Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục an toàn giao thông cho học sinh qua bài học môn giáo dục công dân ở trường THCS
An toàn giao thông ở Việt Nam hiện nay đang là vấn đề xã hội hết sức nghiêm trọng, là mối quan tâm lo lắng của toàn xã hội. Hằng ngày, thực trạng tai nạn giao thông với những con số, hình ảnh, bài viết, phóng sự làm chúng ta phải giật mình. Mỗi năm trong cả nước có hàng ngàn gia đình mất đi người thân hay phải mang theo tàn tật suốt đời không còn khả năng lao động. Các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông còn phổ biến ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, trong đó vi phạm ở học sinh có chiều hướng gia tăng. Giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho các em học sinh là góp phần đem lại sự an toàn cho các em bởi lẽ : “An toàn là bạn – tai nạn là thù!”
Đất nước ta đang trong quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường XHCN và hội nhập nền kinh tế thế giới. Cùng với sự phát triển đó nhu cầu về giao thông cũng tăng cả về số lượng và chất lượng. Có nhiều nguyên nhân gây ra TNGT nhưng nguyên nhân chính và chủ yếu theo thống kê cho thấy hơn 90% là do thiếu ý thức chấp hành pháp luật về “Trật tự an toàn giao thông” của một số người dân. Điều đặc biệt đáng quan tâm hiện nay là hầu hết ở các trường học việc học sinh đi không đúng phần đường đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông làm ảnh hưởng đến gia đình, nhà trường và xã hội. Tai nạn giao thông thật sự là một thảm họa ở nước ta. Và nhiệm vụ cấp thiết đặt ra đối với nghành giáo dục là phải xây dựng một thế hệ tương lai có kiền thức và ý thức tuân thủ luật giao thông, có cách xử sự văn minh khi tham gia giao thông.
Môn GDCD ở trường THCS có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục, góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh, là một môn học có nhiều khả năng tích hợp giáo dục ATGT cho HS, điều đó được thể hiện:
- Nhiệm vụ và nội dung môn GDCD chứa đựng những yếu tố của giáo dục ATGT, phù hợp với trọng tâm của giáo dục ATGT là quá trình đối thoại, tương tác lẫn nhau, sử dụng vốn kinh nghiệm của người học để thực hành vận dụng vào thực tiễn; phù hợp với cách tiếp cận làm thay đổi hành vi của người học trên cơ sở nhận thức về các vấn đề của cuộc sống.
- Một trong những đặc điểm của môn GDCD là sự tích hợp nhiều nội dung giáo dục, trong đó có các nội dung giáo dục về các vấn đề xã hội. Vì vậy, việc tích hợp nội dung giáo dục ATGT vào môn GDCD là điều có thể thực hiện và phù hợp với xu thế hiện nay.
Từ khả năng giáo dục ATGT trong môn GDCD được xác định là hết sức quan trọng và cần thiết, mục tiêu giáo dục ATGT trong môn GDCD cũng được xác định rõ ràng:
- Giúp học sinh nắm vững, hiểu biết về luật ATGT và thực hiện tốt luật an toàn giao thông.
- Qua đó góp phần giáo dục học sinh ý tuân thủ luật giao thông, có cách xử sự văn minh khi tham gia giao thông.
Vậy cơ sở lý luận đề xuất chuyên đề là:
- Thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của cơ quan cấp trên về giáo dục ATGT cho học sinh. Nhiệm vụ trọng tâm năm học 2018 – 2019.
- Nghiên cứu luật giao thông, tài liệu, các văn bản chỉ đạo về giáo dục ATGT cho học sinh.
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ: TÊN CHUYÊN ĐỀ: “TÍCH HỢP GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH QUA BÀI HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG THCS” Người viết chuyên đề: Nguyễn Thị Sơn Tổ: Sử - Địa – GDCD Trường THCS Phước Thắng Phần I. Nội dung chuyên đề A. Lý do chọn chuyên đề: I. Cơ sở lí luận: An toàn giao thông ở Việt Nam hiện nay đang là vấn đề xã hội hết sức nghiêm trọng, là mối quan tâm lo lắng của toàn xã hội. Hằng ngày, thực trạng tai nạn giao thông với những con số, hình ảnh, bài viết, phóng sự làm chúng ta phải giật mình. Mỗi năm trong cả nước có hàng ngàn gia đình mất đi người thân hay phải mang theo tàn tật suốt đời không còn khả năng lao động. Các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông còn phổ biến ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, trong đó vi phạm ở học sinh có chiều hướng gia tăng. Giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho các em học sinh là góp phần đem lại sự an toàn cho các em bởi lẽ : “An toàn là bạn – tai nạn là thù!” Đất nước ta đang trong quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường XHCN và hội nhập nền kinh tế thế giới. Cùng với sự phát triển đó nhu cầu về giao thông cũng tăng cả về số lượng và chất lượng. Có nhiều nguyên nhân gây ra TNGT nhưng nguyên nhân chính và chủ yếu theo thống kê cho thấy hơn 90% là do thiếu ý thức chấp hành pháp luật về “Trật tự an toàn giao thông” của một số người dân. Điều đặc biệt đáng quan tâm hiện nay là hầu hết ở các trường học việc học sinh đi không đúng phần đường đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông làm ảnh hưởng đến gia đình, nhà trường và xã hội. Tai nạn giao thông thật sự là một thảm họa ở nước ta. Và nhiệm vụ cấp thiết đặt ra đối với nghành giáo dục là phải xây dựng một thế hệ tương lai có kiền thức và ý thức tuân thủ luật giao thông, có cách xử sự văn minh khi tham gia giao thông. Môn GDCD ở trường THCS có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục, góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh, là một môn học có nhiều khả năng tích hợp giáo dục ATGT cho HS, điều đó được thể hiện: - Nhiệm vụ và nội dung môn GDCD chứa đựng những yếu tố của giáo dục ATGT, phù hợp với trọng tâm của giáo dục ATGT là quá trình đối thoại, tương tác lẫn nhau, sử dụng vốn kinh nghiệm của người học để thực hành vận dụng vào thực tiễn; phù hợp với cách tiếp cận làm thay đổi hành vi của người học trên cơ sở nhận thức về các vấn đề của cuộc sống. - Một trong những đặc điểm của môn GDCD là sự tích hợp nhiều nội dung giáo dục, trong đó có các nội dung giáo dục về các vấn đề xã hội. Vì vậy, việc tích hợp nội dung giáo dục ATGT vào môn GDCD là điều có thể thực hiện và phù hợp với xu thế hiện nay. Từ khả năng giáo dục ATGT trong môn GDCD được xác định là hết sức quan trọng và cần thiết, mục tiêu giáo dục ATGT trong môn GDCD cũng được xác định rõ ràng: - Giúp học sinh nắm vững, hiểu biết về luật ATGT và thực hiện tốt luật an toàn giao thông. - Qua đó góp phần giáo dục học sinh ý tuân thủ luật giao thông, có cách xử sự văn minh khi tham gia giao thông. Vậy cơ sở lý luận đề xuất chuyên đề là: - Thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của cơ quan cấp trên về giáo dục ATGT cho học sinh. Nhiệm vụ trọng tâm năm học 2018 – 2019. - Nghiên cứu luật giao thông, tài liệu, các văn bản chỉ đạo về giáo dục ATGT cho học sinh. II. Cơ sở thực tiễn: Việc giáo dục ATGT là một phạm trù rộng, tất cả các bộ môn, các tổ chức đoàn thể: Đoàn, Đội tất cả giáo viên và học sinh đều phải bắt tay vào thực hiện. Trong đó môn GDCD là môn học có nhiều khả năng để thực hiện nội dung này nhất. Trong những năm gần đây, việc giáo dục ATGT cho học sinh trong nhà trường đã không bó hẹp ở việc giảng dạy, cung cấp tri thức văn hóa mà yêu cầu cần phải cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết để vận dụng trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt từ năm học 2018- 2019, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã đưa nội dung giáo dục ATGT vào các môn học và đã tập huấn cho đội ngũ cán bộ cốt cán, cho đến giáo viên trực tiếp đứng lớp ở các cấp học và triển khai nội dung này một cách có hệ thống. Tuy nhiên khi triển khai và tổ chức thực hiện giáo dục ATGT nói chung và đối với môn GDCD nói riêng nhiều lúc giáo viên còn lúng túng khi lựa chọn kiến thức thích hợp, việc điều tiết giữa nội dung bài học với kiến thức ATGT cần giáo dục trong áp lực thời gian 45’ của một tiết học Với lí do trên tôi quyết định chọn và viết chuyên đề “Tích hợp giáo dục An toàn giao thông cho học sinh qua bài học môn GDCD ở trường THCS” nhằm giáo dục học sinh thực hiện tốt luật an toàn giao thông để không xảy ra những vụ tai nạn đáng tiếc. B. Nội dung chuyên đề: I. Thực trạng: 1. Thuận lợi: - Giáo viên giảng dạy bộ môn nhiệt tình yêu nghề; được tham gia tập huấn về các nội dung giáo dục ATGT; được sự góp ý của đồng nghiệp, tổ bộ môn trong suốt quá trình giảng dạy; - BGH, tổ chuyên môn luôn quan tâm, giúp đỡ động viên kịp thời. - Trường THCS Phước Thắng có kết nối Internet, tạo điều kiện thuận lợi trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, nghiên cứu, tham khảo tài liệu phục vụ công tác tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. - Bản thân tôi được phân công giảng dạy môn GDCD khối 8, 7. Tôi nhận thấy các em rất năng động, sáng tạo, nhanh nhẹn, thích khám phá, tìm tòi về những sự sự việc, các thông tin về đời sống xã hội, điều đó tạo hứng thú để giáo dục ATGT cho các em trong môn học GDCD. - HS có truyền thống hiếu học, chăm ngoan, hứng thú với việc học tập và thực hiện trật tự ATGT. - Đa số các em thích hoạt động sôi nổi, hào hứng với các hoạt động giáo dục kĩ năng sống như tìm hiểu về luật Giao thông đường bộ, tìm hiểu về biển đảo quê hương - Bản thân là giáo viên dạy môn GDCD tôi luôn tham gia đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn về các chuyên đề “Giáo dục An toàn giao thông” cho học sinh THCS, luôn tìm tòi đọc các loại sách, báo, tạp chí giáo dục, cập nhật các thông tin thời sự nói về giáo dục an toàn giao thông, tham dự các buổi triển khai chuyên môn về chuyên đề Giáo dục An toàn giao thông, tôi rất thích dự các tiết dạy có lồng ghép giáo dục an toàn giao thông, vì khi tổ chức các hoạt động lồng ghép chuyên đề đó các em học sinh rất thích và được trải nghiệm thực tế thông qua trò chơi, các em hiểu và nhớ có thể áp dụng khi đi tham gia giao thông trên đường cùng gia đình. - Trong thực tế hiện tại ở các xã, phường trên địa bàn thành phố Vũng Tàu nói chung và địa bàn phường 11 nói riêng số người đi bộ và các loại phương tiện đi lại giao thông, lưu thông như xe đạp, xe máy, ô tô với mật độ rất nhiều. Hơn nữa trường THCS Phước Thắng nằm ở trung tâm phường 11 kề giao ngã ba Đô Lương giáp trường Tiểu học Phước Thắng, Uỷ ban nhân dân phường 11 và khu vực chợ phường 11 nên phương tiện tham gia giao thông và người tham gia lưu thông rất nhiều nhất là vào giờ cao điểm dễ bị ách tắc giao thông. Nếu gặp một người lái xe hay một người đi bộ, một em HS đi ra ngoài đường mà không chấp hành đúng các quy định về ATGT và không quan tâm đến người khác mà cứ theo ý mình thì có thể làm cho giao thông trên đường lộn xộn, ách tắc xảy ra tai nạn. Vì thế công tác tuyên truyền giáo dục ATGT được các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương và Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh rất quan tâm chú trọng. 2. Khó khăn: - Tài liệu, thiết bị, đồ dùng dạy học về pháp luật ATGT phục vụ giảng dạy và giáo dục KNS còn thiếu chưa đáp ứng yêu cầu dạy và học, chỉ mang tính định hướng nên giáo viên phải tự nghiên cứu, tìm tòi các thông tin, tài liệu khác để bổ trợ cho việc dạy - học. - Áp lực về thời gian (45 phút/ tiết) - Cơ sở vật chất tuy đã được đầu tư và cải tiến nhiều song nó vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của việc sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như thiếu không gian rộng để chia nhóm, di chuyển học sinh trong lớp học khi sử dụng phương pháp phòng tranh, bản đồ tư duy hay kĩ thuật khăn phủ bàn. - Một số học sinh còn rụt rè, nhút nhát trong việc học tập theo phương pháp và kỹ thuật dạy học mới. - Trong nhận thức của học sinh, phụ huynh học sinh vẫn xem nhẹ, coi thương môn học này, chỉ xem đây là một môn học phụ khô khan, không quan trọng, không thi nên không cần học nên chưa thực sự chú tâm, đầu tư cho việc dạy - học. - Giáo viên chưa tự tin khi xây dựng các hoạt động có lồng ghép chuyên đề giáo dục an toàn giao thông cho học sinh. Một số giáo viên chưa có sáng tạo trong các trò chơi giao thông còn rập khuôn. - Việc tổ chức các hoạt động lồng ghép chuyên đề Giáo dục An toàn giao thông cho học sinh, phải tích hợp theo chủ để, tùy đề tài mà lồng ghép. Có những chủ đề, đề tài rất dễ lồng ghép, có những đề tài rất khô khan, khó lồng ghép. Thực hiện tốt an toàn giao thông chính là thể hiện sự tôn trọng trong chấp hành pháp luật nhà nước. Trật tự an toàn giao thông sẽ đảm bảo mang lại hạnh phúc đến mọi người. Là trách nhiệm của toàn xã hội. II. Quá trình thực hiện: 1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: Để thực hiện giáo dục ATGT cho học sinh trong bài học GDCD thì việc chuẩn bị của giáo viên và học sinh là hết sức cần thiết, là khâu quan trọng quyết định sự thành công. a. Đối với giáo viên: - Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn KTKN để xác định đúng mục tiêu bài học; - Tìm hiểu nội dung và địa chỉ giáo dục ATGT trong từng bài học để xác định các nội dung cơ bản cần được giáo dục qua bài học đó; - Hướng dẫn chu đáo, giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh về nội dung, phương tiện cho từng bài học - Chuẩn bị các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc dạy và học của từng bài. Cụ thể như: + SGK, SGV, chuẩn KTKN; Luật giao thông; + Máy tính, bút dạ, giấy khổ lớn, phiếu học tập. + Các tư liệu, thông tin, tranh ảnh phục vụ cho nội dung bài học. b. Đối với học sinh: - Vở ghi, SGK, đồ dùng học tập. - Học sinh tìm hiểu thông tin liên quan đến nội dung bài học, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, tìm hiểu trước nội dung bài học để tạo sự chủ động trong việc tìm kiếm, xử lí và tiếp nhận thông tin, kiến thức cho các em trong mỗi bài học; - Học sinh luôn có tâm lí sẵn sàng, tự tin khi tham gia hoạt động nhóm, giải quyết tình huống hay tham gia vào các trò chơi đó là cách thức, là cơ hội để các em rèn luyện cho mình những kĩ năng cần thiết. 2. Các bước tiến hành bài dạy: a. Bước 1: Nghiên cứu tài liệu chuẩn KTKN, xác định mục tiêu bài học. Sau đó nghiên cứu nội dung bài ở SGK, kết hợp tham khảo hướng dẫn giảng dạy ở SGV... để định hướng kiến thức cần đạt qua bài học. Ví dụ: Xác định mục tiêu cần đạt qua bài 9: “Xây dựng gia đình văn hóa” (t1) (GDCD 7) 1. Kiến thức: - Hiểu thế nào là gia đình văn hóa. - Kể những tiêu chuẩn chính của một gia đình văn hóa. 2. Phẩm chất: - Giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình Việt Nam: yêu mến, quan tâm, giúp đỡ các thành viên gia đình, thực hiện tốt trách nhiệm đối với gia đình. 3. Năng lực: - Năng lực tự học: biết ghi chú bài giảng của GV theo các ý chính, biết tìm kiếm thông tin thực tế - Năng lực giải quyết vần đề: phân tích được tình huống trong bài học, đề xuất cách giải quyết và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của cách giải pháp. - Năng lụ hợp tác: chủ động đề xuất mục đích khi hợp tác; biết vài trò trách nhiệm của mình trong nhóm, chia sẻ, khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm. 4. Tích hợp giáo dục: - Tích hợp bảo vệ môi trường: Những việc làm xây xây dựng gia đình văn hóa. - Tích hợp GD ANQP: Hình ảnh lực lượng vũ trang tham gia xây dựng nông thôn mới. - Tích hợp GD ATGT: Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân trong đó có chấp hành pháp luật giao thông. b. Bước 2: Nghiên cứu tài liệu Giáo dục ATGT trong môn GDCD ở trường THCS để xác định những nội dung cơ bản cần được giáo dục. Tham khảo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng tùy theo đối tượng và điều kiện dạy học cho phù hợp. Ví dụ: Qua bài học “Xây dựng gia đình văn hóa” (t1) giáo viên đã xác định được các nội dung cơ bản cần được giáo dục và các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng đó là: * Tích hợp GD ATGT: Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân trong đó có chấp hành pháp luật giao thông. * Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: - Thảo luận nhóm. - Nghiên cứu trường hợp điển hình. - Xử lí tình huống. - Trò chơi c. Bước 3: Tiến hành soạn bài trên giáo án Word theo bố cục gồm 5 phần: - A. Hoạt động khởi động: Kích thích học sinh tự tìm hiểu xem các em đã biết những gì về bài học sắp tới. Cho các em xem các tranh ảnh về gia đình văn hóa. - B. Hoạt động hình thành kiến thức: Giới thiệu thông tin, kiến thức và kĩ năng mới thông qua việc tạo cầu nối liên kết giữa cái đã biết và cái chưa biết; HS được xem các bức tranh, một đoạn phim về gia đình văn hóa qua đó rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích, quan sát và tư duy phê phán HS cùng nhau tiếp sức qua trò chơi để rèn luyện kỹ năng hợp tác - C. Hoạt động luyện tập: tạo cơ hội cho học sinh thực hành, vận dụng thức thức và kĩ năng vào tình huống có ý nghĩa; điều chỉnh những hiểu biết, kĩ năng còn sai lệch; - D. Hoạt động vận dụng: Mở rộng và vận dụng kiến thức, kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới. - E. Hoạt động tìm tòi mở rộng. Sau đó, tiến hành thiết kế bài giảng bằng giáo án điện tử (Ứng dụng CNTT và các phầm mềm dạy học thích hợp) d. Bước 4: Chuẩn bị đồ dùng dạy học đã được xác định trong phần chuẩn bị của giáo viên và học sinh. Với việc xác định mục tiêu bài học theo chuẩn KTKN, xác định những nội dung cần được giáo dục qua bài học, chúng tôi mạnh dạn tiến hành bài dạy theo các phương pháp dạy học tích cực để giúp học sinh phát huy tính tự giác, sáng tạo để tiếp thu bài học dễ dàng hơn, đồng thời giúp các em hình thành và rèn luyện các KNS cần thiết, phù hợp. 3. Một số vấn đề khi tích hợp giáo dục ATGT cho học sinh THCS qua bài học ở môn GDCD: a. Nội dung tích hợp giáo dục an toàn giao thông. * Việc lựa chon và lồng ghép giáo dục ATGT phải tùy thuộc vào từng nội dung bài học cụ thể và tình hình học sinh ở từng địa phương khác nhau. Vì tâm lý của học sinh thường ham chơi, hiếu động nhất là những lúc các em được tự do khi hết giờ ra khỏi trường là các em chơi đùa trên đường, chạy xe hàng 3 hàng tư, lạng lách, đánh võng trên đường Đặc biệt các em học sinh khối lớp 6 khi vừa bước vào môi trường mới đang có nhiều bỡ ngỡ, các em được tự mình tới trướng nên rất dễ xảy ra tai nạn. Là một giáo viên giảng dạy môn DGCD tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm giải pháp sau: ATGT không chỉ là vấn đề chung của xã hội mà còn cần sự đóng góp của mỗi cá nhân. Mồi chúng ta cần ý thức tốt khi tham gia giao thông thì sẽ giảm thiểu số lượng tai nạn gây ra. Vấn đề an toàn giao thông đang được tuyên truyền rộng rãi qua báo đài, các trò chơi truyền hình Ngay trong môi trường học đường vấn đề an toàn giao thông cũng được chú trọng, nâng cao ý thức trách nhiệm mỗi học sinh về việc chấp hành Luật Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy Thực hiện tốt an toàn giao thông vì lợi ích của bản thân và của xã hội. An toàn giao thông luôn là vấn đề hết sức quan trọng và đang được sự chú ý quan tâm trong thực tế cuộc sống. Thực hiện tốt An toàn giao thông đồng nghĩa với việc xây dựng một cộng đồng văn minh phát triển. Vậy giáo dục pháp luật giao thông là gì? Luật giao thông là hệ thống các quy phạm pháp luật và các quy tắc xử sự hành chính do Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội và công dân trên lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Như vậy: Pháp luật về ATGT đường bộ là: Một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ. ATGT là các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông, phải có ý thức khi tham gia giao thông. An toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia lưu thông trên các phương tiện đường bộ, hàng hải, hàng không, là sự chấp hành tốt các luật lệ về giao thông, cư xử phù hợp khi lưu thông trên các phương tiện giao thông. An toàn giao thông đang là vấn đề “nóng” luôn được sự quan tâm của xã hội. Ở trường trung học cơ sở chương trình pháp luật giao thông gồm: Dạy 4 tiết chính khoá về trật tự ATGT trong môn Giáo dục công dân gồm 2 tiết ở lớp 6, 7. Bài 14: Thực hiện trật tự ATGT, 1 tiết ở lớp 7 và 1 tiết ở lớp 8. Tuy nhiên ta có thể tích hợp dạy pháp luật ATGT vào các bài như: Chương trình lớp 6 gồm: - Bài 5: Tôn trọng kỉ luật. (tôn trọng kỉ luật là cơ sở hướng tới tôn trọng pháp luật có luật ATGT) Bài 9: Lịch sự, tế nhị (Biểu hiện của lịch sự, tế nhị là thực hiện nội quy nhà trường và pháp luật) Bài 10: Tích cực tự giác trong các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội (tuyên truyền về ATGT) Bài 14: Thực hiện trật tự ATGT Thực hành ngoại khóa Tìm hiểu về ATGT Chương trình lớp 7 gồm: - Bài 3: Tự trọng (biết tự giác chấp hành pháp luật ATGT) - Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa (Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân trong đó có chấp hành pháp luật) Chương trình lớp 8 gồm: Bài 1: Tôn trọng lẽ phải (Tôn trọng thực hiện nghiêm luật ATGT) - Bài 2: Liêm khiết (người liêm khiết chấp hành đúng pháp luật ATGT) Bài 3: Tôn trọng người khác Bài 5: Pháp luật và kỉ luật (Biết chấp hành và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện tốt pháp luật) Bài 8. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác (học hỏi văn hóa giao thông các dân tộc khác nhất là các nước phát triển) Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư (Biểu hiện thực hiện tốt trật tự ATGT) Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân (tố cáo, khiếu nại khi phát hiện các trường hợp vi phạm pháp luật ATGT) Bái 19: Quyến tự do ngôn luận Chương trình lớp 9 gồm: - Bài 2: Tự chủ (Tự làm chủ bản thân và các tình huống khi tham gia giao thông) Bài 3: Dân chủ và kỉ luật Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật Thực hành ngoại khóa “Sống và làm việc theo pháp luật”. b. Các giải pháp. Giáo viên giảng dạy môn GDCD ở THCS cần có phương pháp phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học sinh trong quá trình dạy học. người giảng dạy phải linh hoạt tùy vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của học sinh mà thiết kế nội dung giáo dục pháp luật ATGT cho phù hợp. Dạy học pháp luật giao thông trong môn GDCD phải gắn bó chặt chẽ với thực tiễn cuộc sống: phải hướng dẫn học sinh liên hệ với từng bài học, đời sống cá nhân, tập thể và địa phương. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thực tế việc chấp hành pháp luật giao thông ở trường học, địa phương và xã hội. Đối với học sinh THCS các em cần nắm được các quy tắc giao thông đường bộ phù hợp với đặc điểm tham gia giao thông của lứa tuổi; biết xử lý đúng đắn các tình huống đi đường thông thường; hiểu được tầm quan trọng của bảo đảm an toàn giao thông đối với bản thân và gia đình cũng như cộng đồng, có thái độ đúng đắn đối với các hành vi đúng và chưa đúng và có ý thức tôn trọng pháp luật khi tham gia giao thông. Các vi phạm ở học sinh là đi bộ qua đường không chấp hành chỉ dẫn của báo hiệu đường bộ, không chú ý quan sát, tụ tập dưới lòng đường, trước cổng trường; trèo qua dải phân cách; đi xe đạp không đúng phần đường quy định, đi vào đường ngược chiều, vượt đèn đỏ, dàn hàng ngang, chở 2 – 3 bạn trên xe, vừa đi vừa đùa nghịch, gây mất trật tự ATGT, rẽ đột ngột trước đầu xe ô tô, xe máy; không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện Các em được khắc sâu về một chiếc xe đạp an toàn qua bài học: Thực hiện trật tự an toàn giao thông - ở lớp 6 “ Đi xe đạp an toàn”. Các em hiểu được sự nguy hiểm khi đi xe đạp không đúng quy định nên các em chỉ được đi ra đường với chiếc xe đạp cỡ nhỏ của trẻ em và phải còn tốt đồng thời khi đã đi vững xe đạp mới được đi đến trường không nên đi xe đạp ở đường phố quá đông người. Làm được như vậy là chính các em đã góp phần đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, an toàn cho mình
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_giao_duc_an_toan_giao_thong_c.doc