.
 - Hoạt động DHKP phát huy các ý tưởng của HS, HS được thực hiện các ý 
tưởng các kĩ thuật, kĩ năng giải quyết vấn đề.
 - Trong quá trình DHKP học sinh tự xây dựng các liên kết, kết nối các thông 
tin với các sự kiện để giải quyết các vấn đề xuất hiện, đồng thời tạo ra sự kích 
thích, hứng thú đối với việc ghi nhớ thông tin.
 - DHKP tạo ra động cơ thúc đẩy người học tư duy, sáng tạo và sự hợp tác 
giữa các thành viên ở nhóm và trong lớp học.
 6 giữa cái đã biết và cái chưa biết, chuyển HS vào tình huống có vấn đề, kích thích 
hoạt động tư duy tích cực của HS trong quá trình giải quyết vấn đề.
 - Dạy học khám phá trên mạng (Webquest): Webquest là một phương pháp 
dạy học mới, được xây dựng trên cơ sở phương tiện dạy học bằng công nghệ thông 
tin và internet. Trong đó, học sinh tự lực thực hiện về một nhiệm vụ nào đó gắn 
với tình huống thực tiễn. Những thông tin cơ bản về nhiệm vụ đó được truy cập 
từ những trang kiên kết (links) do GV chọn lọc từ trước. Ngày nay, với sự phát 
triển nhanh và mạnh của công nghệ thông tin thì phương pháp này gây được nhiều 
hứng thú cho học sinh, kích thích tính tò mò khám phá cho học sinh.
1.2.4. Quy trình tổ chức dạy học khám phá (quy trình 5E)
 Xét về quy trình thiết kế, DHKP được nhiều các tác giả nghiên cứu và đã đưa ra 
những quy trình cho cách dạy này cũng khác nhau như quy trình DHKP của Tác giả 
Llewellyn, quy trình 5E, quy trình do tác giả Nguyễn Kì, Nguyễn Hữu Hợp đề ra. 
Trong đó, quy trình 5E là quy trình được áp dụng khá phổ biến khi vận dụng dạy học 
khám phá. 5E là cách viết tắt của 5 bước tiến hành khám phá.
 ❖ Bước 1: Kích thích động cơ học tập (Engage)
 HS được tiếp xúc và giao nhiệm vụ. Lúc này, HS bắt đầu tạo mối liên hệ giữa kinh 
nghiệm đã có và những kinh nghiệm hiện tại, đưa ra những kiến thức cơ sở cho các hoạt 
động và kích thích sự tham gia vào các hoạt động này. Việc đặt các câu hỏi, chỉ ra vấn đề, 
đưa ra các sự kiện mới hoặc xây dựng các tình huống có vấn đề là những cách tạo sự chú 
ý và hướng HS vào đúng nhiệm vụ trọng tâm.
 ❖Bước 2: Khám phá (Explore)
 Từ những học liệu, tài nguyên và thông tin gợi ý được cung cấp sẵn thì HS tham gia 
quá trình tìm tòi khám phá. HS tập trung tìm hiểu và vận dụng kiến thức đã có cùng với 
kinh nghiệm của bản thân để trao đổi, giao lưu chia sẻ, thảo luận nhằm tìm ra hướng giải 
quyết vấn đề.
 ❖Bước 3: Giải thích (Explain)
 HS bắt đầu hình thành những hiểu biết khái quát thông qua những gì mà HS thu 
nhận được sau quá trình trao đổi, giao lưu, chia sẻ thông tin. Ngôn ngữ giúp việc thể hiện 
những hiểu biết này sâu sắc và logic hơn. Ở đây, quá trình giao lưu, giao tiếp, tiếp xúc của 
HS với phương tiện dạy học giúp HS hiểu vấn đề bằng cách kết nối các ý tưởng, những 
vấn đề đặt ra, các giả thuyết và kết quả quan sát được. Ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp, 
nó giúp HS phát triển các ý tưởng, lập luận các giả định, xác lập giả thuyết, từ đó trình 
bày ý kiến của bản thân.
 Trong giai đoạn này, GV mời HS chia sẻ những khám phá và giải thích của họ. Đây 
là thời điểm người học bắt đầu chuyển hóa kết quả thu được mang tính trìu tượng sang 
hình thức có thể truyền đạt được bằng ngôn ngữ. Dựa trên câu trả lời của HS, GV sẽ kết 
nối đến các khái niệm, lý thuyết liên quan. GV nên khuyến khích HS thể hiện câu trả lời, 
quan điểm của bản thân và có kết nối với những gì họ đã tìm hiểu được trong giai đoạn
 8

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_day_hoc_kham_pha_phan_dia_li_t.docx
  • pdfNguyễn Khánh Ly, Nguyễn Thị Thanh Huyền-Trường THPTDTNT Tỉnh-Địa lý.pdf