Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong một số bài của môn Địa lí Lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong một số bài của môn Địa lí Lớp 9

Nội dung về giáo dục Biến đổi khí hậu.

Nội dung của giáo dục biến đổi khí hậu đề cập đến thông qua tiết học, bài học:

Khái niệm/ thuật ngữ về biến đổi khí hậu.

Hiện trạng, nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu, đặc biệt là những nguyên nhân do con người tạo ra

Hậu quả của biến đổi khí hậu và tác động của nó trên phạm vi toàn cầu, quốc gia và khu vực - địa phương.

Những biện pháp hạn chế các tác nhân gây nên biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu, quốc gia và địa phương.

Ứng phó trước tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Phòng, chống ngập lụt ở đồng bằng châu thổ và vùng ven biển, sạt lở đất vùng ven biển, lũ và sạt lở đất ở vùng núi….

Cung cấp, rèn luyện những kỹ năng cần thiết để ứng phó với thiên tai do biến đổi khí hậu gây nên ở địa phương (kỹ năng cụ thể phòng chống lũ lụt, sạt lở đất, bão….).

docx 28 trang Mai Loan 22/07/2025 100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong một số bài của môn Địa lí Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN YÊN LẠC
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 =====***=====
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 Tên sáng kiến: "Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong một 
 số bài của môn Địa lí lớp 9"
Tác giả sáng kiến: Trần Thị Ngọc Hà 
Môn: Địa lí
Trường THCS: Trung Hà
 Vĩnh Phúc, năm 2017
 1 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu:
 Trong quá trình phát triển kinh tế x hội, biến đổi khí hậu (do phát thải khí 
nhà kính gây ra) là một trong những vấn đề an ninh phi truyền thống, đe dọa tới 
sự tồn vong của toàn nhân loại. Các nhà khoa học đ khẳng định rằng ngày nay 
con người đ làm biến đổi, đảo lộn hệ thống Trái Đất với qui mô ngày càng rộng 
lớn, tốc độ chóng mặt. Biến đổi khí hậu đ trở thành một thách thức và nguy cơ 
lớn nhất đối với loài người trong thế kỉ 21.
 Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến 
đổi khí hậu, cả về chính trị, kinh tế - x hội và quốc phòng - an ninh. Hiện nay, ở 
Việt Nam đ xuất hiện ngày càng nhiều những bằng chứng cho thấy biến đổi khí 
hậu tác động tiêu cực như thế nào đến sự phát triển kinh tế - x hội. Các hiện 
tượng như: lượng mưa thất thường và luôn biến đổi, nhiệt độ tăng cao hơn, tình 
hình thời tiết khốc liệt hơn, tần suất và cường độ của những đợt b o lũ, triều 
cường tăng đột biến, các dịch bệnh xuất hiện và lan tràn.trong những năm gần 
đây đều liên quan nhiều đến việc biến đổi khí hậu.Vì thế, chủ động ứng phó với 
biến đổi khí hậu ở nước ta là vấn đề quan trọng, cấp thiết.
 Nhận thức sâu sắc vấn đề biến đổi khí hậu là hết sức cần thiết đối với tất cả 
mọi người, mọi lứa tuổi,  để có các hành động cụ thể vào việc ứng phó với sự 
biến đổi khí hậu. Nhà trường phổ thông, với sứ mệnh nâng cao dân trí, đào tạo 
nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, với mạng lưới rộng khắp cả nước, với hệ thống 
chương trình, nội dung, kế hoạch và phương pháp giáo dục và đội ngũ hùng hậu 
của những người làm công tác giáo dục đóng một vai trò to lớn và có tầm ảnh 
hưởng sâu rộng đến việc nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu cho học sinh.
 Là một giáo viên Địa lí tôi mong muốn và luôn ý thức được trách nhiệm 
của mình đối với việc phải giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh, nhằm thực 
hiện mục tiêu phát triển bền vững. Vì vậy tôi đ chọn đề tài: "Tích hợp giáo 
dục biến đổi khí hậu trong một số bài của môn Địa lí lớp 9"
 Trong các giờ học trên lớp, để làm được nhiệm vụ giáo dục môi trường, giáo 
dục biến đổi khí hậu thông qua tiết học bài học, chúng ta có thể thực hiện nhiều 
phương pháp, tuỳ thuộc vào đặc trưng của mỗi tiết, mỗi bài, mỗi phần mà có thể 
lựa chọn phương pháp phù hợp. Trong phạm vi chuyên đề này tôi chỉ giới thiệu 
một số phương pháp cơ bản với tính chất gợi ý theo tôi thấy là phù hợp nhất khi 
dạy nội dung tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu, còn trong quá trình giảng 
dạy tuỳ theo đối tượng học sinh các thầy cô có thể sử dụng nhiều hình thức và 
phương pháp khác miễn sao đạt được mục đích mình đề ra.
2. Tên sáng kiến:
 "Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong một số bài của môn Địa lí lớp 9"
 1 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 
 Thời gian: bắt đầu nghiên cứu và dùng thử từ tháng 9/ 2016
5. Mô tả bản chất của sáng kiến:
5.1. Về nội dung của sáng kiến:
 5.1.1. Thực trạng về việc học tập, chất lượng môn Địa lí của học sinh lớp 9 
trường THCS hiện nay:
 Việc dạy và học môn Địa lí ở lớp 9 nói riêng và cấp THCS nói chung còn gặp 
không ít những khó khăn. Theo điều tra khảo sát nghiên cứu trong nhiều năm tôi 
thấy nhiều em học sinh còn chưa thực sự thích học bộ môn Địa lí do nhận thức 
lệch lạc của các em và các bậc phụ huynh, như:
 - Chưa thấy được vai trò của môn học, cho rằng đây là môn học “phụ”, không 
quan trọng nên không chú trọng quan tâm, các các câu h i, bài tập liên quan đến 
nội dung bài học giao về nhà nhiều em chỉ làm cho xong.
 - Nhiều phụ huynh yêu cầu con mình chỉ tập trung vào các môn như Ngữ văn, 
Toán, Tiếng Anh,.để chuẩn bị bước đệm cho thi vào THPT nên các em chỉ 
học theo kiểu đối phó.
 - Về năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực vận dụng kiến thức vào 
thực tiễn,của học sinh còn hạn chế dẫn đến hiều học sinh còn không đạt điểm 
trong các câu h i vận dụng, liên hệ thực tế trong các bài kiểm tra.
- Kết quả trước khi áp dụng (Khảo sát ban đầu)
 Năm học 2016- 2017 tôi được phân công giảng dạy Địa lí ở ba lớp 9 là: lớp 
9B, 9C (lực học trung bình), 9A ( lực học khá) với bài kiểm tra khảo sát đầu 
năm như sau:
 Bảng 1: Thống kê bài kiểm tra khảo sát đầu năm
 Tỷ lệ TB 
 < 3 3 - 4,9 5 - 6,4 6,5 – 7,9 8 trở lên
 Sĩ trở lên
 Lớp
 số
 TS % TS % TS % TS % TS % TS %
 9A 38 8 21,0 24 63,2 6 15,8 38 100
 9B 39 7 17,9 23 59 9 23,1 32 82,1
 9C 37 2 5,4 8 21,6 20 54,1 7 18,9 29 78,4
 Tổng 114 2 1,8 15 13,2 51 44,7 40 35,1 6 5,2 97 85,1
 3 Về thái độ:
 Theo khảo sát, tôi nhận thấy có 16/18 chiếm 88,9% giáo viên có thái độ tích 
cực đối với GDBĐKH. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa có thái 
độ đúng đắn trong việc GDBĐKH cho học sinh của mình (2 giáo viên chiếm 
11,1%). Nhiều giáo viên cho rằng GDBĐKH qua môn Địa lí chỉ đơn thuần là 
việc truyền đạt hết kiến thức Địa lí trong bài cho học sinh nắm được mà không 
cần quan tâm đến bất cứ một nội dung nào khác. Bên cạnh đó, một số giáo viên 
lại nghĩ rằng muốn thực hiện được GDBĐKH cho học sinh cần phải có các trang 
thiết bị hiện đại và phải có nguồn kinh phí lớn.
Về hình thức tổ chức và phương pháp:
 Cả 18/18 giáo viên đều cho rằng có thể sử dụng cả dạy học nội khóa và ngoại 
khóa cho GDBĐKH. Tuy nhiên, các giáo viên thường sử dụng dạy học nội khóa 
vì rất khó có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh một cách 
thường xuyên do điều kiện thời gian và cơ sở vật chất của các trường trung học 
cơ sở. Đa số giáo viên cũng cho biết chương trình Địa lí lớp 9 có nhiều bài liên 
hệ thực tiễn địa phương nên có một số cơ hội để tổ chức ngoại khóa cho các em 
và khi thực hiện các buổi ngoại khóa mang lại hiệu quả khá cao. Thực tế đánh 
giá về mức độ tích hợp nội dung GDBĐKH qua các tiết dạy của mình, các giáo 
viên cũng thẳng thắn nói rằng chỉ thỉnh thoảng mới tích hợp được nội dung biến 
đổi khí hậu (BĐKH) vào bài học.
b. Về phía học sinh
 Khi thực hiện đề tài này, tôi đã tiến hành khảo sát, điều tra học sinh bằng các 
phiếu điều tra, tôi đã thu được những kết quả cụ thể, từ đó kiểm tra được các mặt 
nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh về vấn đề BĐKH cụ thể như sau:
Về nhận thức:
 Qua điều tra, có thể thấy rằng phần lớn học sinh đều cho rằng môn Địa lí là 
môn phụ, cho nên khi được h i về vấn đề BĐKH hiện nay đều có nhận thức 
chưa đầy đủ (chiếm tới trên 50%), số học sinh biết tới BĐKH toàn cầu như một 
trong những vấn đề mà thế giới đang phải đối mặt còn quá ít và là một con số 
cực kì khiêm tốn (6%). Đặc biệt, còn tới 42,5% các em học sinh hiểu biết rất ít, 
thậm chí là hiểu sai. Đối với những đe dọa của BĐKH với đất nước và ngay địa 
phương mình các em cũng chưa có được hiểu biết đầy đủ, chỉ khoảng 5% trong 
số học sinh được điều tra biết rằng Việt Nam nằm trong số những quốc gia chịu 
ảnh hưởng năng nề nhất của BĐKH thông qua những hiện tượng biến đổi của 
thời tiết xảy ra trong những năm gần đây, chỉ khoảng 53,2% có hiểu biết về 
những thiên tai ngay tại nơi các em sinh sống. Qua điều tra cho thấy việc nhận 
thức về vấn đề BĐKH của học sinh THCS còn rất hạn chế và chưa đầy đủ hoặc 
có cái nhìn sai lệch, phiến diện.
 Sau khi dùng phiếu khảo sát, tất cả học sinh khi được h i đều trả lời rằng đã 
từng được nghe cụm từ BĐKH, song nguồn thông tin về vấn đề này còn rất hạn 
chế, mức độ hiểu biết rất mơ màng. Chủ yếu các em được cung cấp thông tin
 5 từng bước nâng dần kỹ năng, và từ kỹ năng biến thành kỹ xảo. Trong quá trình 
rèn luyện các em dần dần khắc phục các sai sót của mình khi gặp phải. Học sinh 
sẽ bắt đầu cảm nhận được niềm vui, sự hứng thú khi tự mình tìm tòi khám phá, 
vận dụng những hiểu biết vào giải thích một số hiện tượng địa lí đang xảy ra ở 
địa phương.
 5.1.3.1 Khái quát về Biến đổi khí hậu.
 5.1.3.1.1 Khái niệm về Biến đổi khí hậu (BĐKH).
 “Biến đổi khí hậu Trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu bao gồm khí 
quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các 
nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo”.
 5.1.3.1.2. Nguyên nhân và biểu hiện của Biến đổi khí hậu.
 * Nguyên nhân của Biến đổi khí hậu:
 - Khí thải công nghiệp, chủ yếu là các nhà máy nhiệt điện đã đốt cháy nhiên 
liệu hóa thạch thải ra các chất khí như CO2, CH4,.
 - Chất khí thải ra từ sử dụng ô tô, xe máy làm tăng lượng CO2.
 - Hoạt động đốt lò gạch, nung vôi,.
 - Hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi, đốt rừng, cháy rừng, 
 - Khí thải trong sinh hoạt, hoạt động nông nghiệp: đốt rơm, rạ,
*Các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu Trái Đất gồm:
 Sự nóng lên của khí quyển và Trái Đất nói chung.
 Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống 
của con người và các sinh vật trên Trái Đất.
 Sự dâng cao mực nước biển do băng tan dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất 
thấp, các đảo nh ven biển.
 Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác 
nhau của trái đất dẫn đến nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ 
sinh thái và hoạt động của con người.
 Đối với Việt Nam trong khoảng 50 năm qua, theo nghiên cứu của Viện khí 
tượng Thủy văn và môi trường, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0.5 0C 
đến 0.70C, mực nước biển dâng khoảng 20 cm, hiện tượng bão biển diễn ra ngày 
càng tăng về số lượng và cường độ.
 5.1.3.1.3. Hậu quả của Biến đổi khí hậu.
 Đối với Việt Nam, một trong năm nước chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ 
BĐKH, phải đối mặt với những hậu quả cụ thể sau:
 - El Nino ảnh hưởng rõ rệt đến thời tiết của Việt Nam, thể hiện rõ nhất là sự 
thiếu hụt về lượng mưa dẫn đến hạn hán tại nhiều khu vực. Mực nước các sông 
khu vực miền Bắc đã xuống thấp nhất trong vòng 100 năm qua. Các tỉnh ở Tây 
Nguyên, Nam Trung Bộ và Nam Bộ là những vùng chịu ảnh hưởng nhiều mặt 
của hiện tượng này.
 7

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_giao_duc_bien_doi_khi_hau_tro.docx
  • pdftranthingochadialitich_hop_giao_duc_bdkh_trong_mot_so_bai_cua_mon_dia_li_lop_9_24920198.pdf