Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Hóa học 9 chủ đề "Phân bón hóa học"

Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Hóa học 9 chủ đề "Phân bón hóa học"

a.Kiến thức:

- Với môn Hóa học: Xác định tên, thành phần hóa học và ứng dụng của một số phân bón hóa học thông dụng.

- Với môn Sinh học: Vai trò của các nguyên tố hóa học đối với sự phát triển của thực vật, tác hại nếu bón quá nhiều phân hóa học.

- Với môn Công nghệ: Cách nhận biết phân đạm, lân, kali. Đặc điểm và cách bảo quản một số loại phân hóa học.

- Với môn Toán: Hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng có trong phân bón.

- Với môn Mĩ thuật: Đặc điểm hình dạng, bao bì của một số loại phân bón hóa học thu hút người sử dụng.

- Với môn Địa lí: Đặc điểm một số loại đất trồng phù hợp với từng loại phân bón.

b.Kĩ năng:

- Môn Hóa học: Hình thành kĩ năng hoạt động nhóm, quan sát, liên hệ thực tế, nhận biết một số loại phân bón hóa học thông dụng.

- Môn Sinh học, công nghệ: Vận dụng kiến thức đã học để giải thích hiện tượng thực tế. Hình thành kĩ năng liên hệ giữa các môn học, nhận biết phân đạm, lân, kali.

- Môn Mĩ thuật: Nhận biết phân bón hóa học qua đặc điểm về màu sắc, hình dạng, thấy được sự phù hợp của những đặc điểm đó với tính chất của từng loại phân.

- Môn Địa lí: Kĩ năng phân loại đất trồng, nhận biết đặc điểm của đất phù hợp với từng loại phân bón.

- Môn Toán: Rèn kĩ năng tính toán( tính hàm lượng các NTHH có trong một số phân bón.

 

docx 17 trang Trần Đại 27/04/2023 6413
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Hóa học 9 chủ đề "Phân bón hóa học"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI
-Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bến Tre
-Phòng Giáo dục và Đào tạo Mỏ Cày Bắc
 -Trường THCS Tân Thanh Tây
 -Địa chỉ: Ấp Thanh Tây, xã Tân Thanh Tây, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre
 -Điện thoại: 0753 669 127
 -Email: thcstanthanhtay@mocaybac.edu.vn
 -Thông tin về giáo viên:
 Họ và tên giáo viên: Võ Minh Đức
 	Ngày sinh: 06 / 01 / 1978 Môn: Hóa học
 	Điện thoại: 0944814305 - Email: vmduc68@gmail.com 
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1.Tên hồ sơ dạy học:
 “Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học hóa học 9”.
 	Chủ đề: “ PHÂN BÓN HÓA HỌC”.
2. Mục tiêu dạy học:
a.Kiến thức:
Với môn Hóa học: Xác định tên, thành phần hóa học và ứng dụng của một số phân bón hóa học thông dụng.
Với môn Sinh học: Vai trò của các nguyên tố hóa học đối với sự phát triển của thực vật, tác hại nếu bón quá nhiều phân hóa học.
Với môn Công nghệ: Cách nhận biết phân đạm, lân, kali. Đặc điểm và cách bảo quản một số loại phân hóa học.
Với môn Toán: Hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng có trong phân bón.
Với môn Mĩ thuật: Đặc điểm hình dạng, bao bì của một số loại phân bón hóa học thu hút người sử dụng.
Với môn Địa lí: Đặc điểm một số loại đất trồng phù hợp với từng loại phân bón. 
b.Kĩ năng:
Môn Hóa học: Hình thành kĩ năng hoạt động nhóm, quan sát, liên hệ thực tế, nhận biết một số loại phân bón hóa học thông dụng.
Môn Sinh học, công nghệ: Vận dụng kiến thức đã học để giải thích hiện tượng thực tế. Hình thành kĩ năng liên hệ giữa các môn học, nhận biết phân đạm, lân, kali.
Môn Mĩ thuật: Nhận biết phân bón hóa học qua đặc điểm về màu sắc, hình dạng, thấy được sự phù hợp của những đặc điểm đó với tính chất của từng loại phân.
Môn Địa lí: Kĩ năng phân loại đất trồng, nhận biết đặc điểm của đất phù hợp với từng loại phân bón.
Môn Toán: Rèn kĩ năng tính toán( tính hàm lượng các NTHH có trong một số phân bón.
c.Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
Hình thành ý thức chăm sóc thực vật, bón đủ phân để cây sinh trưởng, phát triển tốt.
3.Đối tượng dạy học:
− Số lượng: 55 em 
− Số lớp: 02 lớp
 − Khối lớp: 9
 − Kết quả khảo sát mức độ yêu thích khi học tiết học có tích hợp liên môn:
Rất thích
Thích
Không thích
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
33
60%
15
27,3%
7
12,7%
4. Ý nghĩa của dự án:
 a) Đối với việc dạy và học:
 − Dạy học tích hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục, rèn luyện và phát triển kĩ năng tư duy, phân tích tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa cho học sinh, giúp học sinh có những năng lực cụ thể để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo.
− Dạy học theo chủ đề tích hợp đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm vững kiến thức bộ môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn cho các em học sinh giải quyết các tình huống trong thực tiễn, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. 
− Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học hóa học lớp 8, 9 giúp giáo viên đạt được các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ của Chương trình giáo dục phổ thông. 
− Dạy học theo chủ đề tích hợp khuyến khích học sinh tìm hiểu sâu về các chủ đề, tìm đọc tài liệu từ nhiều nguồn và tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau. Việc sử dụng nhiều nguồn thông tin khuyến khích người học chủ động tham gia vào việc chuẩn bị bài học, tài liệu, và tư duy tích cực và sâu hơn so với cách học truyền thống. Kết quả là học sinh sẽ hiểu rõ hơn và cảm thấy tự tin hơn trong việc học của mình. 
b) Đối với thực tiễn xã hội :
 Trong những năm gần đây, với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ cùng với sự bùng nổ thông tin, lượng tri thức của nhân loại phát minh ngày càng nhiều, kiến thức giữa các lĩnh vực có liên quan mật thiết với nhau. Đồng thời, do yêu cầu của xã hội, do nhu cầu thực tế đang đòi hỏi con người phải giải quyết rất nhiều tình huống trong cuộc sống. Khi giải quyết các vấn đề đó, kiến thức của một lĩnh vực chuyên môn sẽ không thể thực hiện được mà cần phải vận dụng kiến thức liên ngành một cách sáng tạo. Từ thực tế đó cho ta thấy vấn đề dạy học tích hợp nói chung và việc dạy học tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết một vấn đề nào đó trong bộ môn hóa học 9 là việc làm hết sức cần thiết..
5. Thiết bị dạy học, học liệu: 
a) Các thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu sử dụng trong trong dạy học: 
* Chuẩn bị của giáo viên:
Mẫu một số loại phân bón hóa học. Tranh, ảnh mô tả hiệu quả của việc bón phân hóa học, một số cơ sở sản xuất phân bón hóa học.
Máy chiếu.
* Chuẩn bị của học sinh:
Chuẩn bị theo nhóm: Mẫu một số phân bón( Đạm, lân, kali, NPK)
Ôn lại kiến thức phần quang hợp( sinh 6), tác dụng của phân bón ( công nghệ 7), cách tính phần trăm( môn toán), đặc điểm đất trồng khu vực Tây Nam Bộ (Địa lí), xem trước mẫu một số bao bì đựng phân bón hóa học trên thị trường.
b) Ứng dụng CNTT trong việc dạy và học của dự án.
6.Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
I.Mục tiêu:
Kiến thức:
Với môn Hóa học: Xác định tên, thành phần hóa học và ứng dụng của một số phân bón hóa học thông dụng.
Với môn Sinh học: Vai trò của các nguyên tố hóa học đối với sự phát triển của thực vật, tác hại nếu bón quá nhiều phân hóa học.
(Lớp 6: Bài 11- Sự hút nước và muối khoáng của rễ; Lớp 8: Bài 30- Vệ sinh hệ tiêu hóa; Lớp 9: Bài 54- Ô nhiễm môi trường )
Với môn Công nghệ: Cách nhận biết phân đạm, lân, kali. Đặc điểm và cách bảo quản một số loại phân hóa học.
( Lớp 7: Bài 7- Tác dụng của phân bón trong trồng trọt; Bài 9- Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường )
Với môn Toán: Hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng có trong phân bón.
(Lớp: 6: Bài 16 – Tìm tỉ số của hai số (Tỉ số hai số, Tỉ số % )).
Với môn Ngữ Văn: Dựa vào các câu tục ngữ, ca dao về thiên nhiên và lao động sản xuất để nói lên kinh nghiệm trong trồng trọt.
( Lớp 7: Tiết 77,78- Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất)
Với môn Mĩ thuật: Đặc điểm hình dạng, bao bì của một số loại phân bón hóa học thu hút người sử dụng.
(Lớp 6: Bài 11- Màu sắc; Bài 12- Màu sắc trong trang trí )
Với môn Địa lí: Đặc điểm một số loại đất trồng phù hợp với từng loại phân bón. 
( Lớp 8: Bài 36- Đặc điểm đất Việt Nam)
Kĩ năng:
Môn Hóa học: Hình thành kĩ năng hoạt động nhóm, quan sát, liên hệ thực tế, nhận biết 1 số loại phân bón hóa học thông dụng.
Môn Sinh học, công nghệ: Vận dụng kiến thức đã học để giải thích hiện tượng thực tế. Hình thành kĩ năng liên hệ giữa các môn học, nhận biết phân đạm, lân, kali.
Môn Mĩ thuật: Nhận biết phân bón hóa học qua đặc điểm về màu sắc, hình dạng, thấy được sự phù hợp của những đặc điểm đó với tính chất của từng loại phân.
Môn Địa lí: Kĩ năng phân loại đất trồng, nhận biết đặc điểm của đất phù hợp với từng loại phân bón.
Môn Toán: Rèn kĩ năng tính toán( tính hàm lượng các NTHH có trong 1 số phân bón).
Với môn Ngữ Văn: Giải thích được quá trình tổng hợp phân đạm trong tự nhiên.
Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
Hình thành ý thức chăm sóc thực vật, bón đủ phân để cây sinh trưởng, phát triển tốt.
II.Đồ dùng dạy học:
Chuẩn bị của giáo viên:
- Mẫu một số loại phân bón hóa học. Tranh, ảnh mô tả hiệu quả của việc bón phân hóa học, một số cơ sở sản xuất phân bón hóa học.
- Máy chiếu ( ƯDCNTT ).
Chuẩn bị của học sinh:
- Chuẩn bị theo nhóm: Mẫu một số phân bón( Đạm, Lân, Kali, NPK)
- Ôn lại kiến thức phần quang hợp( Sinh 6), tác dụng của phân bón( Công nghệ 7), cách tính phần trăm( môn Toán), đặc điểm đất trồng khu vực miền TâyNam Bộ(Địa lí tỉnh Bến Tre), xem trước mẫu một số bao bì đựng phân bón hóa học trên thị trường.
III.Phương pháp dạy học:
Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan,phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.
IV.Tiến trình dạy học:
Ổn định lớp: (1 phút)
Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài cũ: (1 phút)
GV kiểm tra ý thức chuẩn bị mẫu vật của HS.
Bài mới:
Đặt vấn đề: (1 phút)
 Đã từ lâu ông cha ta đã có câu: “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống ”.Cây trồng nếu không được bón phân, chăm sóc tốt thì năng suất sẽ thấp. Vậy tại sao muốn nâng cao năng suất cây trồng, ta cần phải bón phân hóa học? Phân bón có tác dụng như thế nào với cây trồng? Hiện nay, có những loại phân bón hóa học nào được sử dụng nhiều? Ta vào bài mới:
Tiết 16: Phân bón hóa học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
1 phút
7 phút
15 phút
5 phút
5 phút
- Yêu cầu HS tự đọc ở nhà.
Tích hợp môn sinh:
(Lớp 6: Bài 11- Sự hút nước và muối khoáng của rễ)
(?)Dựa vào kiến thức môn sinh học lớp 6, cho biết cây xanh có thể hấp thụ được những nguyên tố hóa học nào? Vì sao cần phải bón phân cho cây?
(?) Phân bón hóa học là gì?
Hoạt động nhóm:
(?)Quan sát những hình ảnh sau về một số loại phân bón hóa học thường dùng? Đó là loại phân nào?
(?) Xác định nguyên tố hóa học có trong mỗi loại phân bón đó? Phân loại chúng dựa theo số lượng các NTHH có trong từng loại?
(?) Phân bón hóa học là gì?
-Cho HS ghi khái niệm.
(?) Thế nào là phân bón đơn?
- Tích hợp môn Sinh:
(Lớp 6: Bài 11- Sự hút nước và muối khoáng của rễ)
(?) Vận dụng kiến thức môn sinh học, giải thích tại sao khí Nitơ chiếm 78 % thể tích khí quyển mà ta vẫn phải bón đạm cho cây? Nitơ có vai trò như thế nào đối với cây trồng? 
-Giới thiệu 3 loại đạm.
- Mở rộng: Thời kì nào ta bón nhiều Đạm nhất?
- Tích hợp môn Ngữ Văn:
( Lớp 7: Tiết 77,78- Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất)
Có thể áp dụng cho học sinh giải thích câu ca dao: 
" Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
 Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên"
- GV đặt vấn đề:
 Có nên bón đạm cho lúa vào những ngày lạnh (gió mùa đông bắc) không? tai sao?
- Tích hợp môn Toán:
(Lớp: 6: Bài 16 – Tìm tỉ số của hai số (Tỉ số hai số, Tỉ số % )).
(?) Dựa vào kiến thức môn toán, hãy tính xem hàm lượng N có trong 3 loại đạm trên?
(?) Hiện nay, loại đạm nào được sử dụng nhiều nhất?
- Chiếu đáp án.
- Tích hợp môn Công nghệ:
( Lớp 7: Bài 7- Tác dụng của phân bón trong trồng trọt)
 (?) Dựa vào kiến thức môn công nghệ 7, cho biết phân đạm có đặc điểm như thế nào? Cách bảo quản ra sao?
- Tích hợp môn Mĩ thuật:
(Lớp 6: Bài 11- Màu sắc; Bài 12- Màu sắc trong trang trí )
(?) Các loại phân đạm trên thị trường thường có đặc điểm về màu săc, hình dạng và mẫu bao bì như thế nào?
- Yêu cầu HS hoàn thành bài tập:
Chọn đáp án đúng: 
Khi cấy lúa, thời điểm nào sau đây bón phân đạm mang lại hiệu quả cao nhất:
Giai đoạn làm đất chuẩn bị cấy
Giai đoạn lúa bắt đầu mọc, đẻ nhánh
Giai đoạn lúa làm đòng, trổ bông
Giai đoạn lúa chín
- Chiếu hình ảnh 2 nhà máy sản xuất phân đạm.
* Liên hệ thực tế: Ở Việt Nam chủ yếu là đất chua nhưng lại sử dụng nhiều Đạm làm cho đất càng chua nên không thích hợp cho cây trồng. Để khử chua cho đất ta phải bón vôi sau mỗi vụ thu hoạch. Ông bà ta có câu: “Không có vôi thì thôi làm lạc”
- Tích hợp môn Sinh:
(Lớp 6: Bài 11- Sự hút nước và muối khoáng của rễ)
(?)Dựa vào kiến thức môn sinh học, cho biết nguyên tố P có vai trò như thế nào với thực vật?
-Yêu cầu HS trả lời nhanh câu hỏi trắc nghiệm:
Chọn đáp án đúng: 
Khi cấy lúa, thời điểm nào sau đây bón phân lân mang lại hiệu quả cao nhất:
A)Giai đoạn làm đất chuẩn bị cấy
B)Giai đoạn lúa bắt đầu mọc, đẻ nhánh
C)Giai đoạn lúa làm đòng, trổ bông
D)Giai đoạn lúa chín
GV gọi 1-3 em trả lời.
- Chiếu hình ảnh mẫu phân lân. Yêu cầu HS:
-Tích hợp môn Công nghệ:
( Lớp 7: Bài 7- Tác dụng của phân bón trong trồng trọt)
 (?) Dựa vào kiến thức môn công nghệ 7, cho biết phân lân có đặc điểm gì? Có những loại phân lân nào?(Trả lời bằng cách hoàn thiện bảng theo nhóm)
- Chiếu đáp án và yêu cầu các nhóm kiểm tra chéo kết quả của nhau.
- Tích hợp môn Địa lí:
(Lớp 8: Bài 36- Đặc điểm đất ViêtNam)
(?) Theo em, địa hình đất như thế nào thì chúng ta thì nên sử dụng loại phân lân nào? Vì sao?
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
(?)Hiện nay, loại phân lân nào trên thị trường được sử dụng nhiều?
(?) Phân lân được sản xuất ở đâu?
(?) Nếu thiếu phân lân sẽ gây tác hại gì với cây trồng?
- GV chiếu hình ảnh 1 số loại phân lân trên thị trường, 1 số cơ sở sản xuất phân lân. 
- Hình ảnh mô tả triệu chứng nếu thiếu lân.
- Tích hợp môn Sinh:
(Lớp 6: Bài 11- Sự hút nước và muối khoáng của rễ)
(?)Nguyên tố Kali có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của cây trồng?
- Chiếu hình ảnh về tác dụng của phân Kali đối với cây trồng.
-Đặt câu hỏi:
(?) Bón Kali cho giai đoạn nào trong quá trình phát triển của cây trồng sẽ mang lại hiệu quả?
(?) Có những loại phân Kali nào? Đặc điểm chung của phân Kali?
- Đặt câu hỏi:
(?)Bón tro bếp cho cây trồng làm cây trồng phát triển mạnh, tăng khả năng chống rét, chịu hạn. Hãy giải thích ?
- Tích hợp môn công nghệ:
( Lớp 7: Bài 7- Tác dụng của phân bón trong trồng trọt; Bài 9- Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường )
 (?)Dựa vào kiến thức môn công nghệ 7, hãy nêu cách nhận biết 3 loại phân bón đơn trên?
- Đặt câu hỏi:
(?) Thế nào là phân bón kép? 
(?)Tạo ra phân bón kép theo phương pháp nào?
(?) Hiện nay, loại phân bón kép nào được sử dụng nhiều trên thị trường? Chúng có ưu thế như thế nào?
- Chiếu hình ảnh một số phân bón kép được sử dụng.
- Đặt câu hỏi:
(?)Phân vi lượng cung cấp cho cây trồng những nguyên tố dinh dưỡng nào? Có tác dụng gì với cây trồng?
* Mở rộng: Dựa vào dấu hiệu nào thì ta biết cây thiếu các nguyên tố dinh dưỡng ? 
-Tích hợp môn Công nghệ, Sinh:
(Lớp 8: Bài 30- Vệ sinh hệ tiêu hóa; Lớp 9: Bài 54- Ô nhiễm môi trường )
(?) Từ những hiểu biết về môn công nghệ, sinh học hãy cho biết nếu bón quá nhiều phân hóa học sẽ dẫn đến hậu quả gì?
- Cho HS đọc mục “Em có biết?”.
-Cây hấp thụ được các nguyên tố C,H,O từ CO2 và H2O. Các nguyên tố hóa học khác cây hấp thụ trực tiếp từ đất nên đất bị nghèo dần chất dinh dưỡng, do vậy cần phải bón phân cho cây.
- Hoạt động nhóm, trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu: sắp xếp được 3 nhóm phân bón: phân bón đơn 
( đạm, lân, kali), phân bónkép(NPK), phân vi lượng.
- Khái niệm phân bón hóa học.
- Các nhóm báo cáo, nhận xét, bổ sung.
- Là phân chỉ chứa một nguyên tố dinh dưỡng chính.
- Cây không hấp thụ trực tiếp Nitơ mà hấp thụ dưới dạng các muối Nitrat tan được trong nước. 
- Nitơ kích thích cây tăng trưởng mạnh.
- Ghi bài
 - Thời kì bón thúc
-Danh từ "chiêm" ở đây là muốn nói dịp tháng 3. Sấm (tia lửa điện) điều kiện của phản ứng giữa N2 và O2. Hai khí này chiếm phần lớn thể tích không khí. Ở điều kiện thường hai khí này không phản ứng với nhau vì N2 trơ nhưng khi có tia lửa điện (sấm sét) hai khí này hóa hợp với nhau tạo ra NO, NO bị oxihóa ngay ở điều kiện thường thành NO2 , NO2 tác dụng với nước thành axit HNO3 . Axit theo nước vào đất chuyển thành muối của axit nitric (đạm) quá trình này biểu diễn như sau: 
N2 + O2 à 2 NO 
 2NO + O2 à 2 NO2 
 3NO2 + H2O à 
 2HNO3 +NO 2HNO3 + Ca2+ à Ca(NO3)2 + 2H+.
Cây hấp thụ muối khoáng chứa nitơ nuôi cơ thể vì vậy cứ sau mỗi trận mưa rào( tháng 3) có sấm sét thì hoa màu nói chung ,lúa nói riêng rất xanh tốt vì vậy ông cha có câu: "Mưa tháng ba ra mọi việc"
-Không nên bón đạm cho lúa khi trời lạnh vì đạm tan vào nước thu nhiệt làm cho nước ruộng lạnh lại gặp khi trời lạnh nhiệt độ càng thấp, lúa ra rễ non sẽ bị thối lúa sẽ chết.
- Tính hàm lượng Nitơ có trong ba loại phân đạm nói trên.
- Đối chiếu đáp án
( Ure)
- Vận dụng kiến thức trả lời kết hợp với quan sát mẫu vật của nhóm.
- Bao màu trắng, ghi rõ hàm lượng dinh dưỡng, liều lượng, cách sử dụng, bảo quảnà Rất thuận tiện cho người sử dụng. Hạt nhỏ để dễ hòa tan trong nước. 
- Đáp án đúng: B
Trả lời cá nhân:
- Photpho (P) kích thích sự phát triển bộ rễ
- HS trả lời.
Đáp án đúng: A
- Hoạt động nhóm. Hoàn thành bảng. Kết hợp với quan sát mẫu vật đã mang tới.
- Đối chiếu, báo cáo.
- Vận dụng kiến thức trong bài, trả lời:
Đối với đất chua, bạc màu cần sử dụng supe photphat vì loại phân này thích hợp cho nhiều loại đất, dễ tan trong nước.
- Trả lời cá nhân:
+ Kể tên một số loại phân lân trên thị trường.
+ Cơ sở sản xuất phân lân: Nhà máy hóa chất Lâm Thao.
+ Tác hại nếu thiếu lân
- Kali kích thích cây ra hoa , làm hạt, tăng khả năng chịu rét, chịu hạn, chống bệnh.
- Trả lời: giai đoạn cây trồng ra hoa, kết hạt, tạo quả.
- Chỉ ra 2 loại phân kali
- Tro thực vật cũng là một loại phân kali vì có chứa K2CO3
- Dựa vào kiến thức cũ, trả lời. Kết hợp với quan sát mẫu các loại phân mang tới lớp.
-HS dựa vào thông tin trong SGK, trả lời:
- Phân bón kép là phân có chứa hai hoặc ba nguyên tố dinh dưỡng N, P, K.
- Có 2 cách tạo ra phân bón kép:
+ Hỗn hợp những phân bón đơn trộn với nhau theo tỉ lệ thích hợp cho từng loại cây trồng.
+ Tổng hợp trực tiếp bằng phương pháp hóa học.
- HS kể tên một số phân bón(NPK, 3màu....)
- Trả lời:
Phân vi lượng có chứa một lượng nhỏ các nguyên tố hóa học như: B , Zn , Mn ,dưới dạng hợp chất.
Chúng kích thích cây trồng phát triển mạnh.
- Nạn ô nhiễm môi trường đất, nguồn nước, cây trồng năng suất thấp, ngộ độc thực phẩm do lượng liều lượng phân bón hóa học...
- Cá nhân HS đọc
I. Những nhu cầu của cây trồng:
(giảm tải)
II. Những phân bón hóa học thường gặp:
- Phân bón hóa học là những chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất cây trồng
1. Phân bón đơn:
Phân bón đơn chỉ chứa một trong ba nguyên tố dinh dưỡng chính là đạm(N) , lân (P), Kali (K). 
a/Phân đạm (N)
- Urê:CO(NH2)2
-Amoni nitrat: NH4NO3 
- Amoni sunfat: (NH4)2SO4
b/ Phân lân(P):
-(Như nội dung trong bảng nhóm)
c/ Phân kali (K):
 Có 2 loại: KCl và K2SO4 , đều dễ tan trong nước
2. Phân bón kép
- Phân bón kép là phân có chứa hai hoặc ba nguyên tố dinh dưỡng N, P, K.
3. Phân bón vi lượng:
Phân vi lượng có chứa một lượng nhỏ các nguyên tố hóa học như: B , Zn , Mn ,dưới dạng hợp chất.
Chúng kích thích cây trồng phát triển mạnh.
Bảng hoạt động nhóm:
Loại phân
Công thức hóa học
Đặc điểm
Photphat tự nhiên
Ca3(PO4)2
Không tan trong nước, tan chậm trong đất chua.
Supe photphat
Ca(H2PO4)2
Tan được trong nước
V.Củng cố: (7 phút)
Chiếu sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức của bài.
Yêu cầu HS hoàn thành bài tập:
Bài tập: Có những loại phân bón hóa học sau: KCl, NH4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4, Ca3(PO4)2, Ca(H2PO4)2, (NH4)2HPO4, KNO3.
Hãy cho biết tên của những phân bón nói trên.
Hãy sắp xếp những phân bón này thành 2 nhóm phân bón đơn và phân bón kép.
Trộn những phân bón nào với nhau ta được phân bón kép NPK.
GV phân chia HS làm theo nhóm vào giấy A3, mỗi nhóm trả lời 1 ý. Sau đó, các nhóm cử đại diện của nhóm mình treo kết quả lên bảng và trình bày. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
VI.Hướng dẫn học bài ở nhà: (2 phút)
Học lại kiến thức bài hôm nay, hoàn thiện các bài tập còn lại trong SGK và sách bài tập.
Ôn tập lại tính chất hóa học của các hợp chất: oxit, axit, bazơ, muối để chuẩn bị cho bài 12: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.
VII. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Nên tạo thêm một số hình ảnh, video về thực tế sử dụng phân bón hóa học ở địa phương và hậu quả gây nên ở thực vật, nạn ô nhiễm môi trường do sử dụng phân chưa hợp lí.
Kiến thức gần gũi
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
a) Cách thức đánh giá: Đánh giá học sinh bằng cách cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm khách quan sau cuối bài học.
b) Tiêu chí đánh giá: Học sinh trả lời được các nội dung đạt chuẩn của bài học. 
c) Kết quả thực hiện : Thống kê chất lượng bài kiểm tra: 
- Số lớp : 01 lớp 
- Lớp 9/1
- Sĩ số: 27 em 
- Kết quả: 
Điểm
1,0à4,0
5,0à6,0
7,0à8,0
9,0à10,0
Lớp/sỉ số
9/1(27hs)
5
6
8
8
8. Các sản phẩm của học sinh: So sánh cây ngắn ngày và cây lâu ngày khi bón phân
a) Sản phẩm của học sinh nhóm 1- lớp 9/1 – Trường THCS Tân Thanh Tây. Nhóm 1 đang làm đất, bón phân cho đất. “Vườn rau xà lách” rất tốt của nhóm 1 “À đậu bắp đã có trái rồi” 
 Vườn rau xà lách 	Vườn đậu bắp
b) Sản phẩm của học sinh nhóm 2- lớp 9/1 – Trường THCS Tân Thanh Tây. “Vườn Cải bẹ xanh và cải nồi”.
 Vườn cải bẹ xanh Vườn cài nồi
c) Sản phẩm của học sinh nhóm 3- lớp 9/1 – Trường THCS Tân Thanh Tây. “Khay hẹ” của nhóm 3 “Giàn bầu ”.
 Khay hẹ Giàn bầu

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_kien_thuc_lien_mon_trong_day.docx